Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

BÀI GIẢNG PHÁT TRIỂN kỹ NĂNG cá NHÂN II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÀI GIẢNG
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG CÁ NHÂN II
Chủ biên: TS. Nguyễn Thị La

Hà Nội, tháng 10/2019


Tập thể tác giả biên soạn

1. ThS. Phạm Thị Diễm

- Bài 1, Bài 2

2. TS. Phạm Thị Hồng Thắm

- Bài 3

3. TS. Chu Thị Khánh Ly

- Bài 4

4. TS. Nguyễn Quỳnh Nga

- Bài 5

5. TS. Nguyễn Quỳnh Nga

- Bài 6



Phát triển kỹ năng 2

Trang 1


MỤC LỤC
Bài 1. KỸ NĂNG VIẾT CV .............................................................................................................. 5
1. Khái niệm CV và kĩ năng viết CV .............................................................................................. 5
1.1. Khái niệm CV ....................................................................................................................... 5
1.2. Kĩ năng viết CV .................................................................................................................... 5
2. Yêu cầu của một bản CV ............................................................................................................. 6
2.1. Cấu trúc ................................................................................................................................ 6
2.2. Hình thức .............................................................................................................................. 6
2.3. Ngôn ngữ .............................................................................................................................. 7
2.4. Nội dung ............................................................................................................................... 7
3. Quy trình viết CV ........................................................................................................................ 9
3.1. Xác định mục đích viết CV .................................................................................................. 9
3.2. Xác định nội dung CV ........................................................................................................ 10
3.3. Thu thập thông tin .............................................................................................................. 10
3.4. Soạn thảo CV...................................................................................................................... 11
4. Một số lỗi cần tránh khi viết CV ............................................................................................... 12
5. Phương tiện thực hiện................................................................................................................ 14
5.1 Tin học văn phòng ............................................................................................................... 14
5.2 Hồ sơ cá nhân ...................................................................................................................... 14
5.3 Một số mẫu viết CV ............................................................................................................ 14
Bài 2. KỸ NĂNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ..................................................................................... 25
1. Khái quát về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn ............................................................................ 25
2. Quy trình và cách thức trả lời phỏng vấn .................................................................................. 25
2.1. Chuẩn bị trả lời phỏng vấn ................................................................................................. 25

2.2. Trả lời phỏng vấn ............................................................................................................... 30
2.3. Công việc sau buổi trả lời phỏng vấn ................................................................................. 37
3. Một số lưu ý khi trả lời phỏng vấn ............................................................................................ 44
4. Phương tiện trả lời phỏng vấn ................................................................................................... 49
BÀI 3: KĨ NĂNG THUYẾT PHỤC CHUYÊN NGHIỆP ................................................................ 52
1. Khái quát về thuyết phục ........................................................................................................ 52
2. Cách thức thuyết phục ............................................................................................................ 52
2.1 tạo sự tin tưởng .................................................................................................................... 52
2.2 Sử dụng phương pháp 4 chữ P ............................................................................................ 55
3. Quy trình thuyết phục ............................................................................................................. 56
3.1. Chuẩn bị thuyết phục ...................................................................................................... 56
3.2. Tiến hành thuyết phục ..................................................................................................... 56
3.3. Kết thúc buổi thuyết phục ............................................................................................... 60
4. Phương tiện thuyết phục ......................................................................................................... 61
4.1 Vị thế, phong cách ............................................................................................................... 61
4.2 Ngôn ngữ cơ thể .................................................................................................................. 62
4.3 Nhân vật thứ ba ................................................................................................................... 63
Bài 4: QUẢN LÝ THỜI GIAN ......................................................................................................... 64
1. Giá trị của thời gian ................................................................................................................ 64
2. Nguyên nhân lãng phí thời gian ............................................................................................. 64
2.1. Không có mục tiêu, không xác định mục tiêu ưu tiên ........................................................ 64

Phát triển kỹ năng 2

Trang 2


2.2. Không lập kế hoạch ............................................................................................................ 65
2.3. Không phân quyền hoặc không phân công hiệu quả .......................................................... 65
2.4. Tốn thời gian vào việc không tên, lặt vặt ........................................................................... 65

