Chuyên đề thực tập ĐHKTQD
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH
VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐIỆN QUANG MINH
2.1 Khái quát về Công ty TNHH vật tư thiết bị điện Quang Minh
Công ty TNHH vật tư thiết bị điện Quang Minh là công ty kinh doanh
thiết bị vật tư điện. Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm: Mua bán,
lắp đặt thiết bị điện, cho thuê xe….
Trụ sở chính của công ty: Số 602 đường Ngô Gia Tự, quận Long Biên,
TP.Hà Nội
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty:
-Công ty TNHH vật tư thiết bị điện Quang Minh được thành lập từ năm 2004
( ngày 09/08/2004) với tôn chỉ “Chất lượng là hàng đầu” làm kim chỉ
nam cho công tác quản lý và điều hành, đảm bảo kinh doanh phát triển, tăng
lợi nhuận, tạo thu nhập cao cho người lao động và đóng góp cho ngân sách
nhà nước ngày càng tăng.
-Sứ mạng của công ty.
Trở thành nhà cung cấp chuyên nghiệp về các mặt hàng vật tư ngành
điện, nước, góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền cơ khí
nói riêng và nền công nghiệp nước nhà nói chung.
- Hiện nay, Công ty TNHH vật tư thiết bị điện Quang Minh là 1 doanh
nghiệp hoạt động với quy mô vừa.
+Về tài sản, máy móc thiết bị: Phần lớn máy móc thiết bị phục vụ cho
sản xuất kinh doanh đa dạng, nhiều chủng loại nhằm đáp ứng tốt cho yêu cầu
thực tế:
-Xe ô tô tải, xe ủi, .....
-Máy móc, thiết bị văn phòng.
-Máy phát điện.
1
Hoàng Thanh Loan Tài chính A K37
1
Chuyên đề thực tập ĐHKTQD
+Về nhân lực:
-Bộ phận gián tiếp: Đa số trình độ từ trung cấp đến đại học chuyên ngành.
-Bộ phận trực tiếp: Công nhân đa số đều có tay nghề cao, làm việc lâu năm.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Tổ chức theo kiểu trực tuyến, đứng đầu là ban giám đốc.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng kế toán tài vụ
Phòng tổ chức hành chính
Phòng nghiên cứu điện
Phòng kỹ thuật
Các kho
Các cửa hàng
Tổ quản trị
Tổ cơ điện
Tổ bảo vệ
Tổ bảo hành
Tổ KCS
*Ban giám đốc:
2
Hoàng Thanh Loan Tài chính A K37
2
Chuyên đề thực tập ĐHKTQD
-Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất công ty do Hội đồng quản trị công
ty bổ nhiệm. Giám đốc tổ chức và điều hành mọi hoạt động của công ty, là
người chịu trách nhiệm trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của công ty trước
pháp luật.
-Phó giám đốc:
Nhiệm vụ và quyền hạn của phó giám đốc: giúp giám đốc điều hành
công ty, do giám đốc công ty bổ nhiệm và phân công. Phó giám đốc chịu trách
nhiệm trước toàn thể công ty trong 1 số lĩnh vực quản lý chuyên môn và chịu
trách nhiệm trước giám đốc.
Ban giám đốc bao gồm:
+01 giám đốc.
+01 phó giám đốc.
*Phòng kế hoạch kinh doanh:
- 01 trưởng phòng.
- 01 phó phòng.
- 01 thủ kho.
- 03 nhân viên.
*Phòng kế toán tài vụ;
Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh số hiệu chính xác, báo cáo
đúng thời hạn.
- Tham mưu cho ban giám đốc về tài chính.
- Tham gia quản lý các thương vụ, hợp đồng, bảo đảm thu chi đúng thủ tục,
đúng nguyên tắc ngân hàng trong và ngoài nước.
- Theo dõi sát tình hình chênh lệch giá ngoại tệ nhằm đảm bảo ký hợp đồng
được chính xác.
- Nắm vững công nợ chi tiết từng khách hàng để có biện pháp đôn đốc, nhắc
nhở thu hồi công nợ, tránh bị chiếm dụng vốn.
