Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNN&PTNT CHÂU THÀNH - TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 9 trang )

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành - Tiền Giang


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 4 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHUƠNG PHÁP LUẬN:
2.1.2 Một số khái niệm:
2.1.1.1 Tín dụng:
Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên theo đó Ngân hàng giao cho khách
hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích của mình với thời gian
nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với khách
hàng với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn.
2.1.1.2 Tín dụng ngắn hạn:
Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn cho vay dưới 12 tháng,
thường dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh
nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân,…
2.1.2 Rủi ro tín dụng:
2.1.2.1 Khái niệm:
Rủi ro tín dụng là rủi ro một nhóm khách hàng không thực hiện các nghĩa
vụ tài chính đối với Ngân hàng hay nói cách khác rủi ro tín dụng xảy ra khi xuất
hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách
quan mà khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc
và lãi khi đến hạn.
2.1.2.2 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra:
K Đối với bản thân Ngân hàng, rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp
đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng
vì phần lớn nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng là nguồn vốn huy động và đi


vay Ngân hàng cấp trên, các tổ chức tín dụng khác. Khi Ngân hàng không thu hồi
được gốc và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của Ngân hàng sẽ gặp
nhiều khó khăn, lâm vào tình trạng thiếu hụt vốn, làm mất cân đối trong thanh
toán dẫn đến Ngân hàng bị thua lỗ và có nguy cơ bị phá sản.
K Đối với nền kinh tế: Hoạt động của Ngân hàng có liên quan đến
hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, đến tất cả các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ,
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành - Tiền Giang


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 5 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương

đến toàn bộ các tầng lớp dân cư. Vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản
một vài Ngân hàng, khi đó nó có khả năng phát sinh lây lan đến các Ngân hàng
khác và tạo cho dân chúng một tâm lí sợ hãi. Khi đó dân chúng sẽ đua nhau đến
Ngân hàng rút tiền trước thời hạn, điều đó cũng có thể đưa đến việc các Ngân
hàng bị phá sản tác động đến toàn bộ nền kinh tế.
2.1.3 Một số quy địn về cho vay đối với khách hàng trong hệ thống
NHNo&PTNT Việt Nam:
2.1.3.1 Nguyên tắc cho vay:
Khách hàng vay vốn của hệ thống NHNo Việt Nam phải đảm bảo các
nguyên tắc sau:
Ø Khách hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng.
Ø Khách hàng phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa
thuận trong hợp đồng tín dụng.
2.1.3.2 Điều kiện cho vay:
NHNo nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ
các điều kiện sau:
˜ Người vay có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân

sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
˜ Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng là hợp pháp.
˜ Người vay có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam
kết.
˜ Khách hàng có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả
thi.
˜ Người vay phải thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo
quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của
NHNo&PTNT Việt Nam.
2.1.3.3 Thời hạn cho vay:
NHNo nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ
vào:
" Chu kì sản xuất, kinh doanh của đối tượng đầu tư.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành - Tiền Giang


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 6 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương

" Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư.
" Khả năng trả nợ của khách hàng.
" Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.
2.1.3.4 Lãi suất cho vay:
Mức lãi suất cho vay do NHNo - nơi cho vay - cùng khách hàng thỏa
thuận phù hợp với quy định của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.
Cơ sở để tính lãi suất cho vay: lợi nhuận bình quân > lãi suất cho vay > lãi
suất tiền gửi > tỉ lệ lạm phát. Do dó, lãi suất cho vay ngắn hạn được phân theo
hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc thu lãi 1 lần cả vốn và lãi khi đến hạn.
Lãi suất cho vay = lãi suất tiền gửi + chi phí + thuế + lợi nhuận.