2.5. Không gọn gàng, ngăn nắp ................................................................................................. 66
2.6. Làm việc không hiệu quả ................................................................................................... 66
3. Các nguyên tắc quản lý thời gian .............................................................................................. 67
3.1.Vận dụng quy tắc Pareto 80/20 ........................................................................................... 67
3.2. Nguyên tắc SMART ........................................................................................................... 68
3.3. Sử dụng phương pháp ABCDE để hoạch định công việc .................................................. 68
3.4. Sơ đồ ma trận trong quản lý thời gian ................................................................................ 69
3.5. Nghiêm khắc với bản thân, tuân thủ làm theo những gì đã lên kế hoạch........................... 70
4. Quy trình quản trị thời gian ....................................................................................................... 73
4.1. Xác định mục tiêu ưu tiên .................................................................................................. 73
4.2. Lựa chọn công việc, ước tính thời gian, cân nhắc mức độ ưu tiên ..................................... 74
4.3. Thực hiện tập trung và có định hướng ............................................................................... 75
4.4. Xác định thứ tự hành động và tầm quan trọng ................................................................... 76
4.5. Rút bài học kinh nghiệm .................................................................................................... 76
5. Phương tiện quản lý thời gian ................................................................................................... 77
5.1. Thời gian biểu..................................................................................................................... 77
5.2. Sổ tay .................................................................................................................................. 77
5.3. Lịch ..................................................................................................................................... 78
5.4. Các công cụ quản trị thời gian hiện đại .............................................................................. 79
BÀI 5: KĨ NĂNG XÂY DỰNG TÁC PHONG LÀM VIỆC CHUYÊN NGHIỆP .......................... 80
1. Khái niệm tác phong làm việc chuyên nghiệp .......................................................................... 80
2. Biểu hiện của tác phong làm việc chuyên nghiệp ..................................................................... 82
3. Phương thức xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp ....................................................... 84
3.1. Lập kế hoạch công việc ...................................................................................................... 84
3.2. Phân tích năng lực của bản thân ......................................................................................... 88
3.3. Quản lý thời gian trong công việc ...................................................................................... 89
3.4. Quản lý rủi ro trong công việc............................................................................................ 91
3.5. Trau dồi kỹ năng giao tiếp trong công việc ........................................................................ 95
3.6. Quản lý cảm xúc cá nhân và xây dựng hình ảnh bản thân ................................................. 97
3.7. Quản lý, sắp xếp văn phòng và trang thiết bị làm việc .................................................... 100

BÀI 6. KỸ NĂNG XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TRONG CÔNG VIỆC .................................. 103
1. Khái niệm mối quan hệ ........................................................................................................... 103
2. Vai trò của việc xây dựng mối quan hệ trong công việc ......................................................... 103
3. Phân loại mối quan hệ trong công việc ................................................................................... 105
4. Đặc điểm của mối quan hệ trong công việc ............................................................................ 107
5. Nguyên tắc xây dựng mối quan hệ trong công việc ................................................................ 108
5.1. Sự tôn trọng ...................................................................................................................... 108
5.2. Bình đẳng ......................................................................................................................... 109
5.3. Linh hoạt........................................................................................................................... 110
5.4. Tin cậy .............................................................................................................................. 112
5.5. Cộng tác, hài hòa lợi ích ................................................................................................... 112
5.6. Tôn trọng quy luật tâm, sinh lý ........................................................................................ 114
5.7. Thẩm mỹ hành vi .............................................................................................................. 115
6. Phương thức xây dựng mối quan hệ ........................................................................................ 116

Phát triển kỹ năng 2

Trang 3


6.1. Xây dựng mạng lưới quan hệ ........................................................................................... 116
6.2. Xây dựng hình ảnh và vị thế bản thân .............................................................................. 117
6.3. Trau dồi kỹ năng giao tiếp ................................................................................................ 119

Phát triển kỹ năng 2

Trang 4


Bài 1. KỸ NĂNG VIẾT CV

1. Khái niệm CV và kĩ năng viết CV
1.1. Khái niệm CV
CV là viết tắt của từ tiếng Anh “Curriculum vitae”, nhiều nơi còn gọi là
Resume. Trong tiếng Latinh, “curriculum vitae” nghĩa là “story of life”.
Curriculum vitae dịch ra tiếng Việt có nghĩa là sơ yếu lý lịch. Bản chất của CV là
bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ
năng liên quan đến công việc mà ứng viên muốn dự tuyển.
Trong cuốn Amazing Resumes, Jim Bright và các cộng sự cho rằng: CV cung
cấp hầu hết các thông tin liên quan đến năng lực bản thân và những thành quả bạn
đạt được, trong khi cuộc phỏng vấn cung cấp các kỹ năng cá nhân và những hiểu
biết của bạn”.
1.2. Kĩ năng viết CV
Có nhiều định nghĩa khác nhau về kĩ năng. Những định nghĩa này thường bắt
nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của từng người. Tuy nhiên,
các quan điểm đều thừa nhận rằng kĩ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng
kiến thức vào thực tiễn. Kĩ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc
một nhóm hành động nhất định nào đó. Kĩ năng luôn có chủ đích và định hướng
rõ ràng.
Một cách chung nhất, có thể hiểu kĩ năng là năng lực của chủ thể thực hiện
thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh
nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
Kĩ năng viết CV có thế hiểu là khả năng của người dự tuyển trong việc giới
thiệu, quảng cáo năng lực, trình độ, hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân
với nhà tuyển dụng nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của vị trí ứng tuyển.

