Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định nhân sự tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19_5 Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.76 KB, 33 trang )

Giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định nhân sự tại công ty TNHH Nhà nước một
thành viên dệt 19_5 Hà Nội
I. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh
1.Vai trò của kế hoạch đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh:

Kế hoạch là những chỉ tiêu, những con số được dự kiến và ước tính trước (trên
cơ sở khoa học) trong việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó cho phù hợp với
yêu cầu của thị trường, với pháp luật và khả năng thực tế của từng cơ sở sản xuất
kinh doanh.
Kế hoạch được phản ánh thông qua hệ thống các chỉ tiêu được lượng hoá bằng
các con số cụ thể. Kế hoạch được lập ra phải quán triệt nguyên tắc xuất phát từ yêu
cầu của thị trường, từ khả năng thực tế của doanh nghiệp và trong điều kiện pháp luật
cho phép, vì vậy mà kế hoạch được xem như một công cụ quản lý quan trọng nhằm
xác định mục tiêu, phương hướng của tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nếu đứng trên góc độ
thực hiện các mục tiêu chiến lược thì chúng ta có thể chia kế hoạch thành hai hình
thức là:
Kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất.
Khi đi sâu vào xem xét kế hoạch sản xuất kinh doanh, bộ phận kế hoạch này lại được
chia thành ba hình thức:
Kế hoạch dài hạn.
Kế hoạch trung hạn.
Kế hoạch hàng năm.
Nếu như kế hoạch dài hạn và trung hạn được lập ra cho một khoảng thời gian
dài, như 10 năm, 7 năm, 5 năm…thì kế hoạch hàng năm lại là sự kế hoạch lập ra
1 1
nhằm cụ thể hoá những nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch dài hạn và trung hạn cho
từng năm. Vì vậy nó mang tính chất toàn diện và cụ thể hơn về các mặt sản xuất, kỹ
thuật, tài chính và đời sống xã hội của công nhân viên chức.


Nếu như kế hoạch sản xuất kinh doanh được xây dựng nhằm xác định những
nhiệm vụ, mục tiêu làm cơ sở cho sự phấn đấu của toàn doanh nghiệp nói chung thì
kế hoạch tác nghiệp lại là sự cụ thể hoá và bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ cả năm của
toàn doanh nghiệp bằng cách chia nhỏ nhiệm vụ cả năm cho các bộ phận, các phân
xưởng, các nhà máy của doanh nghiệp và chia nhỏ ra trong từng khoảng thời gian
ngắn.
2.Công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Nó bao gồm bốn nội dung chủ yếu sau:
2.1.Phân công xây dựng kế hoạch:
Thật vậy, phải có sự phân công về công việc, trách nhiệm cho từng phòng ban
vì kết quả của kế hoạch sản xuất kinh doanh( là các mục tiêu) được xây dựng dựa
trên các thông tin, số liệu rất đa dạng và phong phú được thu thập và lưu trữ tại nhiều
phòng ban khác nhau. Vì vậy muốn có được những cơ sở dữ liệu cần thiết trong việc
tính toán và xây dựng nên các mục tiêu của kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp thì cần phải có sự phối hợp giữa các phòng ban.
2.2.Xác định các căn cứ để xây dựng kế hoạch.
Thật vậy, việc xác định đúng đắn các căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh là một nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng và tính khả thi của
các mục tiêu trong bản kế hoạch đó. Các căn cứ chủ yếu cần được tính đến khi chúng
ta tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là:
Kết quả phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo.
2 2
Khả năng thực tế của doanh nghiệp hiện tại: khả năng liên doanh liên kết, hướng đầu
tư đổi mới kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp…
Kết quả từ các nguồn dự báo khách quan bên ngoài.
Kết quả của các cuộc nghiên cứu thị trường mới nhất.
Hệ thống định mức kĩ thuật.
……
Các căn cứ sử dụng cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phải
được lượng hoá đến mức tối đa, và phải đảm bảo tính chính xác, tính khách quan. Có