*Phòng kế toán tài vụ bao gồm:
3
Hoàng Thanh Loan Tài chính A K37
3
Chuyên đề thực tập ĐHKTQD
+ 01 Kế toán trưởng
+ 01 Kế toán phó
+ 01 Thủ kho
+ 02 Nhân viên
* Phòng tổ chức hành chính:
Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Tổ chức, sắp xếp lại nhân sự, chấm công chặt chẽ.
- Lập lương hàng tháng.
- Tổ chức bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, quản lý tài sản của xí nghiệp.
- Quản lý điều động xe đi công tác.
- Tiếp nhận công văn đến và chuyển công văn đi.
*Phòng kỹ thuật:
Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Là bộ phận chuyên môn ký thuật, tham mưu cho Giám đốc về vấn
đề có liên quan đến công tác chuẩn bị sản xuất.
- Chọn lựa mặt hàng giá cả trong quá trình đàm phán. Xây dựng kế
hoạch kịp thời, triển khai tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu sản xuất từng mã hàng
cho phân xưởng.
- Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, công đoạn sản xuất
sản phẩm, năng suất lao động.
- Đảm bảo khâu lập hồ sơ sản xuất và cung cấp đầy đủ kịp thời.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công nhân đạt yeu cầu kỹ thuật.
- Nghiên cứu thiết kế mẫu mã theo đơn đặt hàng để phục vụ sản xuất
và thị trường
Kế toán tổng hợp
Lên sổ sách tiền mặt.
Tổ chức công tác hạch toán thành phẩm và tiêu thụ.
Ghi chép sổ quỹ và báo cáo quỹ hàng ngày.
4
Hoàng Thanh Loan Tài chính A K37
4
Chuyên đề thực tập ĐHKTQD
Chịu trách nhiệm ghi chép Sổ Cái, lập bảng tổng hợp tài sản và những
báo biểu kế toán thống kê.
Tổ chức kiểm tra kế toán định kỳ.
Tổ chức công tác thông tin nội bộ và hướng dẫn thực hiện chế độ ghi
chép ban đầu.
Kế toán giá thành:
Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Hạch toán và kiểm tra tình hình kế hoạch lao động và quỹ lương.
Kế toán kho hàng:
Hạch toán, giám sát tình hình biến động nguyên vật liệu, công cụ lao động,
tài sản cố định, ghi chép vào sổ tổng hợp, Sổ Chi Tiết vật liệu và tài sản cố định.
Cung cấp và lập báo cáo về vật liệu, công cụ lao động và tài sản cố định.
5
Hoàng Thanh Loan Tài chính A K37
5
Chuyên đề thực tập
ĐHKTQD
2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây ( 2006-2007-2008)
ĐVT : đồng
STT Chỉ tiêu
Năm
2006 2007 2008
1 Tổng Doanh thu 30.288.412.000 29.329.532.000 33.129.532.406
2 Các khoản giảm trừ Doanh thu 5.220.787.078 0 0
3 Doanh thu thuần ( =1 - 2 ) 25.067.625.022 29.329.532.000 33.129.532.406
4 Giá vốn hàng bán 23.451.174.072 27.818.459.355 31.818.459.245
5 Lãi gộp ( = 3 - 4 ) 1.616.450.950 1.511.073.645 1.311.073.161
6 Chi phí bán hàng 0 0 676.559.820
7 Chi phí quản lý Doanh nghiệp 1.116.000.000 775.925.613 397.118.284
8 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (=5-6-7) 500.450.950 735.148.032 237.395.057
9 Doanh thu từ hoạt động tài chính, liên doanh 2.032.144 4.065.144
10 Chi phí từ hoạt động tài chính, liên doanh 420.000.000 111.183.162 146.186.161
11 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính, liên doanh (=9-10) 420.000.000 109.151.018 142.121.017
12 Tổng lợi nhuận trước thuế (=8+11+14) 49.696.494 80.450.950 95.274.040
13 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 22.526.266 13.915.018 26.676.731
14 Tổng lợi nhuận sau thuế (=15-16) 57.924.684 35.781.476 68.597.309
Nguồn :
Phòng kế toán công ty Quang Minh
6
Hoàng Thanh Loan Tài
chính A K37
Chuyên đề thực tập ĐHKTQD
Bảng 2: Các khoản nộp ngân sách và nghĩa vụ xã hội.
