Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Một số lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.67 KB, 17 trang )

Một số lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh
doanh trong doanh nghiệp
1.1. KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ SXKD, BẢN CHẤT VÀ SỰ CẦN THIẾT
CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SXKD CỦA CÁC DOANH NGHIỆP.
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế với các cơ
chế quản lý khác nhau thì có các nhiệm vụ mục tiêu khác nhau, và ngay cả
trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cũng có những mục tiêu
khác nhau. Mặc dù như vậy, có thể nói trong cơ chế thị trường nước ta hiện
nay, mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu lâu dài và bao
trùm là nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một
chiến lược phát triển đúng đắn, linh hoạt phù hợp với môi trường đầy biến
động. Đồng thời, doanh nghiệp phải tận dụng tối đa các nguồn lực tạo ra và
như vậy doanh nghiệp phải thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Vậy, hiệu quả kinh doanh là gì ?
Từ trước đến nay, đã có nhiều quan điểm khác nhau đề cập đến cách
hiểu về hiệu quả, đứng trên các góc độ khác nhau, các nhà kinh tế lại đưa ra
cách nhìn nhận riêng về hiệu quả. Để hiểu được phạm trù hiệu quả sản xuất
kinh doanh trước hết chúng ta tìm hiểu về hiệu quả nói chung.
Theo P. Samerelson và W. Nordhous thì “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã
hội không thể tăng lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt sản
lượng hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng
sản xuất của nó“. Thực chất quan điểm này đề cập đến khía cạnh phân bổ và sử
dụng các nguồn lực của nền sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất
sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác
giả đưa ra là cao nhất là ý tưởng và không thể có mức hiệu quả nào cao hơn
Một số tác giả lại đưa ra cách hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh như
sau “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là các chỉ tiêu được xác định bằng tỉ lệ so
sánh giữa kết quả với chi phí“. Đây là biểu hiện của bản chất chứ không phải là
khái niệm về hiệu quả kinh tế.


Hoặc “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm
sản xuất ra tức là giá trị sử dụng của nó: hoặc là doanh thu và nhất là lợi
nhuận thu được sau quá trình kinh doanh“. Quan điểm này đã lẫn lộn giữa hiệu
quả với kết quả sản xuất kinh doanh, giữa hiệu quả và mục tiêu kinh doanh.
Hay “hiệu quả sản xuất kinh doanh là các chỉ tiêu được xác định bằng tỉ
lệ so sánh giữa kết quả và chi phí”. Định nghĩa như vậy chỉ để cách xác lập các
chỉ tiêu chứ không phải ý niệm của vấn đề.
Từ các quan điểm trên, ta có thể chia ra khái niệm tương đối đầy đủ
phản ánh được tính hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập
trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ tận dụng
nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra.
1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh.
Để hiểu thấu đáo về hiệu quả sản xuất kinh doanh và ứng dụng được
phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh và việc thành lập các chỉ tiêu nhằm
phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
chúng ta cần:
Thứ nhất: Xác định cách tính hiệu quả:
C
K
H
=
+ Trong đó, K: Là kết quả sản xuất kinh doanh có được trong thời kỳ tính
toán thông thường tuỳ vào từng mục tiêu đánh giá mà K có thể là lợi nhuận,
doanh thu, tổng giá trị sản lượng.
+ C: Là chi phí sản xuất kinh doanh để có được kết quả trong thời kỳ tính
toán và C
1
có thể là vốn kinh doanh, vốn tự có, chi phí tiền lương.
+ H: Là hiệu quả sản xuất kinh doanh ta có thể so sánh với hiệu quả cùng