Trước 01/05/2007, lãi suất cho vay tại NHNo Châu Thành áp dụng chung
cho mọi đối tượng như sau:
Ø Ngắn hạn: 1,03%
Ø Trung hạn: 1,18%
Ø Dài hạn: 1,28%
Từ 01/05/2007, lãi suất cho vay tại NHNo&PTNT huyện Châu Thành có
sự thay đổi như sau:

Bảng 1: LÃI SUẤT CHO VAY TẠI NHNo&PTNT CHÂU THÀNH -
TIỀN GIANG TỪ 01/05/2007 ĐẾN NAY
Đvt: % / tháng
PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG
NGẮN
HẠN
TRUNG
HẠN
DÀI
HẠN
1. Doanh nghiệp tư nhân 1,10 1,22 1,30
2. Hợp tác xã và xã viên 1,10 1,22 1,30
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh
nghiệp tư nhân.
1,10 1,22 1,30
4. Hộ đăng kí kinh doanh 1,10 1,22 1,30
5. Hộ nông, lâm, ngư, diêm 1,10 1,22 1,30
6. Cho vay phục vụ đời sống cán bộ
công nhân viên.
1,05 1,20

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành - Tiền Giang


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 7 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương

Lãi suất quá hạn = 150% lãi suất trong hạn.
2.1.3.5 Mức cho vay:
NHNo nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn
của khách hàng, giá trị tài sản làm bảo đảm tiền vay (nếu khoản vay áp dụng bảo
đảm bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn
của NHNo.
Mức vốn tự có tham gia của khách hàng vào dự án, phương án sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, đời sống, cụ thể như sau:
Ø Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu
10% trong tổng nhu cầu vốn.
Ø Đối với cho vay trung hạn, dài hạn: khách hàng phải có vốn tự có
tối thiểu 20% trong tổng nhu cầu vốn.
2.1.3.6 Quy trình xét duyệt cho vay:









Hình 1: QUY TRÌNH XÉT DUYỆT CHO VAY TẠI NHNo&PTNT
CHÂU THÀNH - TIỀN GIANG.
(1) Khách hàng có nhu cầu vay vốn lập hồ sơ gửi cán bộ tín dụng (CBTD).

(2) CBTD được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có
trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các
điều kiện vay vốn theo quy định.
(3) Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra
tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do CBTD lập, tiến hành
xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp
Khách hàng
Cán bộ tín
dụng
Trưởng phòng
tín dụng
Giám đốc
Phòng kế toán
ngân quỹ
(2)
(1)
(3)
(4)
(5a)
(5b)
(6)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành - Tiền Giang


GVHD: TS. Lê Khương Ninh 8 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương

kiêm làm CBTD, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và
trình giám đốc quyết định.
(4) Giám đốc NHNo nơi cho vay căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm

định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay.
(5a) Nếu không cho vay thì Ngân hàng thông báo từ chối cho khách hàng
biết bằng văn bản và ghi rõ lý do không cho vay.
(5b) Nếu đồng ý cho vay thì NHNo nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp
đồng tín dụng (HĐTD), hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo
đảm bằng tài sản). Hồ sơ khoản vay được Giám đốc kí duyệt cho vay được
chuyển cho phòng kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán,
chuyển thủ quỷ để giải ngân.
(6) Phòng kế toán ngân quỹ phát tiền vay cho khách hàng.
2.1.3.7 Mô hình tổ liên doanh vay vốn ( tổ LDTK&VV):
a) Khái niệm:
Tổ LDTK&VV là một tổ chức xã hội do hộ nông dân tự nguyện thành lập,
có nhu cầu vay vốn, cùng cư trú tại thôn, xóm (khóm, ấp), được cơ quan có thẩm
quyền cho phép hoạt động để giúp đỡ nhau trong việc vay vốn trả nợ Ngân hàng,
phục vụ tốt cho việc sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của các thành viên
trong tổ.
b) Trình tự thành lập tổ vay vốn:
Z Các thành viên thống nhất danh sách tổ viên, bầu lãnh đạo sau khi
đã có đơn của tổ viên.
Z Thông qua quy ước hoạt động của tổ LDTK&VV.
Z Ban quản lý (BQL) tổ trình quy ước hoạt động và danh sách tổ viên
cho ủy ban nhân dân xã (phường) công nhận cho phép hoạt động.
c) Trách nhiệm và quyền lợi của BQL tổ LDTK&VV:
Z Ban quản lý (BQL) nhận giấy đề nghị vay vốn của tổ viên.
Z Ban quản lý lập danh sách tổ viên đề nghị Ngân hàng cho vay.
Z Tổ trưởng, tổ phó tổ LDTK&VV phải kiểm tra, giám sát, đôn đốc
tổ viên sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ gốc, nợ lãi đúng hạn.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

×