Phát triển kỹ năng 2

Trang 5



2. Yêu cầu của một bản CV
2.1. Cấu trúc
Cấu trúc của một bản CV thường bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Thông tin cá nhân: bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa
chỉ liên lạc, số điện thoại, email, …
- Kinh nghiệm: bao gồm các công việc được trả lương, công việc tình nguyện,
tham gia trong quân ngũ, …
- Kỹ năng làm việc, ngoại ngữ: các kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ, khả
năng tin học, … (chỉ đề cập đến các kỹ năng liên quan đến công việc ứng tuyển)
- Trình độ học vấn: Trường theo học; khoa, chuyên ngành đào tạo; bằng cấp
có được; ngày tháng tốt nghiệp…
- Mục tiêu nghề nghiệp: Mô tả loại hình công việc, vị trí, môi trường làm vệc
bạn mong muốn, phù hợp với khả năng.
- Giải thưởng, nghiên cứu: Giải thưởng, học bổng; bài báo khoa học hoặc đề
tài nghiên cứu khoa học.
- Sở trường, sở thích: Những hoạt động đã tham gia trong thời gian học đại
học, các tổ chức chuyên nghiệp và trình bày cùng với những kỹ năng bạn đã sử
dụng; Sắp xếp theo mức độ quan trọng hoặc theo thứ tự ngược thời gian, liên
quan tới công việc.
2.2. Hình thức
Để có hình thức cho một CV ấn tượng với nhà tuyển dụng, cần:
- Cỡ chữ để viết CV là 12, có thể dùng font chữ Time New Roman hoặc Arial
- Trình bày hồ sơ trên 1-2 trang giấy. Nhà tuyển dụng thường đọc lướt qua rất
nhanh, do đó một hồ sơ nên được thể hiện trong một trang giấy, tối đa hai trang
giấy, trừ phi ứng viên có nhiều ưu thế và kinh nghiệm thật sự nổi bật.

Phát triển kỹ năng 2

Trang 6



2.3. Ngôn ngữ
- Nên sử dụng nhiều từ chuyên ngành liên quan đến công việc trong CV
- Câu chữ trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, các mục quan trọng bạn nên
để chữ đứng, gạch chân hoặc in nghiêng để gây sự chú ý.
2.4. Nội dung
Một bản CV cần có những nội dung sau đây:
a. Thông tin cá nhân
Bao gồm các nội dung như:
- Tên đầy đủ
- Ngày sinh
- Địa chỉ liên lạc
- Số điện thoại liên lạc (là số điện thoại bàn hoặc số điện thoại di động được
sử dụng thường xuyên)
- Email: Nghiêm túc và thường nên đặt địa chỉ email chỉ bao gồm tên của
mình
- Ảnh mới nhất: Có thể cỡ 4×6 hoặc 3×4 tùy thuộc vào yêu cầu công việc.
b. Mục tiêu nghề nghiệp
Bao gồm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Các mục tiêu cần được ghi
rõ ràng và phù hợp với tính chất công việc dự định ứng tuyển.
c. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn nên được sắp xếp theo thứ tự:
- Chứng chỉ học thuật: Đây là chứng chỉ mà ứng viên được học trong trường.
Có thể ghi rõ điểm phẩy, loại khá hay loại giỏi.

Phát triển kỹ năng 2

Trang 7



- Chứng chỉ nghề nghiệp: Ở mục này cần ghi những chứng chỉ mà ứng viên
đã tốt nghiệp hoặc tốt nghiệp một phần ở các trung tâm (có uy tín một chút) như
chứng chỉ CAT, ACCA, CFA, các chứng chỉ hành nghề chứng khoán do Uỷ ban
chứng khoán nhà nước cung cấp.
- Chứng chỉ về ngoại ngữ, tin học: Ở mục này ứng viên cần để các chứng chỉ
như TOEIC, TOEFL, IELTS, .. thậm chí để cả chứng chỉ tiếng anh chuyên ngành
do cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng đã từng theo học cấp.
- Chứng chỉ về kỹ năng mềm
d. Kỹ năng
Bao gồm các thông tin được sắp xếp theo thứ tự như sau:
- Kỹ năng chuyên môn: tổng hợp, phân tích số liệu, sử dụng các phần mềm
phân tích kỹ thuật, …
- Kỹ năng về ngoại ngữ và tin học: kỹ năng dịch, kỹ năng viết, kỹ năng gõ
máy tính tốc độ cao (50 từ 1 phút), kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học văn
phòng một cách thành thạo,..
- Kỹ năng mềm khác: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thuyết
phục, làm việc dưới cường độ và áp lực cao. ….
e. Kinh nghiệm làm việc
Cần trình bày các kinh nghiệm mà ứng viên đã làm như gia sư, dịch bài, thực
tập sinh, cộng tác viên tại các tổ chức. Trong đó, ứng viên cần ghi rõ: thời gian
làm việc, tên công ty, tên công việc, nội dung công việc, thành tích đạt được (nếu
có).
Thành tích hoạt động ngoại khóa: Đây có thể là các thành tích về tình nguyện
viên của các chương trình hoặc các thành tích khác có thể kể đến cả thành tích mà
các bạn đã đóng góp cho các hoạt động của phường, quận, …
f. Sở thích
Phát triển kỹ năng 2

