Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Giáo trình cấu tạo kiến trúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.45 MB, 156 trang )

GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI


GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. Những khái niệm cơ bản về cấu tạo nhà dân dụng ............................1
Khái niệm chung .........................................................................................1
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhà ....................................................................1
Ảnh hưởng của tự nhiên .......................................................................1
Ảnh hưởng nhân tạo .............................................................................1
Phân cấp nhà .........................................................................................2
Bậc chịu lửa ..........................................................................................5
Các bộ phận cơ bản của công trình kiến trúc ..............................................6
Sơ đồ kết cấu chịu lực của nhà dân dụng ....................................................8
Sơ đồ kết cấu phẳng .............................................................................8
Hệ kết cấu không gian ........................................................................12
CHƯƠNG 2. NỀN MÓNG VÀ MÓNG.................................................................16
Nền móng ..................................................................................................16
Khái niệm ...........................................................................................16
Nền đất tự nhiên .................................................................................16
Nền đất nhân tạo .................................................................................17
Móng .........................................................................................................18
Khái niệm ...........................................................................................18
Các yêu cầu cấu tạo đối với móng .....................................................18
Các thành phần của móng ..................................................................18
Phân loại móng ...................................................................................20


Cấu tạo các loại móng thông dụng .....................................................22
Các trường hợp đặc biệt của móng .....................................................26
Các biện pháp chống thấm cho tường nằm trên cổ móng ..................31
Bể phốt tự hoại ...................................................................................33
CHƯƠNG 3. NỀN NHÀ, TAM CẤP VÀ HÈ RÃNH ...........................................38
Nền nhà .....................................................................................................38
Khái niệm ...........................................................................................38
Yêu cầu của nền .................................................................................38
Cấu tạo nền nhà ..................................................................................38
Bậc tam cấp ...............................................................................................40
Hè, Rãnh, hố ga .........................................................................................40
CHƯƠNG 4. TƯỜNG VÀ VÁCH NGĂN ............................................................47
Khái niệm chung .......................................................................................47
Các yêu cầu cấu tạo đối với tường và vách ngăn ......................................47
Phân loại tường và vách ngăn ...................................................................48
Cấu tạo một số loại tường thông dụng ......................................................49
Cấu tạo của tường gạch đất nung .......................................................49
Tường đá.............................................................................................55
1


GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Tường đá ong......................................................................................56
Nhà trình tường ..................................................................................57
Tường kỹ thuật giữ nhiệt và cách nhiệt .....................................................59
Tường kĩ thuật cách âm, tiêu âm ...............................................................60
Cấu tạo lớp hoàn thiện mặt tường .............................................................60

Cấu tạo mặt tường trát ........................................................................60
Cấu tạo mặt tường ốp .........................................................................61
CHƯƠNG 5. KHUNG VÀ SÀN NHÀ ..................................................................67
Khung nhà .................................................................................................67
Khái niệm ...........................................................................................67
Phân loại .............................................................................................67
Cấu các bộ phận của khung ................................................................ 68
Cấu tạo sàn nhà .........................................................................................72
Khái niệm ...........................................................................................72
Yêu cầu của sàn nhà ...........................................................................72
Phân loại sàn nhà ................................................................................73
Các lớp cấu tạo sàn .............................................................................74
Giới thiệu một số loại sàn thông dụng ...............................................75
CHƯƠNG 6. CẦU THANG...................................................................................86
Khái niệm chung .......................................................................................86
Định nghĩa .......................................... Error! Bookmark not defined.
Những yêu cầu đối với thang .............................................................86
Phân loại thang ...................................................................................86
Cấu tạo thang bộ ........................................................................................90
Các bộ phận của thang........................................................................90
Xác định kích thước cơ bản và độ dốc của thang bộ ..........................90
Cấu tạo cầu thang BTCT toàn khối ....................................................94
Cấu tạo cầu thang BTCT lắp ghép .....................................................97
Cấu tạo các bộ phận khác của thang...................................................99
Đường dốc thoải ......................................................................................102
Cấu tạo thang máy ..................................... Error! Bookmark not defined.
Tính toán số lượng thang .................... Error! Bookmark not defined.
Các dạng buồng thang, kích thước ...................................................105
Kích thước và cấu tạo giếng thang ...................................................107
Lõi thang trong nhà cao tầng ...................................................................111

CHƯƠNG 7. MÁI NHÀ .......................................................................................114
Khái niệm chung .....................................................................................114
Định nghĩa ........................................................................................114
Yêu cầu đối với mái nhà ...................................................................114
Phân loại mái nhà .............................................................................114
Cấu tạo mái bằng BTCT .........................................................................115
2


GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Kết cấu chịu lực ................................................................................117
Lớp chống thấm ................................................................................118
Lớp tạo dốc, tổ chức thoát nước .......................................................118
Biện pháp cách nhiệt ........................................................................118
Các bộ phận phụ của mái .................................................................119
Cấu tạo mái dốc .......................................................................................122
Kết cấu chịu lực ................................................................................123
Bộ phận che lợp ................................................................................124
Cấu tạo một số loại mái dốc thông thường.......................................124
CHƯƠNG 8. CỬA SỔ VÀ CỬA ĐI....................................................................133
Khái niệm chung .....................................................................................133
Phân loại cửa ...........................................................................................133
Yêu cầu đối với cửa.................................................................................134
Cấu tạo một số các loại cửa thông thường. .............................................134
Cửa, vách gỗ .....................................................................................134
Cửa nhựa, cửa nhôm .........................................................................142
Cửa chống cháy ................................................................................142