loại của ngành, của đối thủ cạnh tranh, của thời kỳ trước nếu H lớn hơn, có xu
hướng tăng và càng lớn thì càng tốt.
Thứ hai, ta cần làm rõ mối quan hệ giữa hiệu quả và kết quả. Kết quả là
cơ sở để tính hiệu quả, kết quả là sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể
là những đại lượng có khả năng cân, đong, đo, đếm được thể hiện là số tuyệt
đối và thường là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp. Còn hiệu quả được sử
dụng như công cụ nhận biết khả năng tiến tới mục tiêu của doanh nghiệp.
Thứ ba, ta cần phân biệt:
Hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội, hiệu quả sản xuất kinh doanh,
hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài:
Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ tận dụng các nguồn lực nhằm đạt
được các mục tiêu về xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường là: giải
quyết nạn thất nghiệp, nâng cao trình độ văn hoá, nâng cao mức sống của
người dân, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Còn hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực
nhằm đạt đến các mục tiêu cả về xã hội và kinh tế trên phạm vi nền kinh tế
quốc dân cũng như trên phạm vi từng vùng, từng khu vực của nền kinh tế.
Hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài: Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào các mục tiêu của doanh
nghiệp do đó mà tính hiệu quả ở các giai đoạn khác nhau thì khác nhau. Xét về
hiệu quả trước mắt thì nó phụ thuộc vào các mục tiêu hiện tại mà doanh
nghiệp đang theo đuổi. Trên thực tế để thực hiện mục tiêu lâu dài là tối đa hoá
lợi nhuận có rất nhiều doanh nghiệp hiện tại không đặt mục tiêu là lợi nhuận
mà nhiều doanh nghiệp là nâng cao uy tín, mở rộng thị trường cả về chiều sâu
lẫn chiều rộng. Do đó mà các chỉ tiêu hiệu quả về lợi nhuận ở đây không cao
nhưng các chỉ tiêu có liên quan đến các mục tiêu mà doanh nghiệp đặt lên
hàng đầu ở thời điểm hiện tại là cao thì chúng ta không thể kết luận là doanh
nghiệp đang hoạt động không có hiệu quả. Như vậy, các chỉ tiêu hiệu quả và
tính hiệu quả hiện tại có thể là trái với các chỉ tiêu hiệu quả lâu dài, nhưng
mục đích của nó là nhằm thực hiện chỉ tiêu hiệu quả lâu dài.

1.1.3. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp
Trong nền kinh tế tập trung bao cấp, các doanh nghiệp sản xuất theo chỉ
tiêu và kế hoạch của Nhà nước giao cho. Có thể nói doanh nghiệp đóng vai trò
trung gian trong quá trình sau:
Yếu tố đầu vào Sản xuất Tiêu thụ
Nhà nước Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp không có tính chủ động trong sản xuất, không phải tìm thị
trường mua các yếu tố đầu vào và tiêu thụ. Hay nói cách khác, doanh nghiệp
không phải cạnh tranh để tồn tại do vậy vai trò của hiệu quả kinh doanh không
có ý nghĩa lớn lắm, biểu hiện của nó chính là vượt chỉ tiêu bao nhiêu. Chuyển
sang cơ chế quản lý mới, sự tồn tại của doanh nghiệp được quyết định bởi thị
trường và chính tài năng của các nhà quản lý của doanh nghiệp. Điều này thể
hiện doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không. Các chỉ tiêu hiệu quả trở
thành công cụ quan trọng giúp cho các nhà quản trị đánh giá, phân tích để tìm
ra hướng kinh doanh có hiệu quả nhất. Hiệu quả kinh doanh ngày càng đóng
vai trò quan trọng thể hiện trong các mặt như sau:
- Đối với nền kinh tế quốc dân: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù
kinh tế quan trọng, phản ánh yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian phản
ánh các trình độ sử dụng, phản ánh các trình độ sử dụng các nguồn lực, trình
độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất trong cơ chế thị
trường. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng cao, quan hệ sản
xuất càng hoàn thiện càng nâng cao hiệu quả thì càng hoàn thiện quan hệ sản
xuất. Và trình độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất ngày càng cao yêu cầu của
quy luật kinh tế ngày càng thoả mãn và điều kiện quản lý kinh tế cơ bản ngày
càng được phát huy được đầy đủ hơn vài trò và tác dụng của nó. Tóm lại càng
nâng cao hiệu quả kinh doanh đem lại cho quốc gia sự phân bố, sử dụng các
nguồn lực càng hợp lý và ngược lại sử dụng các nguồn lực hợp lý thì càng hiệu
quả.
- Đối với bản thân doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh xét về mặt