Trang 8



Các sở thích cụ thể của cá nhân ứng viên nhưng cần phải lành mạnh, thể hiện
thái độ tốt và không đối nghịch với công việc. Ví dụ như nghe nhạc, chơi thể
thao, đọc sách, đi du lịch,…
g. Người tham khảo
Người tham khảo là người có ấn tượng và có thể đưa nhận xét khách quan về
ứng viên. Mục này, ứng viên cần đề tên những người có thể xác nhận các thông
tin mà ứng viên viết trong CV là chính xác. Cần để những thông tin về người
tham khảo sao cho nhà tuyển dụng có thể liên hệ với họ khi cần thiết một cách dễ
dàng nhất. Các thông tin cần cung cấp về người tham khảo bao gồm: họ tên, địa
chỉ mail, số điện thoại.
3. Quy trình viết CV
3.1. Xác định mục đích viết CV
Bộ hồ sơ dự tuyển (CV) chính là lời giới thiệu cơ bản về bản thân ứng viên
với nhà tuyển dụng, tất cả các ứng viên đều có cơ hội ban đầu giống như nhau.
Đây là cơ hội để ứng viên tạo ấn tượng về bản thân mình với nhà tuyển dụng
bằng cách giới thiệu một cách đầy đủ về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, các
phẩm chất cá nhân, ưu nhược điểm để có thể được lựa chọn cho vị trí tuyển dụng,
một cách quảng cáo, tiếp thị bản thân với những nhà tuyển dụng tiềm năng. Việc
chuẩn bị tốt một CV là một trong những cách tốt nhất để đón nhận những cơ hội
may mắn trên hành trình tìm việc của các ứng viên.
CV cần phải chứng minh được:
- Bản thân người dự tuyển là ứng viên thích hợp;
- Người dự tuyển có thể đáp ứng được công việc và các yêu cầu của công ty;
- Người dự tuyển có trình độ chuyên môn và giáo dục;
- Người dự tuyển có đủ kinh nghiệm và kĩ năng;
- Người dự tuyển có trình độ và tính chuyên nghiệp cho công việc.
Phát triển kỹ năng 2

Trang 9



3.2. Xác định nội dung CV
Nội dung CV gồm các thông tin cơ bản như:
- Thông tin cá nhân;
- Mục tiêu nghề nghiệp;
- Trình độ học vấn;
- Kỹ năng;
- Kinh nghiệm làm việc;
- Sở thích;
- Người tham khảo.
3.3. Thu thập thông tin
Để viết CV, ứng viên cần thu thập đầy đủ các thông tin sau đây:
- Tìm hiểu thông tin về nhà tuyển dụng:
+ Đọc kỹ thông tin tuyển dụng;
+ Tìm hiểu lịch sử, quy mô, lĩnh vực hoạt động của tổ chức tuyển dụng;
+ Đọc kỹ yêu cầu, bản mô tả công việc đối với vị trí tuyển dụng.
- Những năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân có liên quan đến vị
trí ứng tuyển:
+ Mức độ phù hợp của ứng viên (trình độ/chuyên môn) với vị trí tuyển dụng;
+ Mức độ tâm huyết với công việc;
+ Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng làm việc độc lập, tính
năng động sáng tạo, khả năng lãnh đạo, …
- Những thành tích và kinh nghiệm của bản thân ứng viên:
+ Quá trình và kết quả học tập/các bằng cấp, chứng chỉ đã có;
+ Những thành tích nổi bật trong học tập;

Phát triển kỹ năng 2

Trang 10



+ Những thành tích trong công tác xã hội, công tác sinh viện, …
+ Kinh nghiệm làm việc (kể cả công việc bán thời gian hoặc thực tập).
- Các mẫu CV và cấu trúc CV phù hợp với vị trí ứng tuyển và năng lực, trình
độ của bản thân ứng viên.
3.4. Soạn thảo CV
Khi soạn thảo CV cần trình bày đầy đủ các nội dung cơ bản của một CV như
đã nêu ở trên. Cách trình bày các nội dung cụ thể như sau:
a. Thông tin cá nhân
- Điền đầy đủ thông tin;
- Email: sử dụng email trung tính;
- Ảnh đính kèm 3x4 (bắt buộc).
b. Mục tiêu nghề nghiệp
- Nêu hai đến ba mục tiêu quan trọng nhất liên quan đến công việc đang ứng
tuyển;
- Đảm bảo rằng nội dung của mục tiêu hướng đến công việc đang ứng tuyển.
c. Trình độ học vấn
- Chỉ cần cung cấp thông tin về quá trình học đại học, trên đại học và những
lĩnh vực liên quan (nếu có);
- Thành tích cá nhân: nêu những thành tích nổi bật đáng chú ý nhất và ghi
rõ đã đạt được thành tích này ở đâu, vào thời gian nào?
d. Kỹ năng
- Nêu những kỹ năng mình có và có liên quan đến yêu cầu tuyển dụng;
- Nếu có những chuẩn mực đánh giá (chứng chỉ, chứng nhận…) sẽ được đánh
giá cao hơn.

