Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT KHÂU TẠI CÔNG TY RAU QUẢ TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.2 KB, 7 trang )

- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty Rau Quả Tiền Giang -
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH XUẤT KHÂU TẠI CÔNG TY RAU QUẢ TIỀN
GIANG
I. Biện pháp đa dạng hoá mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề đặt ra với các công ty là xác định
cho các phân xưởng của mình một cơ cấu sản phẩm hợp lý, phù hợp với nhu cầu của
thị trường, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, năng lực của công ty. Đảm bảo tính
khả thi và khả năng sinh lời. Đồng thời có thể điều chỉnh dễ dàng cho phù hợp với sự
thay đổi nhanh chóng của nhu cầu thị trường.Với cơ cấu sản phẩm hiện nay của công
ty là tương đối ổn định. Tuy nhiên không chỉ tập trung vào các sản phẩm từ dứa mà
nên đa dạng hoá sản phẩm hơn, tăng cường nhiều loại trái cây đóng hộp.
Ví dụ công nên nghiên cứu thực hiện nha đam đóng hộp, nha đam rất tốt cho
sức khỏe, trên thị tường đã có nước uống nha đam nhưng chưa có nha đam đóng hộp,
thực hiện thành công sản phẩm này sẽ tạo ra được sản phẩm mới góp phần đa dạng
sản phẩm. Các mặt hàng puree còn ít có thể nghiên cứu đa dạng thanh long puree,
dưa hấu đông lạnh.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, trước hết là đầu tư từ nguồn nguyên liệu
-Công ty nên thiết lập các trạm thu mua nguyên liệu cố định, các trạm này được
đặt ở các vùng quan trọng với mục đích vận chuyển nguyên liệu về nhà máy chế
biến một cách thuận lợi nhất.
-Công ty nên lựa chọn các các vựa trái cây, các chợ đầu mối cung cấp nguyên
liệu đảm bảo lâu dài và đảm bảo về chất lượng nguyên liệu trong quá trình vận
chuyển.
-Có đội ngủ thu mua trực tiếp từ nhà vườn vì như vậy giá sẽ rẻ hơn, xây dựng
quan hệ lâu dài với các nhà vườn, có các hoạt động liên kết, hỗ trợ để nhà vườn và
doanh ngiệp cùng có lợi.
Cần nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, việc tạo ra sản phẩm mới giúp công
ty tránh được rủi ro và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đẩy mạnh các hoạt
động nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chế
biến. Đồng thời thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm qua các giai đoạm từ


GVHD: Nguyễn Văn Duyệt 1 SVTH: Hà Thị Lan Hương
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty Rau Quả Tiền Giang -
nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm làm ra cuối cùng. Hoàn thiện hơn nữa các tiêu
chuẩn chất lượng trong quá trình sản xuất.
II. Biện pháp tăng cường công tác Marketing:
Công tác marketing do phòng kinh doanh phụ trách, đề xuất cũng như những
tính toán các khả năng để tiến hành tiêu thụ. Công ty nên có hẳn một phòng
marketing chuyên biệt thực hiện các công tác marketing, nghiên cứu, đẩy mạnh thị
trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh. Marketing trong doanh nghiệp xuất khẩu là cực
kỳ quan trọng.
Về chiến lược giá: giá là một trong những yếu tố quan trọng của sản phẩm, nó
là cơ sở để khách hàng quyết định mua sản phẩm này hay sản phẩm khác, là đòn bẩy
kích thích tiêu dùng. Nó cũng là vũ khí cạnh tranh trên thị trường, quyết định doanh
số và lợi nhuận, qua đó cũng thể hiện chất lượng sản phẩm. Do đó để có thể sản xuất
ra sản phẩm có giá canh tranh đòi hỏi công ty nên
- Tạo mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp nguyên liệu, tránh tình trạng thiếu
nguyên liệu, giá nguyên liệu bị nâng lên làm cho chi phí đầu vào tăng, dẫn đến giảm
tính cạnh tranh
-Công ty nên ký các hợp đồng dài hạn đối với các hảng tàu để có thể có giá
thấp trong một thời gian dài
-Công ty nên giảm bớt phần trăm lợi nhuận để có thể tạo sự hấp dẫn với khách
hàng và tăng doanh số.
Ngoài ra trong quá trình sản xuất công ty nên nắm bắt thông tin một cách nhanh
chóng về tình hình giá cả trên thị trường chủ lực như Nhật, EU…để có thể đưa ra
một mức giá hợp lý.
Về phân phối: việc phân phối giúp nhà sản xuất cung cấp sản phẩm cho khách
hàng đúng sản phẩm, thời điểm đúng kênh và nguồn hàng, giúp điều hoà sản phẩm,
tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro thiệt hại.
-Do đặc điểm công ty là xuất khẩu rau quả cho nên công ty chỉ bán sản phẩm
cho các nhà trung gian nhập khẩu nước ngoài. Vì vậy việc lưu thông hàng hoá chủ

