Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.51 KB, 20 trang )

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: hiệu quả kinh tế của Doanh nghiệp/ đơn vị là
một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ và năng lực quản trị, đảm bảo sử dụng tất cả các
nguồn lực của DN nhằm đạt được kết quả nhất định với chi phí tối thiểu.
Qua quan điểm trên, ta thấy hiệu quả kinh tế của Doanh nghiệp/ đơn vị được
biểu hiện qua 02 phạm trù đó là kết quả và chi phí.
Kết quả là những gì đạt được sau quá trình kinh doanh được đo bằng các chỉ tiêu
như doanh thu, lợi nhuận, sản lượng.
Chi phí là toàn bộ những hao phí lao động sống và vật hoá vào sản phẩm kinh
doanh cho 1 thời kỳ nhất định thường được tính theo tháng, quý, năm .
Hiệu quả kinh tế hay hiệu quả sản xuất kinh doanh trước hết là một đại lượng so
sánh giữa đầu ra và đầu vào, so sánh giữa hiệu quả đạt được và các chi phí sản xuất
kinh doanh, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của xã hội, thước đo của hiệu quả
là sự tiết kiệm chi phí lao động xã hội, tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa hoá kết quả đạt
được hoặc tối thiểu hoá chi phí, là nhà kinh doanh làm thế nào để tối đa hoá kết quả đạt
được và tối thiểu hoá chi phí là một nhiệm vụ hàng đầu.
Quan điểm thứ hai do ngành thống kê đưa ra: hiệu quả sản xuất kinh doanh là
một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ
khai thác các nguồn lực với chi phí, trình độ, các nguồn lực đó trong quá trình tái sản
xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh.
Ngoài ra còn có các quan điểm khác như: hiệu quả nghĩa là không lãng phí, hay
hiệu quả sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu so sánh biểu hiện mức độ chi phí trong một
đơn vị hữu ích và mức tăng khối lượng kết quả hữu ích của lao động sản xuất trong một
thời kỳ nhất định, hay hiệu quả sản xuất là là mức độ hữu ích của sản phẩm được sản
xuất tức là giá trị sử dụng của nó chứ không phải là giá trị.
Tóm lại, tất cả các quan điểm về hiệu quả kinh tế (hoặc hiệu quả sản xuất kinh
doanh) đều xoay quanh mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào, với đầu vào là ít nhất và
đầu ra là cao nhất trong đó có thể đề cập đến các lợi ích của xã hội. Hiệu quả sản xuất
kinh doanh không chỉ là thước đo về mặt chất lượng, không những phản ánh trình độ tổ


chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của mọi doanh nghiệp/đơn vị; hiệu
quả sản xuất kinh doanh càng cao doanh nghiệp càng đứng vững trên thương trường
nhờ đó nâng cao được sức cạnh tranh, đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, công nghệ
hiện đại ...tạo điều kiện nâng cao đời sống cho CBCNV và hoàn thành nghĩa vụ đối với
Nhà nước. Vì vậy, khi nhận xét đánh giá hiệu quả kinh tế của Doanh nghiệp ta phải đặt
nó trong mối quan hệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để hiệu quả kinh tế là thước
đo cho sự tăng trưởng kinh tế, là chỗ dựa cơ bản để đánh giá mục tiêu sản xuất của từng
đơn vị kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY CAO SU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ SẢN XUẤT
1.2.1. Đặc điểm sinh học
Cây cao su có nguồn gốc ở Nam Mỹ, mọc hoang dại tại vùng Amazon khi được
nhân trồng trong sản xuất với mật độ từ 400 -571 cây/ha và chu kỳ sống được giới hạn
lại từ 30 - 40 năm, chia làm 2 thời kỳ:
- Thời kỳ kiến thiết cơ bản (TKKTCB) :
Là khoảng thời gian 07 năm của cây cao su tính từ khi trồng cây. Đây là khoảng
thời gian cần thiết để vanh thân cây cao su đạt 50 cm đo cách mặt đất 1m. Tuỳ điều kiện
sinh thái, chăm sóc và giống, ở điều kiện sinh thái đặc thù của vùng duyên hải miền
Trung, thời gian KTCB phổ biến là từ 7 - 8 năm. Tuy nhiên, với điều kiện chăm sóc,
quản lý vườn cây đúng quy trình, chọn giống và vật liệu trồng thích hợp thì có thể rút
ngắn thời gian KTCB từ 06 tháng đến 01 năm.
- Thời kỳ kinh doanh (TKKD):
Là khoảng thời gian khai thác mủ cao su, cây cao su được khai thác khi có trên
50% tổng số cây có vanh thân đạt từ 50 cm trở lên, giai đoạn kinh doanh có thể dài từ
25 - 30 năm. Trong giai đoạn này cây vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng ở mức thấp hơn
nhiều so với giai đoạn KTCB. Sản lượng mủ thấp ở những năm đầu tiên, sau đó cao dần
ở những năm cạo thứ ba, thứ tư đến năm thứ năm, năm thứ sáu năng suất đạt cao dần và
ổn định. Sau giai đoạn trung niên khi cây ở tuổi cạo từ năm thứ 18 trở đi năng suất giảm
nhanh do ảnh hưởng tới các yếu tố sinh lý, gãy đổ do mưa bão, bệnh… làm giảm mật
độ vườn cây đồng thời năng lực tái tạo mủ của cây cũng giảm sút. Các yếu tố này là

