Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

KH TRUONG HOC AN TOAN PHONG CHONG TAI NAN THUONG TICH CHO TRE. NAMHOC 2010 - 2011.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.81 KB, 3 trang )

KẾ HOẠCH TRƯỜNG HỌC AN TOÀN
PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ.
TRƯƠNG MẪU GIÁO TƯ THỤC SAO MAI.
LỚP LÁ 5 - NĂM HỌC 2010-2011.

Căn cứ công văn 527/SGD ĐT- GDMN ngày 20.4.2010 của Sở GD Cần Thơ về việc
triển khai thông tư 13/2010/TT- BGD ĐT trong việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống
tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục Mầm non.
Lớp Lá 5 đề ra kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ như sau:
I. ĐIỂM TÌNH HÌNH:
* Lớp Lá 5 có 54 cháu:27 nam và 27 nữ.
+ Thuận lợi: Đa số cháu là con của công nhân viên, 1 số ít là con của những người buôn
bán nhỏ. Phần lớn là con gia đình có 1 hoặc 2 con nên rất quan tâm đến việc học và sinh hoạt
của trẻ trong trường.
+ Khó khăn: Lớp đông và không có nhà vệ sinh trong lớp nên việc dẫn trẻ đi vệ sinh
gặp rất nhiều khó khăn (các cháu hay chạy, hoặc những lúc trời mưa).
Các cháu rất hiếu động nên hay nghịch, chạy nhảy, leo trèo...
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
Năm học 2010- 2011 là năm đầu tiên thực hiện thông tư số 13/2010/TT- BGD ĐT trong
việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục
Mầm non.
1.NỘI DUNG:
- Tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức bảo vệ an toàn cho trẻ.
- Xây dựng phòng lớp an toàn theo tình hình thực tế của lớp.
- Môi trường xung quanh trẻ phải an toàn.
2.CHỈ TIÊU:
- 2 giáo viên phải tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về thông tư 13/2010/TT- BGD ĐT.
- 2 giáo viên đều phải lồng ghép nội dung trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
-2 giáo viên phải thường xuyên sắp xếp lớp học gọn gàng ngăn nắp, tránh để đồ đạc làm bé bị


vấp, té ngã.
- 2 gíao viên phải luôn luôn chú ý đến ĐDĐC trong lớp, đảm bảo tính an toàn, không sắc cạnh
để tránh tai nạn xây sát nếu bé vấp ngã.
- 2 giáo viên phải có tránh nhiệm quan sát bé chơi ngoài trời để đảm bảo an toàn cho bé.
- 2 giáo viên phải có trách nhiệm giao trả trẻ đúng người để tránh tình trạng thất lạc trẻ hoặc
tình huống xấu xảy ra cho trẻ.
3.BIỆN PHÁP:
+ Trong lớp:
- Hằng ngày, giáo viên phải thường xuyên kiểm tra các góc lớp, bàn ghế, đồ dùng đồ chơi...
nếu phát hiện: gãy đổ, hư hỏng phải báo cho BGH để sữa chữa, hoặc thay đồ mới.
- Dao cắt trái cây hoặc kéo bé làm tạo hình phải được cất dọn liền vào nơi quy định để tránh sự
táy máy, nghịch ngợm của trẻ có thể gây ra những tai nạn bất ngờ, không lường được hậu quả.
- Phòng lớp phải luôn khô ráo, tránh trơn trợt khiến bé té ngã.
+ Khu vực vệ sinh:
- Hai cô phải phân công nhau dắt bé đi vệ sinh, rửa tay, đánh răng.
- Không cho bé chạy.
+ Ngoài sân:
* Khi bé chơi các đồ chơi ngoài trời: 2 cô phải luôn bám sát bé, nhắc nhở bé xếp hàng đến lượt,
không được xô đẩy, chen lấn nhau.
Chú ý:
: Khi chơi cầu tuột: có bé đi lên phía máng trượt hoặc nhảy từ trên máng trượt
xuống. Rất nguy hiểm.
Khi chơi đu quay: đu đang quay bé muốn xuống hoặc muốn nhặt dép thì phải
chờ đu dừng hẳn thì mới xuống được.
*Khi đi dạo, chơi n trời, tập thể dục: cô phải quan sát địa điểm tránh vũng nước, tổ kiến hoặc
những nới có nhiều rong rêu... làm bé dễ bị té.
* Ngoài ra 2 giáo viên cần phải chú ý:
- Có tinh thần trách nhiệm trong việc đảm bào an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
- Không được đánh đập trẻ, không được sử dụng những hình phạt đối với trẻ.
- Khi cảm thấy trong người không được khoẻ thì báo cho BGH biết để được nghỉ ngơi hoặc cho

thêm người xuống giúp.
- Có góc tuyên truyên để huy động sự tham gia của phụ huynh để phát hiện và báo cáo kịp thời
các nguy cơ gây ra tại nạn, để có biện pháp phòng chống kịp thời.
- GV lớp thường xuyên trao đổi với Phụ Huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ đặc biệt là trẻ hay
đau ốm, nghỉ học nhiều...Bên cạnh đó cũng báo cáo tình hình trẻ hiếu động hay chạy nhảy, leo
trèo...
Giáo viên lớp:
VŨ THỊ PHƯƠNG THẢO
NGUYỄN THỊ THANH HÀ.

×