Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ THÀNH PHỐ Ở NƯỚC TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.09 KB, 30 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT
KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ
THÀNH PHỐ Ở NƯỚC TA
Nguyễn Ngọc Hưng 1 Lớp: Thương mại 46B
1. Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu nông sản phẩm Việt Nam trong
những năm tới
Nông sản xuất khẩu đặt mục tiêu 15 tỷ USD
Mục tiêu đến năm 2010 đạt 15 tỷ USD giá trị kim ngạch xuất khẩu các
mặt hàng nông - lâm - thủy sản. Đồng thời ngành cũng phấn đấu đạt tốc độ
tăng trưởng giá trị nông nghiệp từ 4-4,5%/năm, GDP nông nghiệp tăng từ
3,3-3,5%/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn 7,5-8%/năm.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, với vị thế là một trong
những nước xuất khẩu nhiều loại nông sản giá trị cao, bước sang giai đoạn
hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế, đây chính là thời cơ vàng đối
với nền nông nghiệp Việt Nam trong những năm đầu gia nhập WTO. Bằng
cách tận dụng tối đa các cơ hội và giảm thiểu các thách thức, tác động tiêu
cực, ngành nông nghiệp đặt ra mục tiêu tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh
và bền vững.
Để đạt được mục tiêu đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng
đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của ngành nông
nghiệp và đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa nông thôn.
Trong đó quan trọng là phải thay đổi nhận thức của nông dân về sản
xuất sản phẩm an toàn và đáp ứng nhu cầu thị trường. Triển khai xây dựng
các vùng sản xuất hàng hóa lớn áp dụng IPM và GAP (cơ chế thực hành sản
xuất tốt) đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu
của thị trường trong nước và xuất khẩu. Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy sản và vật tư phục vụ sản xuất
nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Hoàn thiện quy trình
kiểm soát chất lượng, vệ sinh hàng nông, thủy sản theo mô hình từ trang trại
đến bàn ăn.
Nguyễn Ngọc Hưng 2 Lớp: Thương mại 46B


Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ ban hành các
cơ chế chính sách nhằm đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư và hình thức
đầu tư trong nước và nước ngoài; xây dựng Chương trình thu hút nguồn vốn
đầu tư phát triển và trực tiếp (ODA, FDI) để phục vụ xây dựng cơ sở vật
chất, kỹ thuật nông nghiệp, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng, giống
vật nuôi có năng suất chất lượng cao phù hợp với các vùng sinh thái mang
đặc tính riêng của Việt Nam, trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh
học trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng hàm lượng công nghệ trong sản xuất,
chế biến, phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Theo thống kê, tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trong
5 năm qua đạt khoảng 113.000 tỷ đồng, song con số này mới chỉ đáp ứng
được 17% nhu cầu, chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư cả nước. Thống kê của Cục
Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, chỉ tính riêng 6 tháng
đầu năm 2007, FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 2,46% trong tổng vốn
FDI của cả nước.
1.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh của Nông sản phẩm của các địa phương và
Thành phố
Nguyễn Ngọc Hưng 3 Lớp: Thương mại 46B
Trong những năm tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng
các địa phương và Thành phố đã đề ra phương hướng: “Phát triển mạnh các
loại cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao; hình thành những vùng sản
xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến tại chỗ. Trồng cây công nghiệp
kết hợp với chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc theo hình thức nông
lâm kết hợp, coi trọng các biện pháp thâm canh tăng năng suất; áp dụng
công nghệ sinh học...”. Chính vì vậy, với ưu thế về khí hậu, nguồn tài nguyên
đất đai, lao động và sự ưa chuộng của thị trường thế giới, sản xuất nông sản
đã trở thành tập quan canh tác của nông dân Việt Nam, và ngày càng khẳng
định vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như trong
sản xuất nông nghiệp nói riêng, đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu. Mặc
dù có nhiều ưu thế và đạt được những thành quả cao, nhưng thực tiễn hoạt