nguyên nhân trực tiếp làm giảm năng suất mủ cao su.
1.2.2. Đặc tính của mủ cao su
Mủ nước là sản phẩm chính thu được từ mủ cao su. Mủ nước là một dung dịch
thể keo, màu trắng đục như sữa hoặc có màu hơi vàng hoặc hơi hồng tuỳ theo giống
cây. Mủ nước có tỷ trọng từ 0,974 ( khi mủ có độ DRC = 40%) đến 0,991 ( khi DRC =
25%)
Thành phần mủ nước trung bình gồm:
- Cao su = 30 - 40%, Nhựa ( Resine) = 1,5 - 2%, Nước = 55 - 60%, đường,
Indositol = 1%, Protêin = 2%, Chất khoáng = 0,5 - 1%.
Trong mủ nước có nhiều loại hạt như: phân tử cao su, hạt Lutoid, hạt Frey -
Wyssling ... chứa trong 1 dung dịch gọi là mủ thanh. Mủ thanh có cấu tạo gồm nước có
hoà tan nhiều chất muối khoáng, Acid, đường, muối hữu cơ, kích thích tố, sắc tố,
enzym, có PH = 6,9 và có điểm đẳng điện thấp. Kết quả theo dõi cho thấy mủ nước thu
được vào buổi trưa có chứa hàm lượng đường, prôtein và tro là 300%, 100% và 50% so
với mủ nước buổi sáng.
1.2.3. Vai trò và giá trị kinh tế của cây Cao su
Cây cao su từ khi trở thành hàng hoá, công dụng của nó ngày càng được mở
rộng. Hiện nay mủ cao su trở thành một trong bốn nguy ên liệu chính của Ngành công
nghiệp thế giới. Nó đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ. Sản phẩm cần dùng đến
cao su có thể kể đến các loại sau: lốp ô tô chiếm 70% sản lượng cao su thế giới, kế đến
là cao su dùng để làm ống băng truyền, đệm giảm xóc, vật liệu chống mài mòn, các
thiết bị hàng không, dụng cụ gia đình và dụng cụ thể thao ...
Ngoài giá trị mủ cao su, cây cao su còn có thể cung cấp một lượng gỗ lớn, mặt
hàng đồ gỗ cao su Việt Nam chiếm khoảng 10% trong tổng giá trị đồ gỗ xuất khẩu, giá gỗ
cao su có thể dao động từ 400 - 600 USD/m
3
( bản tin cao su Việt Nam số 10 ngày
30/07/2006). Hàng năm sau năm thứ 7, cây cao su có thể cung cấp khoảng 200 - 300 kg
hạt/ha với hàm lượng dầu khoảng 10 - 20% trọng lượng hạt; lượng prôtêin trong hạt, dầu
cao su có thể dùng trong công nghệ sơn, vecni, xà phòng, làm chất độn pha thuốc kích