Phát triển kỹ năng 2

Trang 11



e. Kinh nghiệm làm việc
- Nêu kinh nghiệm làm việc theo trình tự thời gian ngược:
Ví dụ:
+ 2010 – nay:
+ 2007 – 2009:
- Ghi rõ vị trí công tác và đơn vị công tác.
- Mô tả những công việc cụ thể tại vị trí đã làm.
- Kinh nghiệm làm việc bao gồm cả quá trình làm bán thời gian (nếu có).
Có thể kết hợp phần hoạt động xã hội, đoàn thể vào phần này. Chú ý: ghi rõ
thời gian sinh hoạt, ngắn gọn, súc tích. Nên lựa chọn những hoạt động có tính
tiêu biểu, tránh đi sâu vào hoạt động ngoại khoá đặc biệt là đối với sinh viên khi
kinh nghiệm làm việc thực tế không nhiều.
- Chỉ nên nêu những kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển, yêu cầu công
việc.
f. Sở thích
- Nêu một vài sở thích của bản thân có lợi với vị trí ứng tuyển;
- Xu hướng bản thân: nêu định hướng trong nghề nghiệp.
g. Người tham khảo
- Là thông tin về người có thể xác nhận những thông tin trong CV;
- Nên nêu rõ nguồn thông liên quan đến kinh nghiệm làm việc và hoạt động
ngoại khóa (không nhất thiết phải nêu).
4. Một số lỗi cần tránh khi viết CV
Khi viết CV, ứng viên cần tránh một số lỗi thường gặp như:

Phát triển kỹ năng 2

Trang 12



- Lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp đó là 2 thứ không thể nào chấp nhận đối với
một CV xin việc. Ứng viên phải kiểm tra phần này thật cẩn thận, nên đọc kỹ lại
nhiều lần.
- Không nên sử dụng những từ địa phương, tiếng lóng trong CV.
- Đừng để những lỗi do cẩu thả như: lem dấu cà phê lên hồ sơ hay in hồ sơ
trên giấy tiêu đề của công ty…
- Tránh viết tắt, đặc biệt là những từ không phổ biến và không được thừa
nhận.
- Trong phần thong tin liên hệ, không nên ghi một địa chỉ email lạ như –
Để thể hiện tính chuyên nghiệp, nên sử dụng
email theo tên của mình.
- Đừng che giấu cá tính của mình trong CV và đừng tỏ vẻ rụt rè, nhút nhát,
hãy mạnh dạn trình bày trước nhà tuyển dụng những thành tích, kỹ năng và sự
thông minh, khéo léo của mình. Nhà tuyển dụng muốn xem ứng viên có thực sự
thích hợp cho công việc sắp tới của họ hay không. Trình bày chúng bằng những
hiểu biết của ứng viên và làm thế nào để đem lại lợi ích cho những gì họ muốn.
- Sử dụng những font chữ và định dạng phức tạp.
Ngoài những điều cần tránh trên chúng ta cũng cần lưu ý vài điểm sau:
- Hãy viết CV bằng tiếng Anh nếu ứng viên đủ tự tin về khả năng tiếng Anh
của ứng viên và tất nhiên khi phỏng vấn tuyển dụng ứng viên cũng sẽ chuẩn bị
tinh thần phỏng vấn bằng tiếng Anh.
- Nhà tuyển dụng sẽ thích những CV phá cách và khác biệt, tuy nhiên sự phù
hợp luôn là lời khuyên quan trọng. Những công việc đòi hỏi sự nghiêm túc thì
hãy thiết kế những CV chuẩn mực và cho thấy ứng viên chuyên nghiệp.

