Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tập bài giảng quản trị nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.85 KB, 64 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH

Tập bài giảng

QUẢN TRỊ NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN
DU LỊCH
Giảng viên: ThS. Trần Thị Mỹ Linh

Hà Nội, 8/2015

1


Chương

1
Giới thiệu nguyên lý và thực hành hướng

dẫn du lịch

Mục tiêu
Sau khi học xong chương1, sinh viên cần phải:


Tóm tắt được lịch sử du lịch qua các thời ký và bối cảnh của những

chuyến du lịch


Nắm được một số thuật ngữ và khái niệm liên quan như: họat động



hướng dẫn du lịch, chuyến du lịch, hướng dẫn viên du lịch ...


Thấy rõ đặc điểm, ý nghĩa của sản phẩm tour du lịch, tầm quan trọng

của hoạt động hướng dẫn trong kinh doanh du lịch


Vai trò và mối quan hệ của những cá nhân có liên quan trực tiếp đến quá

trình xây dựng và thực hiện các chuyến du lịch

I. Lược sử du lịch qua các thời kỳ
Du lịch bắt nguồn từ mong muốn được sống sót, khát vọng được chinh phục
những vùng đất mới và ước muốn được mở rộng hoạt động kinh doanh buôn bán.
Vào buổi bình minh của lịch sử loài người, mọi hoạt động của con người được
thực hiện cho một mục đích, đó là sự tồn tại. Khi đó, con người đã di chuyển
trong những phạm vi không gian hẹp để tìm thức ăn, nước uống và nơi nương
náu. Con người đã không đi lại và cũng không thể đi lại trong những phạm vi rộng
hơn cũng chỉ vì gần như trong suốt tiến trình lịch sử việc đi lại rất khó khăn, nhiều
rủi ro bởi chưa có hệ thống đường sá hay đường sá rất xấu, cướp bóc và thú dữ
hoành hành.

2


Cùng với sự ra đời của hệ thống đường sá đầu tiên trên thế giới (khoảng năm
1000 TCN ở Trung Quốc, năm 753 TCN ở La Mã) và một số phương tiện vận
chuyển thô sơ, việc di chuyển của con người đã trở nên dễ dàng hơn và những

tầng lớp giàu có bắt đầu đi nghỉ ngơi, chữa bệnh ở những vùng biển, hồ hay suối
nước nóng hay những khu vực có nhiều cảnh đẹp.
Khát vọng chinh phục những vùng đất mới và ước muốn mở rộng hoạt động kinh
doanh buôn bán đã tạo nên những chuyến viễn du của loài người từ thế kỷ thứ 13
-16. Có thể kể đến những nhà du hành - thám hiểm nổi tiếng như Marco Polo,
Christopher Columbus, Magenllan..., với những chuyến đi vĩ đại, hơn tất cả những
hoạt động du lịch mà một khách du lịch có thể thực hiện ngày nay.
Vào những năm 1970, hệ thống đường lớn phát triển khắp Châu Âu và trào lưu đi
du lịch trong giới trẻ thuộc tầng lớp quí tộc bắt đầu xuất hiện. ở Anh, ý tưởng về
chuyến du lịch Grant Tour (một chuyến đi có tính chất giáo dục, bao gồm việc học
tập và du lịch tới các thành phố lớn ở Tây Âu từ 1-2 năm) đã ra đời. Lịch trình của
chuyến đi được xác định trước, thành phần của chuyến đi được đặt trước. Xét về
một khía cạnh nào đó thì đây chính là nguồn gốc của các chương trình du lịch độc
lập (independent tour) ngày nay. Tuy nhiên du lịch chỉ có thể trở thành một vấn đề
thực tế, hấp dẫn và phổ biến khi cuộc cách mạng công nghiệp khởi đầu năm 1764
đã cho ra đời hàng loạt phương tiện vận chuyển nhanh hơn, an toàn hơn trước.
Những cơ sở lưu trú tiện nghi mọc lên ở khắp nơi làm cho du lịch bắt đầu trở nên
phổ biến tới mọi tầng lớp trong xã hội. Vào những năm 1840, hệ thống đường sắt
phát triển ở Anh và Tây Âu. Những năm 1880, tàu thuỷ đóng bằng thép, chạy
bằng hơi nước ra đời đánh dấu sự bắt đầu thời kỳ hoàng kim của những chuyến
du lịch sang trọng.
Vào khoảng đầu thế kỷ XIX, du lịch đã trở thành một ngành công nghiệp, một sự
kiện kinh tế được khai thác nhanh chóng bởi Thomas Cook (1808-1892), người
mở đại lý lữ hành đầu tiên ở Anh, khởi nghiệp bằng việc tổ chức những chuyến du
lịch địa phương (local tour) và du lịch trong ngày (one-day excursion) tới những
điểm du lịch hay những sự kiện hấp dẫn đối với người dân lao động địa phương
bằng đường sắt, trên các toa xe không mui, trong đó cung cấp một vài dịch vụ giải
trí và đồ uống giải khát cho khách. Năm 1845, chuyến du lịch trọn gói (package
tour) đầu tiên của ông tới Liverpool bao gồm sự kết hợp của các dịch vụ: phương
tiện vận chuyển, nơi lưu trú và hoạt động tham quan trong ngày. Khi sự cạnh


3


tranh tăng lên, khoảng 10 năm sau đó, ông đã bắt đầu tổ chức những chuyến du
lịch trọn gói tới Châu Âu. Năm 1864, con trai ông, John Mason Cook tham gia vào
công việc kinh doanh và phạm vi hoạt động của họ nhanh chóng được mở rộng.
Họ tổ chức một chuyến đi vòng quanh thế giới lần đầu tiên vào năm 1872 và mở
các văn phòng ở rất nhiều địa điểm du lịch khác nhau. Trong khoảng giữa những
năm 1850 và 1880, rất nhiều công ty du lịch được thành lập. Tuy nhiên, bất chấp
các đối thủ cạnh tranh, công việc kinh doanh du lịch của công ty Thomas Cook
vẫn luôn dẫn đầu cho tới tận những năm 1920. Nổi tiếng nhờ sự phát minh ra
những chương trình du lịch trọn gói đầu tiên, hơn thế nữa ông còn là người đầu
tiên tổ chức những chuyến du lịch bằng đường hàng không bắt đầu từ năm 1920
và kết hợp du lịch bằng đường hàng không và đường thuỷ vào thời gian sau đó.
Khoảng giữa thế kỷ XIX, sự ra đời của máy bay phản lực, séc du lịch, các chương
trình du lịch trọn gói đa dạng và sự giàu có của tầng lớp trung lưu sau chiến tranh
thế giới thứ 2 là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của du lịch, đưa
du lịch bước sang một thời kỳ mới.
Đầu những năm 1990, ngành du lịch được định vị vững chắc trong nền kinh tế
toàn cầu, giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên phạm
vi khắp thế giới, trong đó có các nước Đông Nam á: Thái Lan, Singapore,
Malaysia, Việt Nam ... Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công
nghệ, thời gian rảnh rỗi tăng lên, chất lượng sống của con người ngày càng được
cải thiện đã cho phép họ đi đến những miền đất khác nhau. Du lịch đã thực sự trở
thành một quyền cơ bản của con người. Viễn cảnh nghề nghiệp và cơ hội phát
triển của ngành du lịch rất lớn. Người ta có thể lựa chọn những vị trí khác nhau
trong ngành tuỳ thuộc vào trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm ... của mình.
II. Một số khái niệm cơ bản
1. Chương trình du lịch