thích mủ cao su hoặc nếu được xử lý thích hợp có thể dùng làm dầu thực phẩm; cuối
cùng việc trồng cao su đem lại những lợi ích về môi trường, về rừng phòng hộ, phủ xanh
đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn đất góp phần xây dựng chương trình XĐGN, ổn
định xã hội thông qua việc tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc ở các vùng sâu,
vùng xa và là môi trường tốt để nuôi ong.
Về giá trị thương mại của mủ cao su thiên nhiên là loại nguyên liệu độc quyền
trong trong thời gian đầu của thế kỷ XX, sau chiến tranh thế giới thứ II sự xuất hiện của
cao su nhân tạo làm từ dầu mỏ, cao su thiên nhiên bị cạnh tranh gay gắt trong nhiều
thập kỷ. Do cao su là sản phẩm quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp nên giá mủ
cao su luôn ổn định trong thời gian dài. Tuy vậy, những năm gần đây cùng với thị
trường Trung Quốc rộng lớn nhập khẩu cao su Việt Nam trên 70% kế đến là thị trường
Nga, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ và một số nước khác; cũng như chất lượng mủ càng ngày
càng được cải tiến nên giá cao su xuất khẩu bình quân 2.054 USD/tấn ( bản tin cao su
Việt Nam - số 10 ngày 30/07/2006) đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho đất nước
tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ.
1.2.4. Điều kiện và yêu cầu để phát triển sản xuất Cao su
Để cây Cao su phát triển tốt và cho hiệu quả cao cần chú ý đến các yêu cầu về kỹ
thuật trồng. Các yêu cầu đó là:
- Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều với nhiệt độ thích hợp từ 25 -
30
0
C. Các vùng trồng cao su trên Thế giới hiện nay phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt đới
có nhiệt độ bình quân năm bằng 28
0
+ 2
0
C và biên độ nhiệt trong ngày là 7 - 8
0
C. Ở
nhiệt độ 25

0
C năng suất cây đạt mức tối hảo, nhiệt độ mát dịu vào buối sáng sớm ( 1 - 5
giờ sáng) giúp cây sản xuất mủ cao nhất.
- Lượng mưa: Cây cao su có thể trồng ở các vùng đất có lượng mưa từ 1.500 -
2.000 mm nước/năm. Ở những nơi không có điều kiện đất thuận lợi, cây cao su cần
lượng mưa từ 1.800 - 2.000 mm nước/năm. Các trận mưa lớn kéo dài nhất là các trận
mưa buổi sáng gây trở ngại cho việc cạo mủ và đồng thời làm tăng khả năng lây lan,
phát triển của các loại nấm bệnh gây hại trên mặt cạo cây cao su.
- Gió: gió nhẹ 1 - 2m/s có lợi cho cây cao su vì gió giúp cho vườn cây thông
thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa. Trồng cao su ở
nơi có gió mạnh thường xuyên, gió bão, gió lốc sẽ gây hư hại cho cây cao su, làm bị
gãy cành, gãy thân, đổ cây, rễ cây cao su không phát triển sâu và rộng được.
- Giờ chiếu sáng, sương mù:
+ Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của cây và như
thế ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất mủ của cây. Ánh sáng đầy đủ giúp cây
ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao. Giờ chiếu sáng được ghi nhận tốt cho cây
cao su bình quân là 1.800 - 2.800 giờ /năm và tối thiểu khoảng 1.600 giờ - 1.700
giờ/năm.
+ Sương mù nhiều gây một tiểu khí hậu ướt tạo cơ hội cho các loại nấm bệnh
phát triển và tấn công cây cao su như trường hợp bệnh phấn trắng ...
- Đất đai
Cây cao su có thể sống được trên hầu hết các loại đất và phát triển trên các loại
đất mà các cây khác không thể sống được. Cây cao su phát triển ở vùng khí hậu nhiệt
đới ẩm ướt nhưng thành tích và hiệu quả kinh tế của cây là một vấn đề cần lưu ý hàng
đầu khi nhân trồng cao su trên quy mô lớn, do vậy việc chọn lựa các vùng đất thích hợp
cho cây cao su là một vấn đề cơ bản cần được đặt ra.
Vùng Duyên hải miền Trung, trong đó Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và đặc
biệt là huyện Hương trà nói riêng có 04 dạng địa hình chính là: vùng ven biển, vùng
đồng bằng, vùng gò đồi và vùng núi. Trong đó: Cây cao su thích hợp với các vùng đất
gò đồi có độ cao trình thích hợp nhất từ 200 - 600 m. Điều này là một thuận lợi lớn của

