Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Cơ sở lý luận liên quan tiền lương và tiền công trong kinh doanh khách sạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.88 KB, 20 trang )

Cơ sở lý luận liên quan tiền lương và tiền công trong kinh doanh khách sạn
1. Một số khái niệm liên quan đến kinh doanh khách sạn
Để có những biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền công và tiền lương
trong lĩnh vực khách sạn trước hết nhà quản trị cần có những hiểu biết nhất định
về kinh doanh khách sạn, con người lao động... trong khách sạn. Đó chính là lý
do mà người viết đề cập đến những khái niệm dưới đây:
* Kinh doanh khách sạn: Là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch
vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu
cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.
* Sản phẩm của khách sạn: Là tất cả những dịch vụ và hàng hoá mà khách sạn
cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kể từ khi họ liên hệ với khách
sạn lần đầu để đăng ký buồng cho tới khi tiêu dùng xong và rời khỏi khách sạn.
* Đặc điểm của sản phẩm khách sạn:
-Sản phẩm của dịch vụ khách sạn mang tính vô hình
-Sản phẩm khách sạn là dịch vụ không thể lưu kho cất trữ được
-Sản phẩm khách sạn có tính cao cấp
-Sản phẩm khách sạn có tính tổng hợp cao
-Sản phẩm khách sạn chỉ đuợc thực hiện với sự tham gia trực tiếp của
khách hàng
-Sản phẩm khách sạn chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật
chất kỹ thuật nhất định.
*Đặc điểm của lao động trong khách sạn:
- Lao động trong khách sạn chủ yếu là lao động dịch vụ
- Tính chuyên môn hoá cao dẫn đến khó thay thế trong lao động.
- Khó có khả năng cơ khí hoá, tự động hoá dẫn đến số lượng lao động
nhiều trong một thời gian và không gian, tạo chuyên môn nghề nghiệp dẫn đến
việc khó khăn trong việc tổ chức quản lý điều hành.
- Thời gian làm việc trong khách sạn phụ thuộc chủ yếu vào thời gian tiêu
dùng của khách.
- Cường độ lao động không đồng đều mang tính thời điểm cao, đa dạng
phức tạp


- Các đặc điểm về độ tuổi, giới tính, hình thức, trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, ngoại ngữ.
- Các đặc điểm của quy trình tổ chức lao động( giờ trong ngày, ngày
trong tuần, tuần trong tháng, tháng trong năm).
Tất cả các đặc điểm trên đặt ra cho công tác quản lý nguồn nhân lực của
khách sạn phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Vừa tiết kiệm lao động vừa đảm bảo chất lượng lao động trong
khi lao động trong khách sạn có hệ số luân chuyển cao, có xu hướng tăng và lớn
hơn so với các lĩnh vực khác.
Thứ hai: Định mức lao động xác định nhiệm vụ cụ thể chính xác cho từng
chức danh, bảo đảm tính hợp lý công bằng trong phân phối lợi ích cả về vật chất
và tinh thần.
2. Khái niệm liên quan đến vấn đề tiền lương, tiền công
2.1 Khái niệm
Doanh nghiệp muốn phát triển được phải đặc biệt quan tâm đến con người.
Con người phải được xác định là vấn đề trọng tâm chỉ có quan tâm và phát triển
con người mới có thể khai thác được khả năng tiềm ẩn của con người. Và nhân
tố có thể khai thác được khả năng tiềm ẩn của con người chính là lợi ích người
lao động thu được khi họ tham gia lao động có mục đích do đó chính sách, chế
độ tiền lương là một trong những vấn đề trọng yếu liên quan mật thiết và có ảnh
hưởng thường xuyên. Cho nên các nhà quản trị cần phải tìm hiểu bản chất thực
sự của tiền lương, tiền công:
Quan tâm công trước tiên ta cần hiểu thế nào là tiền công?
*C.Mac viết: “ Tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động mà
chỉ là giá trị hay giá cả của hàng hoá sức lao động”.
*Tiền công: là số tiền trả cho người lao động tuỳ thuộc vào số lượng thời gian
thực tế (giờ, ngày), hay số lượng sản phẩm được sản xuất ra, hay tuỳ thuộc vào
khối lượng công việc hoàn thành. Tiền công thường được trả cho người sản
xuất, các nhân viên bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhân viên văn phòng.
* Tiền lương trong nền kinh tế hàng hóa tập trung : Tiền lương là một phần thu nhập quốc dân