Khái niệm chương trình du lịch

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người, ngoài nơi cư
trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,

4


nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định1. Du khách có thể thực hiện các
hoạt động du lịch thông qua việc tham gia các chương trình du lịch. Chương trình
bao gồm những dịch vụ nằm trong một lịch trình của du khách, đã được lên kế
hoạch từ trước, được đặt trước và được thanh toán đầy đủ trước khi du khách trải
nghiệm những dịch vụ đó. Các công ty lữ hành làm nhiệm vụ liên kết những dịch
vụ đơn lẻ của các thành phần cung khác nhau tạo thành một chương trình du lịch
hoàn chỉnh và bán cho du khách với mức giá gộp.
Chương trình du lịch là lịch trìn h, các dịch vụ và giá bán chương trình được định
trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến
đi.2
Chương trình du lịch thường được phân loại dựa trên thời gian thực hiện chương
trình. Theo đó Chương trình du lịch địa phương (local tour) là một loại dịch vụ kết
hợp, được cung cấp cho du khách thường bao gồm: phương tiện vận chuyển, vé
vào cửa, bài giới thiệu về địa điểm du lịch, có giới hạn địa lý tại một điểm du lịch,
một thành phố và khu vực lân cận, kéo dài trong khoảng thời gian không quá một
ngày; Chương trình du lịch trọn gói (package tour): những dịch vụ nằm trong
chương trình du lịch được cung cấp cho du khách ít nhất phải bao gồm các yếu
tố: phương tiện vận chuyển (cả việc vận chuyển từ sân bay đến khách sạn và
ngược lại), cơ sở lưu trú, hoạt động tham quan, không có giới hạn về mặt địa lý và
thời gian không dưới một ngày.



Đặc điểm của chương trình du lịch

Bản chất của chương trình du lịch là sự kết hợp các dịch vụ vận chuyển, ăn uống,
lưu trú và các dịch vụ khác. Chương trình du lịch là một phần có tính trọn vẹn của
sự kết hợp các thành phần tại điểm du lịch và là phương tiện để du khách tiếp cận
một điểm du lịch đã được chọn sẵn. Chương trình du lịch có một số đặc điểm
chính như sau:
- Chương trình du lịch là một sản phẩm vô hình, không giống như phòng trong
một khách sạn, bữa ăn trưa trong một nhà hàng những thứ mà người ta có thể
quan sát, chạm vào được.

1
2

Luật Du lịch
Luật Du lịch

5


- Chất lượng của chương trình du lịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Những yếu
tố cụ thể như tiêu chuẩn phòng, và những yếu tố không rõ rệt tâm trạng du khách,
như thái độ của người phục vụ... sẽ làm cho hoạt động du lịch khó kiểm soát và
rủi ro hơn.
- Chương trình du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt, không lưu kho được nên
phải được thực hiện vào một ngày nhất định - ngày khởi hành theo chương trình đã
định trước.
2. Hoạt động hướng dẫn du lịch



Tầm quan trọng của hoạt động du lịch

Hoạt động du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với cả địa điểm du lịch lẫn du khách
đặc biệt về mặt kinh tế. Đối với điểm du lịch, hoạt động du lịch mang lại nguồn
ngoại tệ, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Du lịch cũng cung cấp một
lượng công ăn việc làm rất lớn cho dân cư địa phương và du lịch mở ra cơ hội
giao lưu văn hoá, tiếp xúc với các dân tộc trên toàn thế giới. Đối với du khách,
hoạt động du lịch giúp du khách thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao sự
hiểu biết trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, du khách có được
những lựa chọn đa dạng để tận hưởng cuộc sống phù hợp với thời gian và tiền
bạc.


Hoạt động hướng dẫn du lịch

Hướng dẫn du lịch là hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch theo chương trình
du lịch. Người thực hiện hoạt động hướng dẫn được gọi là hướng dẫn viên và
được thanh toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch.3
Hoạt động hướng dẫn du lịch bao gồm việc đón tiếp, phục vụ, hướng dẫn khách
du lịch theo nội dung chương trình đã được thỏa thuận đồng thời giúp đỡ khách
giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chuyến du lịch và do
các hướng dẫn viên đảm nhiệm. Hoạt động hướng dẫn du lịch là hoạt động do các
đơn vị kinh doanh du lịch tổ chức thông qua các hướng dẫn viên du lịch và những
đối tượng có liên quan thực hiện việc phục vụ khách theo chương trình du lịch.

