Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Lý luận chung về kinh doanh vận tải biển và hiệu quả kinh doanh vận tải biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.02 KB, 29 trang )

Lý luận chung về kinh doanh vận tải biển và hiệu quả kinh doanh
vận tải biển
I. Kinh doanh vận tải biển.
1. Khái niệm vận tải biển.
Vận tải biển là ngành đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
thế giới. Vận tải biển xuất hiện rất sớm và ngày càng phát triển mạnh do
nó có những ưu thế mà các ngành vận tải khác không có được. Đó là
phạm vi hoạt động của nó rộng với sức chuyên trở lớn không hạn chế,
và do tuyến đường vận tải là tuyến đường giao thông tự nhiên nên chi
phí vận tải biển rẻ, vận tải biển có thể chuyên chở nhiều loại hàng khác
nhau, với đặc điểm hàng hoá khác biệt...Do vậy theo thống kê trên thế
giới 85% tổng khối lượng hàng hoá buôn bán quốc tế được vận chuyển
bằng đường biển, ở Việt Nam thì hàng hoá buôn bán quốc tế được vận
chuyển bằng đường biển lên tới 95%. Vào năm 60 của thế kỉ XX xuất
hiện nhóm tàu chở hàng bằng container đã tạo nên cuộc cách mạng
trong ngành vận tải biển, đó là giảm được thời gian neo đậu tàu tải cảng
từ 60% xuống còn 40% (báo cáo tình hình vận tải biển của Tổng công ty
Hàng hải Việt Nam). Tuy nhiên vận tải biển cũng có hạn chế nhất định,
đó là vận tải biển gặp nhiều rủi ro trên đường đi do tuyến đường vận tải
là tuyến đường giao thông tự nhiên, tốc độ vận chuyển chậm và do đi
qua rất nhiều nơi có thể chế chính trị và tập quán khác nhau nên bị chi
phối nhiều luật lệ và tập quán khác nhau. Từ tất cả những đặc điểm và
vai trò của vận tải biển ta có thể khái quát nên khái niệm về vận tải biển:
Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm
thay đổI vị trí của con người hay hàng hoá từ nơi này đến nơi khác.
Vận tải biển là loại hình vận tải nhằm thay đổi vị trí của con người
hay hàng hoá từ nơi này đến khác bằng phương tiện vận tải là tàu biển.
2. Kinh doanh vận tải biển.
Kinh doanh vận tải biển là việc khai thác tàu biển của doanh nghiệp
để vận chuyển hàng hoá, hành khách, hành lý trên các tuyến vận tải
biển.


Có nhiều cách phân chia các loại hình kinh doanh vận tải biển cách
phân chia phổ biến nhất là phân chia theo đối tượng vận chuyển: Đó là
Loại hình kinh doanh vân tải biển chở khách
Loại hình kinh doanh vận tải chở hàng hoá
Trong loại hình kinh doanh vận tải hàng hoá chia nhỏ thành hai loại
hình kinh doanh vận tải biển là loại hình kinh doanh vận tải biển chở
hàng bằng container và loại hình kinh doanh vận tải biển chở hàng rời.
Cùng đặc điểm của ngành vận tải biển chứa đựng nhiều rủi ro thì
lợi nhuận thu về rất lớn, do đó chúng ta tìm hiểu rõ các yếu tố ảnh
hưởng tới kinh doanh vận tải để tìm ra các giải pháp khắc phục tạo
thuận lợi nhất cho sự phát triển của ngành kinh doanh vận tải biển.
Yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh vận tải biển đầu tiên phải nhắc
tới là chính sách của nhà nước. Bao gồm luật hàng hải, các thông tư,
nghị định, các chính sách khác điều chỉnh hoạt động kinh doanh vận tải
biển, những chính sách nay ảnh hưởng sâu sắc tới kết quả kinh doanh
vận tải biển. Chính sách nhà nước có thể khuyến khích hoặc hạn chế
phát triển một ngành, một lĩnh vực, mà ngành vận tải biển không phải
ngoại lệ.
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng tới kinh doanh vận tải biển chính là các
điều ước quốc tế về vận tải biển mà Việt Nam là thành viên, và các tập
quán quốc tế. Đó là những nguồn luật điều chỉnh hoạt động vận tải biển,
do đó nó ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh vận tải biển.
Yếu tố thứ ba mà ta cần nhắc tới đó chính là cơ sở hạ tầng phục
vụ cho ngành vận tải biển của nhà nước đó là hệ thống cảng biển. Hệ
thống cảng biển rất quan trọng ảnh hưởng tới kinh doanh vận tải biển,
cảng biển lớn sẽ đón được các tàu có trọng tải lớn do đó doanh nghiệp
kinh doanh vận tải có thể khai thác được các tàu có trọng tải lớn. Không
những thế rủi ro, tai nạn khi nhập cảng sẽ được hạn chế, thủ tục nhập
cảng của tàu nhanh chóng hiệu quả giúp doanh nghiệp kinh doanh vận
tải biển giảm thời gian tàu neo đậu tại cảng từ đó hiệu quả kinh doanh