Vách kính sử dụng liên kết chân nhện (spider) ................................144
Vách kính tấm lớn ............................................................................146

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

1-1 Các bộ phận của nhà (tham khảo ) ........................................................................ 7
1-2 Nhà tường chịu ngang lực ..................................................................................... 9
1-3 Nhà tường dọc chịu lực ....................................................................................... 10
1-4 Khung theo phương dọc nhà (tham khảo ) .......................................................... 11
1-5 Khung theo phương ngang nhà (tham khảo ) ...................................................... 12

1-6 Khung theo phương dọc và ngang nhà (tham khảo ) .......................................... 12
1-7 Giàn không gian (tham khảo ) ............................................................................. 13
1-8 Hệ vỏ mỏng ......................................................................................................... 13
1-9 Hệ dây căng ......................................................................................................... 14
1-10 Kết cấu màng ..................................................................................................... 14
2-1 Nền móng ............................................................................................................ 16
2-2 Móng.................................................................................................................... 19
2-3 Thành phần của móng băng ................................................................................. 19
2-4 Móng cọc đài thấp và đài cao .............................................................................. 20
2-5 Đài cọc ................................................................................................................. 20
2-6 Móng đơn ............................................................................................................ 21
2-7 Móng băng ........................................................................................................... 22
2-8 Móng gạch ........................................................................................................... 23
2-9 Quy cách móng gạch ........................................................................................... 23
2-10 Móng đá ............................................................................................................. 24

3


GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Hình 2-11 Móng bê tông cốt thép ....................................................................................... 25
Hình 2-12 Móng hỗn hợp nhiều vật liệu ............................................................................. 25
Hình 2-13 Móng hỗn hợp nhiều vật liệu ............................................................................. 25
Hình 2-14 Móng hỗn hợp nhiều vật liệu ............................................................................. 26
Hình 2-15 Móng khe lún ..................................................................................................... 27
Hình 2-16 Móng khe lún kiểu con sơn ............................................................................... 27
Hình 2-17 Móng khe lún kiểu con sơn (tham khảo) ........................................................... 28

Hình 2-18 Móng khe co giãn .............................................................................................. 29
Hình 2-19 Móng gạch giật cấp ........................................................................................... 30
Hình 2-20 Móng bó hè ........................................................................................................ 30
Hình 2-21 Móng tường xây ................................................................................................ 31
Hình 2-22 Chống thấm cho tường nằm trên cổ móng ........................................................ 32
Hình 2-23 Bể phốt 2 ngăn – không có ngăn lọc ................................................................. 34
Hình 2-24 Bể phốt 3 ngăn – có ngăn lọc ............................................................................ 35
Hình 3-1 Cấu tạo nền lát gạch ............................................................................................ 39
Hình 3-2 Cấu tạo nền láng vữa xi măng ............................................................................. 40
Hình 3-3 Bậc tam cấp ......................................................................................................... 40
Hình 3-4 Các vị trí của hè rãnh ........................................................................................... 41
Hình 3-5 Hè không rãnh ..................................................................................................... 41
Hình 3-6 Hè rãnh hở ........................................................................................................... 42
Hình 3-7 Hè rãnh kín .......................................................................................................... 42
Hình 3-8 Hệ thống hố ga..................................................................................................... 43
Hình 3-9 Thoát nước mưa trên mặt hè ................................................................................ 43
Hình 3-10 Thoát nước mưa dưới mặt hè ............................................................................ 44
Hình 3-11 Quy cách một số loại vật liệu lát hè .................................................................. 44
Hình 3-12 Quy cách một số loại vật liệu lát hè ................................................................. 45
Hình 4-1 Quy cách tường xây một dọc một ngang ............................................................. 50
Hình 4-2 Quy cách tường xây ba dọc một ngang ............................................................... 51
Hình 4-3 Quy cách tường xây một dọc một ngang nhà khung cột ..................................... 51
Hình 4-4 Quy cách xây bổ trụ ............................................................................................. 52
Hình 4-5 Cấu tạo giằng tường ............................................................................................ 52
Hình 4-6 Một số vị trí của giằng tường .............................................................................. 53
Hình 4-7 Lanh tô gạch vỉa đứng và vỉa nghiêng ................................................................. 53
Hình 4-8 Các loại lanh tô và quy cách ................................................................................ 54
Hình 4-9 Xây lanh tô cuốn vòm.......................................................................................... 54
Hình 4-10 Quy cách xây cuốn vòm .................................................................................... 55
Hình 4-11 Lanh tô kết hợp ô văng ...................................................................................... 55

Hình 4-12 Tường đá............................................................................................................ 56
Hình 4-13 Kỹ thuật xây gạch đá ong với mạch vữa xi măng dày 10-20mm ...................... 57
Hình 4-14 Kỹ thuật xây gạch đá ong với mạch vữa xi măng dày 1-2mm .......................... 57
Hình 4-15 Nhà trình tường của người Hà Nhì – Sa Pa (nguồn ảnh internet) ..................... 58
Hình 4-16 Quá trình thi công trình tường của người Mông – Hà Giang (nguồn ảnh
internet)..................................................................................................................................... 58
Hình 4-17 Các loại tường giữ nhiệt .................................................................................... 59