6



Có thể so sánh vị trí của hoạt động hướng dẫn một chuyến du lịch với một bài hát
được trình diến trên sân khấu. Người ta cần rất nhiều nhân lực để đưa bài hát đến
với công chúng cũng giống như việc đưa một chuyến du lịch đến với du khách.
Đối với một bài hát, đầu tiên, nhạc sĩ sẽ sáng tác nhạc và có thể cộng tác với một
nhà thơ để đặt lời cho bài hát. Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn tập hợp và quảng
cáo, trong đó, một dàn nhạc sẽ được mời đến cùng với một ca sĩ thực hiện bài hát
để phát hay truyền đi trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Cuối cùng là
giai đoạn thực hiện, ca sĩ bước lên sân khấu và hát cho khán giả.
Hoạt động hướng dẫn cho một chuyến du lịch cũng được diễn ra tương tự. Đầu
tiên-bước lập kế hoạch là quá trình chương trình du lịch được tạo ra trên giấy,
giống như bản nhạc, công ty du lịch và bộ phận thiết kế, điều hành là nhạc sĩ và
nhà thơ. Tiếp theo, chương trình du lịch cần được triển khai và những thành phần
khác nhau phải được tập hợp: hãng hàng không, khách sạn, công ty du lịch địa
phương ... Tiếp theo chương trình du lịch cần được quảng bá để thị trường khách
du lịch tiềm năng có thể biết đến nó. Cuối cùng là giai đoạn thực hiện, cần có
hướng dẫn viên để “trình bày” tour du lịch-bài hát mới. Sân khấu là điểm du lịch,
bài hát là chương trình du lịch, ca sĩ là hướng dẫn viên. Giai đoạn nào cũng quan
trọng và đều ảnh hưởng đến sự thành công của chuyến du lịch, nhưng hướng
dẫn viên lại là người đứng mũi chịu sào và sẽ có ảnh hưởng quan trọng nhất đến
du khách. Trất nhiên việc lập kế hoạch, tiếp thị, và thực hiện những tour du lịch
cần tới những nhân vật khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau. Mỗi cá nhân
đều có những vai trò đặc biệt, đóng góp vào sự thành công của chuyến đi.
Một hướng dẫn viên du lịch có thể so sánh với phần nổi của một tảng băng trôi, ở
phía dưới, nơi du khách không nhìn thấy được là tất cả những công việc đã được
chuẩn bị và vẫn đang tiếp tục. Công việc của nhà điều hành (tour operator), của
nhà tư vấn du lịch, nhà cung cấp, của cả hệ thống vận hành của ngành du lịch ....
Hướng dẫn viên du lịch luôn ở vị trí tiền tuyến, có trách nhiệm tạo ra những trải
nghiệm tích cực cho du khách-tính hiệu quả của chất lượng dịch vụ, góp phần vào
sự cạnh tranh của đơn vị kinh doanh du lịch.
Hoạt động hướng dẫn du lịch là một loại dịch vụ cơ bản, đặc trưng , chiếm vị trí

đặc biệt quan trọng trong kinh doanh du lịch vì nó mang lại lợi ích cho cả du khách

3

Luật Du lịch

7


lẫn các tổ chức kinh doanh du lịch. Về phía du khách, hoạt động hướng dẫn du
lịch đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học hỏi và thỏa mãn một số nhu cầu về việc sử
dụng các dịch vụ trong chuyến đi của du khách. Về phía các tổ chức kinh doanh
du lịch, hoạt động hướng dẫn du lịch là một phần không thể thiếu của sản phẩm
du lịch, góp phần cơ bản vào sự thành công và chất lượng của các chuyến du
lịch, do đó ảnh hưởng đến khả năng bán và doanh thu của tổ chức kinh doanh.
Đại diện cho tổ chức kinh doanh du lịch tiếp xúc và thực hiện chương trình du
lịch phục vụ du khách, hướng dẫn viên du lịch là người đảm nhiệm hoạt động
hướng dẫn du lịch trong các chuyến đi. Do đó, hiệu quả của hoạt động hướng
dẫn trong kinh doanh du lịch phụ thuộc chủ yếu vào khả năng thực hiện công việc
của hướng dẫn viên. Điều này cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của hướng dẫn
viên du lịch trong hoạt động kinh doanh du lịch nói chung, trong công tác hướng
dẫn du lịch nói riêng.
Du lịch là một ngành rộng lớn, đa dạng có sự tham gia của nhiều thành phần,
thực hiện các phần việc của mình nhằm mang lại sự hài lòng cho du khách.
Những chuyến du lịch là một thành tố quan trọng của ngành du lịch, góp phần
thoả mãn những nhu cầu đa dạng của du khách. Trong đó không thể không đề
cập tới vai trò của HDV bởi trong môi trường cạnh tranh gay gắt, chất lượng dịch
vụ do các HDV tạo ra trong mỗi chuyến du lịch cho du khách chính là tính hiệu
quả góp phần vào sự thành công của chuyến đi.


8


Câu hỏi và bài tập chương 1
1. Tìm tờ gấp giới thiệu chương trình du lịch của một công ty du lịch ở Việt Nam.
Liệt kê những thành phần khác nhau trong một chương trình trọn gói điển hình
của họ. Xác định xem những chương trình họ đưa ra là tour du lịch địa phương hay
tour du lịch trọn gói.
2. Viết khoảng 150 từ tiếng Anh (sử dụng các thuật ngữ chuyên môn trong
chương 1) về ước mơ nghề nghiệp của anh/chị trong tương lai. Anh/chị muốn ở vị
trí nào: HDVDL địa phương, HDVDL trọn gói, nhà điều hành hay nhà tư vấn du
lịch. Giải thích lý do tại sao?
3. Tìm đọc chương VII, Luật Du lịch để hiểu thêm về hướng dẫn viên du lịch,
quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên, các điều kiện để được cấp thẻ hướng
dẫn viên du lịch và một số vấn đề liên quan đến hướng dẫn viên du lịch.

9


Chương

2

Hướng dẫn viên du lịch

Mục tiêu
Sau khi học xong chương 2, sinh viên cần phải:


Nắm được khái niệm Hướng dẫn viên du lịch (HDVDL), biết cách phân loại

HDVDL và mô tả được trách nhiệm của mỗi nhóm



Hiểu rõ đặc điểm lao động của nghề hướng dẫn du lịch



Xác định được vai trò, trách nhiệm, phong cách và phẩm chất của HDVDL



Nắm vững các yêu cầu về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đối với HDVDL

I. Hướng dẫn viên du lịch
1. Hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch là người đi cùng đoàn khách trong một khoảng thời gian
xác định trước, có trách nhiệm thu xếp, tổ chức, thực hiện các dịch vụ và hoạt
động trong chương trình như: nhận, trả phòng, ăn uống, thuyết minh ... và giải
quyết những vấn đề nảy sinh. Hướng dẫn viên du lịch là người có trách nhiệm đi
cùng đoàn khách, tổ chức thực hiện toàn bộ các hoạt động trong chương trình
theo dịch vụ mà khách đặt mua. Nhìn chung HDVDL phải là những nhà chuyên
môn có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau như: lịch sử, địa lý, văn
hoá, phong tục ... Trình độ ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp cũng là những điều
kiện rất quan trọng đối với một HDV trong công tác hướng dẫn du lịch. Ngoài ra,
HDV còn phải là người có thái độ làm việc nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm

10



cao, có khả năng nhạy bén ứng phó nhanh với các tình huống nảy sinh, có tình
cảm quan hệ tốt với đoàn khách.
2. Phân loại HDVDL
Theo Luật Du lịch, HDVDL bao gồm hướng dẫn viên quốc tế và hướng dẫn viên
nội địa. Hướng dẫn viên quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch quốc tế và
khách du lịch nội địa; hướng dẫn viên nội địa được hướng dẫn cho khách nội địa
là người Việt Nam và không được hướng dẫn cho khách du lịch là người nước
ngoài.
Nếu phân loại theo loại hình của các chương trình du lịch và dịch vụ được cung cấp
thì HDVDL bao gồm những nhóm sau:


HDV địa phương (local tour guide): là người trong khoảng thời gian đã

được xác định trước (thường không quá một ngày), đưa một đoàn khách hay một
du khách đến điểm du lịch và thuyết minh, giải thích, trả lời các câu hỏi của khách
về điểm du lịch đó, đồng thời giải quyết những tình huống nảy sinh trong chuyến
đi.