được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được nhà nước phân phối một cách có kế hoạch cho
nhân viên căn cứ vào số lượng chất lượng lao động mà mỗi người cống hiến.
*Tiền lương trong nền kinh tế thị trường : Tiền lương là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao
động trả cho người lao động theo giá trị sức lao động, là hao phí trên cơ sở thỏa thuận theo hợp
đồng lao động.
*Tiền lương: Là số tiền trả cho người lao động một cách cố định và thường xuyên theo một
đơn vị thời gian( tuần, tháng, năm).Tiền lương thường được trả cho các cán bộ quản lý và các
nhân viên chuyên môn, kỹ thuật.
*Tiền lượng danh nghĩa: Là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người
lao động. Tiền lương danh nghĩa được hiểu là số tiền người lao động nhận được
nhiều hay ít phụ thuộc vào năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người
lao động, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm làm việc… trong quá trình lao
động.
* Tiền lương thực tế: Là số lượng hàng hóa tiêu dùng và các loại dịch vụ cần
thiết mà người lao động hưởng lương có thể mua được bằng tiền lương danh
nghĩa của họ
* Mức lương tối thiểu: Là số lượng tiền dùng để trả cho người lao động làm
những công việc đơn giản nhất trong điều kiện và môi trường lao động bình
thường nhất không qua đào tạo nghề.
Biểu 1.1 Mức lương tối thiểu qua các năm 2003-2007
Đơn vị: đồng
Năm 2003 2004 2007
Mức lương 290.000 350.000 450.000
Trên đây là các mức lương tối thiểu qua các năm theo quy định của nhà
nước biến động tăng dần qua các năm từ 2003-2007 dựa trên sự biến đổi của giá
cả các mặt hàng. Có rất nhiều cách để xác định tiền lương tối thiểu như: khảo
sát thực tế, tính trượt giá… và cách thường dùng nhất là tính chi phí cho ăn,
mặc, ở đi lại, chi phí học tập, y tế…
Tiền lương tối thiểu theo quy định của Nhà Nước hiện nay là 450.000đ,
áp dụng cho tất cả các thành phần kinh tế trong nước ( Theo quy định của Nhà

nước)
Tuy nhiên, trong thực tế hai thuật ngữ tiền công và tiền lương này thường
được dùng lẫn lộn để chỉ phần thù lao cơ bản, cố định mà người lao động nhận
được trong tổ chức.
2.2.Vai trò của tiền lương, tiền công đối với kinh doanh trong khách sạn
Trong kinh doanh yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất. Con
người điều khiển máy móc thiết bị, con người làm ra sản phẩm đặc biệt là trong
kinh doanh khách sạn thì con người càng được đề cao hơn bởi do đặc điểm
riêng của ngành đòi hỏi. Do vậy mà các nhà quản trị rất chú trọng đến vấn đề
con người ở đây.Tiền lương và tiền công chính là đòn bẩy cho quá trình sản
xuất phát triển, là công cụ thúc đẩy người lao động hăng say và cố gắng hết
mình. Nó duy trì một đội ngũ lao động có trình độ nghiệp vụ cao, tay nghề giỏi
bởi nó là một phần thu nhập cơ bản của người lao động nó nuôi sống người lao
động và gia định họ. Nếu tiền lương, tiền công làm thỏa mãn người lao động nó
sẽ có tác dụng thúc đẩy người lao động làm việc hăng say, dẫn đến kết quả lao
động cao và ngược lại nếu tiền lương, tiền công thấp không công bằng nó sẽ
kìm hãm gây bất mãn cho người lao động, không tạo ra sự gắn bó với doanh
nghiệp và với nghề.
Không những thế tiền lương và tiền công còn có vai trò to lớn đối với
doanh nghiệp khách sạn bởi nó chính là một phần cho chí phí sản xuất, nếu chi
phí sản xuất phù hợp thì phần lợi nhận thu được sẽ cao hơn. Mặt khác, tiền
lương và tiền công còn thúc đẩy nhân viên trong khách sạn làm cho năng suất
lao động tăng lên mang lại doanh thu cao hơn. Ngoài ra, đứng trên góc độ xã
hội nó chính là một phần của thu nhập quốc dân, tiền lương, tiền công tham gia
vào việc xây dựng các công trình đường xá, cầu cống, giảm tỷ lệ thất nghiệp,
gây ảnh hưởng đến vấn đề trượt giá trong xã hội.
2.3 Các chế độ tiền lương
Hệ thống tiền lương của Nhà nước bao gồm hai chế độ tiền lương: chế độ
tiền lương cấp bậc và chế độ tiền lương chức vụ
2.3.1 Chế độ trả lương theo chức vụ