yếu là từ công ty chuyển lên Thành phố Hồ Chí Minh và làm thủ tục hải quan chuyển
lên tàu để xuất đi. Để cho việc phân phối đạt hiệu quả cao công ty nên có đội ngũ vận
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt 2 SVTH: Hà Thị Lan Hương
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty Rau Quả Tiền Giang -
chuyển hàng hóa lên Thành phố Hồ Chí Minh vào mọi thời điểm khi cần, bố trí nhân
viên thành thạo nghiệp vụ để thực hiện việc giao hang làm thủ tục hải quan, đóng
container để chuyển xuống tàu và xuất đi.
-Đối với các thị trường chủ lực công ty nên có đội ngũ nhân viên có kinh
nghiệm, tiến hành nghiên cứu hệ thống phân phối hợp lý và sâu rộng đến các siêu thị
nhà hàng để từ đó tiến hành phân phối kịp thời.
Việc chuyển hành hoá đến khách hàng đúng thời hạn, đúng nơi sẽ giúp cho
công ty tạo được uy tín và long tin đối với khách hàng , từ đó sẽ tạo được mối quan
hệ làm ăn lâu dài với họ.
Tham gia các hội chợ quốc tế về rau quả, xúc tiến các quan hệ đối tác làm ăn,
tiến hành chào hàng trên internet với nhiều chủng loại phong phú, đa dạng để có thể
đáp ứng với nhiều khách hàng khác nhau, dokhách hang của công ty thuộc nhiều
quốc gia khác nhau, tình trạng kinh tế, phong tục tập quán khác nhau. Tổ chức các
chương trình cho dùng thử sản phẩm của công ty, phát tờ rơi, tờ bướm giới thiệu
công ty, sản phẩm.
Đối với thị trường trong nước, công ty nên xây dựng mạng lưới đại lý phân
phối chặt chẽ và rộng khắp, tuỳ theo từng thời điểm có những chương trình khuyến
mãi để đẩy mạnh tiêu thụ, khuyến mãi cho các đại lý và khuyến mãi cho người tiêu
dùng.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt 3 SVTH: Hà Thị Lan Hương
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty Rau Quả Tiền Giang -
Ngày nay, với nền kinh tế nhiều thành phần và nhiều ngành nghề khác nhau,
trong môi trường kinh tế quốc tế, đòi hỏi mỗi nước, mỗi doanh nghiệp cần phải rất cố