HDVDL trọn gói / suốt tuyến (tour escort): là người trong một khoảng thời

gian định trước (thường từ 24 giờ trở lên), đi cùng đoàn khách, có trách nhiệm thu
xếp, tổ chức, thực hiện các hoạt động và dịch vụ trong chương trình như: đặt, trả
phòng, hành lý, ăn uống cũng như công tác thuyết minh về địa điểm du lịch và giải
quyết những vấn đề nảy sinh.
HDVDL địa phương có thể được phân loại dựa trên nhiệm vụ mà họ đảm trách:


HDV từng phần (step-on-guide): là HDV thực hiện chuyến du lịch và giới


thiệu trong phạm vi một khu vực địa phương. Họ lên xe cùng khách, thuyết minh
ở trên những phương tiện vận chuyển về những địa điểm du lịch nổi bật trong
thành phố. Thông thường, HDV từng phần hay thực hiện những chuyến du lịch
tham quan thành phố và họ cần có kiến thức chung về những điểm du lịch khác
nhau của thành phố.


HDV tại một điểm du lịch (on-side guide): là những HDV thực hiện những

chuyến du lịch có tính chất giáo dục hay hướng dẫn du khách tại một địa điểm du

11


lịch nhất định. Khác với những HDV step-on guide, những HDV này thường hiểu
biết rất sâu về địa điểm du lịch mà họ phụ trách.


HDV đón khách (meet-and-greet guide): ngoài trách nhiệm hướng dẫn du

khách như HDV địa phương, HDV đón khách còn có trách nhiệm giúp đỡ khi
khách đến bến, lúc khởi hành, lo liệu phương tiện vận chuyển, nơi ăn nghỉ và sắp
xếp hành lý. Thông thường, những HDV này chỉ làm việc trong phạm vi một
thành phố trong khoảng thời gian không quá 24 giờ. Đôi khi, họ cũng đi với khách
trong một vài ngày nhưng không nghỉ lại với đoàn khách vào ban đêm.


HDV kiêm lái xe (drive-guide): những HDV này thực hiện những chuyến du


lịch trong khi kết hợp vai trò của cả tài xế lẫn HDV. Họ vừa lái xe, vừa giới thiệu
về các địa điểm du lịch trên đường.


HDV kiêm diễn giải (interpreter): là người giúp du khách hiểu và nhìn nhận

đúng về các di sản văn hoá, tự nhiên. HDV kiểu này phải thông hiểu về những đề
tài cụ thể và cần có khả năng diễn xuất tốt bởi vì họ phải giúp du khách hình
dung được thực tế sinh động của một thời kỳ lịch sử hoặc hình ảnh rõ nét về một
vấn đề cụ thể nào đó.
II. Đặc điểm lao động của nghề hướng dẫn và vai trò của HDVDL
1. Đặc điểm lao động của nghề hướng dẫn du lịch
Công việc thường nhật của các hướng dẫn viên du lịch là hướng dẫn các đoàn
khách trong và ngoài nước đi thăm quan các điểm du lịch. Nhìn chung, hướng
dẫn viên du lịch có trách nhiệm chuẩn bị và đón tiếp du khách, sắp xếp việc ăn ở
và tham quan du lịch cho khách, tổ chức một số các dịch vụ khác và giải quyết
các tình huống nảy sinh trong chuyến đi. Ngoài ra, hướng dẫn viên du lịch cũng là
người có nhiệm vụ tiễn khách và làm các thủ tục thanh toán.
Do đặc điểm nghề nghiệp, thời gian lao động của hướng dẫn viên du lịch nói
chung thường khó định mức chính xác và không cố định. Thời gian lao động của
hướng dẫn viên được bắt đầu từ khi chuyến du lịch chưa được thực hiện, đó là
khi HDV chuẩn bị hành trang cho chuyến đi như nghiên cứu về tuyến, điểm du
lịch, chuẩn bị bài thuyết minh, các thủ tục và giấy tờ có liên quan... Sau khi chuyến
du lịch kết thúc, công việc của HDV vẫn tiếp tục như viết báo cáo, làm các thủ tục

12


thanh toán ... Chính vì vậy, thời gian lao động của HDV rất khó định mức. Bên
cạnh đó, thời gian lao động của HDV không cố định bởi nó phụ thuộc vào thời

gian bắt đầu và kết thúc của chương trình du lịch mà khách mua, do đó khoảng
thời gian này sẽ rơi vào bất cứ thời điểm nào mà khách lựa chọn, không kể ngày
nghỉ hay ngày lễ tết.
Danh mục các công việc của hướng dẫn viên du lịch rất đa dạng và khá phức tạp.
HDV ngoài công việc hướng dẫn du khách tại các điểm du lịch còn có thể giúp du
khách mua sắm, thực hiện tổ choc các hoạt động vui chơi giải trí, giải quyết các
tình huống nảy sinh ... tóm lại là thực hiện tất cả các công việc để đáp ứng nhu
cầu của du khách trong toàn bộ chuyến du lịch.
Khối lượng công việc nhiều, danh mục việc đa dạng, nhưng tính chất công việc
của hướng dẫn viên nhìn chung lại khá đơn điệu, có thể lặp đi lặp lại. HDV có thể
thường xuyên thực hiện công việc hướng dẫn khách theo một tuyến du lịch nhất
định, trong đó các điểm tham quan đã trở nên quá quen thuộc, nội dung thông tin
trong các bài thuyết minh nhìn chung ít thay đổi, có thể lặp đi lặp lại đến mức có
thể gây nhàm chán.
2. Vai trò của hướng dẫn viên trong hoạt động hướng dẫn du lịch


HDV có vai trò như người chủ nhà (a host): một HDV giỏi không chỉ là

người biết cung cấp thông tin cho khách, hơn thế phải đối xử với khách như một
người chủ nhà mến khách ân cần và lịch thiệp. Muốn khách vui vẻ, hài lòng, HDV
phải được trang bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết để có thể đưa ra cho
khách những lời khuyên hữu ích về các hoạt động ăn uống, mua sắm, giải trí.
HDV nên luôn đi cùng khách và giúp đỡ họ. Tất nhiên người chủ nhà lịch thiệp chỉ
nên đưa ra những lời khuyên chứ không bao giờ ép khách, khách sẽ là người
quyết định có nhận lời khuyên của HDV hay không.