như vậy mới góp phần xây dựng một bản kế hoạch sản xuất kinh doanh có chất lượng
và tính khả thi.
2.3.Tuân thủ trình tự xây dựng kế hoạch:
Trình tự xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải
tuân thủ theo ba bước là:
Bước chuẩn bị xây dựng kế hoạch( bao gồm các phương tiện, công cụ cần thiết phục
vụ cho việc xây dựng kế hoạch như: hệ thống số liệu, thông tin, hệ thống phần mềm
sử lý…)
Bước xây dựng kế hoạch dự thảo.
Bước xây dựng kế hoạch chính thức( bước xây dựng này phải hoàn thành chậm nhất
là vào cuối tháng 12 của năm báo cáo).
2.4.Phân chia các kế hoạch năm ra các quý các tháng các tuần và cho các phân
xưởng:
Đây thực chất là bước xây dựng bản kế hoạch tác nghiệp của doanh nghiệp.
Điều này sẽ đảm bảo cho mọi hoạt động của công ty được tiến hành bình thường và
đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất kinh
doanh hàng năm của công ty.
3 3
3.Một số phương pháp và công cụ sử dụng trong hoạt động dự báo và hoạch định kế
hoạch sản xuất kinh doanh.
Trên thực tế, có hai cách tiếp cận dự báo chính và cũng là hai con đường đề
cập đến cách lập mô hình dự báo. Đó là phân tích định tính dựa vào sự suy đoán cảm
nhận. Phương pháp này phụ thuộc nhiều vào trực giác, kinh nghiệm và sự nhạy cảm
của nhà quản trị để dự báo. Hai là phương pháp phân tích định lượng dựa chủ yếu
vào các mô hình toán học trên cơ sở những dữ liệu, tài liệu đã qua thống kê được.
Dưới đây là một số phương pháp định lượng:
3.1.Phương pháp bình quân giản đơn.
Bình quân giản đơn là phương pháp dự báo trên cơ sở lấy trung bình của các
dữ liệu đã qua, trong đó có các nhu cầu của các giai đoạn trước đều có trọng số như
nhau, nó được thể hiện bằng công thức sau:

Ft =
n
Ai
t
i


=
1
1
Trong đó:
Ft : Là nhu cầu dự báo cho giai đoạn t
Ai: Là nhu cầu thực của giai đoạn i
n: Là số giai đoạn quan sát( số giai đoạn có nhu cầu thực)
Cụ thể: Ta có tình hình tiêu thụ sản phẩm vải của công ty giai đoạn từ năm
2000 -2007 như sau:
Bảng 8. Tình hình tiêu thụ sản phẩm vải của công ty giai đoạn 2002-2007:
Thời gian Sản lượng
( mét vải )
Doanh thu
( Tỷ đồng )
Tổng doanh thu
(tỷ đồng )
tỉ lệ
(%)
4 4
Năm 2002 3.623.631 46.28 60 77,2%
Năm 2003 3.718.963 47.5 70,5 67,4%
Năm 2004 4.090.548 52.21 92 56,75%
Năm 2005 4.704.130 68,25 105 65%

Năm 2006 5.409.749 81,6 120 68%
Năm 2007 6.221.212 94,5 140 67,5%
(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường)
Qua bảng số liệu trên, áp dụng phương pháp bình quân giản đơn, ta sẽ dự báo
được nhu cầu về các sản phẩm vải của công ty trong năm tới là:
F(2008) = (3.623.631+3.781.963+4.090.548+4.704.130+5.409.749+6.221.212)/6
= 4.628.038 (mét vải)
3.2.Phương pháp bình quân di động.
Trong trường hợp khi nhu cầu có sự biến động, trong đó thời gian gần nhất có
ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả dự báo, thời gian càng xa thì mức độ ảnh hưởng
càng nhỏ. Khi đó, ta nên áp dụng phương pháp bình quân di động.
Phương pháp bình quân di động, dùng kết quả trên cơ sở thay đổi liên tục
khoảng thời gian trước đây cho dự báo giai đoạn tiếp theo:
Ft =
n
Ai
nt
ti


−= 1

Trong đó:
Ai: Là nhu cầu thực của giai đoạn i.
n: Là số giai đoạn quan sát.
Ft : Là nhu cầu dự báo cho giai đoạn t
5 5
Thời
gian
Sản lượng tiêu thụ thực tế