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu/năm 2006
2007 2008
Số Lượng % Số Lượng %
Thuế doanh thu 22.526.266 13.915.018 -38.23 26.676.731 +91.71
Các khoản thuế
khác
2.057.628 910.520 -55,74 702.804 -22,81
Tổng 24.583.894 28.699.150 -93.97 27.379.535 68.90
Nguồn : Phòng kế toán công ty Quang Minh
Qua báo cáo kết quả kinh doanh và tình hình nộp ngân sách nghĩa vụ xã hội
của công ty từ 2006 – 2008 chúng ta thấy những con số trong bảng biểu để phân
tích. Thị trường kinh doanh trong những năm gần đây luôn có tính cạnh tranh
mạnh mẽ. Doanh nghiệp tư nhân luôn cố gắng để có một vị trí vững chắc trên thị
trường. Năm 2006 với 458 cán bộ công nhân viên tổng doanh thu là
35.603.597.524đ trong đó lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh là 70.000.000đ. Lợi
nhuận sau thuế 50.400.000đ. Năm 2007 lợi nhuận sau thuế 57.924.684đ. Năm
2008, công ty động viên anh em cố gắng chú trọng bù lỗ kịp thời. Do vậy năm
2008 công ty vẫn nộp ngân sách nhà nước 27.379.535đ để phục vụ quỹ phúc lợi
xã hội.
2.2.Thực trạng sử dụng vốn tại công ty TNHH vật tư thiết bị điện Quang Minh
2.2.1.Thực trạng sử dụng tổng vốn
Các chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh như sau:
Giá trị sản lượng(doanh thu thuần)
-Sức sản xuất của vốn sản xuất =
(Sức sản xuất của tài sản bình quân) Vốn sản xuất bình quân
7
Hoàng Thanh Loan Tài chính A K37
Chuyên đề thực tập ĐHKTQD
Lợi nhuận thuần
-Sức sinh lợi của vốn sản xuất =
Vốn sản xuất bình quân
=>Hai chỉ tiêu này nêu rõ cứ một đồng vốn kinh doanh trong kì sẽ tạo ra
được bao nhiêu đồng giá trị sản lượng, doanh thu thuần( hay lợi nhuận
thuần).
Doanh thu thuần
-Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
.....=> Chỉ tiêu này nêu rõ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu thuần. Ngoài ra nó còn cho biết trong kì vốn chủ sở hữu quay được
mấy vòng.
Lợi nhuần thuần
-Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
=> Chỉ tiêu này nêu rõ khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Các nhà cho vay
đặc biệt quan tâm đến chỉ tiêu này khi họ quyết định bỏ vốn cho doanh nghiệp
vay hay không.
Lợi nhuần thuần
-Sức sinh lợi của doanh thu =
Doanh thu
Doanh thu thuần
-Sức sản xuất của vốn vay =
Vốn vay ( nợ phải trả )
8
Hoàng Thanh Loan Tài chính A K37
Chuyên đề thực tập ĐHKTQD
=>Chỉ tiêu này nêu rõ một đồng vốn vay sinh ra bao nhiêu đồng doanh
thu thuần. Ngoài ra chỉ tiêu còn thể hiện số vòng quay của vốn vay. Nếu số vòng
quay tăng nhanh chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn vay có hiệu quả và ngược
lại. Còn nếu chỉ tiêu này tăng nhanh quá cũng sẽ gây rủi ro cho doanh nghiệp vì
doanh nghiệp sử dụng quá nhiều vốn vay sẽ hạn chế tính tự chủ và hạn chế khả
năng sinh lãi của doanh nghiệp.
. Lợi nhuận thuần
-Sức sinh lợi của vốn vay =
Vốn vay
=>Chỉ tiêu này nêu rõ cứ một đồng vốn vay đưa vào sản xuất kinh doanh
sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần .
Bảng 3 : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
ĐVT : đồng.