• Khái niệm: Được thiết kế để trả lương cho người lao động trong các tổ
chức quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội và các loại lao động
quản lý trong các doanh nghiệp tuỳ theo chức danh viên chức và thâm
niên nghề nghiệp của người lao động.
• Để xây dựng một chế độ tiền lương chức vụ cần qua 4 bước sau
-Xây dựng các chức danh lao động quản lý.
-Đánh giá mức độ phức tạp công việc.
-Xác định bội số và số lượng bậc lương trrong bảng lương.
-Xác định mức lương bậc 1 và các mức lương khác
2.3.2 Chế độ tiền lương cấp bậc


Khái niệm
Chế độ tiền lương cấp bậc là toàn bộ những quy định của Nhà nước mà
các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, công ty dựa vào đó mà trả lương cho
người lao động theo chất lượng lao động và điều kiện lao động khi họ hoàn
thành một công việc nhất định.
 ý nghĩa
Tạo khả năng điều chỉnh giữa các ngành, giảm tính bình quân trong trả
lương.
Bố trí và sử dụng lao động phù hợp với khả năng và trình độ lành nghề
của người lao động, tạo cơ sở cho kế hoạch, tuyển chọn, nâng cao trình độ tay
nghề.
Khuyến khích người lao động làm việc trong các ngành nghề nặng nhọc

Các yếu tố của chế độ tiền lương theo cấp bậc.
* Thang lương
Là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa các công nhân trong
cùng một nghề hoặc một nhóm nghề giống nhau theo trình độ lành nghề của họ.
- Bậc lương: Là bậc phân biệt trình độ lành nghề của công nhân, được chia từ

thấp đến cao
- Hệ số lương:Là hệ ssố chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nào đó được trả
lương cao hơn người lao động làm ở những công việc được xếp vào mức lương
tối thiểu là bao nhiêu.
*Mức lương: là số tiền dùnh để trả công cho người lao động trong một đơn vị
thời gian phù hợp với các bậc trong thang lương
*Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật: Là văn bản quy định về mức độ phức tạp của
công việc và mức độ lành nghề của công nhân ở một bậc nào đó phải có sự hiểu
biết nhất định về mặt kiến thức lý thuyết và phải làm được nhũng công việc nhất
định tronh thực hành.
 Nội dung của chế độ tiền lương cấp bậc bao gồm:
- Xác định cấp bậc công việc
- Xác định cấp bậc công nhân
2.4. Các hình thức trả công
Người lao động có thể được trả công dưới dạng tiền lương(salary)cố định
theo một đơn vị thời gian như tuần, tháng, năm hoặc dưới dạng tiền công(wage)
được tính toán dựa trên cơ sở số lượng thời gian làm việc thực tế hoặc khối
lượng công việc thực tế đã hoàn thành theo mức tiền công đã được xác định
trước.Tiền lương thường được dùng để trả công cho các nhân viên quản lý, nhân
viên giám sát và các loại nhân viên chuyên môn không giám sát. Còn tiền công(
được đề cập) thường được dùng để trả cho các loại công nhân sản xuất hoặc các
nhân viên ở vị trí công việc ổn định.
2.4.1 Trả công theo sản phẩm
* Khái niệm: Trả công theo sản phẩm là hình thức trả công cho người lao động
dựa trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm (hay dịch vụ) mà họ đã hoàn
thành. Trả công theo sản phẩm là hình thức được áp dụng rộng rãi trong các
doanh nghiệp, được hưởng lương trực tiếp trên sản phẩm của chính người lao
động làm ra.
* Ưu ,nhược điểm:
- Ưu điểm: Mang tính công bằng cao hơn, có tác dụng làm tăng năng suất lao