động sản xuất và xuất khẩu của nước ta nhiều năm qua cho thấy qui mô
chưa lớn, vẫn mang tính chất của một nền sản xuất nhỏ, thị trường xuất
khẩu chưa vững chắc. Do vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu nông
sản phẩm là hoàn toàn mang tính chất cấp thiết với nhiều lý do về chính trị -
xã hội, văn hoá, kinh tế, mở rộng hợp tác quốc tế.
1. Nâng cao năng lực cạnh tranh - phát triển sản xuất và xuất khẩu nông
sản góp phần cải biến cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất theo hướng CNH-
HĐH.
Trước hết, việc nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng xuất khẩu sẽ tạo ra
một khu vực sản xuất ổn định, góp phần xoá đói giảm nghèo cho dân tộc
miền núi và trung du (các vùng sâu vùng xa).
Nguyễn Ngọc Hưng 4 Lớp: Thương mại 46B
Thứ hai, khi năng lực cạnh tranh mặt hàng nông sản xuất khẩu được
nâng cao lên sẽ làm hiệu quả kinh tế ngày càng cao, kim ngạch xuất khẩu
ngày càng lớn, góp phần vào tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân thanh
toán quốc tế, đảm bảo nguồn thu ngoại tệ ổn định cho nhập khẩu, phục
CNH, HĐH đất nước.
Thứ ba, nâng cao năng lực cạnh tranh còn là một vấn đề cần thiết
nhằm cải biến cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Một đặc điểm đáng chú
ý là muốn có được sản phẩm nông sản xuất khẩu hoàn hảo, phải cần đến
nhiều công nghệ của những ngành khác liên quan như: Công nghệ sinh học,
hoá học, cơ khí, thiết kế mỹ thuật... Chính vì vậy, khi năng lực cạnh tranh của
mặt hàng nông sản xuất khẩu cao cũng là lúc đòi hỏi phải có sự đổi mới về
công nghệ, về quản trị sản xuất và kinh doanh của những ngành khác.
2. Nâng cao năng lực cạnh tranh – phát triển sản xuất và xuất khẩu
nông sản chính là một cơ sở quan trọng để mở rộng hợp tác kinh tế, khoa
học kỹ thuật với nước ngoài, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Để thực hiện được định hướng chiến lược về xuất khẩu nông sản,
chúng ta cần có một hệ thống các giải pháp đồng bộ trên cả 3 phương diện:
Nhà nước – Các địa phương ( Thành phố )– Các doanh nghiệp sản xuất và

xuất khẩu nông sản.
1.Tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước bằng việc: hoàn chỉnh hệ
thống chính sách tổ chức sản xuất và quản lý xuất khẩu nông sản, đồng thời
tạo cơ chế thuận lợi, phù hợp với các định chế quốc tế nhằm hỗ trợ về tài
chính công nghiệp các doanh nghiệp.
Nguyễn Ngọc Hưng 5 Lớp: Thương mại 46B
Xây dựng và chú trọng bảo hộ thương hiệu quốc gia đối với nông sản
phẩm, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên phương diện toàn quốc gia.
Gắn chính sách lưu thông nội địa và hoạt động ngoại thương với sản xuất.
Chuyển dịch cơ cấu thị trường theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá gắn
liền với việc củng cố các thị trường đã có và xây dựng các thị trường mới.
Thực hiện chủ trương hội nhập, tham gia vào cộng đồng quốc tế.
2. Đối với các địa phương và Thành phố, cần làm tốt công tác quy
hoạch và phát triển vùng nguyên liệu, tổ chức phân công lại lao động, xây
dựng chiến lược sản phẩm, chiến lược marketing, chú trọng đào tạo nguồn
nhân lực, quản lý chặt chẽ chất lượng nông sản phẩm đồng thời tổ chức bảo
vệ và quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam.
3. Đối với từng doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản, cần chú
trọng đến sự ổn định của nguyên liệu đầu vào, cải tổ lại bộ máy quản lý
doanh nghiệp, hệ thống thu mua, phân phối, dịch vụ sau bán hàng, đổi mới
công nghệ, đa dạng sản phẩm, bao bì đóng gói đáp ứng thị hiếu của người
tiêu dùng.
Chắc chắn rằng, các giải pháp trên sẽ góp phần không nhỏ vào việc
nâng cao vị thế của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Nâng cao tỷ
trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu, góp phần vào quá trình công nghiệp
hoá - hiện đại hoá và nâng cao đời sống của nhân dân trong những năm đầu
thế kỷ mới.
Nguyễn Ngọc Hưng 6 Lớp: Thương mại 46B
Nhằm khắc phục từng bước những vấn đề còn đang tồn tại trong năm
2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra nhóm nhiệm vụ cấp