4


GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Hình 4-18 Tường 2 lớp có đệm không khí cách nhiệt ........................................................ 59
Hình 4-19 Ví dụ về Cấu tạo ốp tiêu âm cho tường, vách ngăn (nguồn Vinhtuong.com) ... 60
Hình 4-20 Mặt tường trát .................................................................................................... 61
Hình 4-21 Mặt tường ốp ..................................................................................................... 61
Hình 4-22 Minh họa một số loại bật sắt (tham khảo) ......................................................... 62
Hình 4-23 Các lớp cơ bản của tấm ốp hợp kim nhôm nhựa và công trình có mặt ngoài sử
dụng tấm ốp hợp kim nhôm nhựa ............................................................................................. 63
Hình 4-24 Chi tiết liên kết tấm ốp hợp kim nhôm nhựa ..................................................... 64
Hình 4-25 Ốp chân tường ................................................................................................... 65
Hình 5-1 Hệ thống khung nhà............................................................................................. 67
Hình 5-2 Cột gạch ............................................................................................................... 69
Hình 5-3 Cốt gạch cốt thép ................................................................................................. 69
Hình 5-4 Cột thép hình ....................................................................................................... 70
Hình 5-5 Cột bê tông cốt thép ............................................................................................. 70
Hình 5-6 Dầm bê tông cốt thép ........................................................................................... 71

Hình 5-7 Các lớp cấu tạo sàn điển hình .............................................................................. 75
Hình 5-8 Sàn BTCT dạng bản kê đổ tại chỗ ....................................................................... 76
Hình 5-9 Các loại dầm giằng của sàn BTCT dạng bản kê .................................................. 76
Hình 5-10 Sàn BTCT đổ tại chỗ dạng bản dầm khung ....................................................... 77
Hình 5-11 Chi tiết dầm sàn BTCT đổ tại chỗ dạng bản dầm.............................................. 77
Hình 5-12 Sàn sử dụng hệ dầm ô cờ ................................................................................... 78
Hình 5-13 Sàn nấm ............................................................................................................. 79
Hình 5-14 Sàn BTCT lắp ghép dạng bản ............................................................................ 79
Hình 5-15 Sàn BTCT lắp ghép dạng panen ........................................................................ 80
Hình 5-16 Quy cách Panen ................................................................................................. 80
Hình 5-17 Dầm gác panen .................................................................................................. 80
Hình 5-18 Liên kết panen ................................................................................................... 81
Hình 5-19 Sàn ban công kiểu bản con sơn ......................................................................... 81
Hình 5-20 Sàn ban công kiểu dầm con sơn ........................................................................ 82
Hình 5-21 Sàn lô gia ........................................................................................................... 82
Hình 5-22 Sàn khu vệ sinh .................................................................................................. 83
Hình 5-23 Các lớp cấu tạo sàn khu vệ sinh ........................................................................ 83
Hình 5-24 Cấu tạo 1 modun sàn nâng điển hình................................................................. 84
Hình 5-25 Minh họa hệ thống sàn nâng .............................................................................. 85
Hình 6-1 Các dạng cầu thang bộ ......................................................................................... 87
Hình 6-2 Thang bộ thoát hiểm dạng N1 ............................................................................. 89
Hình 6-3 Thang bộ thoát hiểm dạng N2 ............................................................................. 89
Hình 6-4 Thang bộ thoát hiểm dạng N3 ............................................................................. 89
Hình 6-5 Các kích thước của cầu thang .............................................................................. 91
Hình 6-6 Các quy định về chiều rộng thang ....................................................................... 92
Hình 6-7 Minh họa về khoảng đi lọt ................................................................................... 94
Hình 6-8 Các bộ phận của cầu thang .................................................................................. 95
Hình 6-9 Các bộ phận của cầu thang .................................................................................. 95
Hình 6-10 Móng chân thang ............................................................................................... 96


5


GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

6-11 Cốn thang BTCT ............................................................................................... 97
6-12 Thang BTCT lắp ghép cấu kiện nhỏ.................................................................. 98
6-13 Thang BTCT lắp ghép cấu kiện trung bình ....................................................... 98
6-14 Thang BTCT lắp ghép cấu kiện lớn .................................................................. 99
6-15 Chi tiết bậc ......................................................................................................... 99
6-16 Chi tiết tay vịn cầu thang ................................................................................. 100
6-17 Chi tiết lan can cầu thang sắt ........................................................................... 101
6-18 Chi tiết lan can cầu thang xây gạch ................................................................. 101

