Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

VẬN DỤNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐÃ ĐỀ XUẤT ĐỂ ĐÁNH GIÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.9 KB, 43 trang )

VẬN DỤNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
THỐNG KÊ ĐÃ ĐỀ XUẤT ĐỂ ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ
KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY CHẾ TẠO DẦM
THÉP VÀ XÂY DỰNG THĂNG LONG
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHẾ TẠO DẦM THÉP VÀ XÂY DỰNG THĂNG
LONG.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long được thành lập ngày 26/8/1974 với
tên gọi Công ty cơ giới 4 thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long,
nhiệm vụ chủ yếu là: sản xuất, gia công cơ khí phục vụ thi công công trình cầu Thăng
Long. Vốn của công ty chủ yếu là do nhà nước cấp. Khi công trình cầu Thăng Long sắp
hoàn thành và để phù hợp với nhiệm vụ mới, ngày 19/12/1984 Bộ giao thông vận tải
quyết định đổi tên công ty thành Nhà máy cơ khí 4.
Với những nhiệm vụ của từng thời kỳ khác nhau, đến tháng 3/1993 nhà máy đổi tên
thành nhà máy cơ khí Thăng Long.
Năm 1997, lãnh đạo nhà máy thấy rằng tên nhà máy vẫn chưa bao quát được hết chức
năng nhiệm vụ hiện nay, nên ngày 27/3/1997 nhà máy đổi tên thành nhà máy chế tạo
dầm thép và kết cấu thép Thăng Long. Ngày 9/3/1998 Bộ giao thông vận tải đồng ý đổi
tên nhà máy thành công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long cho phù hợp với
điều kiện hiện nay.
Công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long là doanh nghiệp nhà nước, tự tổ
chức sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, được mở tài
khoản tại ngân hàng và được sử dụng dấu riêng.
-Vốn kinh doanh của công ty (1/1/1992): 2260 triệu đồng.
Trong đó:+Vốn cố định: 1581 triệu đồng.
+Vốn lưu động: 679 triệu đồng
1
Bao gồm các nguồn vốn:+Vốn ngân sách nhà nước cấp: 1567 triệu đồng.
+Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 471 triệu đồng.
+Vốn vay: 222 triệu đồng.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: chế tạo kết cấu thép và dầm cầu thép, lắp đặt quản


lý hệ thống điện 35KV, sản xuất và sửa chữa các loại thiết bị thi công công trình sản
xuất, lắp đặt các thiết bị nâng, hạ, các loại cần trục chạy trên ray, xây dựng các công
trình giao thông công nghiệp và sản xuất sản phẩm công nghiệp khác.
Qua 25 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã tham gia thi công nhiều công trình
trên phạm vi toàn quốc và cả nước Lào. Tất cả các công trình và sản phẩm của công ty
đã thi công đều được đánh giá cao về chất lượng công trình và đảm bảo tiến độ của chủ
đầu tư. Công ty không những bảo toàn được vốn mà còn làm cho vốn tăng thêm. Vốn
kinh doanh của công ty đầu năm 2000 là 118.696 triệu đồng tăng 5152,04% so với năm
1992, trong đó vốn doanh nghiệp tự bổ sung là 3.465 triệu đồng tăng 635,67%. Giá trị
sản xuất của công ty năm 1999 đạt 42.236 triệu đồng tăng 45,08% so với năm 1997 (là
29.112 triệu đồng), doanh thu năm 1999 đạt 37.536 triệu đồng tăng 51,99% so với năm
1997 (đạt 24.696 triệu đồng), lợi nhuận năm 1999 đạt 3.328 triệu đồng tăng 21,24% so
với năm 1997 (đạt 2.745 triệu đồng). Thu nhập của người lao động ổn định và không
ngừng được nâng lên. Thu nhập bình quân năm 1999 là 1.242 ngàn đồng/người/tháng.
Công ty đã tạo được đầy đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho họ. Đồng thời, công ty còn nộp đủ thuế cho ngân sách nhà nước.
Hiện nay, công ty còn đầu tư thêm một dây chuyền hiện đại cho công nghiệp chế tạo
dầm thép và các sản phẩm về kết cấu thép được nhập từ Pháp với trị giá 63 tỷ đồng. Dây
chuyền đã đi vào hoạt động nên công suất kết cấu thép của công ty rất lớn, rất đa dạng
đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với mọi sản phẩm, mọi lĩnh vực xây dựng công
nghiệp cũng như dân dụng.
Trong suốt thời gian qua, công ty đã được tặng huân huy chương các loại của các cấp,
các ngành và cấp nhà nước.
2. Quy mô, cơ cấu tổ chức của công ty.
2
2
Ton b hot ng sn xut kinh doanh ca cụng ty ch to dm thộp v xõy dng
Thng Long u chi s lónh o thng nht ca ban giỏm c. Ban giỏm c chu
trỏch nhim chung v mi mt hot ng sn xut kinh doanh, i sng cụng nhõn viờn
trong cụng ty. Trong ban giỏm c cú mt phú giỏm c m nhim cụng tỏc kinh