( mét vải )
Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm vải theo bình
quân di động 3năm (mét vải)
Năm
2002
3.623.631
Năm
2003
3.718.963
Năm
2004
4.090.548
Năm
2005
4.704.130 =(3.623.631+3.718.963+4.090.548)/3=3.811.047
Năm
2006
5.409.749 =(4.704.130+4.090.548+3.718.963)/3=4.171.213
Năm
2007
6.221.212 =(5.409.749+4.704.130+4.090.548)/3=4.734.809
Năm
2008
- =(6.221.212+5.409.749+4.704.130)/3=5.445.030
Như vậy, khi áp dụng mô hình dự báo theo phương pháp bình quân di động ta có thể
đưa ra mức dự báo sản lượng tiêu thụ vải của năm 2008 là 5.445.030(mét vải)
3.3.Phương pháp bình quân di động có trọng số.
Đây là phương pháp bình quân nhưng có tính đến ảnh hưởng của từng giai
đoạn khác nhau đến nhu cầu thông qua việc sử dụng các trọng số. Điều đó sẽ giúp
cho kết quả dự báo sát với thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Cụ thể:
Ft =



−=
i
nt
ti
Hi
HiAi
1
.
Trong đó:
Ai: Là nhu cầu thực của giai đoạn i.
6 6
n: Là số giai đoạn quan sát.
Ft : Là nhu cầu dự báo cho giai đoạn t.
Hi:Là trọng số của giai đoạn i.
3.4.Phương pháp san bằng số mũ giản đơn.
Do các phương pháp bình quân đã trình bày ở trên có những nhược điểm như:
- Khi số quan sát n tăng lên, thì khả năng san bằng các dao động tốt hơn,
nhưng dự báo lại trở nên ít nhạy cảm hơn với những biến đổi thực tế của nhu cầu.
- Dự báo thường không bắt kịp nhu cầu, không bắt kịp xu hướng thay đổi nhu
cầu.
- Các phương pháp dự báo trên đòi hỏi phải ghi chép số liệu đã quan sát rất
cặn kẽ và phải đủ lớn mới giúp cho số liệu dự báo chính xác. Vì vậy, đòi hỏi rất công
phu trong việc ghi chép, lưu trữ số liệu.
Để khắc phục những hạn chế của các phương pháp bình quân, công ty có thể
áp dụng phương pháp san bằng số mũ để phục vụ cho công tác dự báo. Đây là

phương pháp rất dễ sử dụng, cần ít số liệu trong quá khứ. Chính vì phương pháp khá
đơn giản nên được rất nhiều công ty áp dụng vào mô hình dự báo, phục vụ cho công
tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Công thức cơ bản của
phương pháp san bằng số mũ như sau:
F(t) = F(t-1) +α.(A(t-1)-F t-1 )
Trong đó:
F(t-1) : Là dự báo mới.
F t-1 : Là dự báo của giai đoạn đã qua.
A(t-1) : Nhu cầu thực trong giai đoạn đã qua.
α : Hệ số san bằng số mũ.
Trong phương pháp dự báo này, việc lựa chọn hệ số san bằng số mũ α sao cho
thích hợp để đạt được một dự báo chính xác là vấn đề quan trọng nhất. Thông
7 7
thường, khi các doanh nghiệp tiến hành dự báo, họ thường lấy hệ số san bằng số mũ
là 0,9( α = 0,9).

Cụ thể: Khi chúng ta áp dụng phương pháp dự báo san bằng số mũ giản đơn
để dự báo sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm 2008 dựa trên số liệu
tình hình tiêu thụ các sản phẩm vải của công ty trong giai đoạn 2002-2007, biết hệ số
san bằng số mũ là 0,9 và giả sử dự báo trong năm 2002 là 3.623.631(mét vải)
Thời gian
Sản lượng vải tiêu
thụ thực tế
( mét vải )
Sản lượng vải tiêu thụ theo dự báo với
α = 0,9 (mét vải)
Năm 2002 3.623.631 3.623.631
Năm 2003 3.718.963 3.623.631+0,9.(3.623.631-3.623.631)=3.623.631
Năm 2004 4.090.548 3.623.631+0,9.(3.718.963-3.623.631)=3.709.429
Năm 2005 4.704.130 3.709.429+0,9.(4.090.548-3.709.429)=4.052.436