Phát triển kỹ năng 2

Trang 13



5. Phương tiện thực hiện
- Tin học văn phòng
Để xây dựng và hoàn thiện một CV, ứng viên cần sử dụng thành thạo tin học
văn phòng, cụ thể là phần mềm Word.
- Hồ sơ cá nhân
Chứng minh thư, sổ hộ khẩu / xác nhận tạm trú của địa phương nới cá nhân
đăng kí tạm trú, văn bằng chứng chỉ liên quan tới những yêu cầu xin việc (bằng
TNPT, bằng TNĐH, chứng chỉ tiếng Anh, chứng chỉ Tin học, giấy khám sức
khỏe), giấy tờ liên quan đến đối tượng ưu tiên (ví dụ: gia đình có công với cách
mạng, giấy khen về thành tích cá nhân.
- Một số mẫu viết CV

Phát triển kỹ năng 2

Trang 14


Mẫu 1.
THÔNG TIN ỨNG VIÊN DỰ TUYỂN
Vị trí dự tuyển: …………………………………………..
Mã số:…………….
Ảnh 3x4
Nơi đăng ký làm
việc:………………………………………………………
Vị trí dự tuyển lần trước ........................................... Thời gian:…………..
I/ Thông tin cá nhân:
Họ

tên:………………………………..

Ngày
Giới tính: Nam  Nữ 
sinh:………………
Nơi đăng ký Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………
Số CMND/ Hộ chiếu: …………………. Do…………………….cấp ngày……./……../………..
Nơi ở hiện nay:……………………………………………………………………………………
Tình trạng hôn nhân:
 Độc thân
 Đã lập gia đình
 Ly
hôn
Điện thoại liên hệ: …………………………………
Email: .................................................................
Ngày có thể bắt đầu đi làm:………………………… Mức lương yêu cầu:……………………
II/ Quá trình đào tạo:
Trình độ
Tên trường đào tạo
Ngành học
Thời
Xếp
Điểm
gian
loại
TB
PTTH

Trung cấp

Cao đẳng


Đại học

Trên Đại học 
Các chứng chỉ
khác
Trình độ Ngoại Tiếng Anh :
TOEIC…..
TOEFL…..
ngữ
IELTS…….
Ngoại ngữ khác:
III/ Quá trình công tác (kể cả bán thời gian)
Thời gian
Vị trí công
Tên công ty
Nhiệm vụ
Mức lương Lý do thôi việc
tác
Từ Đến

Phát triển kỹ năng 2

Trang 15


IV/ Kế hoạch phát triển sự nghiệp/Mục tiêu nghề nghiệp
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
V/Một số phẩm chất, kỹ năng

......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
VI/ Bạn biết thông tin tuyển dụng này thông qua:
 Bạn bè, người thân
 Website việc làm
 Mạng xã hội
 Khác (ghi rõ)………………………………
VII/ Người có thể tham khảo thông tin:
Họ tên
Chức vụ
Đơn vị công tác

Địa chỉ, số điện thoại liên lạc

Tôi xin cam đoan những thông tin cung cấp trên đây là chính xác và đầy đủ.
………, ngày….. tháng ….. năm 20….
ỨNG VIÊN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Phát triển kỹ năng 2

Trang 16


Mẫu 2.
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ tên khai sinh:
Giới tính:
Ngày sinh:

Nơi sinh:
Tình trạng hôn nhân:
Địa chỉ:
Email:
Mobile:

Ảnh 3 × 4

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO & THÀNH TÍCH CÁ NHÂN
Quá trình đào tạo
 Thời gian (từ… đến…)
 Học trường :
 Chuyên ngành:
Thành tích cá nhân: (thành tích như thế nào? ở đâu?)

III KINH NGHIỆM LÀM VIỆC & THÀNH TÍCH CÁ NHÂN
1. Từ tháng : 06/2007 - nay
Tên công ty:
Chức
danh:
Công việc:


Từ tháng 01/2006 - 06/2007.
Tên công ty – Địa chỉ công ty
Chức danh:
Công việc:
…
IV. KỸ NĂNG
Ngoại ngữ

…
Tin học
 …
Chuyên môn
…
V. SỞ THÍCH
VI. XU HƯỚNG BẢN THÂN
VI. THAM KHẢO THÔNG TIN

Phát triển kỹ năng 2

Trang 17


Tên người tham khảo – vị trí tại công ty:
Điện thoại:
Email:
Hà Nội, ngày……..tháng…… năm
Ký tên

Mẫu 3.

CV ĐẶNG THỊ KIỀU ANH

Ảnh 3x4

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên: Đặng Thị Kiều Anh


Giới tính: Nam 

Nữ 

Chiều cao: 1m50
Cân nặng: 43 kg

Ngày sinh: 30/01/1995 Số CMND: 197356819
Nơi sinh: Trực Thái Ngày cấp: 18/02/2013
Trực Ninh - Nam Định Nơi cấp: CA Nam Định
Tình trạng hôn nhân:
Đã kết hôn 
Chưa kết hôn

Điện thoại nhà:

Địa chỉ Mail:
dangthikieuanh18@
gmail.com

ĐT di động:
0969 208 899

Hộ khẩu thường trú: Xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Địa chỉ thường trú: Xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
II. THÔNG TIN DỰ TUYỂN
Chức danh dự tuyển: Nhân viên hành chính
Ngày có thể bắt đầu làm việc: Đi làm
ngay


