Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.35 KB, 11 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
I. KHÁI NIỆM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH
1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế đã và đang được nhiều doanh
nghiệp quan tâm đến. Khi bàn về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các
nhà kinh tế đã đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau:
 Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra tức là giá
trị sử dụng của nó; hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình
kinh doanh.
Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả với kết quả sản xuất kinh doanh, giữa hiệu quả với
mục tiêu kinh doanh.
 Hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế, được phản ánh qua nhịp độ
tăng của các chỉ tiêu kinh tế.
Quan điểm này là phiến diện chỉ đứng trên giác độ biến động theo thời gian.
 Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết quả kinh
tế.
Quan điểm này chỉ biểu hiện bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
 Hiệu quả sản xuất kinh doanh là các chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa
kết quả với chi phí.
Định nghĩa này chỉ đề cập đến cách xác lập các chỉ tiêu,chứ không nói lên ý niệm của
vấn đề.
 Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết quả sản xuất kinh doanh trên mỗi
lao động hay mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh.
Quan điểm này muốn quy hiệu quả sản xuất kinh doanh về một chỉ tiêu tổng hợp cụ thể
nào đó.
Từ nhận xét về các khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh ở trên, ta có một khái niệm
tổng hợp và bao quát hơn:


Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát
triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi
phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh.
Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự
tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế
của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
2.Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.1.Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp
Thị trường là nơi diễn ra mọi hoạt động giao dịch buôn bán, là nơi xuất hiện các cuộc
cạnh tranh gay gắt về giá cả, chất lượng, mẫu mã, quy cách, chủng loại...sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần chiếm lĩnh
được thị trường. Vì thế, thị trường của doanh nghiệp là yếu tố hết sức quan trọng. Nó là
yếu tố quyết định và cũng là yếu tố phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Thị trường đầu vào ảnh hưởng tới tính liên tục và tính hiệu quả sản xuất. Nó ảnh hưởng
trực tiếp đến khả năng cung ứng cho thị trường đầu ra của doanh nghiệp. Thị trường
đầu vào của doanh nghiệp đòi hỏi phải cung cấp hợp lý và kịp thời.
Thị trường đầu ra của doanh nghiệp quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng và hiệu
quả kinh doanh. Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả
cao đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng, dân
số, khả năng của bản thân doanh nghiệp, các yếu tố đầu vào của sản xuất,..., đồng thời
dự đoán được thị trường tương lai để từ đó, doanh nghiệp ra các quyết định và hướng đi
đúng đắn.
2.2. Nhân tố con người.
Nhân tố con người trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ
quan trọng, vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp tham
gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, nhân tố con người ảnh hưởng trực tiếp
tới kết quả sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp nào có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, thể
hiện ở trình độ phân công lao động hợp lý thì hiệu quả của lao động sẽ tăng, còn ngược
lại, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng do xảy ra tình trạng nơi

thiếu lao động nơi thừa lao động...Bên cạnh đó, tay nghề của mỗi người lao động cũng
có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất của doanh nghiệp, vì nếu người lao động
có tay nghề cao thì sản phẩm của họ làm ra sẽ đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giảm phế
phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu. Trong trường hợp ngược lại, lượng hao phí nguyên vật
liệu sẽ lớn, phế phẩm nhiều,...làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến giảm hiệu quả kinh
doanh.
Do nhân tố con người có tầm quan trọng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch đào
tạo tay nghề cho lao động, đảm bảo quyền làm chủ của mỗi cá nhân, chăm lo tới đời
sống vật chất và tinh thần cho công nhân viên, đồng thời có hình thức thưởng phạt hợp
lý nhằm khuyến khích người lao động có ý thức trách nhiệm, gắn bó, tâm huyết với
doanh nghiệp, và từ đó luôn sẵn sàng làm việc hết khả năng.
2.3. Nhân tố về quản lý.
Bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả cao sẽ cho phép doanh nghiệp sử dụng
hợp lý và tiết kiệm các yếu tố vật chất của quá trình sản xuất kinh doanh, giúp lãnh đạo
doanh nghiệp đề ra những quyết định chỉ đạo kinh doanh chính xác, kịp thời và nắm bắt
được thời cơ. Muốn đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao đòi hỏi doanh nghiệp
phải chú ý tới nhiều nhân tố trong đó có vấn đề về quản lý. Quản lý tốt tức là đã tạo
được sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng giữa các phòng ban, phân xưởng, khai thác tối
đa tiềm năng về lao động, tạo điều kiện cho mọi người, mọi khâu, mọi bộ phận phát
huy đầy đủ quyền chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Để quản lý tốt, doanh
nghiệp phải có đội ngũ cán bộ quản lý nhanh nhạy, nhiệt tình và có kinh nghiệm.
2.4. Nhân tố về kỹ thuật và công nghệ.
Kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng mạnh tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nó cho phép doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường, tăng vòng quay vốn lưu động, tăng lợi nhuận, đảm
bảo quá trình tái sản xuất mở rộng được diễn ra nhanh và mạnh.
3. Những biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, ta so sánh kết quả đầu ra và chi phí đầu vào
trong một quá trình. Ta có:
VµoÇu§PhÝChi