doanh iu hnh k hoch tỏc nghip hng ngy v cụng tỏc ni chớnh; mt phú giỏm
c ph trỏch vic iu hnh sn xut theo k hoch tỏc nghip, ph trỏch cụng tỏc cht
lng k thut, cụng ngh, o to, bo h lao ng, sỏng kin, tit kim, duyt cỏc lun
chng kinh t u t mua sm v thanh lý ti sn thit b; mt phú giỏm c cú trỏch
nhim gii quyt mi vic v cụng tỏc i ngoi, chun b sn xut t xa, thanh quyt
toỏn cụng n v ụn c kim tra vic thc hin v thanh lý cỏc hp ng kinh t, hot
ng sn xut, xõy dng chin lc sn phm ca cụng ty, ng thi qun lý iu hnh
t chc sn xut v tỡm thờm vic lm cho nh mỏy dm thộp. Di ban giỏm c cú 5
phũng ban, 4 phõn xng v 3 i vi chc nng nh sau:
P h ò n g
t ổ c h ứ c
đ i ề u h à n h
P h ò n g
k i n h d o a n h
P h ò n g
k ỹ t h u ậ t
P h ò n g
t à i c h í n h
k ế t o á n
B a n g i á
N h à m á y
d ầ m t h é p
P h â n x ư ở n g
k ế t c ấ u t h é p
P h â n x ư ở n g
c ơ k h í
P h â n x ư ở n g
c ơ đ i ệ n
Đ ộ i
x â y l ắ p 1

Đ ộ i
x â y l ắ p 2
Đ ộ i
x â y l ắ p 3
B a n g i á m đ ố c
S h thng t chc b mỏy cụng ty
Phũng t chc iu hnh: õy l mt b phn tng hp t cỏc ban t chc cỏn b v
hnh chớnh qun tr. Nhim v ca phũng l b trớ sp xp li lao ng trong cụng ty
v s lng, trỡnh nghip v tay ngh tng phũng, ban, phõn xng, i.
Phũng kinh doanh bao gm iu , k hoch, tin lng, vt t v nh mc. Phũng
cú nhim v xõy dng k hoch thỏng, quý, nm v son tho cỏc hp ng kinh t
3
3
trình giám đốc nhà máy ký. Xây dựng và điều độ kế hoạch tác nghiệp hàng ngày,
xác định khối lượng hoàn thành hàng tháng cho các đơn vị để có cơ sở trả lương.
Thống kê kế hoạch tuần, tháng, quý, năm báo cáo cho giám đốc và cấp trên. Soạn
thảo các hợp đồng và thanh lý hợp đồng với khách hàng. Xây dựng giá sản phẩm và
đảm bảo công tác cung ứng, thanh toán vật tư thiết bị, kỹ thuật và hàng hoá theo kế
hoạch. Quản lý sổ sách, hoá đơn chứng từ, bảo quản vật tư hàng hoá. Đồng thời xây
dựng quỹ tiền lương, chia lương, thưởng, xây dựng định mức lao động và cùng với
các phòng ban chức năng khác xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật đảm bảo cho
việc chuẩn bị sản xuất và ký kết các hợp đồng kinh tế.
 Phòng kỹ thuật gồm có kỹ thuật và KCS có nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng và tổ
chức thực hiện các quy trinh công nghệ và phương án thi công công trình, kế hoạch
đầu tư, xây dựng nâng cấp nhà máy và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác. Thiết
kế các công trình, sản phẩm để phục vụ sản xuất nội bộ. Bóc tách các bản vẽ chi tiết
để triển khai sản xuất và giải quyết các vướng mắc về kỹ thuật từ sản xuất yêu cầu.
Xây dựng định mức vật tư kỹ thuật tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy cách từng
mặt hàng trước khi bắt tay vào sản xuất. Đồng thời soạn thảo các đề thi, chấm thi
nâng cấp nâng bậc cho công nhân hàng năm.

 Phòng tài chính kế toán: nhiệm vụ của phòng là chịu trách nhiệm trước giám đốc và
công ty về công tác tài chính của công ty, theo dõi quá trình chi tiêu, tổ chức bộ máy
kế toán và hạch toán toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty.
 Ban giá: có nhiệm vụ chủ yếu là tiếp cận với các chủ dự án để chuẩn bị các tài liệu
dự thầu gồm lập hồ so tuyển, tổng hợp hồ sơ dự thầu, phối hợp với phòng kế hoạch,
kỹ thuật và các bộ phận có liên qua để tham gia đấu thầu công trình. Biên dịch tài
liệu thầu đồng thời lưu giữ, quản lý hồ sơ có liên quan đến công tác đấu thầu.
Ban giám đốc cùng các phòng ban phối hợp hoạt động nhịp nhàng, mỗi phòng ban có
nhiệm vụ riêng song có sự liên hệ mật thiết với nhau trong phạm vi chức năng quyền
hạn của phòng ban mình. Dưới phòng ban là bộ phận sản xuất gồm 1 nhà máy, 3 phân
xưởng và 3 đội. Quản đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệm mọi mặt hoạt động sản
4
4
xuất kinh doanh nội bộ của phân xưởng mình: bố trí công nhân từng tổ sao cho phù hợp
với trình độ khả năng từng người, thường xuyên giám sát kỹ thuật cho công nhân viên.
Như ta đã biết, sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào
bộ máy quản lý. Bộ máy quản lý là nơi có thể nói đến sự quyết định tồn tại phát triển
hay phá sản của một doanh nghiệp. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty theo mô hình
quản lý trực tuyến chức năng, chỉ có một cấp lãnh đạo, các điểm chức năng có nhiệm vụ
tham mưu cho cấp trên theo lĩnh vực chức năng của mình. Do vậy, mô hình này kết hợp
được ưu điểm của mô hình trực tuyến và mô hình chức năng: mỗi bộ phận chỉ nhận lệnh
từ cấp trên duy nhất, các phòng ban tham mưu cho giám đốc về các nghiệp vụ chức
năng của mình, giám đốc căn cứ vào các đề xuất đó để đưa ra các quyết định. Các
phòng ban có chức năng thực hiện, theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các quyết
định đó. Với mô hình này, cơ cấu đơn giản, dễ vận hành, dễ theo dõi và kiểm tra. Đây
cũng là mô hình đang được áp dụng rộng rãi ở nước ta.
3. Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian
qua.
Trong những năm qua, do tình hình kinh tế đất nước có nhiều sự chuyển biến lớn nên đã
góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công