Năm 2006 5.409.749 4.052.436+0,9.(4.704.130-4.052.436)=4.638.960
Năm 2007 6.221.212 4.638.960+0,9.(5.409.749-4.638.960)=5.332.670
Năm 2008 - 5.332.670+0,9.(6.221.212-5.332.670)=6.132.357
Bằng phương pháp san bằng số mũ giản đơn, chúng ta có thể dự báo cho sản
lượng vải tiêu thụ của năm 2008 dựa trên số liệu tình hình tiêu thụ các sản phẩm vải
của công ty trong giai đoạn 2002-2007, với hệ số san bằng số mũ là 0,9.
Tóm lại: Lựa chọn đúng mô hình dự báo định lượng kết hợp với đánh giá lại
bằng phương pháp định tính như: phương pháp chuyên gia, phương pháp lấy ý kiến
lực lượng bán hàng… sẽ giúp cho các con số dự báo của công ty sát với thực tế, giúp
các chỉ tiêu và mục tiêu của kế hoạch sản xuất kinh doanh chính xác và có tính khả
thi.
8 8
II. Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống tiêu chuẩn định mức hao phí lao động.
1.Khái niệm và vai trò:
Định mức hao phí lao động là lượng lao động hao phí lớn nhất không được
phép vượt quá để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một chi tiết sản phẩm hoặc
một bước công việc theo tiêu chuẩn chất lượng quy định trong điều kiện tổ chức, kỹ
thuật, tâm sinh lý, kinh tế xã hội nhất định.
Có nhiều cách phân loại định mức khác nhau nhưng ở đây chúng ta chỉ phân
loại định mức dựa trên tính chất đơn vị tính toán. Dựa trên căn cứ này, định mức lao
động được chia thành ba loại là: định mức thời gian, định mức sản lượng và định
mức phục vụ.
Định mức lao động là một công cụ quan trọng trong việc xây dựng tiêu chuẩn
thực hiện công việc, trong việc đánh giá việc thực hiện công việc, bố trí, phân công
lao động, tổ chức sản xuất, cơ sở cho việc tính toán giá thành. Đồng thời định mức
lao động cũng là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
2.Phương pháp xây dựng định mức lao động:
2.1.Phương pháp thống kê kinh nghiệm:
Thực chất của phương pháp này là dựa vào số liệu thống kê và kinh nghiệm
của cán bộ định mức để xây dựng. Phương pháp này được chia làm hai loại: Thống

kê kinh nghiệm đơn thuần (chỉ căn cứ vào tài liệu thống kê) và thống kê kinh nghiệm
có phân tích (không chỉ căn cứ vào số liệu thống kê mà còn phân tích loại trừ các
nhân tố bất hợp lý, xem xét và đánh giá cả các yếu tố như: điều kiện tổ chức, kỹ
thuật…)
Ưu điểm dễ thấy của phương pháp thống kê kinh nghiệm là đơn giản, tốn ít
công sức, dễ hiểu, dễ làm. Trong cùng một thời gian ngắn, thì công ty có thể xây
dựng được hàng loạt các định mức cho nhiều bước công việc.
9 9
Nhược điểm của phương pháp này là mang nhiều yếu tố lạc hậu, vì cơ sở xây
dựng định mức là các thông tin và tài liệu trong quá khứ, do đó không phản ánh được
sự phát triển của tổ chức và sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó,
phương pháp này còn mang nặng yếu tố chủ quan trong quá xây dựng các định mức
lao động, vì vậy nó sẽ không thể đảm bảo tính khách quan.
2.2.Phương pháp điều tra phân tích:
Thực chất của phương pháp này là quan sát, tính toán ngay tại hiện trường và
được tiến hành thông qua hai hình thức là: chụp ảnh( hay còn gọi là ghi giờ thực tế)
và hình thức bấm giờ.
+ Chụp ảnh hay còn gọi là ghi giờ thực tế, thực chất là tiến hành quan sát và
ghi chép lại toàn bộ thời gian hao phí lao động của một công nhân trong một ca làm
việc. Mục đích của phương pháp chụp ảnh là xây dựng định mức hợp lý trong một ca
làm việc cho các loại thời gian như: thời gian chuẩn bị và kết thúc, thời gian phục vụ,
thời gian nghỉ vì nhu cầu của con ngừơi. Trên thực tế, quá trình hoạt động trong một
ca làm việc của người công nhân, thì thời gian phục vụ sẽ được chia nhỏ ra thành thời
gian thực hiện từng bước công việc khác nhau, tùy thuộc vào từng nghề, từng vị trí
công việc khác nhau. Mặt khác, trong quá trình làm việc thực tế, còn phát sinh
khoảng thời gian lãng phí do công nhân( như thời gian nói chuyện riêng) hay thời
gian lãng phí do tổ chức ( thời gian sắp xếp công việc) hoặc thời gian lãng phí xuất
phát từ lý do khách quan( thời gian mất điện). Khi xây dựng định mức hao phí lao
động dựa trên thời gian hao phí thực tế, điều cần lưu ý là tất cả các loại thời gian lãng
phí( thời gian lãng phí do công nhân, do tổ chức hay do khách quan) sẽ không được