bách cần tập trung chỉ đạo trong năm 2008 để đạt mục tiêu kim ngạch xuất
khẩu đạt 13,5 tỷ USD. Theo đó, diện tích đất nông nghiệp trồng cây lương
thực (lúa, ngô) sẽ tiếp tục giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng nên công
tác giống, chống sâu bệnh được đặt lên hàng đầu để sản lượng của 7,25
triệu ha lúa đạt 36-36,5 triệu tấn, sản lượng ngô đạt 5 triệu tấn. Các loại cây
công nghiệp chủ lực (cà phê, cao su, chè, mía...) duy trì diện tích hiện tại, chỉ
phát triển mới ở những khu vực có điều kiện thuận lợi, tập trung chủ yếu vào
cải tạo, đưa các giống mới để cải thiện đáng kể năng suất, chất lượng. Diện
tích các loại cây ăn quả đặc sản sẽ được mở rộng theo hướng xây dựng các
vùng nguyên liệu tập trung, thực hiện quy trình sản xuất GAP với diện tích dự
kiến khoảng 800.000ha.
Trên cơ sở nhận diện những thuận lợi và hạn chế sau một năm gia
nhập WTO, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định tiếp tục xây
dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng,
hiệu quả và có sức cạnh tranh cao gắn với hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2. Đẩy mạnh hoạt động thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại và xây
dựng thương hiệu
Phương hướng chung trong chiến lược xuất khẩu của nông sản Việt
Nam đến năm 2010 là đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững; khai thác cao
nhất tiềm năng, lợi thế về nguyên liệu sẵn có; đầu tư, đổi mới công nghệ chế
biến hiện đại; mở rộng khả năng tiếp thị, hội nhập và tăng nhanh kim ngạch
xuất khẩu. Theo đó, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu
bình quân hơn 21%/năm ; giá trị kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt
khoảng 15 tỷ USD. Tất nhiên, các mặt hàng hải sản và các nông sản lợi thế
của các địa phương và Thành phố vẫn giữ vai trò chủ lực.
Nguyễn Ngọc Hưng 7 Lớp: Thương mại 46B
Xây dựng cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng hoá thị trường, đa
dạng hoá bạn hàng. Quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu nông sản của
các thị trường xuất khẩu chủ lực. Từ đó có những cơ chế, chính sách, biện
pháp cụ thể để phát triển, điều chỉnh cơ cấu chủng loại nông sản xuất khẩu.