ty.
Hiện nay, được sự lãnh đạo của tổng công ty và các phòng ban tổng công ty hết sức giúp
đỡ tạo điều kiện giao việc giao vốn để công ty ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống
cho gần 500 cán bộ công nhân viên. Đặc biệt được tổng công ty đầu tư một dây chuyền
hoàn chỉnh chế tạo dầm thép khẩu độ lớn với thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó công ty còn
được các đơn vị trong và ngoài tổng công ty, các ban ngành, xí nghiệp ở mọi nơi đã tạo
điều kiện giao việc và cấp vốn để công ty có đủ việc làm, đủ vốn để phục vụ sản xuất
kinh doanh. Công ty có một lực lượng đội ngũ công nhân viên tinh thông nghề nghiệp,
đoàn kết, cần cù, từng bước đổi mới về cách nghĩ cách làm và có tinh thần quyết tâm
xây dựng công ty vững mạnh.
Năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực nên
nhiều công trình xây dựng cơ bản phải ngừng trệ. Do đó việc tìm kiếm việc làm rất khó
5
5
khăn, kéo theo việc làm và đầu sản phẩm không ổn định hầu như ở dạng ăn đong hàng
tháng, hàng quý, gây mất cân đối trong việc xây dựng và giao kế hoạch cho các phân
xưởng. Hơn nữa, công việc đột xuất nhiều, đầu sản phẩm không ổn định, giá trị nhỏ nên
sản lượng không cao, hiệu quả thấp.
Thị trường cạnh tranh gay gắt, công trình có giá trị lớn thì cạnh tranh bằng đấu thầu.
Qua các cuộc đấu thầu cho thấy giá trúng thầu giảm rất nhiều so với giá trần. Trong khi
đó, những chi phí đầu vào về cơ bản là tăng như: vật tư, năng lượng, nhiên liệu...Đối với
các công trình có giá trị nhỏ thì các tổng công ty, các ngành đều có cơ sở sản xuất và
được bảo vệ bằng hàng rào trong ngành và trong tổng công ty.
Vốn kinh doanh của công ty nhất là nguồn vốn chủ sở hữu quá nhỏ, nguồn vốn lưu động
thì được ngân sách nhà nước cấp quá ít. Vì thế để đảm bảo việc làm cho người lao động,
công ty phải đi vay vốn ngắn hạn của ngân hàng, tiền trả lãi vay ngân hàng lớn ảnh
hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời, công ty mới đầu tư thêm một dây
chuyền sản xuất mới, hiện đại với nguồn vốn vay của ODA nên tiền trả lãi vay đã lớn
lại càng lớn thêm.
Năm 1999 do nhiều hạng mục công trình chưa được triển khai, cộng với bước đầu thực

hiện luật thuế giá trị gia tăng với thuế suất 10% nên việc làm và đầu sản phẩm không ổn
định.
Về trình độ năng lực của cán bộ công nhân viên: khả năng giao tiếp và ngoại giao của
một số phòng ban còn kém, nhiều cán bộ còn tránh trách nhiệm, không làm đúng chức
năng của mình, không chủ động trong công việc nên hiệu quả thấp.
Về tổ chức: trong điều hành còn chung chung, hời hợt, chưa sâu sát dẫn đến một số sản
phẩm chất lượng chưa tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
II. VẬN DỤNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG
KÊ ĐÃ ĐỀ XUẤT ĐỂ ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ KẾT QUẢ SẢN
XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY CHẾ TẠO DẦM THÉP VÀ XÂY DỰNG
THĂNG LONG.
1. Phân tích các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh.
6
6
Kết quả sản xuất kinh doanh là một trong các chỉ tiêu để tính được hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Một doanh nghiệp có đạt được hiệu quả kinh tế cao hay không thì điều
trước tiên là doanh nghiệp phải làm ăn có lãi, các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh
tăng lên, tiếp đó là xét đến việc sử dụng các chi phí kinh tế như thế nào.
Để thấy được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua,
thông qua các báo cáo tổng kết hàng năm ta có các chỉ tiêu giá trị sản xuất, doanh thu,
lợi nhuận, từ đó ta tính được các chỉ tiêu về dãy số thời gian nhằm cho mục đích đánh
giá và phân tích.
Bảng 1: Các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của công ty thời kỳ 1997-1999. (trang
bên).
Qua bảng số liệu trên, ta thấy: trong giai đoạn 1997 đến 1999 các chỉ tiêu về kết quả sản
xuất kinh doanh của công ty đều tăng. Đạt được thành công đó là nhờ công ty có định
hướng đúng đắn mở rộng ngành nghề: vừa sản xuất công nghiệp, vừa thi công các công
trình xây lắp; cộng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong
toàn công ty.
 Về giá trị sản xuất:

Tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 6.562 triệu đồng/năm hay tăng 20,45%/năm. Năm
1998 so với năm 1997 giá trị sản xuất tăng 8.432 triệu đồng hay tăng 28,96%; năm
1999 so với năm 1998 giá trị sản xuất tăng 4.692 triệu đồng hay tăng 12,5%.
Giá trị tuyệt đối 1% tăng của giá trị sản xuất năm 1998 là 291,12 triệu đồng, năm 1999
là 375,44 triệu đồng và gấp năm 1998 là 1,29 lần.
Như vậy, giá trị sản xuất của công ty có tăng nhưng tốc độ tăng ngày càng giảm dần.
 Về doanh thu:
Doanh thu tăng bình quân 6.420 triệu đồng/năm hay tăng 23,28%. Năm 1998 so với
năm 1997 doanh thu tăng 6.410 triệu đồng hay tăng 25,96%; năm 1999 so với năm 1998
doanh thu tăng 6.430 triệu đồng hay tăng 20,67%.
7
7
Giá trị tuyệt đối 1% tăng của doanh thu năm 1998 là 246,96 triệu đồng, năm 1999 là
311,06 triệu đồng và gấp 1,26 lần so với năm 1998.
Như vậy,doanh thu của công ty giai đoạn 1997-1999 là có tăng nhưng tốc độ tăng lại
giảm dần.
 Về lợi nhuận:
Lợi nhuận tăng bình quân 291,5 triệu đồng/năm hay tăng 10,11%. Năm 1998 so với
năm 1997 lợi nhuận tăng 3,02% hay tăng 83 triệu đồng, năm 1999 so với năm 1998 lợi
nhuận tăng 21,24% hay tăng 500 triệu đồng. Có được kết quả như vậy là do công ty đã
đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất mới nhằm phục vụ kịp thời các công việc sản xuất
và chế biến sản phẩm cho khách hàng.
Giá trị tuyệt đối 1% tăng của lợi nhuận năm 1998 là 27,45 triệu đồng, năm 1999 là
28,28 triệu đồng và gấp 1,03 lần.
Nhìn chung, kết quả sản xuất kinh doanh mà công ty đạt được đều tăng hơn so với năm
trước. Tuy nhiên, để đánh giá doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không thì ta phải
xét đến lượng chi phí bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ có đem lại nhiều doanh lợi
hay không. Ta thấy, tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận, tức là
tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Như vậy, hiệu quả sản xuất
kinh doanh của công ty không những giảm mà đã sử dụng chưa có hiệu quả yếu tố đầu

vào.
2. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động.
Lao động là một trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Việc sử dụng lao động
như thế nào cho hợp lý là điều không dễ. Công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng
Long hoạt động trên lĩnh vực công ngiệp và xây dựng nên khối lượng công việc nhiều,
quá trình lao động phức tạp đòi hỏi đội ngũ lao động phải được chuyên môn hoá cao.
Đồng thời, doanh nghiệp phải quản lý lao động cho phù hợp giữa khả năng, nhiệm vụ và
trách nhiệm khi phân công lao động để tạo ra một lực lượng lao động phù hợp về số
lượng, chất lượng, cũng như nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc.
8
8
Theo báo cáo về tình hình sử dụng lao động của công ty trong thời gian qua, tất cả
người lao động đều có đầy đủ công ăn việc làm. Điều này chứng tỏ công ty đã tạo được
việc làm ổn định cho công nhân, khả năng huy động lao động svào sản xuất kinh doanh
của công ty là tốt.
Để thấy được những biến động về số lượng lao động của công ty ta xem bảng sau:
Bảng 2: Lao động của công ty thời kỳ 1997-1999.
Chỉ
tiêu
Năm
Số lao động bình
quân (người)
Lượng tăng tuyệt đối
liên hoàn (người)
Tốc độ phát triển
liên hoàn (%)
Tốc độ
tăng (%)
Tốc độ tăng