6-19 Cấu tạo đường dốc thoải .................................................................................. 102
6-20 Cấu tạo đường dốc thoải .................................................................................. 102
6-21 Minh họa các bộ phận cơ bản của thang máy.... Error! Bookmark not defined.
6-22 Minh họa tài liệu hướng dẫn thông số kỹ thuật thang máy ............................. 105
6-23 Các dạng buồng thang 1 lối vào...................................................................... 106
6-24 Các dạng buồng thang 2 lối vào ...................................................................... 107
6-25 Mặt cắt giếng thang máy có buồng máy (trái) và không buồng máy (phải) ... 108
6-26 Cấu tạo lỗ cửa thang máy xây thô (trái) và hoàn thiện (phải) ......................... 109
6-27 Minh họa hệ thống dầm cho giếng thang máy có vách thang bằng gạch xây 110
6-28 Minh họa lõi thang cho nhà cao tầng............................................................... 111
6-29 Minh họa một số dạng lõi thang trên thực tế ................................................... 112
7-1 Mái bằng BTCT đổ tại chỗ ................................................................................ 116
7-2 Mái bằng BTCT đổ tại chỗ trần dốc .................................................................. 117
7-3 Mái bằng BTCT lắp ghép .................................................................................. 117
7-4 Mái bằng BTCT chống nóng bằng tôn và đệm không khí ................................ 119
7-5 Các phụ kiện thoát nước mái ............................................................................. 120
7-6 Thoát nước mưa ra hồi nhà ................................................................................ 120
7-7 Mũ che khe lún bằng tôn ................................................................................... 121
7-8 Mũ che khe lún bằng BTCT .............................................................................. 121
7-9 Mũ che khe lún cho mái lắp ghép và bậc thang trên mái .................................. 122
7-10 Che khe lún giữa hai công trình khác nhau về độ cao ..................................... 122
7-11 Mái dốc BTCT dán ngói .................................................................................. 125
7-12 Mái dốc BTCT lợp tôn hoặc ngói .................................................................... 125
7-13 Quy cách lợp ngói máy .................................................................................... 126
7-14 Mái ngói thoát nước tự do ............................................................................... 126
7-15 Mái ngói thoát nước bằng máng tôn ................................................................ 127
7-16 Quy cách một loại tôn sóng ............................................................................. 128
7-17 Xà gồ chữ Z ..................................................................................................... 128
7-18 Mái lợp phibroo xi măng ................................................................................. 129
7-19 Trần thạch cao khung xương nổi ..................................................................... 130

7-20 Trần thạch cao khung xương nổi ..................................................................... 131
8-1 Các loại cửa sổ ................................................................................................... 135
8-2 Các loại cửa đi ................................................................................................... 136
8-3 Khuôn cửa đơn và kép ....................................................................................... 137
8-4 Cánh cửa gỗ kính, pano ..................................................................................... 138
8-5 Cánh cửa chớp, pano ......................................................................................... 139

6


GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

8-6 Chi tiết cửa gỗ kính khuôn đơn ......................................................................... 140
8-7 Chi tiết cửa 2 lớp trong kính ngoài chớp - khuôn kép ...................................... 141
8-8 Cửa nhôm kính, cửa nhựa lõi thép..................................................................... 142
8-9 Một mẫu cửa thoát hiểm bằng thép ................................................................... 144
8-10 Hệ khung đỡ vách kính kính sử dụng liên kết chân nhện ................................ 145
8-11 Ví dụ về chi tiết liên kết chân nhện ................................................................. 145

8-12 Hệ khung chịu lực cho vách kính tấm lớn ....................................................... 146
8-13 Ví dụ về chi tiết các liên kết hệ vách kính tấm lớn ......................................... 147
8-14 Chi tiết cấu tạo điển hình của một thanh khung hệ vách kính tấm lớn ........... 147

DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG
BẢNG
BẢNG
BẢNG

1-1 BẢNG PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG .......................................................2
1-2 PHÂN CẤP NHÀ Ở (QCVN 04-1:2015/BXD) ..............................................................4
1-3 BẬC CHỊU LỬA CỦA CÔNG TRÌNH ..........................................................................5
3-1 BẢNG QUY CÁCH VẬT LIỆU HOÀN THIỆN MẶT NỀN, SÀN ............................38

7


GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

CHƯƠNG 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CẤU TẠO
NHÀ DÂN DỤNG
Khái niệm chung
 Nhà dân dụng:
Là công trình được xây dựng để phục vụ cho mọi nhu cầu của con người : ăn, ngủ,
nghỉ ngơi, làm việc...
 Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng:
Là môn học nghiên cứu các nguyên tắc và các lý luận cơ bản nhất để thiết kế, chế

tạo các bộ phận của nhà nhằm thoả mãn các yêu cầu:


Bền vững;



Công năng;



Kinh tế;



Thẩm mỹ.

Môn học này còn có giới thiệu một số mẫu cấu tạo nhà thông dụng thường dùng,
đồng thời chỉ ra hướng cải tiến, thay đổi, sáng tạo các cấu tạo đó theo sự phát triển của
khoa học kỹ thuật và sự đổi mới của hình thức kiến trúc.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhà
Ảnh hưởng của tự nhiên
Trong thiên nhiên công trình luôn chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu tự nhiên,
lực trọng trường, động đất, bão từ, các loại côn trùng ... Mức độ ảnh hưởng lớn hay
nhỏ tuỳ theo vị trí địa lý của từng khu vực xây dựng công trình.
Ảnh hưởng bất lợi của điều kiện khí hậu tự nhiên gồm:


Bức xạ của mặt trời (quỹ đạo, cường độ bức xạ mặt trời...);




Gió, bão (tần xuất xuất hiện, cường độ gió, hướng gió...);



Mưa, tuyết;



Thuỷ văn (ngập lụt, nước ngầm);



Địa hình, địa mạo;