động của người lao động, khuyến khích người lao động ra sức học tập để nâng
cao trình độ lành nghề, phát huy sáng tạo…ngoài ra còn góp phần nâng cao n
công tác quản lý
- Nhược điểm: Hình thức trả công theo sản phẩm đòi hỏi phải đáp ứng được
một số yêu cầu như: định mức lao động khoa học, kiểm tra nghiệm thu sản
phẩm, tổ chức tốt nơi làm việc.Vì vậy hình thức trả công này khá tốn kém, chi
phí lớn, mất công
* Điều kiện áp dụng.
-Phải xây dựng được mức lao động khoa học làm cơ sở để tính toán đơn giá
tiền công.
-Phải đảm bảo tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc, làm tốt công tác kiểm
tra, nghiệm thu sản phẩm, tránh được hiện tương bỏ qua chất lượng chạy theo số
lượng.
- Làm tốt công tác giáo dục ý thức trách nhiệm và đánh giá thực hiện công việc đối
với người lao động để tránh khuynh hướng chỉ chú ý tới số lượng mà không chú
ý đến chất lượng sản phẩm, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu và máy móc, thiết
bị.
Công thức:TC= ĐG x Qtt
Trong đó: TC- tiền công
ĐG- đơn giá
Qtt- số lượng sản phẩm thực tế
* Các chế độ:
+ Theo sản phẩm trực tiếp cá nhân
=
=
Đối tượng áp dụng.
áp dụng rộng rãi đối với người trực tiếp sản xuất, có thể kiểm tra và nghiệm thu
sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt
Đơn giá cố định được tính theo công thức:
ĐG = L : Q hoặc

ĐG =L x T
Trong đó:
ĐG- Đơn giá sản phẩm
L- Mức lương cấp bậc của công việc
Q- Mức sản lượng
T- Mức thời gian (tính theo giờ)
+ Tiền công thực tế trong kỳ mà một công nhân hưởng theo chế độ trả công sản
phẩm trực tiếp cá nhân được tính như sau:
L
1
= Đ
G
x Q
1

Trong đó:
L
1
: Tiền công thực tế mà công nhân được nhận.
Q
1
: Số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành.
Ví dụ: một công nhân làm công việc bậc 5 , L
5
= 40.000đ/ ngày. Q
ngày
= 5 sản
phẩm, người công nhân đó làm được 400sản phẩm / tháng.
+ Đơn giá tính theo sản lượng
40.000đ

Đ
G
8000đ/sp
5
Tiền công thực tế mà người công nhân đó nhận được trong tháng là:
L
1
= 400 x 8000 = 3.200.000đ/tháng
Ưu điểm: Dễ tính toán, kích thích tạo động lực cho người lao động, tăng năng
suất lao động để tăng thu nhập gắn kết quả với kết quả sản xuất của cá nhân
Nhược điểm: Người lao động chỉ quan tâm đến kết quả sản xuất của mình
chưa có khả năng liên kết với nhau tạo ra kết quả lao động cao hơn

×