HDV có vai trò như một người phiên dịch và diễn giải (a translater and


interpreter): một HDV cũng là một phiên dịch viên cho đoàn khách nên cần phải có
trình độ ngoại ngữ tốt. HDV phải thông thạo ngôn ngữ mà họ sẽ sử dụng trong
công tác hướng dẫn hơn bất cứ vị trí nào khác trong ngành. Một cán bộ quản lý
hay một nhân viên văn phòng chỉ cần biết một số từ ngữ chuyên môn phục vụ cho
công việc bởi vì khách không bao giờ mong đợi họ phân tích về các sự kiện lịch

13


sử, văn hóa của điểm du lịch. Trong khi đó, họ có thể yêu cầu HDV giải thích về
bất cứ hiện tượng nào để thỏa mãn trí tò mò về thế giới xung quanh nên ngoài
khả năng phiên dịch làm cầu nối giữa du khách và dân cư địa phương, HDV còn
phải biết nêu ra quan điểm, ý kiến của mình với khách. “Interpretation” có nét
nghĩa rộng hơn “translation” , tức là HDV không chỉ chuyến tải những gì quan sát
hay nghe thấy lại cho du khách mà còn phải có khả năng giải thích, phân tích vấn
đề tại sao, như thế nào. Điều đó đòi hỏi HDV phải am hiểu về văn hóa, lịch sử ...
và có một vốn từ phong phú để đưa ra những lời giải thích đáng tin cậy, hợp lý.


HDV có vai trò như một người bạn (a friend): ngoài nhu cầu tìm hiểu về văn

hóa, lịch sử, con người ... tại điểm du lịch, du khách cũng muốn gặp gỡ, kết bạn
với dân cư địa phương. Đây là một mong muốn không dễ thực hiện bởi sự khác
biệt văn hóa và bất động ngôn ngữ. Vì vậy, người dân địa phương mà du khách
có thể kết bạn dễ dàng nhất chính là HDV của họ, Như vậy, một cách tự nhiên, du
khách mong muốn được hiểu đôi chút về HDV và làm bạn với HDV. Do đó, một
HDV biết cư xử phải là một người thân thiện, luôn sẵn lòng làm bạn với du khách,
chia sẻ với họ những điều về cuộc sống và bản thân HDV cũng nên bày tỏ sự
quan tâm đối với du khách bằng những câu hỏi về đất nước, con người, sở
thích... của họ. Tuy nhiên, HDV nên cẩn trọng và lưu tâm đến những điều kiêng kỵ

trong văn hóa của khách để tránh được những sự hiểu lầm đáng tiếc.


HDV có vai trò như một người giúp khách giải trí (an entertainer): khi đi du

lịch, du khách muốn có một khoảng thời gian thoải mái, thư giãn và thực sự vui
vẻ. Vì vậy HDV có nhiệm vụ giúp du khách giải trí. HDV cần có khả năng kể
chuyện hài hước, biết hát, biết tổ chức các trò chơi hay cuộc thi tài nho nhỏ để
mang lai tiếng cười vui vẻ cho du khách. Một HDV giỏi phải biết thu hút và duy trì
sự chú ý của du khách bằng cách trở nên linh hoạt trước đám đông. Rõ ràng công
việc hướng dẫn không phù hợp với những HDV hay xấu hổ và giữ im lặng mà
dành cho những người cởi mở, năng động và thích giao tiếp với mọi người.


HDV có vai trò như một nhà đại sứ (an ambasador): được coi là một nhà

đại sứ bởi HDV là người đầu tiên đại diện cho một đất nước, thành phố hay địa
điểm nơi diễn ra chuyến du lịch tiếp xúc với du khách. Nếu HDV để lại những ấn
tượng tốt đẹp trong lòng du khách và được du khách quý mến, họ sẽ có ấn tượng
tích cực với cả dân tộc mà HDV là người đại diện và ngược lại. Thực ra đây là

14


một kết luận rất vội vàng và nguy hiểm, bởi mỗi một con người là những cá nhân
độc lập không ai giống ai. Vả lại, một người không thể là đại diện của một nền văn
hóa. Tuy vậy sự so sánh này thường đến một cách tự nhiên trong suy nghĩ của
con người và khi xem xét vấn đề theo hướng này, mỗi HDV sẽ nhận ra hành vi
của mình quan trọng đến nhường nào. Vì vậy HDV nên luôn phải nhớ rằng du
khách sẽ nhìn nhận, đánh giá con người và đất nước mà HDV đại diện thông qua

chính phong cách, thái độ, hành vi của mình.
III. Yêu cầu về kiến thức, phẩm chất và tác phong đối với hDV
1. Yêu cầu về kiến thức


Kiến thức cơ bản

Hướng dẫn viên du lịch phải là người có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực khác
nhau như: lịch sử, địa lý, văn hóa cũng như kinh tế, chính trị, ngoại giao, tình hình
trong nước và quốc tế.... để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và học hỏi của du khách.
Là người đại diện cho đất nước, hướng dẫn viên còn phải nắm vững đường lối
chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Nắm vững và biết vận dụng kiến
thức pháp luật: các qui chế, luật lệ, pháp lệnh có liên quan đến công việc để thực
hiện tốt công tác hướng dẫn theo đúng các qui định, thông lệ của luật pháp.


Kiến thức chuyên môn

Hướng dẫn viên cần được trang bị kiến thức chung về ngành, đồng thời nắm
vững chuyên môn nghiệp vụ hướng dẫn. Bên cạnh đó, hướng dẫn viên phải có
kiến thức vững vàng về tâm lý du khách, đặc điểm của các nền văn hóa và qui tắc
giao tiếp quốc tế cơ bản. Nắm vững các đặc điểm tâm lý cơ bản của du khách đến
từ những quốc gia khác nhau và ý thức được những khác biệt giữa các nền văn
hóa để có phương pháp phục vụ và hành xử tối.


Trình độ sử dụng tiếng Việt và ngoại ngữ

Hướng dẫn viên trước tiên phải thông thạo tiếng mẹ đẻ và có khả năng điều khiển
ngôn từ tùy theo hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Ngoài ra, làm việc với các

đoàn khách quốc tế đòi hỏi hướng dẫn viên sử dụng thành thạo ngôn ngữ đoàn
khách sử dụng, vận dụng được tất cả các kỹ thuật thực hành tiếng (nghe, nói,

15


đọc, viết). Hướng dẫn viên phải có khả năng chuyển tải, giải thích, bình luận một
vấn đề nhất định nhuần nhuyễn bằng ít nhất một ngoại ngữ. Đồng thời, hướng
dẫn viên phải nắm vững và biết vận dụng nghệ thuật giao trong thực tiễn hướng
dẫn (sẽ được trình bày chi tiết ở chương 3).