Địa chất công trình (sức chịu tải của nền đất, nước ngầm, độ lún, mức đồng
đều của cấu tạo các lớp đất, ổn định của đất..);



Mức xâm thực hoá - sinh của môi trường;



Côn trùng, nấm mốc.
Ảnh hưởng nhân tạo


Trong quá trình, hoạt động của con người, chúng ta tạo ra nhiều tác động tiêu cực
tới công trình, có thể kể đến một số tác động điển hình như:
1


GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI



Tải trọng, chấn động: Bao gồm trọng lượng bản thân công trình (Tải trọng
tĩnh), và trọng lượng do con người, thiết bị gây ra trong quá trình khai thác
sử dụng (Tải trọng động);



Tiếng ồn: Phải được ngăn chặn bằng giải pháp cách âm cho tường, sàn,
mái;



Va chạm, mài mòn: Phát sinh chủ yếu do sinh hoạt, sản xuất. Phải lựa chọn
các loại vật liệu có khả năng chống mài mòn tốt cho mặt nền, mặt bậc
thang;



Hỏa hoạn: Phải lựa chọn vật liệu khó cháy, không cháy cho các kết cấu của
công trình phù hợp yêu cầu phòng hỏa;




Thấm dột: Được tạo ra từ quá trình sử dụng nước và các hỏng hóc của hệ
thống cấp thoát nước trong công trình.
Phân cấp nhà

Phân cấp công trình để xác định thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về thiết kế,
xây dựng, thẩm định, kiểm tra công tác giám sát, nghiệm thu. Xác định công trình bắt
buộc phải lập chỉ dẫn kỹ thuật, bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, Quản lý
chi phí đầu tư xây dựng, xác định công trình phải lập quy trình bảo trì…
BẢNG 1-1 BẢNG PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
(Kèm theo Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng)
T.T
1.1.1

1.1.2

Loại công trình
Công trình giáo dục
1.1.1.1. Nhà trẻ, trường mẫu
giáo
1.1.1.2. Trường tiểu học
1.1.1.3. Trường trung học cơ
sở, trường trung học phổ
thông, trường phổ thông có
nhiều cấp học
1.1.1.4. Trường đại học,
trường cao đẳng; Trường
trung học chuyên nghiệp,

trường dạy nghề, trường
công nhân kỹ thuật, trường
nghiệp vụ
Công trình y tế
1.1.2.1. Bệnh viện đa khoa,
bệnh viện chuyên khoa từ
trung ương đến địa phương
(Bệnh viện trung ương không

Tiêu chí
phân cấp

Đặc biệt

I

Cấp công trình
II

Tổng số trẻ
toàn trường
Tổng số học
sinh toàn
trường
Tổng số học
sinh toàn
trường
Tổng số
sinh viên
toàn trường


Tổng số
giường bệnh
lưu trú

> 8.000

> 1.000

500
1.000

÷

III

≥ 100

< 100

≥ 700

< 700

≥ 1.350

< 1.350

5.000 ÷
8.000


< 5.000

250 ÷ < 500

IV

< 250

2


GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

Loại công trình

T.T

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Tiêu chí
phân cấp

Cấp công trình
I
II

Đặc biệt

III


IV

thấp hơn cấp I)
1.1.2.2. Trung tâm thí
nghiệm an toàn sinh học
(Cấp độ an toàn sinh học xác
định theo quy định của
ngành y tế)
1.1.3

ATSH cấp
độ 4

ATSH
độ 3

cấp

ATSH
cấp độ 1
và cấp độ
2

Công trình thể thao
1.1.3.1. Sân vận động, sân thi
đấu các môn thể thao ngoài
trời có khán đài (Sân vận
động quốc gia, sân thi đấu
quốc gia không nhỏ hơn cấp

I)

Sức chứa
của khán đài
(nghìn chỗ)

> 40

> 20 ÷ 40

5 ÷ 20

<5

1.1.3.2. Nhà thi đấu, tập
luyện các môn thể thao có
khán đài (Nhà thi đấu thể
thao quốc gia không nhỏ hơn
cấp I)

Sức chứa
của khán đài
(nghìn chỗ)

> 7,5

5 ÷ 7,5

2÷<5


<2

36

18

< 18

1.1.3.3. Sân gôn
1.1.3.4. Bể bơi, sân thể thao
ngoài trời

1.1.4

Cấp độ
an toàn sinh
học (ATSH)

Số lỗ
Tầm
quan trọng

Đạt chuẩn
thi
đấu
thể thao
cấp quốc
gia

Hoạt

động
thể
thao
phong
trào

Công trình văn hóa
1.1.4.1. Trung tâm hội nghị,
nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc
bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc,
vũ trường và các công trình
văn hóa tập trung đông người
khác (Trung tâm hội nghị
quốc gia không nhỏ hơn cấp
I)

Tổng sức
chứa (nghìn
người)

1.1.4.2. Bảo tàng, thư viện,
triển lãm, nhà trưng bày

Tầm
quan trọng

1.1.5

Chợ


Số Điểm
kinh doanh

1.1.6

Nhà ga
Nhà ga hàng không (Nhà ga
chính)