bình quân
(%)
1997 427 - - -
1998 448 21 104,92 4,92 3,79
1999 460 12 102,68 2,68
Qua bảng số liệu trên nhận thấy, lượng lao động của công ty tăng bình quân mỗi năm là
3,79% hay tăng gần 17 người. Năm 1998 số lượng lao động bình quân tăng 4,92% hay
tăng 21 người và năm 1999 số lượng lao động tăng 2,68% hay tăng 12 người.
Nhìn chung, số lượng lao động của công ty tăng lên không đáng kể. Hiện nay, nước ta
đang chuẩn bị thực hiện chính sách giảm biên chế trong các doanh nghiệp nhà nước, đòi
hỏi công ty phải rất chú trọng đến việc sử dụng sao cho có hiệu quả nhất, cũng như thúc
đẩy người lao động phải nâng cao trình độ tay nghề hơn nữa.
Bảng 3: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động bình quân của công ty thời kỳ 1997-
1999.
STT Chỉ tiêu Năm Lượng tăng
(giảm) tuyệt đối
Tốc độ phát triển (%)
1997 1998 1999 98so97 99so98 98/97 99/98
1 Doanh thu thuần (tr.đ) 24696 31106 37536 6410 6430 125,9
6
120,67
2 Lợi nhuận (tr.đ) 2745 2828 3328 83 500 103,0
2
117,68
3 Tổng quỹ phân phối cho lao động (hay
quỹ lương) (tr.đ)
5375 6591 6854 1216 263 122,6
2
103,99
4 Số lượng lao động BQ (người) 427 448 460 21 12 104,9

2
102,68
5 NSLĐ BQ theo doanh thu (tr.đ/ng) 57,836 69,433 81,6 11,597 12,167 120,0
4
117,53
6 Mức doanh lợi theo lao động (tr.đ/ng) 6,429 6,313 7,235 -0,116 0,922 98,2 114,6
9
9
7 Thu nhập BQ tháng NLĐ (ngàn đồng) 1048,99 1226 1241,67 177,01 15,67 116,8
7
101,2
8
Qua bảng số liệu trên cho thấy: -Năng suất lao động bình quân theo doanh thu đều tăng
qua các năm. Năm 1997 cứ bình quân mỗi người lao động thì tạo ra 57,836 triệu đồng,
năm 1998 tạo ra 69,433 triệu đồng và năm 1999 tạo ra 81,6 triệu đồng. Như vậy, số
doanh thu thuần được tạo ra tính trên một người lao động năm 1998 tăng 20,04% so với
năm 1997 hay tăng 11,597 triệu đồng, năm 1999 tăng 17,53% so với năm 1998 hay tăng
12,167 triệu đồng.
 Mức doanh lợi bình quân theo lao động năm 1997 cứ một người lao động thì tạo ra
được 6,429 triệu đồng lợi nhuận, năm 1998 tạo ra 6,313 triệu đồng lợi nhuận và năm
1999 tạo ra được 7,235 triệu đồng lợi nhuận. Như vậy, số lợi nhuận được tạo ra tính
trên một người lao động năm 1998 giảm 1,8% so với năm 1997 hay giảm 0,116 triệu
đồng và số lợi nhuận được tạo ra tính trên một người lao động năm 1999 tăng 14,6%
so với năm 1998 hay tăng 0,922 triệu đồng.
 Thu nhập bình quân tháng của người lao động năm 1998 đạt 1226 ngàn đồng tăng
16,87% so với năm 1997 (đạt 1048,99 ngàn đồng); năm 1999 đạt 1241,67 ngàn đồng
tăng 1,28% so với năm 1998. Như vậy, nhờ sự đầu tư đổi mới thêm dây chuyền sản
xuất hiện đại, cùng với việc mở rộng ngành nghề sản xuất nên công ty đã tìm kiếm
được nhiều việc làm cho người lao động, do đó thu nhập bình quân tháng của cán bộ
công nhân viên trong công ty năm 1998 so với năm 1997 tăng 177,01 ngàn đồng và

năm 1999 so với năm 1998 tăng 15,67 ngàn đồng. Với mức thu nhập như hiện nay,
người công nhân có thể đảm bảo được cuộc sống của mình.
Ta thấy tốc độ tăng thu nhập nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động, tức là công ty đã
đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp mình.
2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Như ta đã biết, tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh
năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Tài sản
cố định đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng
10
10
sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm...Vì
vậy, việc phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định để từ đó có biện pháp sử dụng triệt
để về số lượng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị sản xuất và tài sản cố định
khác là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Đối với công ty chế tạo dầm thép và xây dựng Thăng Long những năm trước đây mặt
bằng nhà xưởng hầu như đã cũ và khấu hao hết, những nhà xưởng này được xây dựng
từ khi thành lập công ty cơ giới 4 nên điều kiện lao động rất khó khăn, máy móc thiết bị
cũng như sản phẩm làm ra khó có thể bảo quản được tốt. Do vậy, trong những năm gần
đây công ty đã tập trung triển khai xây dựng một số công trình lớn để phục vụ cho sản
xuất, sửa chữa và nâng cấp các nhà xưởng đã hư hỏng. Máy móc trang thiết bị của công
ty đã được sử dụng nhiều năm mặc dù công ty vẫn thường xuyên đầu tư, sửa chữa nâng
cấp với kinh phí không nhiều nên giá trị còn lại là rất thấp, như cuối năm 1998, giá trị
tài sản cố định của công ty theo nguyên giá là 16.361 triệu đồng và đã khấu hao hết
9.178 triệu đồng cho nên năng lực sản xuất của công ty không được cao dẫn đến kết quả
kinh doanh thu được thấp.
Trong bối cảnh cạnh tranh và hoà nhập hiện nay của nền kinh tế thị trường, các doanh
nghiệp phải tự đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành...Nhận thức được
vấn đề trên, trong năm 1998 lãnh đạo công ty đã tập trung hướng giải quyết bằng cách
thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhằm nâng cấp tài sản cố định, tăng năng