Kiến thức y tế

Yêu cầu công việc đòi hỏi hướng dẫn viên phải được trang bị kiến thức y tế để có
thể nhận biết các triệu chứng của một số bệnh phổ biến đồng thời biết vận dụng
một số phương pháp sơ cứu cấp cứu trong một số trường hợp khẩn cấp.


Trình độ sử dụng các thiết bị liên quan đến hoạt động hướng dẫn

Hướng dẫn viên phải có khả năng vận hành các thiết bị để có thể tác nghiệp trong
quá trình hướng dẫn. Những thiết bị mà hướng dẫn viên phải biết sử dụng là máy
tính, máy in, máy scan, máy photocopy, máy fax, điện thoại, máy quay phim, máy
ảnh và một số thiết bị khác.
2. Phẩm chất của hướng dẫn viên
Đại diện cho dân tộc, cho tổ chức, hướng dẫn viên phải biết thể hiện tinh thần tự
hào dân tộc, đề cao cảnh giác trong quá trình hướng dẫn. Để thực hiện tốt nhiệm
vụ hướng dẫn, được khách du lịch tôn trọng, hướng dẫn viên du lịch cần có được
những phẩm chất chính trị cơ bản sau:

- Trung thành với tổ quốc
- Tuân thủ đường lối chính sách và chấp hành pháp luật
- Có ý thức bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội
- Có ý thức bảo vệ văn hóa và thuần phong mỹ tục
- Có ý thức bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của cộng đồng
Ngoài ra, để làm tốt nhiệm vụ hướng dẫn, góp phần vào sự phát triển chung của
đất nước, của ngành, của công ty du lịch, của bản thân và mang lại sự hài lòng
cho du khách, hướng dẫn viên cũng cần hội tụ những phẩm chất nghề nghiệp
sau:

16


- Có đạo đức nghề nghiệp
- Có tinh thần trách nhiệm với ngành
- Có tinh thần trách nhiệm với công ty chủ quản
- Có tinh thần trách nhiệm với du khách
- Có nguyên tắc với bản thân
3. Tác phong của hướng dẫn viên
- Linh hoạt: khả năng chủ động, tác phong nhanh nhẹn rất quan trọng trong công
tác hướng dẫn đặc biệt là khi đối mặt với những tình huống bất ngờ. Một HDV linh
hoạt, tháo vát thường nhận được sự đánh giá cao từ du khách bởi phẩm chất này
thường chứng tỏ bản lĩnh và mức độ chuyên nghiệp của HDV.
- Gần gũi: là cách ứng xử thân thiện với khách. Gần gũi không có nghĩa là thiếu
nghiêm túc mà là sự quan tâm, giúp đỡ du khách mang tính chuyên nghiệp để
thiết lập mối quan hệ tự nhiên thoải mái giữa HDV và du khách.
- Biết quan tâm: biết lắng nghe, thông cảm, quan tâm đến những biểu hiện của du
khách là một phẩm chất quan trọng của HDV. Đây chính là chìa khoá phát hiện
kịp thời những vấn đề nảy sinh để giải quyết. Sự thông cảm là bày tỏ lòng quan
tâm đối với du khách như những cá nhân con người, đối xử với họ như bạn bè,

chia xẻ những nhu cầu và mối lo lắng của họ.
- Biết mình: khả năng suy xét và quan sát chính mình để kịp thời sửa chữa sai sót
một cách nhanh chóng và kín đáo sẽ giúp cho HDV trở nên chuyên nghiệp trong
con mắt của du khách. Ví dụ, khi nhận ra những dấu hiệu mệt mỏi đầu tiên trên
nét mặt du khách, HDV biết mình sẽ tự thấy mình bắt đầu sa đà vào việc giảng
bài cho họ và ngừng lại một cách tự nhiên để đưa ra các câu hỏi thảo luận để
thay đổi tình hình.
- Có đầu óc tổ chức: công việc của HDV rất phức tạp và đa dạng đòi hỏi họ phải
biết tổ chức, sắp xếp công việc hợp lý trong mọi tình huống mà không quên bất cứ
điều gì hay bị rơi vào tình trạng lúng túng, đảm bảo thực hiện chuyến tour theo
chương trình, đồ ăn được cung cấp, vé vào cửa đã sẵn sàng ...

17


- Luôn đúng giờ: HDV luôn phải đến điểm hẹn đúng giờ, hoàn thành chương trình
theo thời gian đã phân phối. Khi chuyến tour bắt đầu, HDV nên điều chỉnh đồng
hồ của mình với du khách và lái xe, như vậy mọi người sẽ rõ về thời gian chuẩn
và trở nên đúng giờ hơn.
- Biết chế ngự cảm xúc: HDVDL là một nghề đầy căng thẳng, đôi khi du khách rất
khó tính, thậm chí vô lý. Họ sẽ đến muộn, sẽ phàn nàn về những điều nằm ngoài
tầm kiểm soát của HDV như thời tiết xấu hay tắc ngẽn giao thông ... Bất chấp điều
này, HDV phải luôn kiên nhẫn và lịch sự giải quyết mọi thắc mắc của khách một
cách hợp lý hợp tình. Nếu bản thân gặp những vấn đề cá nhân có thể gây ảnh
hưởng không tốt đến công việc, HDV nên nghỉ một thời gian và giải quyết cho
xong, bằng không họ phải chắc chắn rằng mình không để những chuyện riêng tư
tác động tiêu cực đến công việc.
- Có nhiều thông tin: HDV còn phải có khả năng hiểu biết và tổ chức thông tin tốt.
Ngoài những kiến thức về văn hoá, lịch sử, con người ..., thông tin họ đưa ra phải
có tính thời sự. HDV luôn phải chịu khó đọc báo, nghe đài để có các thông tin cập

nhật về tình hình trong nước và quốc tế để sử dụng khi cần thiết.
- Có định hướng phục vụ: nghề hướng dẫn là nghề phục vụ, vì vậy HDV phải
được định hướng phục vụ. Tức là HDV cần có khả năng đoán biết mọi nhu cầu
và mong muốn của khách, nhạy cảm với những khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá,
hay tóm lại là luôn đi trước một bước để đáp ứng một cách tốt nhất mọi nhu cầu
của du khách.