gắng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá mình, đặc biệt phải tận dụng và phát huy
những thế mạnh cốn có của mình.
Đối với Công ty Rau Quả Tiền Giang kể từ khi thành lập đến nay đã gần 30
năm hoạt động, công ty đã đạt được những kết quả khả quan, thị trường xuất khẩu
của công ty ngày càng mở rộng, hoạt động kinh doanh của công ty luôn mang lại lợi
nhuận đảm bảo đời sống cho công nhân viên công ty. Cho đến nay Công ty Rau Quả
Tiền Giang đã tạo dựng được chỗ đứng cũng như uy tín của mình đối với thị trường
trong và ngoài nước. Mỗi năm công ty mang về cho tỉnh nhà một nguồn ngoại tệ rất
lớn. Bên cạnh đo công ty còn góp phần giải quyết một lượng lớn việc làm cho người
dan của tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty
cũng còn gặp phải một số khó khăn trong sự cạnh tranh với các công ty nước ngoài
về giá cả và chất lượng, hoạt động marketing còn yếu, chất lượng nguyên liệu chưa
ổn định trong khi giá thành sản phẩm còn cao. Nâng cao chất lượng, đẩy mạnh hoạt
động marketing là biện pháp trước mắt nấng cao hoạt động kinh doanh xuất khẩu của
công ty.
Công ty Rau Quả Tiền Giang đã và đang từng bước hoà nhập vào sự phát triển
chung của đất nước, từng bước khẳng định mình trở thành một trong những đơn vị
kinh doanh xuất khẩu chủ lực của tỉnh Tiền Giang. Trong thời gian tới bằng những
thuận lợi vốn có, với những khó khăn từng bước được khắc phục, chắc chắn Công ty
Rau Quả Tiền Giang sẽ có những bước phát triển vươn lên trong tương lai nhất là
hoạt động xuất khẩu của Tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung, thực hiện những
biện pháp thúc đẩy sự phát triển ngành này, và có thể đưa được thương hiệu rau quả
Việt Nam cạnh tranh trên thị trường thế giới.
II. KIẾN NGHỊ
1. Đối với lãnh đạo tỉnh
- Quy hoạch vùng nguyên liệu và hình thành quỹ khuyến nông, hỗ trợ trong việc
cải tạo hạt giống, thuỷ lợi cơ sỏ hạ tầng, đê điều cho vùng nguyên liệu.
GVHD: Nguyễn Văn Duyệt 4 SVTH: Hà Thị Lan Hương
- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty Rau Quả Tiền Giang -

- Thành lập các tổ sản xuất hoặc phát triển các hợp tác xã đã hình thành làm đầu
mối trung gian cung cấp nguồn nguyên liệu.
- Hỗ trợ về mặt thủ tục giấy tờ, cơ chế, chính sách giúp công ty trong việc tiếp
xúc làm ăn với các đối tác trong và ngoài nước, trong việc cử cán bộ đi khảo sát thị
trường nước ngoài.
- Cung cấp kịp thời các thông tin vĩ mô có liên quan giúp công ty có những
quyết định đúng đắn, quảng bá tên tuổi và hình ảnh của công ty.
2. Đối với nhà nước :
- Nhà nước phải tổ chức việc cung cấp thông tin, mở rộng và phát triển thị
trường. Hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập, duy trì và phát triển thị trường là biện pháp
có tính then chốt trong chiến lược mở rộng xuất khẩu.
- Nhà nước cần nghiên cứu các khu vực thị trường khác nhau với những tiềm
năng và đặc điểm thị trường khác nhau nhằm tạo mối liên hệ giữa khả năng trong
nước và đặc điểm tiêu dùng nhà nhập khẩu; tổ chức công tác tiếp thị xúc tiến thương
mại để khai thác và phát triển thị trường; tổ chức các hội chợ triễn lãm quốc tế giới
thiệu hàng hoá nâng cao vai trò của đại sứ quán nước ta tai nước ngoài.
- Có những qui định bảo hộ thương hiệu, sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu hàng hoá.
Khuyến khích cải tiến đổi mới mẫu mã, nâng cao trình độ khả năng quản trị kinh
doanh, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm
đạt tiêu chuẩn quốc tế (ISO), đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại, hỗ trợ tài
chính cho doanh nghiệp như: thành lập ngân hàng hỗ trợ xuất khẩu, các tổ chức liên
kết giữa doanh nghiệp xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp chế biến hình thành
những tổng công ty có đủ sức chi phối thị trường.
- Đào tạo đội ngủ cán bộ công nhân trong công tác xuất nhập khẩu, tiến hành
cải cách các thủ tục hành chính, giảm bớt các thủ tục phức tạp dài dòng, tạo môi
trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
- Phải liên kết ngành, tạo mối quan hệ mật thiết giữa người sản xuất, chế biến,
xuất khẩu và các hiệp hội và chỉ có thể giải quyết được khi có một tổ chức liên kết
đồng bộ các khâu trong một chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ.Vì vậy nên thành lập các
tổ chức hiệp hội trái cây như GAP (Good Argricultural Practices ) Sông Tiền - liên

GVHD: Nguyễn Văn Duyệt 5 SVTH: Hà Thị Lan Hương

×