Lượt
hành khách

>3

> 1,2 ÷ 3

> 0,3 ÷ 1,2

≤ 0,3

Quốc gia

Tỉnh, Ngành

Các
trường
hợp còn
lại
> 400


≥ 10

≤ 400

< 10

3


GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

T.T

Loại công trình

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Tiêu chí
phân cấp

Đặc biệt

Cấp công trình
I
II

III

IV


(triệu
khách/năm)
1.1.7

Trụ sở cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị
Trụ sở làm việc của Quốc
hội, Chính phủ, Chủ tịch
nước; Trụ sở làm việc của
các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân
dân và cơ quan chuyên môn
trực thuộc các cấp; Trụ sở tổ
chức chính trị, tổ chức chính
trị-xã hội

Tầm
quan trọng

Nhà Quốc
hội,
Phủ
Chủ tịch,
Trụ
sở
Chính
phủ…và
các
công
trình
đặc
biệt quan

trọng khác

Trụ sở làm
việc
của
Tỉnh
ủy;
HĐND,
UBND Tỉnh;
Bộ,
Tổng
cục và cấp
tương đương

Trụ sở làm
việc
của
Huyện
ủy;
HĐND,
UBND
Huyện; Sở và
cấp
tương
đương

Trụ sở làm
việc
của
Đảng ủy,

HĐND,
UBND Xã

cấp
tương
đương

BẢNG 1-2 PHÂN CẤP NHÀ Ở (QCVN 04-1:2015/BXD)

4


GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Bậc chịu lửa
Cấp công trình phải phù hợp với yêu cầu về độ bền vững và bậc chịu lửa của nhà và
công trình như quy định trong bảng 1-3 (theo QCVN 03:2012/BXD)
BẢNG 1-3 BẬC CHỊU LỬA CỦA CÔNG TRÌNH

5


GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Các bộ phận cơ bản của công trình kiến trúc
Nhà dân dụng được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau, được liên kết với nhau

chặt chẽ. Mỗi bộ phận đều đóng góp một vai trò tạo nên sự bền vững và thích dụng
cho ngôi nhà.

6


GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Hình 1-1 Các bộ phận của nhà (tham khảo )
Có thể phân loại các bộ phận của nhà theo nhiều cách các khác nhau. Thông
thường, người ta chia các bộ phận ngôi nhà theo 3 cách:
 Phân theo vị trí, gồm:


Phần móng;



Phần thân;



Phần mái.

 Phân theo tính chất chịu lực, gồm:


Bộ phận chịu lực;




Bộ phận cấu tạo hoặc bao che.

 Phân theo chức năng của từng bộ phận cấu tạo, bao gồm:


Móng

Móng là bộ phận kết cấu dưới cùng của nhà nằm sâu dưới đất, chịu toàn bộ tải trọng
của nhà và truyền tải trọng này xuống nền của móng.
7


GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC



VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Nền nhà

Nền nhà là bộ phận ngăn cách nhà với mặt đất tự nhiên, nhô cao hơn khỏi mặt đất từ
0,3m-3m phụ thuộc vào tính chất công trình và các qui định về cao độ qui hoạch của
từng khu vực xây dựng cụ thể.


Tường và cột


Tường và cột làm bộ phận chịu lực theo phương thẳng đứng truyền trực tiếp tải
trọng xuống móng. Ngoài ra tường là kết cấu bao che làm nhiệm vụ phân chia không
gian trên mặt phẳng ngang và bao che nhà.


Sàn

Sàn là bộ phận kiến trúc chia không gian nhà thành các tầng, sàn còn là bộ phận kết
cấu chịu lực theo phương ngang. Sàn tựa lên tường hay cột thông qua hệ thống dầm.


Cầu thang

Cầu thang là bộ phận giao thông theo chiều thẳng đứng, nối liền các không gian không
cùng cao độ. Cầu thang còn được xem là một bộ phận kết cấu làm việc theo phương
ngang.


Mái

Mái là phần bên trên cùng của nhà. Mái nhà vừa là bộ phận chịu lực đồng thời là kết
cấu bao che và bảo vệ cho các bộ phận bên dưới.


Cửa

Cửa đi dùng để liên hệ giữa các phòng, ngăn cách bên trong và bên ngoài nhà, bảo
vệ an ninh cho ngôi nhà. Cửa sổ có tác dụng lấy ánh sáng và thông gió cho phòng. Hệ
thống cửa còn có tác dụng trang trí cho ngôi nhà.
Sơ đồ kết cấu chịu lực của nhà dân dụng

Sơ đồ kết cấu phẳng
Kết cấu tường chịu lực
Khái niệm: Hệ tường xây chịu lực hệ tường chịu toàn bộ tải trọng phần thân nhà và
mái nhà chuyền xuống móng. Phạm vi ứng dụng cho các nhà không quá 5 tầng.
Vật liệu chế tạo tường thường là gạch đất sét nung và có thể được thay bằng vật liệu
khác có cùng tính chất hoặc tốt hơn. Bề dày tối thiểu của tường là 200mm và dùng loại
gạch có khả năng chịu nén lớn hơn 50kg/cm2.
Để tăng cường khả năng chịu lực của tường gạch khi đoạn tường dài quá 3m thì cần
có bổ trụ hoặc sườn đứng bằng BTCT, khi tường cao quá 2,7m thì phải bố trí giằng
tường bằng BTCT.
Có các loại tường xây chịu lực sau:

8


GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

 Tường Ngang chịu lực
Khi tường chịu lực được bố trí theo phương ngang nhà thì chúng ta có kết cấu tường
ngang chịu lực. Các tường ngang ngăn cách các phòng chịu toàn bộ tải trọng từ các bộ
phận khác truyền vào sau đó đưa xuống kết cấu móng. Lúc bấy giờ tường dọc chỉ còn
chức năng bao che.
Loại kết cấu này thường áp dụng cho các nhà có các phòng đồng đều và chiều rộng
của bước gian B ≤ 4,m. Loại này có ưu, khuyết điểm sau:

Hình 1-2 Nhà tường chịu ngang lực
Ưu điểm:



Độ cứng ngang của nhà lớn. Kết cấu đơn giản, ít dầm, sàn gác nhịp nhỏ.



Trong các nhà có mái dốc tường ngang còn thường dùng tường thu hồi làm
kết cấu chịu lực chính.



Tường ngăn giữa các phòng tương đối dày nên cách âm tốt.



Vì tường dọc chỉ bao che và chịu tải trọng bản thân nên cửa sổ có thể mở
lớn giúp thông gió, chiếu sáng tự nhiên tốt., cấu tạo ban công, lô gia dễ
dàng.

Nhược điểm:
Bố trí không gian của các phòng bị đơn điệu, không được linh hoạt, các phòng
thường bố trí bằng nhau.

9


GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

 Tường Dọc chịu lực

Khi tường chịu lực được bố trí theo phương dọc nhà thì chúng ta có kết cấu tường
chịu lực. Để đảm bảo độ cứng ngang của nhà, cách một khoảng nhất định (<3m) phải
có bổ trụ hoặc bố trí tường ngang dày là tường ổn định, thường tận dụng tường cầu
thang làm tường ổn định.

Hình 1-3 Nhà tường dọc chịu lực
Ưu điểm:


Tiết kiệm vật liệu và diện tích xây dựng tường và móng;



Bố trí mặt bằng kiến trúc linh hoạt;



Diện tích tường ngang nhỏ, tận dụng được khả năng chịu lực của tường
ngoài.

Khuyết điểm:


Không tận dụng được tường ngang làm tường thu hồi, thay vào đó phải
dùng vì kèo, bán kèo hay dầm nghiêng;



Do tường dọc chịu lực nên cửa sổ mở hạn chế dẫn đến việc thông gió và
chiếu sáng kém;




Độ cứng ngang của nhà nhỏ.

 Tường kết hợp chịu lực theo 2 phương dọc và ngang
Khi bố trí tường chịu lực theo cả hai phương của nhà thì chúng ta có loại kết cấu kết
hợp tường ngang và dọc chịu lực. Giải pháp này cho phép bố trí các phòng linh hoạt,
tạo ra độ cứng tổng thể của nhà lớn. Hạn chế phần nào các nhược điểm của tường chịu
lực theo phương dọc và ngang đơn thuần.
10


GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Kết cấu khung chịu lực
Là loại kết cấu chịu lực trong đó tất cả các loại tải trọng ngang và đứng đều truyền
qua dầm xuống cột. Các dầm giằng và cột thường là loại liên kết cứng, kết cấu khung
có độ cứng không gian lớn, ổn định và chịu được lực chấn động hơn tường chịu lực.
Ngoài ra còn có một số ưu điểm khác như tiết kiệm vật liệu, trọng lượng nhà nhỏ, hình
thức kiến trúc có thể nhẹ nhàng, bố trí phòng linh hoạt. Tuy nhiên, thi công phức tạp
và giá thành cao hơn nhà sử dụng tường chịu lực. Vật liệu chế tạo khung có thể là
BTCT, Thép. Đây là loại kết cấu phổ biến nhất hiện nay, thường áp dụng cho các nhà
cao tầng, các nhà công cộng và công nghiệp ít tầng.
Có 3 hình thức kết cấu khung phổ biến:
 Khung theo phương dọc nhà
Là nhà có hệ khung chạy theo chiều ngang (chiều ngắn hơn) của nhà.


Hình 1-4 Khung theo phương dọc nhà (tham khảo )
 Khung theo phương ngang nhà
Là nhà có hệ khung chạy theo chiều dài (chiều dài hơn) của nhà.

11


GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Hình 1-5 Khung theo phương ngang nhà (tham khảo )
 Khung kết hợp phương dọc và ngang nhà
Là nhà có hệ khung chạy theo cả hai phương dọc và ngang của nhà.

Hình 1-6 Khung theo phương dọc và ngang nhà (tham khảo )
Kết cấu hỗn hợp
Là loại kết cấu chịu lực trong đó kết hợp giữa hình thức tường chịu lực và khung
chịu lực. Đây là loại kết cấu không phổ biến.
Hệ kết cấu không gian
Kết cấu không gian là khái niệm dùng để chỉ các hệ kết cấu chịu lực mà các bộ phận
của nó không cùng nằm trong một mặt phẳng. Các hệ kết cấu này có chung đặc điểm
là sự làm việc của kết cấu hợp lý và chắc khoẻ, vượt khẩu độ lớn, hình thức kết cấu
nhẹ nhàng, tốn ít vật liệu. Tuy nhiên, thi công và cấu tạo phức tạp.
12


GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI


Các hệ kết cấu không gian thường áp dụng trong các nhà có không gian tương đối
rộng như nhà công nghiệp, rạp hát, sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi có mái…
Có rất nhiều hệ kết cấu không gian khác nhau, ví dụ như:


Giàn không gian

Hình 1-7 Giàn không gian (tham khảo )


Kết cấu hệ vỏ mỏng (The Concrete Shell)

Hình 1-8 Hệ vỏ mỏng


Kết cấu dây căng

13


GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Hình 1-9 Hệ dây căng


Kết cấu màng (membrane structure)


Hình 1-10 Kết cấu màng


Và nhiều hệ kết cấu không gian khác …

14


GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

1. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến công trình?
2. Nêu các dạng kết cấu phẳng tường chịu lực?
3. Nếu các dạng kết cấu phẳng khung chịu lực?
4. Nếu một vài thí dụ về một số công trình có dạng kết cấu không gian?

15


GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

CHƯƠNG 2. NỀN MÓNG VÀ MÓNG
Nền móng
Khái niệm
Nền móng là phần đất nằm dưới đế móng chịu toàn bộ tải trọng của công trình truyền

xuống.
Để đảm bảo công trình không bị lún, nứt, trượt nền đất phải đảm bảo đầy đủ các
điều kiện chịu lực và ổn định bao gồm:


Cường độ chịu lực của đất (Kg/cm2) phải lớn hơn ứng suất do đáy móng gây ra;



Có độ đồng nhất, đảm bảo sự lún đều trong giới hạn cho phép;



Không bị ảnh hưởng của nước ngầm phá hoại;



Không có hiện tượng đất trượt, đất sụt, cát chảy hay những hiện tượng đất
không ổn định khác.

Hình 2-1 Nền móng
Nền đất tự nhiên
Loại đất nền có đủ các điều kiện chịu lực và ổn định mà không cần có sự gia cố
của con người để có thể trực tiếp làm nền của công trình kiến trúc thì gọi là nền đất tự
nhiên. Với loại đất nền này việc thi công sẽ đơn giản và nhanh hơn, giá thành hạ, chỉ
cần đào rãnh móng hoặc hố móng, tiến hành tạo phẳng cho nền đất bằng phương pháp
trải một lớp cát (hoặc bê tông gạch vỡ 25#) đệm dưới móng.
16



GIÁO TRÌNH CẤU TẠO KIẾN TRÚC

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Nền đất nhân tạo
Định nghĩa
Loại đất nền không đủ các điều kiện chịu lực và ổn định, cần có sự gia cố của con
người để có thể đủ điều kiện làm nền móng của công trình kiến trúc thì gọi là nền đất
nhân tạo. Tùy từng trường hợp cụ thể mà có các biện pháp gia cố nền móng khác nhau.
Các biện pháp gia cố nền móng thông dụng
Có nhiều phương pháp để gia cố nền móng, để có thể quyết định lựa chọn phương
pháp nào cần phải tiến hành đo đạc hiện trạng, khảo sát địa chất kết hợp với xem xét
yếu tố thiết kế, các thông số kĩ thuật, kinh tế của công trình, để lựa chọn hình thức
móng và gia cố nền móng phù hợp nhất. Dưới đây là một số phương pháp thường
được sử dụng để gia cố nền móng.
 Biện pháp nén đất
Bao gồm các các phương pháp cơ học làm cho đất nén chặt nhằm tăng sức chịu tải
và ổn định của nền đất. Là một trong những nhóm phương pháp phổ biến nhất, bao
gồm các phương pháp làm chặt đất bằng sử dụng tải trọng tĩnh (phương pháp nén
trước), sử dụng tải trọng động (đầm chấn động), các loại cọc gia cố nền đất (cọc cát,
cọc xi măng đất, cọc vôi, cọc tre, cọc cừ tràm, cọc gỗ...).
 Biện pháp dùng hóa chất
Áp dụng đối với tầng đất có khả năng tấm thấu nhất định và bằng phương pháp
dùng các hóa chất, vật liệu liên kết bơm phụt vào trong đất, để nâng cao khả năng chịu
lực của đất và độ ổn định của đất.
 Biện pháp nhiệt học
Là một phương pháp độc đáo có thể sử dụng kết hợp với một số phương pháp khác trong
điều kiện tự nhiên cho phép. Sử dụng khí nóng để làm biến đổi đặc tính lí hóa của nền đất
yếu. Phương pháp này chủ yếu sử dụng cho điều kiện địa chất đất sét hoặc đất cát mịn.
Phương pháp đòi hỏi một lượng năng lượng không nhỏ, nhưng kết quả nhanh và tương đối

khả quan.
 Biện pháp thay nền
Đây là một phương pháp ít được sử dụng, để khắc phục vướng mắc do đất yếu, nhà xây
dựng thay một phần hoặc toàn bộ nền đất yếu trong phạm vi chịu lực công trình bằng nền
đất mới có tính bền cơ học cao, như làm gối cát, đệm cát. Phương pháp này đòi hỏi kinh tế
và thời gian thi công lâu dài, áp dụng được với mọi điều kiện địa chất. Bên cạnh đó cũng có
thể kết hợp cơ học bằng phương pháp nén thêm đất khô với điều kiện địa chất đất mùn xốp.

17


×