RaÇu§¶QuKÕt
H =
Muốn tăng H thường có những biện pháp sau:
 Thứ nhất: giảm đầu vào, đầu ra không đổi.
 Thứ hai: giữ nguyên đầu vào, tăng đầu ra.
 Thứ ba: giảm đầu vào, tăng đầu ra.
 Thứ tư: tăng đầu vào, tăng đầu ra nhưng tốc độ tăng đầu ra lớn hơn tốc độ tăng đầu
vào.
Thực tế cho thấy, đất nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang
nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước đã có nhiều đổi sắc về mọi
mặt của đời sống xã hội. Song quá trình quản lý, điều hành sản xuất còn bất hợp lý dẫn
đến việc sử dụng lãng phí các nguồn lực làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Khi ta
giảm đầu vào thì đầu ra khó có thể không đổi hoặc tăng. Nên hiện nay có hai biện pháp
chủ yếu được doanh nghiệp chú ý quan tâm đó là biện pháp thứ hai và biện pháp thứ tư.
Trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn đứng vững
và đi lên đòi hỏi phải thường xuyên đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm. Tức là,
doanh nghiệp cần tăng chất lượng đầu vào với nguyên vật liệu tốt hơn, lao động có tay
nghề cao hơn...sẽ giảm được hao phí nguyên vật liệu, hao phí lao động, năng lượng
thiết bị trên từng đơn vị sản phẩm...Từ đó, ta có được sản phẩm chất lượng cao, giá
thành hạ. Nhưng để sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường và mang lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải xem xét việc quyết định sản xuất sản phẩm đó
có tối ưu hay không...
Vì vậy, để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp cần chú ý các vấn đề sau:
 Nghiên cứu khảo sát nắm bắt nhu cầu của thị trường để xây dựng chiến lược sản
xuất kinh doanh tối ưu.
 Chuẩn bị tốt các điều kiện, các yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh
như nguyên vật liệu, thiết bị sản xuất, kho tàng, bến bãi...nhằm góp phần duy trì
tính liên tục, đáp ứng yêu cầu của sản xuất, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của thị
trường đầu ra cũng như thị trường đầu vào của doanh nghiệp.
 Thường xuyên nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, có các biện pháp

kích thích tinh thần sáng tạo, tích cực trong công việc và gắn bó với doanh nghiệp.
 Mạnh dạn chủ động đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cho phép tăng
nhanh vòng quay của vốn lưu động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm
nguyên vật liệu đầu vào...dẫn đến hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh,
tăng lợi nhuận và có điều kiện để tái sản xuất mở rộng.
 Nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp vì người quản lý có chức năng cơ bản là
hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra các hoạt động của quá trình sản xuất kinh
doanh. Nên trình độ của các nhà quản lý là một trong những nguyên nhân làm cho
doanh nghiệp đi đến thua lỗ phá sản hoặc phát triển đi lên.
 Xác định mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp. Để xác định được mục tiêu
chính xác cần dựa vào hiện trạng thực tế và môi trường hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chiến lược tối ưu nhằm thực hiện được mục tiêu đề
ra.
 Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức cho hợp lý, vì khi cơ cấu tổ chức gọn nhẹ sẽ giúp cho
doanh nghiệp kết hợp được các nguồn lực đồng thời thúc đẩy nguồn lực phát triển,
ngược lại cơ cấu tổ chức cồng kềnh trì trệ là một trong những nguyên nhân phổ
biến làm cho doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả.
II. CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH

×