tuyệt đối chính là lợi nhuận thu được. Nó là cơ sở của tái sản xuất mở rộng cải
thiện đời sống cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường thì
hiệu quả kinh doanh đóng vai trò càng quan trọng, quyết định sự tồn tại, phát
triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp lấy hiệu quả làm căn cứ để đánh giá của
việc sử dụng lao động, vốn, nguyên liệu và trình độ quản lý kết hợp với các yếu
tố trên một cách hợp lý nhất. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ có những biện pháp
thích hợp để điều chỉnh khi cần thiết. Do vậy, hiệu quả chính là căn cứ quan
trọng và chính xác để doanh nghiệp đánh giá các hoạt động của mình. Nhận
thức đúng đắn về hiệu quả sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả
hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường.
- Đối với người lao động: Hiệu quả kinh doanh là động lực thúc đẩy,
kích thích người lao động hăng say sản xuất, luôn quan tâm tới kết quả lao
động của mình và như vậy sẽ đạt được kết quả kinh tế cao. Nâng cao hiệu quả
kinh doanh đồng nghĩa với nâng cao đời sống của người lao động trong doanh
nghiệp. Nâng cao đời sống người lao động sẽ tạo động lực trong sản xuất làm
tăng năng suất, tăng năng suất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Mỗi người lao động nếu làm ăn có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp sản
xuất có hiệu quả và sẽ dẫn tới hiệu quả của nền kinh tế quốc dân. Do vậy ngoài
vai trò quan trọng đối với từng bộ phận trong nền kinh tế, hiệu quả kinh doanh
của bộ máy này có liên quan tới bộ phận kia rất chặt chẽ. Với những lý do đó,
đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và
phải nhận thức được hiệu quả kinh doanh chính là vấn đề sống còn của doanh
nghiệp.
Hiệu quả quá trình quản trị sản xuất kinh doanh là mục đích cuối cùng
và cao nhất của mọi doanh nghiệp, nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn có vai trò quan trọng với toàn
bộ quá trình sản xuất - xã hội. Đây là mục tiêu không thể thiếu được của bất kỳ
doanh nghiệp nào. Nó giúp cho người sản xuất và người tiêu thụ được sản
phẩm có thể tiếp tục được chu kỳ sản xuất mới, nhờ đó đảm bảo cho quá trình

tái sản xuất - xã hội diễn ra một cách đều đặn, liên tục, góp phần thúc đẩy sản
xuất hàng hoá, thúc đẩy quan hệ hàng hoá- tiền tệ trở thành quan hệ thống trị
trong thực tế cũng là điều kiện cân bằng cần thiết để phát triển nền kinh tế thị
trường.
Hiệu quả quá trình sản xuất và kinh doanh của từng doanh nghiệp sẽ
ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của toàn bộ xã hội. Hiệu quả càng cao thì
tốc độ chu chuyển hàng hoá trong nền kinh tế càng tăng góp phần đẩy nhanh
quá trình tái sản xuất - xã hội. Các hoạt động kinh doanh đều hướng tới mục
đích cuối cùng là thu lợi nhuận. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì hoạt động
chủ yếu là sản xuất và mua bán hàng hoá. Hiệu quả sẽ được xác định sau khi
sản xuất và bán hàng là hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình
thái tiền tệ (nguyên liệu - hàng hóa). Kết thúc quá trình sản xuất và kinh doanh
của doanh nghiệp, người bán thu hồi được vốn và lãi (nếu có) để tiếp tục chu
kỳ kinh doanh mới, phát triển kinh doanh của mình. Như vậy, hiệu quả quá
trình sản xuất kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động một cách liên
tục, nhịp nhàng, nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp và khả năng phát
triển của doanh nghiệp.
Nó có vai trò quyết định tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp thương mại, nó được thể hiện ở những điểm sau:
*) Hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh làm cho hàng hoá thực hiện
được giá trị của nó và thủ tiêu các mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hoá.
*) Hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh quyết định sự sống còn, khả
năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
*) Hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh là mục đích chính của doanh
nghiệp, chúng ta hãy đi sâu vào 3 vai trò nêu trên.
Ta biết rằng hàng hoá có 2 thuộc tính: Giá trị và giá trị sử dụng.Đây là
2 mặt đối lập có ý nghĩa khác nhau trong quá trình tiêu thụ. Khi hàng hoá
được đưa ra thị trường thì người mua và người bán đều quan tâm đến hàng
hoá nhưng lại với mục đích khác nhau.
Người bán quan tâm đến giá trị chứ không phải giá trị sử dụng, nhưng

muốn có quyền chi phối giá trị sử dụng thì người mua phải trả giá trị cho
người bán. Đây là hai quá trình khác nhau về không gian, thời gian, quá trình
thực hiện giá trị được tiến hành trên thị trường, còn quá trình thực hiện giá trị
sử dụng được tiến hành trong tiêu dùng.
Đó là tính mâu thuẫn trong quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng,
trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực hiện được giá trị của nó, nếu
không thực hiện được giá trị thì không thể thực được giá trị sử dụng. Những
mâu thuẫn này thể hiện trong quá trình tiêu thụ và được giải quyết sau khi
hàng hoá được tiêu thụ xong. Khi hàng hoá bán được tức là lao động của
người sản xuất ăn khớp với nhu cầu của tiêu dùng. Bán được hàng hoá có ý

×