18


Câu hỏi và bài tập chương 2
1. Đọc bài: “Tiêu chuẩn hướng dẫn viên du lịch Mỹ” và so sánh với các yêu cầu
đối với vị trí hướng dẫn du lịch mà anh/chị đã học trong chương 2. Anh chị còn
phải trau dồi những kiến thức, phẩm chất nào để trở thành một hướng dẫn viên
du lịch đảm bảo đáp ứng những yêu cầu này.
Tiêu chuẩn hướng dẫn viên du lịch Mỹ:
1. Có tính cách dễ chịu, dễ hòa đồng với tất cả mội người. Để đạt được tiêu
chuẩn này, hướng dẫn viên phải có kiến thức về tâm lý để nhanh hiểu
được đối tượng mà mình phục vụ.
2. Tự tin và biết cách ứng phó với các tình huống đột xuất.
3. Sử dụng thành thạo từ 2 đến 3 ngoại ngữ, thậm chí là 5 ngoại ngữ. Tiếng
Anh được coi là ngôn ngữ chính.
4. Hiểu biết về lịch sử, văn hóa và nền kinh tế của các quốc gia mà hướng
dẫn viên đưa khách đến thăm quan.
5. Có khả năng trả lời nhanh tất cả các câu hỏi của du khách, kể cả những
câu hỏi hóc búa của những nhân vật nổi tiếng.
6. Một hướng dẫn viên du lịch được xem là một bộ bách khoa thư biết đi, biết
nói.
2. Có ý kiến cho rằng “nghề hướng dẫn du lịch chỉ là một nghề nghiệp tạm thời”,
hãy cho biết quan điểm của anh (chị) về vấn đề này.


Chương

3
19


Tổ chức hoạt động hướng dẫn du lịch

Mục tiêu
Sau khi học xong chương 3, sinh viên cần phải:


Nắm được quy trình thực hiện hướng dẫn du lịch cho một đoàn khách từ

công tác chuẩn bị tới khi kết thúc chuyến du lịch


Mô tả được nhiệm vụ của HDV đối với những công việc cần phải được thực

hiện ở mỗi khâu ở trong qui trình hướng dẫn


Xác định được các yếu tố trong chương trình có khả năng tác động đến

hoạt động hướng dẫn du lịch

I. Quy trình hướng dẫn du lịch
Hoạt động hướng dẫn du lịch trải qua một qui trình cơ bản gồm các bước sau:
1. Công tác chuẩn bị

Xem xét hợp đồng phục vụ khách.
Tìm hiểu, nghiên cứu chương trình du lịch.
Chuẩn bị các tài liệu cần thiết liên quan đến tuyến du lịch.
Chuẩn bị một số giấy tờ cần thiết cho việc phục vụ đoàn khách.
Liên hệ để kiểm tra trước việc phục vụ khách tại các cơ sở.
Chuẩn bị phục trang và đồ dùng cá nhân.
2. Đón tiếp khách du lịch

20


Có mặt tại điểm tập kết trước giờ đón khách ít nhất 15 phút.
Kiểm tra tình trạng của phương tiện vận chuyển, hệ thống điều hòa và khuyếch
đại âm thanh.
Nếu đón khách ở cửa khẩu, liên hệ với nhân viên hải quan giúp khách làm các thủ tục
cần thiết.
Khi đón khách: chào khách, tự giới thiệu, giới thiệu lái xe.
Kiểm tra số lượng khách theo danh sách.
Mời khách lên tàu (xe ...), giúp khách đưa hành lý vào nơi quy định, ổn định chỗ
ngồi cho đoàn khách.
Chào mừng đoàn khách, giới thiệu bản thân chi tiết hơn, giới thiệu lái xe, biển số
xe.
Có thể yêu cầu đoàn khách giới thiệu về họ.
Thông báo chương trình hoạt động của đoàn khách và một số thông tin cần thiết khác.
Thông báo một số nội quy chung đối với cả đoàn khách.
3. Sắp xếp việc ăn ở
Đến khách sạn, liên hệ với bộ phận lễ tân làm thủ tục nhận phòng cho khách.
Lập danh sách bố trí phòng cho khách, kê khai danh sách khách vào phiếu đăng
ký hoặc photo danh sách phòng gửi 1 bản tại lễ tân.
Hướng dẫn khách về phòng, nhắc nhở khách chương trình của đoàn và một số vấn

đề cần thiết.
Thông báo cho các bộ phận phục vụ về số lượng, đặc điểm tiêu chuẩn, chế độ ... của
đoàn.
Đặt thực đơn ít nhất 6 tiếng trước giờ ăn của khách.
Có mặt trước giờ ăn để kiểm tra việc thực hiện hợp đồng.

21


Mời khách vào phòng ăn, giúp đoàn ổn định chỗ ngồi, quan sát để kịp thời phục vụ yêu
cầu của khách.
Ký xác nhận hóa đơn.
4. Tổ chức tham quan du lịch và thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn:
Thực hiện đúng chương trình, đưa khách tham quan các điểm đã ghi trong lịch
trình.
Thống nhất với lái xe, lựa chọn tuyến đường thuận tiện và an toàn nhất.
Thuyết minh giới thiệu tại các điểm du lịch, và những nội dung liên quan đến tuyến
du lịch.
Sau mỗi ngày, hạch toán các khoản chi phí và viết nhật ký chuyến đi.
5. Tiễn đoàn và làm các thủ tục thanh toán:
Thông báo các quy định về thời gian chuẩn bị hành lý, giờ giấc, địa điểm xuất phát.
Làm thủ tục thanh toán với cơ sở lưu trú.
Nhắc khách kiểm tra hành lý và giấy tờ tùy thân.
Chào tạm biệt và cảm ơn khách.
Sẵn lòng giúp khách mang hành lý, làm thủ tục xuất cảnh nếu cần thiết.
Sau khi tiễn khách, làm báo cáo hướng dẫn, nộp hóa đơn, giấy tờ và làm các thủ
tục thanh toán ở những bộ phận liên quan.

II. Các yếu tố tác động đến hoạt động hướng dẫn du lịch
1. Khách du lịch


22


Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học,
làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.4 Khách du lịch có thể được
phân chia thành các nhóm chính như sau:
- Khách du lịch ba lô (backpacker/budget tourist): là những người đi du lịch với
một ngân quỹ hạn hẹp, thường là những người trẻ tuổi, có xu hướng đi du lịch
trong khoảng thời gian dài. Vì khả năng tài chính có hạn nên khách du lịch ba lô
thường cân nhắc rất cẩn thận khi chi tiêu. Họ thường ít khi tham gia vào các tour
du lịch được thiết kế sẵn mà tự mình đến thăm các địa điểm du lịch và họ hay đi
bộ.
- Khách đi du lịch theo đoàn (group): là khách du lịch đi theo đoàn trong các tour
du lịch trọn gói. Tuy có HDV đi kèm, họ vẫn thường nhờ các công ty du lịch địa
phương cung cấp HDV và các chuyến tour địa phương.
- Khách du lịch nhiều tuổi (senior): là những du khách từ 50 tuổi trở lên, thường đi
du lịch theo đoàn và mua những tour du lịch trọn gói.
- Khách du lịch doanh nhân (bussiness people): là khách sử dụng thời gian rỗi
trong các chuyến công vụ để tham gia vào những tour du lịch, thường chỉ trong
một khoảng thời gian ngắn.
- Khách du lịch gia đình (family): là loại khách khá phổ biến, có đặc điểm nhận
dạng là một hay nhiều trẻ em dưới 18 tuổi đi cùng với một người lớn.
- Khách mời (visitor): là du khách đến một điểm du lịch theo lời mời của những
người thân trong gia đình hay bạn bè.
- Những loại du khách khác: hiển nhiên là có bao nhiêu đối tượng đi du lịch thì có
bấy nhiêu loại khách. Ngoài những loại khách kể trên, còn có những loại khách
khá đặc biệt khác đó là: khách du lịch tàn tật, khách du lịch trẻ em ...
Tóm lại, những nhóm khách khác nhau có những nhu cầu và sở thích khác nhau
cần được quan tâm và đáp ứng. Vì vậy, chương trình của các chuyến du lịch