Phát triển kỹ năng 2

Thu nhập mong muốn: Thỏa thuận

Trang 18


Sở thích: Kỹ thuật, Hội họa, Âm nhạc
Các phẩm chất, kỹ năng đặc biệt:
+ Tổng hợp thông tin.
+ Bảo mật thông tin nội bộ.
Tính cách: Có chí tiến thủ, có hoài bão, làm việc chu đáo, cẩn thận, chú ý nghe
hướng dẫn rõ ràng của lãnh đạo.
Mong muốn một công việc :
+ Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và yêu thích.
+ Có lương bổng phù hợp và cơ hội thăng tiến tốt.
+ Có cơ hội cống hiến và phát triển các kỹ năng thế mạnh của bản thân nhằm phục
vụ tốt cho công việc và sự nghiệp.
Người báo tin trong trường hợp khẩn cấp:
Họ và tên: Nguyễn Thị Lụa

Điện thoại: 0166 276 1255

Địa chỉ: Xóm 7, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
III. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Chuyên ngành:
Năm
Bắt
đầu


Kết
thúc

Chuyên ngành

Tên trường

Quốc
gia

Bằng
hoặc
Chứng
chỉ

2013

2017

Luật học

Đại học Luật Hà Nội

Việt
Nam

Cử nhân

Xếp
loại


Khá

2. Vi tính:
Tên phần mềm
Word
Excel
Phát triển kỹ năng 2

Tốt


Khá

Trung bình



Trang 19




Power Point
Phần mềm khác:
Photoshop, paint



IV. QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC

Thời gian:

Tên Công ty
(1):

Vị trí công việc:

Mức lương
cuối cùng:

Từ 01/07/2016/
đến 30/12/2016

Công ty Cổ
phần Liên minh
Phúc Gia

Nhân viên Hành chính –
Nhân sự

5.000.000đ

*Nhiệm vụ:
- Sắp xếp và quản lý hợp
đồng của công ty.
- Xây dựng và quản lí
mảng bảo hiểm xã hội
của công ty.
- Quản lí hồ sơ nhân sự.
- Sắp xếp và quản lí toàn

bộ giấy tờ của công ty

Lý do nghỉ
việc: Muốn
làm một công
việc mới liên
quan đến các
vấn đề pháp lý
của doanh
nghiệp.

Từ
01/01/2017 Văn
phòng Thực tập sinh
đến 30/01/2017
Luật sư Long
Tâm

Nhiệm vụ:
- Soạn thảo hợp đồng, hồ
sơ thành lập, thay đổi
bổ sung đăng kí kinh
doanh cho doanh

Phát triển kỹ năng 2

Không lương

Lý do nghỉ
việc:

Hết thời gian
thực tập.

Trang 20


nghiệp
- Tiếp xúc với án và sắp
xếp hồ sơ tố tụng của
văn phòng.
Từ
01/02/2017 Công ty TNHH Chuyên viên pháp lý
đến 31/7/2017
Vũ Gia Luật
*Nhiệm vụ:
- Soạn thảo hợp đồng,
hồ sơ thành lập, thay đổi
đăng ký kinh doanh cho
doanh nghiệp, lập hộ
kinh doanh; lập-thay
đổi-chấm dứt địa điểm
kinh doanh; nộp hồ sơ
qua mạng; đăng kí nhãn
hiệu….
- Làm giấy phép kinh
doanh vận tải và phù
hiệu cho hộ gia đình,
doanh nghiệp.
- Sắp xếp và lưu trữ hồ


- Gặp khách hàng
- Làm việc với cơ quan
nhà nước

1.000.000VNĐ
Lý do nghỉ
việc:
Chế độ đãi ngộ
chưa thoả
đáng.

IV. CAM KẾT
Tôi xin cam đoan những thông tin cung cấp trên đây là chính xác và đúng
sự thật.

Phát triển kỹ năng 2

Trang 21


Tôi chấp nhận việc điều tra, thẩm tra đối với những thông tin về cá nhân,
quá trình làm việc, tình hình tài chính, sức khỏe hoặc các vấn đề liên quan khác
cần thiết để ra quyết định tuyển dụng.
NGƯỜI KHAI THÔNG TIN

ĐẶNG THỊ KIỀU ANH

THÔNG TIN ỨNG VIÊN NHÂN VIÊN
HÀNH CHÍNH-NHÂN SỰ
Thông tin cá nhân


Họ và tên: Lê Thu Hòa
Ngày sinh: 30/5/1994
Số CMNT: 085097095
Chiều cao/ cân nặng: 1m63/45kg
Giới tính: Nữ
Tình trạng hôn nhân: Độc thân