đưa vào định mức, kể cả các loại thời gian chuẩn kết, phục vụ và nghỉ vì nhu cầu con
người nếu vượt quá định mức cũng coi như lãng phí. Khi đó, khoảng thời gian lãng
phí thực tế sẽ được phân bổ vào khoảng thời gian gia công.
Phương pháp ghi giờ thực tế được tiến hành qua 4 bước:
10 10
- Bước 1: Chuẩn bị quan sát ghi chép, bao gồm chọn đối tượng quan sát ghi
chép, làm cho đối tượng hiểu rõ mục tiêu, chuẩn bị máy móc, thiết bị, nguyên vật
liệu, đồng hồ và dụng cụ ghi chép…
- Bước 2: Tiến hành quan sát, ghi chép, ở bước này cần chú ý, việc ghi chép
được tiến hành liên tục từ đầu ca đến hết ca làm việc, ghi chép tất cả các loại công
việc ở từng thời gian, không được bỏ sót một loại công việc nào.
- Bước 3: Lên biểu tổng hợp thời gian công tác hao phí trong ca.
- Bước 4: Lập bảng định mức.
+ Bấm giờ: Thực chất là phương pháp quan sát và nghiên cứu tỷ mỷ tình hình
hao phí thời gian gia công bằng cách đo thời gian và phân tích những điều kiện hoàn
thành của các bước công việc. Mục đích của phương pháp bấm giờ là xây dựng và
sửa đổi định mức hao phí cho từng bước công việc, từng công việc một cách hợp lý.
Phương pháp bấm giờ được tiến hành qua 4 bước:
- Bước 1: Chọn đối tượng để bấm giờ và chuẩn bị bấm giờ.
- Bước 2: Tiến hành bấm giờ, đo thời gian hoàn thành bước công việc một vài
lần, để tính chính xác mức hao phí lao động.
- Bước 3: Chỉnh lý và phân tích tài liệu bấm giờ ghi chép được
- Bước 4: Tính định mức hợp lý cho bước công việc cần bấm giờ.
Trên thực tế, khi xây dựng hệ thống tiêu chuẩn định mức hao phí lao động thì
chúng ta nên áp dụng cả hai phương pháp trên. Nếu như phương pháp chụp ảnh hay
ghi giờ thực tế được áp dụng để xây dựng định mức hao phí lao động trong ca làm
việc cho các loại thời gian thì phương pháp bấm giờ lại giúp xây dựng định mức hao
phí lao động cho từng bước công việc, từng công việc.
Công tác xây dựng hệ thống tiêu chuẩn định mức hao phí lao động cần được
xây dựng phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất thực tế của công ty, và cần phải