địa phương trong việc nhân rộng diện tích cây cao su. Càng lên cao càng bất lợi do độ
cao của đất có tương quan với nhiệt độ thấp và gió mạnh.
- Độ dốc
Độ dốc đất có liên quan đến độ phì đất. Đất càng dốc, xói mòn càng mạnh khiến
các dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp đất mặt bị mất đi nhanh chóng. Khi trồng cao
su trên các vùng đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất chống xói mòn như
hệ thống đê, mương, đường đồng mức ... Hơn nữa các diện tích cao su trồng trên đất
dốc sẽ gặp khó khăn trong việc cạo mủ, thu mủ và vận chuyển mủ. Do vậy, trong điều
kiện có thể lựa chọn được nên trồng cao su ở đất có ít dốc.
Nhận thức được vấn đề này, trong việc phát triển cây Cao su ở huyện Hương Trà
đã chú ý đến độ dốc: đối với những Xã đất có độ dốc dưới 10
0
thì trồng theo hàng
ngang (cây cách cây 3m, hàng cách hàng 6m), với đất có độ dốc trên 10
0
thì trồng theo
đường đồng mức để giảm thiểu tác động của gió bão ảnh hưởng tới sự phát triển của
cây.
Ngoài ra, với khí hậu mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc vùng khí
hậu trung du núi thấp, có nhiệt độ trung bình năm là 25
0
C; tầng đất dày > 120 cm, lượng
mưa trung bình năm: 1.500 - 2.500
mm
/năm, số ngày mưa bình quân năm: 150 ngày; số
giờ nắng cả năm: 2.266 giờ là điều kiện thích hợp cho cây cao su phát triển.
* Các yêu cầu kỹ thuật trồng cao su
Do cây cao su có chu kỳ sống dài trên 30 năm, đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn,
thời gian đầu tư ban đầu ( Kiến thiết cơ bản) kéo dài nhiều năm ( từ 7 - 8 năm) cho nên
tất cả các khâu trong công tác trồng phải được chuẩn bị chu đáo và triển khai đúng quy

trình.
Mục tiêu của công tác trồng cao su là phải tạo nên một vườn cây có:
- Mật độ đông đặc tốt ( đảm bảo 95% mật độ thiết kế vào năm trồng) và tỷ lệ
đồng đều cao để khi đưa vào khai thác số cây cạo nhiều sẽ cho sản lượng cao.
- Rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản bằng cách đầu tư thâm canh, chọn đất
thích hợp đối với quy mô phát triển cao su đại điền nên chọn các vùng liền khoảnh có
diện tích tương đối tập trung nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư đường vận chuyển và nhất
là việc quản lý được tập trung, tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặc sẽ mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
- Cần lưu ý nền đất là một trong những yếu tố cơ bản có tính quyết định đến hiệu
quả kinh tế của vườn cây. Việc chọn đất là mục tiêu xác định và xếp hạn các diện tích
đất có khả năng trồng cao su, cây cao su thích hợp vùng đất cao, thoáng không bị ngập
hoặc úng nước.
Khai hoang nên kết hợp cả 2 phương pháp: khai hoang thủ công và khai hoang
cơ giới để khai thác tận dụng quỹ đất và liền vùng liền thửa. Công tác khai hoang càng
đảm bảo chất lượng thì việc chăm sóc vườn cây về sau càng thuận lợi ít tốn kém.
- Chống xói mòn: trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, hiện tượng xói mòn, rửa trôi
đất xảy ra ngay sau khi thảm thực vật tự nhiên bị đốn hạ, mức độ xói mòn càng nghiêm
trọng trên các đất dốc, đất sườn đồi. Vì vậy cần áp dụng các biện pháp chống xói mòn
như che phủ mặt đất bằng một thảm thực vật, trồng cao su theo đường đồng mức...
* Các loại bệnh
Cũng như các loài thực vật khác, cây cao su là mục tiêu tấn công của một số loài
bệnh hại. Theo ước tính của các cơ quan thống kê quốc tế, sâu bệnh đã làm mất 20%
sản lượng cao su thiên nhiên thế giới , trong đó các loại bệnh làm mất 15% sản lượng.
Các loại bệnh cao su hầu hết đều đã được phát hiện, định danh rất sớm phổ biến
như bệnh phấn trắng lá, bệnh héo đen đầu lá, bệnh rụng lá mùa mưa, bệnh nấm hồng, bệnh
loét sọc mặt cạo, bệnh thối mốc mặt cạo, bệnh khô mủ ... Mức độ tác hại của mỗi loại bệnh
thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai, phương pháp chăm sóc ... dẫn đến các
loại bệnh gây tác hại trầm trọng ở một vùng nhưng ở vùng khác thì mức độ ảnh hưởng loại
bệnh này lại rất nhẹ hay hầu như không được ghi nhận.