suất lao động, tăng khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Công ty đã xây dựng nhà
xưởng, mua sắm máy móc móc thiết bị với nguồn vốn vay của ODA và thành lập thêm
một xưởng có tên gọi là nhà máy dầm thép thăng long. Với hướng đi đầu tư theo chiều
rộng của công ty là đúng, nhưng sử dụng chúng như thế nào cho hợp lý và có hiệu quả
là điều rất khó. Để biết được công ty sử dụng có hiệu quả hay không yếu tố tài sản cố
định, ta cần phải phân tích để từ đó đưa ra được những đánh giá xác đáng.
Ở phần phân tích dưới đây, tài sản cố định được dùng để phân tích là những tài sản
được tính theo giá trị còn lại.
11
11
Bảng 4: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định bình quân.
ST
T
Chỉ tiêu Năm Tốc độ phát triển (%)
1997 1998 1999 98/97 99/98
1 Doanh thu thuần (tr.đ) 24696 31106 37536 125,96 120,67
2 Lợi nhuận (tr.đ) 2745 2828 3328 103,02 117,68
3 Tài sản cố định BQ (tr.đ)
(theo nguyên giá TSCĐ)
13867 15280 50269 110,19 328,99
4 Hiệu suất TSCĐ 1,781 2,036 0,747 114,32 36,69
5 Suất hao phí TSCĐ 0,562 0,491 1,339 87,37 272,71
6 Mức doanh lợi TSCĐ 0,198 0,185 0,066 93,43 35,68
Từ kết quả tính toán cho thấy:
 Về hiệu suất sử dụng vốn cố định: năm 1997 cứ 1 triệu đồng tài sản cố định bình
quân bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 1,781 triệu đồng doanh thu
thuần, năm 1998 thì tạo ra được 2,036 triệu đồng tăng 14,32% so với năm 1997 và
năm 1999 tạo ra được 0,747 triệu đồng giảm 63,31% so với năm 1998. Như vậy, số
doanh thu thuần tạo ra tính trên 1 triệu đồng tài sản cố định năm 1998 tăng so với
năm 1997 là 0,255 triệu đồng, còn năm 1999 so với năm 1998 giảm đi 1,289 triệu

đồng.
 Về hiệu suất hao phí tài sản cố định: năm 1997 cứ 1 triệu đồng doanh thu thuần
được tạo ra trong kỳ thì cần phải tiêu hao 0,562 triệu đồng giá trị tài sản cố định,
năm 1998 cần 0,491 triệu đồng giảm so với năm 1997 là 12,63% và năm 1999 cần
1,339 triệu đồng tăng so với năm trước là 172,71%. Như vậy giá trị tài sản cố định
cần phải bỏ ra để thu được 1 triệu đồng doanh thu thuần năm 1998 giảm so với năm
1997 là 0,071 triệu đồng và năm 1999 tăng so với năm 1998 là 0,848 triệu đồng.
 Về mức doanh lợi tài sản cố định: năm 1997 cứ một triệu đồng tài sản cố định bỏ
vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 0,198 triệu đồng lợi nhuận, năm
1998 chỉ tạo ra được 0,185 triệu đồng và năm 1999 thì tạo ra 0,066 triệu đồng lợi
nhuận. Như vậy, số lợi nhuận được tạo ra tính trên một triệu đồng tài sản cố định
12
12
năm 1998 giảm so với năm 1997 là 0,013 triệu đồng hay giảm 6,57% và năm 1999
giảm so với năm 1998 là 0,119 triệu đồng hay giảm 64,32%.
Nhìn chung, trong thời gian qua doanh nghiệp đã sử dụng chưa có hiệu quả tài sản cố
định. Vì vậy doanh nghiệp nên có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
cố định để cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển vững chắc.
2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ.
2.3.1. Phân tích hiệu quả chung của tài sản lưu động.
Bảng 5: Các chỉ tiêu sử dụng hiệu quả tài sản lưu động
STT Chỉ tiêu Năm Lượng tăng (giảm)
1997 1998 1999 98 so 97 99 so 98
1 Doanh thu thuần (tr.đ) 24696 31106 37536 6410 6430
2 Lợi nhuận (tr.đ) 2745 2828 3328 83 500
3 Giá trị TSLĐ bình quân (tr.đ) 17369,5 27375,5 39091 10006 11715
4 Hiệu suất TSLĐ 1,422 1,136 0,96 -0,286 -0,176
5 Mức doanh lợi TSLĐ 0,158 0,103 0,085 -0,055 -0,018
6 Mức doanh lợi tổng doanh thu thuần 0,111 0,091 0,086 -0,02 -0,003
Qua bảng số liệu cho thấy:

 Về hiệu suất TSLĐ: năm 1997 cứ 1 triệu đồng tài sản lưu động tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 1,422 triệu đồng doanh thu thuần,
năm 1998 tạo ra được 1,136 triệu đồng và năm 1999 chỉ tạo ra được 0,96 triệu đồng.
Như vậy số doanh thu thuần được tạo ra tính trên 1 triệu đồng giá trị TSLĐ năm
1998 giảm so với năm 1997 là 0,286 triệu đồng và năm 1999 giảm so với năm 1998
là 0,176 triệu đồng.
 Về mức doanh lợi tài sản lưu động: năm 1997 cứ 1 triệu đồng vốn lưu động tham gia
vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 0,158 triệu đồng lợi
nhuận, năm 1998 thì tạo ra được 0,103 triệu đồng và năm 1999 thì chỉ tạo ra được
0,085 triệu đồng. Như vậy, số lợi nhuận tạo ra tính trên 1 triệu đồng tài sản lưu động
năm 1998 giảm so với năm 1997 là 0,055 triệu đồng, còn năm 1999 giảm so với năm
1998 là 0,018 triệu đồng.
13
13
2.3.2. Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động.
Bảng 6: Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ chu chuyển vốn lưu động bình quân.
ST
T
Chỉ tiêu Năm Lượng tăng (giảm)
1997 1998 1999 98 so 97 99 so 98
1 Doanh thu thuần (tr.đ) 24696 31106 37536 6410 6430
2 Lợi nhuận (tr.đ) 2745 2828 3328 83 500
3 Vốn lưu động BQ (tr.đ) 17369,5 27375,5 39091 10006 11715,5
4 Số vòng quay của VLĐ (lần) 1,422 1,136 0,96 -0,286 -0,176
5 Độ dài BQ 1 vòng quay VLĐ (ngày) 253 317 375 64 58
6 Hệ số đảm nhiệm của VLĐ 0,703 0,88 1,041 0,177 0,161
7 Số VLĐ tiết kiệm (hay lãng phí) tr.đ) - 5529,96 6047,47 - -
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
 Về số vòng quay của vốn lưu động: năm 1997 cứ 1 triệu đồng vốn lưu động thì quay
được 1,422 lần, năm 1998 quay được 1,136 lần và năm 1999 quay được 0,96 lần.

Như vậy, số vòng quay của vốn lưu động năm 1998 giảm so với năm 1997 là 0,286
lần và năm 1999 giảm so với năm 1998 là 0,176 lần. Tóm lại, số vòng quay của vốn
lưu động giảm qua các năm là điều không tốt đối với doanh nghiệp.
 Về độ dài vòng quay của vốn lưu động: năm 1997 bình quân một vòng quay của vốn
lưu động là 253 ngày, năm 1998 là 317 ngày và năm 1999 là 375 ngày. Như vậy, để
thực hiện một vòng quay vốn lưu động thì năm 1998 phải thêm 64 ngày so với năm
1997 và năm 1999 phải thêm 58 ngày so với năm 1998.
 Về hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: năm 1997 để tạo ra 1 triệu đồng doanh thu thuần
thì cần phải tiêu hao 0,703 triệu đồng vốn lưu động, năm 1998 thì cần tiêu hao 0,88
triệu đồng và năm 1999 thì tiêu hao 1,041 triệu đồng. Như vậy, suất hao phí vốn lưu
động tính trên 1 triệu đồng năm 1998 tăng so với năm 1997 là 0,177 triệu đồng, còn
năm 1999 tăng so với năm 1998 là 0,161 triệu đồng.
Nhận xét chung: Trong thời gian qua do tốc độ chu chuyển vốn lưu động của công ty
ngày càng giảm sút nên năm 1998 doanh nghiệp đã gây lãng phí 5.529,96 triệu đồng
14
14
vốn so với năm 1997 và năm 1999 doanh nghiệp đã gây lãng phí 6.047,47 triệu đồng so
với năm 1998.
Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp rất thấp là do một số nguyên
nhân sau đây:
 Vốn lưu động của công ty bị ứ đọng nhiều tại các công trình thi công dở dang do
thời gian thi công kéo dài.
 Một bộ phận vốn khá lớn bị các đơn vị khác và khách hàng chiếm dụng trong khi
công ty vẫn phải trả lãi vay ngân hàng và lãi vay từ ODA...
Để giải quyết vấn đề này, công ty cần phải thực hiện một số biện pháp nhằm giải phóng
vốn lưu động như: giảm thời gian một vòng quay vốn lưu động, tăng tốc độ chu chuyển
của vốn, giảm nợ, tận dụng các món nợ ổn định như tiền khấu hao chưa đến kỳ nộp, nợ
tổ chức cung cấp vật tư chưa đến kỳ trả, tiền thưởng chưa sử dụng...
Trong các biện pháp trên, công ty nên chú ý tới tốc độ chu chuyển vốn lưu động bình
quân vì tốc độ chu chuyển tăng sẽ làm cho các chỉ tiêu năng suất lao động, lợi nhuận,

mức doanh lợi của công ty tăng lên và tiết kiệm được nguồn vốn lưu động.
2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn.
Trong sản xuất kinh doanh, vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu của mọi quá trình sản
xuất. Vốn phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để biết được tình
hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc sử dụng vốn có hiệu quả hay
không, trước tiên ta cần nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn theo nguồn hình thành và theo
tính chất hoạt động, sau đó xem xét đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn đó.
Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng năm, ta có được các
số liệu phục vụ cho việc tính toán và phân tích.
Bảng 7: Vốn sản xuất kinh doanh theo nguồn hình thành tính đến 31/12 hàng năm
Chỉ tiêu Tổng vốn sản xuất Trong đó
kinh doanh toàn Vốn ngân sách Vốn tự bổ sung Vốn huy động khác
Năm
doanh nghiệp
(trđ)
Tuyệt đối
(trđ)
% so với
tổng vốn
Tuyệt đối
(trđ)
% so với
tổng vốn
Tuyệt đối
(trđ)
% so với
tổng vốn
15
15
1997 26453 3778 14,28 2683 10,14 19992 75,58

