Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH THUẬN TRONG THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.72 KB, 25 trang )

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH THUẬN TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Giới thiệu khái quát về Ninh Thuận
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội
Về điều kiện tự nhiên:
Tỉnh Ninh Thuận thuộc khu vực Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên
3.360km
2
, có 6 đơn vị hành chính gồm một thành phố và 5 huyện; thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh.
Ninh Thuận có vị trí thuận lợi nằm trên giao điểm các trục giao thông quốc gia:
Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 27 đi Đà Lạt; cách thành phố Hồ Chí
Minh 350km, cách thành phố Đà lạt 110 km, cách thành phố Nha Trang 100km,
cách sân bay Cam Ranh 45km và cách cảng Ba ngòi (Khánh Hòa) 30km.
Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với ba dạng
địa hình: núi chiếm 63,2% gò đồi bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển
chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm từ
26-27
0
C, lượng mưa trung bình từ 700 - 800mm. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt, mùa
mưa từ tháng 9 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 8 năm
sau.
Toàn tỉnh có 27 dân tộc anh em sinh sống; trong đó, người Kinh chiếm
khoảng 80% và các dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Chăm, Raglay) chiếm
khoảng 20%.
Về điều kiện kinh tế - xã hội:
Năm 2006, dân số của tỉnh Ninh Thuận có 574.000 người; dự kiến đến năm
2010 có khoảng 630.000 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2005 khoảng
14% và đến năm 2010 có khoảng từ 25 đến 30%.
Hiện nay, tỉnh có 01 trường Cao đẳng sư phạm đào tạo trình độ Trung cấp


và Cao đẳng sư phạm, 01 Trung tâm Giáo dục Thường xuyên cấp tỉnh có chức
năng liên kết với các trường Đại học đào tạo ở trình độ đại học; 01 trường Trung
cấp nghề đào tạo công nhân có trình độ trung cầp nghề, 01 Trung tâm Kỹ thuật
Tổng hợp - Hướng nghiệp Phan Rang thực hiện đào tạo công nhân kỹ thuật bậc
3/7; đây là các cơ sở đào tạo công nhân các ngành nghề và sẽ cung cấp nguồn
nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh.
Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010 công
nghiệp được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn nhằm đẩy nhanh tốc độ phát
triển kinh tế của tỉnh, trong đó có kế hoạch sớm đưa các khu công nghiệp của
tỉnh vào hoạt động; với chiến lược phát triển này nó có một ý nghĩa hết sức quan
trọng để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trong tỉnh.
2.1.2 Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Ninh Thuận
Theo dự báo dân số của các ngành Thống kê và Lao động Thương binh –
Xã hội của tỉnh thì quy mô dân số và nguồn nhân lực của tỉnh Ninh Thuận vào
năm 2010 và dự kiến năm 2015 được thể hiện qua các số liệu dự báo dân số
trung bình theo giới tính và khu vực trong phụ lục số 3.
Dân số đến năm 2010 có khoảng 630.000 người, tăng 54.000 người so với
năm 2006, bình quân mỗi năm tăng 10.800 người; dự báo đến năm 2015 thì dân
số tỉnh Ninh Thuận là 686.000 người tăng 56.000 người so với năm 2010 và
tăng 110.000 so với năm 2006, bình quân trong giai đoạn 2010 – 2015 mỗi năm
tăng 11.200 người; tuy nhiên, mức tăng dân số bình quân của tỉnh là 1,63%
trong khi đó mức tăng dân số bình quân của cả nước ở mức 1,3%/năm. Nếu so
sánh năm 2015 với năm 2006 thì tỷ lệ nam dần dần tăng lên từ 49,2% lên 50%
và tỷ lệ nữ dần dần giảm xuống từ 50,8 còn 50%; tỷ lệ thành thị cũng tăng từ
32,5% năm 2006 lên 34% năm 2010 và 36% năm 2015, điều này cho thấy việc
đô thị hoá ngày càng tăng đồng nghĩa với khu vực nông thôn ngày càng giảm từ
67,5% năm 2006 còn 64% vào năm 2015.
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2006 có là 328.400 người đến năm 2010
có 363.400 người và năm 1015 khoảng 409.734 người; giai đoạn 2006 – 2010
tăng bình quân mỗi năm khoảng 7.000 người, tốc độ tăng bình quân khoảng

2,13% và giai đoạn 2010 – 2015 tăng bình quân mỗi năm tăng 9.267 người, tốc
độ tăng bình quân 2,55% số người trong độ tuổi lao động;
Bảng 2.1 Dự báo dân số tỉnh Ninh Thuận trong độ tuổi lao động từ năm 2006 - 2015
Năm Trong độ tuổi
L.động
Trong đó
Mất khả năng
L.động
Đi học Nội trợ và không có
nhu cầu làm việc
Có nhu cầu
làm việc
2006 328.400 6.810 28.630 35.210 257.750
2007 337.600 7.000 30.600 33.974 266.026
2008 346.400 7.180 32.630 32.966 273.624
2009 355.100 7.360 35.380 31.862 280.498
2010 363.400 7.520 38.130 31.040 286.710
2015 409.734 8.500 42.100 25.210 333.924
(Nguồn: Dự báo và điều chỉnh theo kết quả điều tra lao động, việc làm tỉnh Ninh Thuận năm 2005)
Số người tàn tật, mất sức trong độ tuổi lao động ngày càng giảm năm 2006
chiếm 2,073%, năm 2010 chiếm 2,07% và năm 2015 cũng chiếm khoảng
2,07%; như vậy, số người mất khả năng lao động dự báo sẽ rất ổn định trong
mức 2,07%, sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng chiến lược đào tạo và cung cấp
ổn định nguồn nhân lực cho các thành phần kinh tế trong tỉnh.
Số người trong độ tuổi đi học ngày càng tăng, năm 2006 là 28.630 học sinh
– sinh viên chiếm 8,72%, năm 2010 khoảng 38.130 học sinh – sinh viên chiếm
10,49% và năm 2015 khoảng 42.100 học sinh - sinh viên chiếm 10,28%.
Số người trong độ tuổi lao động làm công việc nội trợ và không có nhu cầu
làm vịêc giảm dần, năm 2006 là 35.210 người chiếm 10,72%, năm 2010 khoảng
31.040 người chiếm 8,54% và năm 2015 khoảng 25.210 chiếm 6,15%;