Tuy nhiên, với quy mô phát triển cao su ra các vùng Duyên hải miền Trung và
các tỉnh phía Bắc đồng thời với việc giao lưu và di chuyển của người và thực vật không
được kiểm dịch thích hợp thì việc xâm nhập và phát triển các loại bệnh trên vẫn có
nguy cơ xuất hiện tại các vùng này. Kinh nghiệm cho thấy trong cùng một vùng sinh
thái dễ nhiễm bệnh, mức độ bệnh được ghi nhận là nhẹ trên các diện tích có phòng trị
bệnh kịp thời so với mức độ bệnh nặng ở các diện tích không được phòng trị đúng mức.
Ở huyện Hương Trà, một số diện tích đã xuất hiện bệnh: loét sọc mặt cạo và nứt
vỏ xì mủ (khoảng 1- 2% số cây trên 1 ha) đã làm giảm đi sản lượng mủ đáng kể.
Để việc phòng trị bệnh có hiệu quả, cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp
sau:
- Phải có một đội ngủ bảo vệ thực vật tương xứng với quy mô diện tích và tình
trạng bệnh hại. Đội ngủ bảo vệ thực vật và công nhân phải được tập huấn nâng cao tay
nghề cũng như trình độ hiểu biết về các loại bệnh.
Thường xuyên kiểm tra vườn cây nhất là các thời điểm bộc phát của mỗi loại
bệnh. Phải định danh đúng loại bệnh và xác định đúng mức độ bệnh.
- Đối với vườn cây khai thác, một số bệnh xảy ra vào mùa mưa, có độ ẩm cao và
nhiệt độ thấp, cần phòng tránh không cạo mủ khi cây còn ướt, vườn cây phải sạch cỏ,
thông thoáng, thường xuyên làm vệ sinh mặt cạo.
- Ngay sau khi phát hiện bệnh, phải triển khai ngay việc phòng trị để giảm bớt tác
hại của bệnh đồng thời nâng cao hiệu quả và giảm chi phí cho việc chữa bệnh.
- Sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng và đúng phương pháp để dập tắc
ngay sự lây lan của bệnh.
- Sau mỗi đợt trị bệnh, phải kiểm kê đánh giá lại mức độ bệnh để có kế hoạch
hữu hiệu cho đợt trị bệnh tiếp theo.
* Kỹ thuật khai thác mủ
Khai thác mủ (cạo mủ) là tạo nên một vết cắt lấy đi một khoảng vỏ trên vỏ kinh
tế của cây cao su. Động tác này chủ yếu là cắt ngang các ống mủ nằm trong lớp vỏ cạo
khiến cho chất dịch đang chưa trong ống mủ chảy tràn ra ngoài để thu được một sản
phẩm đặc biệt gọi là mủ cao su.
Các nước trồng cao su trên thế giới đã đầu tư nhiều công sức để nghiên cứu tìm

các biện pháp cạo mủ hợp lý nhằm đảm bảo chẳng những thu được mức sản lượng tối đa
tại thời điểm khai thác mà còn phải đảm bảo sức khoẻ cho cây để có thể khai thác đủ niên
hạn kinh tế của cây. Cho đến nay, việc cạo mủ cao su là một công tác được lặp lại hầu
như suốt năm theo một định kỳ nhất định ( 2 - 3 ngày/lần) và kéo dài từ 20 - 30 năm.
Sản lượng khai thác mủ cao su phụ thuộc vào:
- Tiêu chuẩn cây cạo
Cây đạt tiêu chuẩn thu hoạch ( mỏ cạo) khi bề vòng thân cây đo cách mặt đất 1
m đạt từ 50 cm trở lên, độ dày vỏ ở độ cao 1 m cách mặt đất phải đạt từ 6 mm trở lên.

×