Ảnh 3x4

Trình độ học vấn
 Trình độ học vấn: Cao đẳng
 Ngành học: Quản lý văn hóa
 Tốt nghiệp: 2016
 Tốt nghiệp trường: Đại học Nội Vụ
 Trình độ ngoại ngữ: Tiếng anh cơ bản
 Trình độ tin học: Cơ Bản
 Các bằng cấp/ Chứng chỉ khác: Chứng chỉ tiếng Anh, Tin học Ứng dụng trình độ B
Kinh nghiệmlàm việc

Phát triển kỹ năng 2

Trang 22


 Từ tháng 6/2015-1/2016: Tham gia các công việc như PG, lễ tân…cho
các đơn vị tổ chức sự kiện;
 1/2016- 6/2016: Là tư vấn viên bán hàng cho hãng mỹ phẩm Herizme
 Từ 7/2016 đến nay:Nhân viên Hành chính- Nhân sự cho Côngty TNHH
MTV Dịch vụ bảo vệ Thăng Long. Nhiệm vụ chính:

Hành chính:
 Quản lý hồ sơ tài liệu. Tiếp nhận các loại công văn vào sổ công văn đến
- đi. Phân loại và chuyển công văn, giấy tờ cho nhân viên giao nhận
(hoặc tự chuyển) đến các bộ phận liên quan..
 Xây dựng các quy trình biểu mẫu cho côngty. Quản lý và sử dụng con
dấu theo đúng qui định của pháp luật,
 Phụ trách các công việc hành chính: Cập nhật thông tin, soạn thảo văn
bản, làm trích ngang – thông báo cho nhân viên mới , soạn hợp đồng,
thanh tiền nhà đội, làm vé – cấp, bán cho các mục tiêu.
 Phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động,…..
 Làm công tác báo cáo C64 và PC 64 của bộ Công An
 Chuẩn bị hồ sơ tài liệu, thực hiện đăng kýxin cấp đổi giấy phép an ninh
trật tự của C64
 Báo cáo chi bộ Đảng- Đoàn
 Giải quyết các khiếu nại, đề nghị của khách hàngvànhânviên đối với
công ty.
 Quản lý kho, mua – cấp phát đồng phục, công cụ hỗ trợ cho các mục
tiêu và nhân viên bảo vệ.
 Lập kế hoạch mua sắm đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho công ty, quản lý
thu chi quỹ phòng.
 Lập lịch họp, làm thư ký cho cuộc họp của công ty.
 Mua văn phòng phẩm, các thiết bị cần thiết, quản lý tài sản tại văn
phòng, và các công việc hành chính khác…
Nhân sự:
 Nhận đề nghị tuyển dụng và chịu trách nhiệm đăng tuyển dung lọc hồ
sơ, sắp xếp lịch phỏng vấn.
 Kiểm tra - quản lý hồ sơ, làm hợp đồng lao động…
 Quản lý nghỉ phép của nhân viên .Thực hiện chấm công cho nhân viên
văn phòng- bảo vệ lập bảng tổng kết, chuyển TP duyệt, chuyển P.Kế
toán để tính lương cho nhân viên.

Các kỹ năng nghiệp vụ đã có
 Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng: word, excel….
 Khả năng giao tiếp, đàm phán tự tin.
 Khả năng làm việc độc lập, lập kế hoạch công việc
 Nhanh nhẹn trung thực
 Được học qua lớp nghiệp vụ văn thư
 Kinh nghiệm: 1 năm ở vị trí hành chính
Công việc mong muốn:
 Vị trí mong muốn: Nhân viên Hành chính-nhân sự
 Cấp bậc mong muốn: Nhân viên

Phát triển kỹ năng 2

Trang 23







Hình hức làm việc: Thời gian cố định
Địa điểm làm việc : Hà Nội
Mức lương mong muốn: Thỏa thuận
Mục tiêu nghề nghiệp:
+ Được làm đúng chuyên môn, nghề nghiệp để phát huy kiếnthức đã học;
+ Được học hỏi và trao dồi kinh nghiệm;
+ Có cơ hội thăng tiến;
+ Làm việc trong môi trường thân thiện, hòa đồng.
 Thời gian có thể tiếp nhận công việc:Có thể đi làm luôn khi trúng tuyển.

Thông tin liên hệ
Người liên hệ: Lê Thu Hòa
Địa chỉ liên hệ: Số 12 Đường số 1, Trần TháiTông - Cầu Giấy – Hà Nội.
Email liên hệ:
Số điện thoại liên hệ: 01632360698

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dự án CV online, Trường Đại học Mở, thành phố Hồ Chí Minh,
/>2. Kiều Việt Hùng, Kinh nghiệm viết CV không theo mẫu có sẵn,
/>3. Website: kynangsong.org.
4. Website: Kyna.vn.
5. Website: Gockynang.com.

Phát triển kỹ năng 2

Trang 24


×