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Sức sản xuất của vốn sản xuất. 4.33 3.42 3.90
Sức sinh lợi của vốn sản xuất. 0.014 0.011 0.011
Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu . 26.17 5.92 6.60
Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu . 0.084 0.01 0.019
Sức sinh lợi của doanh thu. 0.0032 0.0032 0.0028
Sức sản xuất của vốn vay. 5.19 8.09 9.53
Sức sinh lợi của vốn vay. 0.016 0.026 0.027
Nguồn : Phòng kế toán công ty Quang Minh
Qua bảng 3 ta thấy qua các năm 2006,2007,2008 thì sức sản xuất của vốn
sản xuất, sức sản xuất của vốn chủ sở hữu và sức sản xuất của vốn vay đều lớn
9
Hoàng Thanh Loan Tài chính A K37
Chuyên đề thực tập ĐHKTQD
hơn 1 tuy nhiên chỉ có sức sản xuất của vốn vay tăng theo các năm chứng tỏ
doanh nghiệp cần sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Các chỉ tiêu sức sinh lợi của
vốn giảm và tăng ít qua các năm 2006, 2007, 2008 do tình hình thị trường biến
động bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty.
Tình hình và cơ cấu tài sản cố định của công ty:
Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định( vốn cố
định của công ty năm 2007 là 4.035.845.011) vì vậy để đánh giá tình hình vốn
cố định của doanh nghiệp cần phân tích cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp
Cơ cấu tài sản cố định cho biết những nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn
của doanh nghiệp, để bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của các máy móc
trang thiết bị của công ty. Tình hình nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố
định của Công ty TNHH Điện Quang Minh qua bảng 4:
Bảng 4: Nguyên giá và giá trị còn lại tài sản cố định hữu hình
ĐVT : triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
NG GTCL NG GTCL NG GTCL
Nhà cửa, vật kiến trúc 180 144 111 15.3 232 115
Máy móc thiết bị 1.950 1.144 2.015 543 3.300 513
Phương tiện vận tải 467 153 541 97.0 645. 148
Thiết bị dụng cụ quản lý 15.3 14.7 16.19 5.1 18.5 7.2
Thiết bị văn phòng 18.5 4.8 19.3 7.75 24.54 9.57
Tổng cộng 2.935 1.636 4.479 1.619 6.816 1.805
Nguồn : Phòng kế toán công ty Quang Minh
10
Hoàng Thanh Loan Tài chính A K37
Chuyên đề thực tập ĐHKTQD
Bảng 5: Tỷ trọng nguyên giá và giá trị còn lại tài sản cố định hữu hình
ĐVT : %
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
NG GTCL NG GTCL NG GTCL
Nhà cửa, vật kiến trúc 6.13 8.80 2.48 9.45 3.40 6.37
Máy móc thiết bị 66.45 69.92 44.99 33.54 48.41 28.42
Phương tiện vận tải 15.91 9.35 12.08 5.99 9.47 8.2
Thiết bị dụng cụ quản lý 5.21 8.98 36.14 3.15 2.71 3.99
Thiết bị văn phòng 6.30 2.93 4.3 47.87 36.0 53.01
Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn : Phòng kế toán công ty Quang Minh
Công ty Quang Minh hoạt động chủ yếu là kinh doanh mua bán, lắp đặt
thiết bị điện, cho thuê xe… nên công ty TNHH vật tư thiết bị điện Quang Minh
có cơ cấu tài sản cố định rất đặc trưng ở mỗi năm năm 2006 là giá trị máy móc
thiết bị chiếm tỷ trọng lớn: khoảng ở mức 60 % nguyên giá tức là chiếm khoảng
hơn nửa tài sản cố định của công ty. Giá trị còn lại của máy móc thiết bị cũng
chiếm khoảng 60 % giá trị còn lại tài sản cố định của đơn vị. Năm 2007, 2008
giá trị giá trị máy móc thiết bị giảm xuống 50% giá trị còn lại tài sản cố định của
đơn vị.
Kế đến là phương tiện vận tải, tỷ trọng phương tiện vận tải, hai năm 2006
và 2007 luôn chiếm khoảng một phần năm nguyên giá và giá trị còn lại, năm
2008 giảm xuống 9.47%. Các tài sản cố định là nhà cửa, kiến trúc, thiết bị dụng
cụ quản lý, thiết bị văn phòng giao động như năm 2007 thiết bị dụng cụ quản lý
tăng từ 5.21% lên 36.14% nguyên giá chiếm một phần ba giá trị tài sản cố định.
Năm 2008 thiết bị văn phòng tăng từ 6.3% lên 36.0% nguyên giá chiếm một
phần ba giá trị tài sản cố định
11
Hoàng Thanh Loan Tài chính A K37