vận tải biển của doanh nghiệp sẽ tăng, vấn đề này phụ thuộc vào trình
độ hệ thống nhân sự của cảng biển và hệ thống pháp luật của nước có
cảng.
Yếu tố thứ tư ảnh hưởng tới kinh doanh vận tải biển chính là cơ sở
vật chất của doanh nghiệp, đó chính là đội tàu mà doanh nghiệp khai
thác kinh doanh và đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp cả trên bờ lẫn
các sỹ quan thuỷ thủ trên tàu. Doanh nghiệp có tàu lớn và có nhiều tàu
có chất lượng, khai thác các tuyến đường biển dài sẽ làm tăng lợi thế
của doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp khai thác tàu hiệu quả hơn mang
lại nhiều lợi nhuân hơn. Đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp ảnh hưởng
không nhỏ tới kết quả kinh doanh vận tải biển của doanh nghiệp, đội
ngũ nhân viên trên bờ luân tìm kiếm hợp đồng vận tải về cho doanh
nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả khai thác tàu của doanh nghiêp. Đội
ngũ nhân sự trên tàu là các sỹ quan và thuỷ thủ, nếu các sỹ quan và
thuỷ thuỷ có trình độ tốt có kinh nghiệm đi biển thì tránh được rủi ro
không đáng có xảy ra và khai thác tàu tốt hơn rất nhiều từ đó nâng cao
được hiệu quả kinh doanh vận tải của doanh nghiệp.
II. Hiệu quả kinh doanh vận tải biển.
1.Khái niệm và đặc điểm của hiệu quả kinh doanh vận tải biển.
1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh
1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh
- Khái niệm kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù rất trìu tượng vậy nên để hiểu
được khái niệm hiệu quả kinh doanh thì trước hết ta phải hiểu được kinh
doanh là gì? Có rất nhiều quan niệm về kinh doanh như kinh doanh là
việc dùng công sức và tiền của tổ chức để thực hiện những hoạt động
nhất định nhằm mục đích sinh lời. Cũng có quan niệm cho rằng kinh
doanh là việc bỏ ra một số vốn ban đầu vào hoạt động buôn bán trên thị
trường để thu lại lượng tiền lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu sau một khoảng
thời gian nào đó.

Khái niệm về kinh doanh như sau: “kinh doanh là việc thưc hiện một
số hoạc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phản phẩm họăc thực hiện các dịch vụ trên thị trường nhằm
mục đích sinh lời”.( Luật kinh doanh của Việt Nam)
Như vậy ta có thể hiểu rằng kinh doanh là hoạt động nhằm mục
đích sinh lời của chủ thể kinh tế trên thị trường.
-Khái niệm hiệu quả kinh doanh
Mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường đều có mục tiêu chung là
giống nhau là kinh doanh có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh là yếu tố cơ
bản nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Vậy
vấn đề đặt ra hiệu quả kinh doanh là gì?
Có rất nhiều quan niệm về hiệu quả kinh doanh, tuy nhiên chúng ta
có thể chia các quan niệm nay thành nhóm cơ bản sau.
Nhóm thứ nhất quan niệm rằng hiệu quả kinh doanh đồng nhất kết
quả kinh doanh và với các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh
doanh. Quan điểm này không đề cập đến chi phí kết quả kinh doanh,
nghĩa là nếu hoạt động kinh doanh tạo ra cùng một kết quả thì có cùng
hiệu quả, mặc dù hoạt động kinh doanh đó có hai mức chi phí khác
nhau.( Trích Giáo Trình Quản Trị Dự Án Và Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu
Tư Nước Ngoài – FDI, tập II NXB Thống Kê 2003, tác giả PGS. TS
Nguyễn Thị Hường)
Nhóm thứ hai quan niệm rằng hiệu quả kinh doanh là một đại
lượng so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có kết quả đó.
Quan điểm nay nêu ra được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh
doanh, nó gắn liền quan hệ chi phí và kết quả đạt được, coi hiệu quả
kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dung chi phí. Tuy nhiên kết quả
và chi phí luân vận động, nên quan điểm này chưa biểu hiện được
tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí. ( Trích Giáo Trình
Quản Trị Dự Án Và Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài – FDI,
tập II NXB Thống Kê 2003, tác giả PGS. TS Nguyễn Thị Hường)