1998 41023 4478 10,92 3193 7,78 33352 81,3
1999 118696 4478 3,77 3465 2,92 110753 93,31
Qua bảng số liệu trên cho thấy: phần lớn vốn sản xuất kinh doanh của công ty được hình
thành từ nguồn vốn vay và nguồn vốn huy động khác, năm 1997 nguồn vốn này chiếm
75,58% so với tổng vốn; năm 1998 chiếm 81,3% và năm 1999 chiếm 93,31%. Trong
khi, nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp năm 1997 chỉ chiếm 14,28%; năm 1998
chiếm 10,92% và năm 1999 chiếm 3,77%. Nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung năm
1997 chiếm 10,14%; năm 1998 chiếm 7,78% và năm 1999 chiếm 2,92%. Như vậy, để
công ty tiến hành được hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục thì nguồn vốn do
ngân sách nhà nước cấp cho doanh nghiệp là quá nhỏ nên công ty đã phải đi vay vốn
ngân hàng và các nguồn vốn huy động khác là chủ yếu mặc dù mỗi năm công ty vẫn tự
bổ sung thêm vốn. Vì vậy, chi phí trả lãi tiền vay của công ty rất lớn kéo theo lợi nhuận
mà doanh nghiệp thu được trong kỳ giảm. Đây cũng là một khó khăn của công ty đang
gặp phải.
Bảng 8: Vốn sản xuất kinh doanh theo tính chất hoạt động.
Chỉ tiêu Tổng vốn
sản xuất
Trong đó Vốn
cố định
Vốn
lưu động
kinh doanh Vốn cố định Vốn lưu động bình quân bình quân
Năm
toàn doanh
nghiệp (trđ)
Tuyệt đối
(trđ)
% so với
tổng vốn
Tuyệt đối

(trđ)
% so với
tổng vốn
(tr.đ)
1996 19104 5276 27,62 13828 72,38 -
1997 26453 5542 20,95 20911 79,05 5409
1998 41023 7183 17,51 33840 82,49 6362,5
1999 118696 74354 62,64 44342 37,36 40768,5
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
 Vốn cố định của doanh nghiệp có đến ngày 31/12/1996 chiếm 27,62% so với tổng
vốn; năm 1997 chiếm 20,95%; năm 1998 chiếm 17,51% và năm 1999 chiếm
62,64%.
 Vốn lưu động của doanh nghiệp năm 1996 chiếm 72,38% so với tổng vốn; năm 1997
chiếm 79,05%; năm 1998 chiếm 82,49% và năm 1999 chiếm 37,36%.
16
16
Năm 1999 do công ty đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất bằng nguồn vốn vay của
ODA, nên khối lượng vốn cố định tăng nhanh và chiếm tỷ trọng hơn vốn lưu động năm
1999.
Nhìn chung, vốn lưu động của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn và khối
lượng vốn tăng dần qua các năm. Vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao như vậy là do đặc
điểm hoạt động của doanh nghiệp vừa trên lĩnh vực công nghiệp và xây dựng nên khối
lượng vốn bị ứ đọng và số phải thu của khách hàng nhiều.
Bảng 9: Vốn sản xuất kinh doanh của công ty.
Chỉ tiêu
Năm
Vốn cố định bình quân
(tr.đ)
Vốn lưu động bình quân
(tr.đ)

Tổng vốn bình quân
toàn doanh nghiệp (tr.đ)
1997 5409 17369,5 22778,5
1998 6362,5 27375,5 33738
1999 40768,5 39091 79859,5
Qua số liệu trên ta thấy khối lượng vốn bình quân của công ty qua các năm đều tăng và
tốc độ tăng nhanh nhất là năm 1999. Điều đó cũng có nghĩa là chi phí yếu tố đầu vào
của công ty ngày càng tăng nhanh. Vì vậy, doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả
thì cần tăng nhanh kết quả sản xuất với tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của yếu tố
đầu vào.
Bảng 10: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng vốn bình quân.
ST
T
Chỉ tiêu Năm Lượng tăng (giảm)
tuyệt đối
Tốc độ phát
triển (%)
1997 1998 1999 98 so 97 99 so 98 98/97 99/98
1 GO (tr.đ) 29112 37554 42236 8432 4692 128,96 112,5
2 Lợi nhuận (tr.đ) 2745 2828 3328 83 500 103,02 117,68
3 Vốn SXKD BQ (tr.đ) 22778,5 33738 79859,5 10959,5 46121,5 148,11 236,71
4 Hiệu suất tổng vốn 1,278 1,113 0,529 -0,165 -0,584 87,09 47,52
5 Mức doanh lợi tổng vốn 0,121 0,084 0,042 -0,037 -0,042 69,42 50
Qua bảng số liệu trên cho thấy: tổng vốn bình quân của công ty tăng nhanh chủ yếu là
do vốn vay của ngân hàng và của ODA cho quá trình mở rộng sản xuất.
17
17

×