Xây dựng và phát triển một số trung tâm thương mại, trung tâm thông tin,
trung tâm kiểm tra chất lượng để cung cấp các thông tin về: kỹ thuật sản
xuất, chế biến, bảo quản, đối tác thương mại và đầu tư, hệ thống tiêu chuẩn
chất lượng và vệ sinh thực phẩm và chính họ cũng là đầu mối tiến hành các
thương vụ buôn bán thuỷ sản trong nước cũng như xuất khẩu.
Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối nông sản, tạo sự gắn bó
giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.Khảo sát, đánh giá và
phân loại khả năng cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp xuất khẩu và quy
hoạch lại hệ thống cơ sở sản xuất, bảo quản... Tổ chức lại hệ thống sản xuất
kinh doanh nông sản, gắn sản xuất với thị trường, bên cạnh các cơ sở sản
xuất có các xí nghiệp cung ứng, dịch vụ.
1.3. Chuyển hướng xuất khẩu theo cam kết WTO
Gia nhập WTO tạo ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy
nhiên, ông Trương Đình Tuyển - Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại đã nói,
cơ hội là có thực nhưng không phải cứ vào WTO là có thể phát triển ngay.
Vấn đề là làm sao phải biến cơ hội thành lực lượng mà điều đó phục thuộc
rất nhiều vào chính chúng ta.
Đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản vốn là thế mạnh của Việt Nam
thì việc chuyển đổi cơ cấu chủ yếu là nâng cao hàm lượng chế biến, giảm
xuất khẩu thô. Muốn thế, cần có chính sách để quy hoạch lại nuôi trồng với
quy mô lớn và năng suất cao, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất.
Đầu tư chế biến hợp tiêu chuẩn và tạo mối liên kết giữa sản xuất - chế biến
và xuất khẩu trên cả 3 nhóm nông - lâm và thủy sản.
Nguyễn Ngọc Hưng 8 Lớp: Thương mại 46B
1.4. Ba yêu cầu cho sản xuất và xuất khâu nông sản năm 2008
Trong sản xuất và xuất khẩu nông sản cần phải chú ý đáp ứng 3 yêu cầu:
+Góp phần quan trọng để ổn định mặt bằng giá lương thực đồng thời đảm bảo
nông dân vẫn có lãi;
+Đảm bảo giữ vững an ninh lương thực cho đất nước trong mọi tình huống,
không để xảy ra tình trạng mất cân đối cục bộ;

+Phải có biện pháp tiêu thụ được hết lúa hàng hóa của nông dân, không để
nông dân bị thiệt thòi do rớt giá.
Đồng thời nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong năm 2008, chỉ xuất khẩu
tối đa 3,5 - 4 triệu tấn gạo. Hiệp hội Lương thực Việt Nam chỉ đạo các doanh nghiệp
xuất khẩu chưa ký thêm các hợp đồng mới và chỉ ký hợp đồng theo từng quý (quý III
và quý IV), đồng thời cần nghiên cứu kỹ dự báo thị trường trước khi ký hợp đồng,
tránh những bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu và đảm bảo có lợi cho nông dân.
Thủy sản- lĩnh vực được nhận định còn nhiều tiềm năng phát triển và là
mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Do đó cần tháo gỡ những vướng mắc để phát triển sản
xuất và xuất khẩu. Cụ thể, hướng dẫn các địa phương phát triển sản xuất thủy sản
theo đúng quy hoạch để phát triển bền vững; tập trung sản xuất các loại giống có chất
lượng tốt, đủ cung cấp cho người nuôi trên tất cả các loại hình mặt nước, yêu cầu
tổng cục Hải quan tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, trước hết là cải
tiến các thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục tạm nhập tái xuất nguyên liệu chế biến
thủy sản.
Nguyễn Ngọc Hưng 9 Lớp: Thương mại 46B
2. Định hướng phát triển xuất khẩu Nông sản phẩm của các địa phương và
Thành phố
Trong quá trình đổi mới về kinh tế, nông nghiệp là lĩnh vực đạt được
những thành tựu hết sức to lớn. Sản xuất lương thực, chăn nuôi, rau quả và
cây công nghiệp đều có những bước phát triển mạnh mẽ. Liên tục trong
nhiều năm, nông nghiệp đạt mức tăng trưởng trên 4,5%/năm. Cùng với việc
đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thị trường nội địa, xuất khẩu nông sản
cũng tăng nhanh cả về sản lượng và kim ngạch. Thị trường tiêu thụ nông sản
đã được mở rộng, ngoài các khách hàng tiêu thụ truyền thống như Trung
Quốc, ASEAN, Nga và các nước Đông Âu, nông sản Việt Nam cũng đã bước
đầu thâm nhập thị trường Trung Đông, EU, Mỹ và châu Phi.
Tuy nhiên, trong cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá, tỷ trọng trị giá hàng
nông sản xuất khẩu còn chiếm vị trí khiêm tốn và có xu hướng giảm. Điều
đáng quan tâm là sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị

trường quốc tế còn thấp kém, do vậy hiệu quả xuất khẩu chưa cao, chưa tạo
được thế đứng vững chắn trên thị trường quốc tế.
Lâu nay, xuất khẩu nông sản của các địa phương và thành phố chủ yếu
phát triển theo số lượng trên cơ sở khai thác các khả năng sẵn có, mặt số
lượng được coi trọng hơn mặt chất lượng. Đó chính là một trong những
nguyên nhân quan trọng làm cho xuất khẩu nông sản của chúng ta tương
xứng cới tiềm năng vốn có, chưa đáp ứng tốt nhu cầu của các thị trường
khác nhau, hiệu quả xuất khẩu thấp và người sản xuất gặp khó khăn trong
tiêu thụ hàng hoá. Việc hình thành một chiến lược phát triển có luận cứ khoa
học được coi là điều kiện tiền đề để áp dụng các thành tựu tiến bộ khoa học
và công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu nông
sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Nguyễn Ngọc Hưng 10 Lớp: Thương mại 46B
Chiến lược phát triển xuất khẩu nông sản trong điều kiện kinh tế thị
trường phải xuất phát từ nhu cầu cụ thể của thị trường, bảo đảm khả năng
đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường về chủng loại, số lượng, chất lượng, thời
gian và chi phí. Điều này hoàn toàn trái với tư duy kiểu cũ trong xây dựng
chiến lược: dựa vào cơ sở khả năng để hoạch định phương hướng sản xuất.
Trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp, phải coi trọng
công tác dự báo nhu cầu trung hạn và dài hạn theo từng loại nông sản và
theo từng khu vực thị trường để vừa có cơ sở định hướng phát triển sản
xuất, vừa có chính sách thích ứng đảm bảo khả năng xâm nhập thị trường
và củng cố vị thế của hàng hoá trên từng thị trường cụ thể. Chiến lược phát
triển xuất khẩu nông sản phải hướng tới hình thành các vùng sản xuất hàng
hoá tập trung nhằm tạo điều kiện đầu tư ứng dụng các thành tựu mới của
khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản hàng hoá.
Chiến lược này phải được sử dụng như một trong những công cụ trọng yếu
để Nhà nước định hướng phát triển sinh học và xây dựng các cơ chế chính
sách thúc đẩy các nhà sản xuất đầu tư theo định hướng đó.
Nguyễn Ngọc Hưng 11 Lớp: Thương mại 46B

Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ. Nâng cao trình độ
khoa học và công nghệ là điều kiện cơ bản làm tăng sức cạnh tranh của
hàng hoá trên thị trường. Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp trong
những năm qua có phần đóng góp quan trọng của khoa học và công nghệ,
đặc biệt là công nghệ sinh học.
Để khoa học và công nghệ góp phần tích cực vào phát triển xuất khẩu
nông sản phẩm , trong những năm trước mắt cần chú trọng tập trung nghiên
cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ cao vào việc chuyển đổi cơ cấu
sản xuất nông nghiệp, khai thác các lợi thế của từng vùng sinh thái cừa đảm
bảo phát triển bền vững, vừa nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá
thành, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản, tăng giá trị kinh tế trên một
đơn vị diện tích. Với từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi, cần chú ý đổi
mới công nghệ đồng bộ ở các khâu trước, trong và sau sản xuất theo hướng
hiện đại. Đẩy mạnh việc phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp
bằng việc sử dụng các giống cây trồng và vật nuôi mới có năng suất, chất
lượng cao bảo đảm được những tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt
nhất theo yêu cầu thị trường trong nước và quốc tế.
Cùng với đó, cần hết sức coi trọng nghiên cứu và ứng dụng khoa học
và công nghệ vào khâu sau thu hoạch nhằm giảm tổn thất, nâng cao hiệu
quả sản xuất đáp ứng tốt yêu cầu của người tiêu dùng. Ngoài việc hiện đại
hoá kỹ thuật phơi sấy, cần chú trọng nghiên cứu các phương pháp bảo quản,
đảm bảo đưa đến người tiêu dùnng những nông sản tươi sống hấp dẫn cảm
quan bằng màu sắc, hương vị và bảo đảm tuyệt đối vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Nguyễn Ngọc Hưng 12 Lớp: Thương mại 46B

×