có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cán bộ lãnh đạo công ty thông qua việc tổ chức
theo dõi tình hình thực hiện định mức và thường xuyên củng cố và hoàn thiện định
mức. Vì các định mức được xây dựng nên chỉ phát huy trong một khoảng thời gian
11 11
nhất định, sau đó sẽ trở nên lạc hậu nên sau từng khoảng thời gian nhất định( thường
ít nhất là 6 tháng) công ty cần tiến hành xem xét hệ thống tiêu chuẩn định mức của
công ty mình từ đó kịp thời bổ sung và sửa đổi kịp thời.
III. Hoàn thiện công tác dự đoán nhu cầu nhân lực.
Cầu nhân lực là số lượng và cơ cấu nhân lực cần thiết để hoàn thành số lượng
sản phẩm, dịch vụ hoặc khối lượng công việc của tổ chức trong một thời kỳ nhất
định. Dự đoán cầu nhân lực được chia làm hai loại: dự đoán cầu nhân lực ngắn hạn
và dự đoán cầu nhân lực dài hạn.
1. Dự đoán cầu nhân lực trong ngắn hạn.
Dự đoán cầu nhân lực ngắn hạn là cầu nhân lực trong thời hạn một năm. Tuy
vậy, do đặc điểm của mỗi tổ chức khoảng thời gian có thể linh hoạt hơn. Phương
pháp chủ yếu để dự đoán cầu nhân lực trong thời hạn ngắn là phân tích nhiệm vụ/
phân tích khối lượng công việc. Cụ thể:
- Xác định nhiệm vụ/khối lượng công việc của công ty cần phải hoàn thành.
- Sử dụng các tỷ số quy đổi hoặc tiêu chuẩn định biên, lượng lao động hao phí
cho một đơn vị sản phẩm…để tính tổng số giờ lao động hao phí cho việc hoàn thành
mỗi loại công việc/ mỗi loại sản phẩm.
- Quy đổi tổng số giờ lao động ra số người lao động của mỗi nghề, mỗi loại
công việc, mỗi loại sản phẩm. Tổng hợp các nghề ta sẽ có nhu cầu nhân lực của tổ
chức trong năm tới.
1.1. Phương pháp tính theo lượng lao động hao phí để dự đoán cầu nhân lực trong
ngắn hạn đối với lao động trực tiếp.
Theo phương pháp này, việc xác định nhu cầu nhân lực cho năm tới( năm kế
hoạch) dựa vào các căn cứ sau đây: tổng số lượng lao động hao phí để hoàn thành số
lượng sản phẩm, hoặc khối lượng công việc, nhiệm vụ của năm kế hoạch, quỹ thời
gian làm việc bình quân của một lao động năm kế hoạch và hệ số tăng năng suất lao

động dự tính của năm kế hoạch.
12 12
Công thức: D =
KmTn
SLiti
n
i
.
.
1

=
Trong đó:
D: Là cầu về lao động năm kế hoạch của công ty( đơn vị: người).
ti: Lượng lao động hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm i(giờ -
mức). Chỉ tiêu này được xác định dựa vào hệ thống tiêu chuẩn định mức lao động
hao phí( mức thời gian hao phí) cho từng bước công việc, theo từng nghề.
SLi: Tổng số sản phẩm i cần sản xuất trong năm kế hoạch. Chỉ tiêu này
được xác định dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tn:Quỹ thời gian làm việc bình quân của một lao động năm kế
hoạch( giờ-người). Chỉ tiêu này được xác định thông qua việc xây dựng bảng cân đối
thời gian lao động của một lao động năm kế hoạch trên cơ sở phân tích bảng cân đối
thời lao động của một lao động năm báo cáo.
Km: Hệ số tăng năng suất lao động dự tính năm kế hoạch. Chỉ tiêu này
được xác định thông qua việc dự kiến những yếu tố ảnh hưỏng như thay đổi về kỹ
thuật, tổ chức.
n: Số loại sản phẩm cần sản xuất năm kế hoạch.
Cụ thể: Để dự tính được nhu cầu nhân lực tháng 2 năm 2008 của nhà máy may
thêu của công ty dệt 19/5 Hà Nội ta dựa vào kế hoạch sản xuất sản phẩm và lượng lao
động hao phí cho một đơn vị sản phẩm.

Bảng . Kế hoạch sản xuất sản phẩm trong tháng 2 và lưọng hao phí lao động tại nhà
máy may thêu của công ty dệt 19/5 Hà Nội.
Mã sản phẩm
KHSX sản phẩm
(chiếc)
Lượng lao động hao phí cho 1 sản
phẩm
Tổng lượng lao
động hao phí để sản
xuất sản phẩm (giờ)
Giây- mức Giờ - mức
CN 6102-Quần 3.081 2022,62 0,56 1725,36
CN 6150A1B1 11.886 572,03 0,16 1901,76
CN 6152A1B1 7.152 1607,89 0,45 3218,4
CN 6154-Dây 7.540 666,23 0,19 1432,6
CN 6154-áo váy 3.329 843,55 0,23 765,67
CN 6183 3.218 2002,76 0,56 1820,08
13 13

×