Nhóm thứ ba cho rằng hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỉ lệ giữa
phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí. Quan điểm
này đã nói lên quan hệ so sánh một cách tương đối giữa kết quả đạt
được và chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó, nhưng lại chỉ xét tới kết quả và
chi phí bổ sung. Trích Giáo Trình Quản Trị Dự Án Và Doanh Nghiệp Có
Vốn Đầu Tư Nước Ngoài – FDI, tập II NXB Thống Kê 2003, tác giả
PGS. TS Nguyễn Thị Hường)
Nhóm thứ tư quan niệm rằng hiệu quả kinh doanh phải thể hiện
được mối quan hệ giữa sự vận động của kết quả với sự vận động của
chi phí tạo ra kết qủa đó, đồng thời phản ánh được trình độ sử dụng các
nguồn lực sản xuất. Quan niệm này đã chú ý đến sự so sánh tốc độ vận
động của hai yếu tố phản ánh hiệu quả kinh doanh, đó là tốc độ vận
động của kết quả và tốc độ vận động của chi phí. Mối quan hệ này phản
ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất kinh doanh nghiệp. ( Trích
Giáo Trình Quản Trị Dự Án Và Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước
Ngoài – FDI, tập II NXB Thống Kê 2003, tác giả PGS. TS Nguyễn Thị
Hường)
1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh
Từ quan điểm ta có thể thấy được bản chất của hiệu quả kinh
doanh đó là hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ
sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý của doanh
nghiệp để thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế xã hội với chi
phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp gắn chặt hiệu quả
kinh tế của toàn xã hội, vì thế ta cần xem xét một cách toàn diện cả về
định tính và định luợng, không gian và thời gian.
Về mặt định tính thì mức độ hiệu quả kinh doanh là những nỗ lực
của doanh nghiệp và phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp đồng
thời gắn những nỗ lực đó với việc đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu của
doanh nghiệp và của xã hội về kinh tế, chính trị.
Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh biểu hiện tương quan so

sánh giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để có kết quả đó. Hiệu quả
kinh doanh chỉ có được khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra. Mức
chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả càng cao và ngược lại.
Cả hai mặt định tính và định lượng của hiệu quả kinh doanh có
quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, trong đó hiệu quả về
mặt định lượng gắn với mục tiêu chính trị xã hội và môi trường nhất
định. Do đó chúng ta không thể chấp nhận việc nhà kinh doanh bất chấp
mọi cách để đạt mục tiêu kinh tế hoặc thậm chí đánh đổi các mục tiêu
chính trị, xã hội và môi trường để đạt mục tiêu kinhh tế.
Về mặt thời gian, hiệu quả mà doanh nghiệp mà đạt được trong
từng thời kì, từng giai đoạn không được làm giảm sút hiệu quả của các
giai đoạn các thời kì kinh doanh tiếp theo. Điều đó đòi hỏi bản thân
doanh nghiệp không được vì lợi ích trước mắt mà bỏ đi lợi ích lâu dài.
1.1.3 Phân loại hiệu quả kinh doanh
Có rất nhiều cách phân loại hiệu quả kinh doanh, nhưng để tiện cho
quản lý thì người ta phân loại hiệu quả theo tiêu thức sau.
- Căn cứ vào phương pháp tính hiệu quả kinh doanh thi chia hai
loại: hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối. Đây chính là hình thức
biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả và chi phí.
Hiệu quả tuyệt đối là phạm trù chỉ lượng hiệu quả của từng phương
án kinh doanh, từng thợi kì kinh doanh, từng doanh nghiệp. Nó được
tính toán bằng công thức:
H = Tổng kết quả - Tổng chi phí
(1)
Hiệu quả kinh doanh tương đối là phạm trù phản ánh trình độ sử
dụng các yếu tố sản xuất cảu doanh nghiệp. Nó tính bằng công thức
H1 = KQ/CP
(2)
H2 = CP/KQ
(3)

Công thức (2) cho biết lượng hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được
từ một phương án kinh doanh, từng thời kì kinh doanh.
Công thức (3) cho biết một đơn vị chi phí thì tạo ra bao nhiêu đơn vị
kết quả hoặc một đơn vị kết quả thì tạo ra từ bao nhiêu đơn vị chi phí.
- Căn cứ vào phạm vi tính hiệu quả kinh doanh thì chia thành hiệu
quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận.
+ Hiệu quả kinh doanh tổng hợp là hiệu quả kinh doanh tính chung
cho toàn doanh nghiệp, cho các bộ phận trong doanh nghiệp.
+ Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả kinh doanh tính riêng
cho từng bộ phận của doanh nghiệp hoặc từng yếu tố sản xuất.
- Căn cứ vào thời gian có hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài.
- Căn cứ vào đối tương xem xét hiệu quả kinh doanh có hiệu quả
trực tiếp và hiệu quả gián tiếp.
- Căn cứ vào khía cạnh khác nhau của hiệu quả kinh doanh có hiệu
quả tài chính và hiệu quả chính trị, xã hội.
+ Hiệu quả tài chính là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp về
mặt kinh tế được biểu hiện qua các chỉ tiêu thu được biểu hiện qua các
chỉ tiêu thu chi trực tiếp của doanh nghiệp.
+ Hiệu quả chính trị xã hội là hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp về mặt chính trị xã hội và môi trường.
1.2 Khái niệm và đặc điểm hiệu quả kinh doanh vận tải biển.
1.2.1. Khái niệm
Kinh doanh vận tải biển là một trong những hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, do đó quan điểm về hiệu quả kinh doanh vận tải biển
của doanh nghiệp cũng phải dựa trên những quan điểm trên những
quan điểm về hiệu quả kinh doanh nói chung.
Vậy khái niệm về hiệu quả kinh doanh vận tải biển sẽ là:
Hiệu quả kinh doanh vận tải biển là mức độ tiết kiệm chi phí vận tải
và mức tăng kết quả thu được từ hoạt động vận tải đó.
1.2.2. Đặc điểm của hiệu quả kinh doanh vận tải biển

×