trong một chừng mực nhất định nên được điều chỉnh đôi chút để mang lại sự hài
lòng cho những vị khách này.

4

Luật Du lịch

23


2. Hình thức và thời gian của chương trình du lịch


Phân loại chương trình dựa trên địa điểm tham quan:

- Chương trình du lịch tham quan thành phố (City sightseeing local tour): là những
chuyến du lịch tới các điểm du lịch khác nhau trong một thành phố cụ thể, có tính
tổng quát hơn những chuương trình du lịch khác nên thu hút được phần lớn du
khách. Xe buýt (hoặc thuyền đối với những thành phố có hệ thống giao thông
đường thuỷ) thường được sử dụng trong những chương trình này, thường kéo
dài từ 1-3 giờ hay cũng có khi lâu hơn, luôn có HDV đi cùng.
Chương trình du lịch tham quan Hà Nội là một thí dụ điển hình của loại hình city
tour này. Chuyến tour bắt đầu lúc 8h sáng - 4h chiều, qua các điểm du lịch: Phố
cổ Hà Nội, Thành Hà Nội, Khu di tích Hồ Chủ Tịch, đền Quán Thánh, chùa Trấn
Quốc, Bảo tàng Dân tộc học, Văn Miếu Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn. Trong đó
du khách sẽ đi vào thăm quan Khu di tích Hồ Chủ Tịch, Bảo tàng Dân tộc học, và
Văn Miếu mỗi điểm từ 1-2 tiếng, các điểm còn lại du khách chỉ đi qua, quan sát
hoặc tham quan trong một khoảng thời gian ngắn (15-30) như đền Quán Thánh,
chùa Trấn Quốc, đền Ngọc Sơn.
- Chương trình du lịch tại một địa điểm (Single-site local tour): là chương trình du

lịch trong đó khách chỉ tới thăm quan một điểm du lịch, có thể có hoặc không có
HDVDL. Trong trường hợp khách đến thăm một điểm du lịch mà điểm du lịch này
không phải là một phần của chương trinh trọn gói, không có HDV đi cùng hay
HDV tại chỗ, các ấn phẩm giới thiệu (thường là tờ gấp) về điểm du lịch thường có
sẵn tại đó và du khách sẽ đi thăm quan điểm du lịch với các tờ gấp này.
Ví dụ khi du khách đến thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám và không có HDV đi kèm,
họ có thể mua một tờ gấp giới thiệu về điểm du lịch này và tự đi tham quan.
- Chương trình du lịch trong ngày (Short excursion local tour): là những chuyến đi
trong ngày, tới các điểm du lịch phụ cận của thành phố, thường có một chặng nghỉ
dọc đường hay ngay tại địa điểm du lịch. Vì đặc thù và giới hạn về thời gianncủa
chúng, thời gian đi từ thành phố hay từ những điểm đón khách đến địa điểm tham
quan nhìn chung đều dưới 2 tiếng.

24


Chương trình du lịch Hà Nội - Ninh Bình: Hoa Lư, Tam Cốc, Bích Động hay
chương trình du lịch Hà Nội - Hà Bắc: chùa Dâu, chùa Keo, làng tranh Đông Hồ là
những tour điển hình của loại hình này.


Phân loại chương trình dựa trên chủ đề chuyến đi:

Chương trình du lịch tổng hợp (General tour): thường kéo dài trong 3 tiếng, cho
du khách cái nhìn tổng quát về một thành phố hay địa điểm du lịch, được tổ chức
đều đặn, thường xuyên, có một hay nhiều điểm đón khách tới những điểm du lịch
nổi tiếng và được thực hiện bằng những thứ tiếng khác nhau.
Chương trình du lịch ban đêm (Visit-by-night tour): là một dạng đặc biệt của
general tour, chỉ khác là được tổ chức vào ban đêm và chỉ có thể thực hiện được
ở những thành phố có hệ thống chiếu sáng tốt. Các chương trình này thường thu

hút được những cặp tình nhân, vợ chồng mới cưới hay những người lãng mạn
thuộc mọi lứa tuổi, không thích hợp đối với khách du lịch đi theo gia đình.
Chương trình du lịch mang tính lịch sử (Historical tour): là chuyến du lịch tới các di
tích lịch sử hay có tính chất lịch sử. Những chương trình này đòi hỏi HDV phải rất
am hiểu về lịch sử của vùng du lịch và có khả năng giới thiệu với phong cách tự
nhiên, sinh động và lôi cuốn để kích thích trí tưởng tượng của du khách.
Chương trình du lịch văn hoá/nghệ thuật (Cultural/artistic tour): là chuyến du lịch
trong đó một hay các loại hình văn hoá, biểu diễn nghệ thuật tiêu biểu cho nền
văn hoá của dân tộc hay của địa phương được giới thiệu tới du khách.
Chương trình du lịch tự nhiên (Natural/scenic tour): chuyến du lịch đưa khách đến
những điểm du lịch có cảnh đẹp tự nhiên. Du lịch thể thao hay du lịch mạo hiểm
cũng là những dạng đặc biệt của loại hình du lịch này, chương trình này không chỉ
cho phép du khách tới thăm các cảnh đẹp mà còn cho họ cơ hội tham gia vào các
hoạt động thể thao theo sở thích.
Chương trình du lịch có đề tài chiến tranh (Military tour): là những chương trình
du lịch tới thăm các viện bảo tàng chiến tranh, các địa điểm đã từng diễn ra những
trận đánh nổi tiếng.
Chương trình du lịch sinh thái (Eco-tour): là chương trình du lịch có mục đích
hướng về cội nguồn thiên nhiên để tạo ra sự hiểu biết về lịch sử tự nhiên và văn

25


×