Dự báo cung lực lượng lao động - nhu cầu lao động theo số liệu trong phụ
lục số 5 thì số lượng lao động ngày càng tăng từ 271.663 người năm 2006 lên
303.710 người vào năm 2010 và lên 355.924 người vào năm 2015; trong đó, số
người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc so
với tổng lực lượng lao động tăng đáng kể từ 257.750 người năm 2006 lên
286.710 người vào năm 2010 và lên 333.924 người vào năm 2015; với số lao
động trong độ tuổi này sẽ cung cấp một lượng lao động phong phú cho các
doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động.
Bảng 2.2 Dự báo dân số tỉnh Ninh Thuận
Stt Chỉ tiêu
Dự báo các giai đoạn (người)
Năm 2006
Năm 2010 Năm 2015
số người Tỷ lệ
%
Số người Tỷ lệ %
1 Tổng dân số 573.925 630.000 686.000
2
Dân số trong độ tuổi lao động 344.714 363.400 397.924
3 Lực lượng lao động (*) 271.663 303.710 355.924
4 Nhu cầu sử dụng lao động 262.400 296.300 340.745
5
Lao động trong ngành Nông – Lâm,
Ngư - Thủy sản
181.580 192.552 63,40 179.742 50,5%
6
Lao động trong ngành Tiểu thủ công
nghiệp và Xây dựng
23.620 33.713 11,10 78.303 22%
7 Lao động Thương mại - Dịch vụ 57.200 70.035 23,06 88.981 25%

(Nguồn: Dự báo và điều chỉnh theo kết quả điều tra lao động, việc làm tỉnh Ninh Thuận năm 2005)
Theo số liệu trong Bảng 2.2, thì năm 2006 nhu cầu sử dụng lao động của
tỉnh là 262.400 lao động, dự báo năm 2010 là 296.300 lao động và năm 2015
khoảng 340.745 lao động; bình quân trong giai đoạn 2006 – 2010 mỗi năm tạo
ra khoảng 6.780 chỗ làm việc và dự báo giai đoạn 2010 – 2015 bình quân mỗi
năm sẽ tạo được 8.889 chỗ việc làm cho người lao động tăng 31,11% so với giai
đoạn 2006 - 2010.
2.1.3 Sự hình thành và hệ thống các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Ninh Thuận
2.1.3.1 Khái quát chung về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận.
Hiện nay, trên cơ sở ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban
nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã thành lập hai khu công nghiệp Du Long (thuộc địa
bàn huyện Thuận Bắc) và Phước Nam (thuộc huyện Ninh Phước) theo dự án
được duyệt thì hai khu công nghiệp này có quy mô tương đối lớn so với các khu
công nghiệp khác trong nước, hoạt động sản xuất đa ngành, đa lĩnh vực;
Trước khi thành lập hai khu công nghiệp thì tỉnh Ninh Thuận đã thành lập
hai cụm công nghiệp, đó là: Cụm Công nghiệp Tháp Chàm và Cụm Công
nghiệp Thành Hải, cả hai cụm công nghiệp này đã có một số nhà đầu tư và đang
hoạt động sản xuất – kinh doanh, còn hai khu công nghiệp thì đang ở bước đầu
tư hạ tầng và chuẩn bị khai thác vào cuối năm 2008; qua khảo sát tại hai Cụm
công nghiệp Tháp Chàm và Thành Hải thì các doanh nghiệp (phụ lục số 7 và số
8) đều hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng quy mô còn hạn chế và
còn đơn điệu về chủng loại hàng hoá.
Qua nghiên cứu tại hai cụm công nghiệp cho thấy các doanh nghiệp đầu tư
chủ yếu là các doanh nghiệp trong tỉnh, có một số doanh nghiệp trong nước
nhưng số vốn đầu tư thấp, tiến độ triển khai dự án chậm, quy mô sản xuất ở mức
vừa và nhỏ, lực lượng lao động trong các cụm công nghiệp không nhiều.
Khác với các cụm công nghiệp, theo số liệu nghiên cứu của chúng tôi thì
thì các khu công nghiệp của tỉnh có quy mô lớn hơn cả về quy mô và chủng loại

hàng hoá, các nhà đầu tư có tính chuyên nghiệp và thể hiện tầm cỡ quốc tế trong
hoạt động đầu tư, cụ thể như sau:
* Đối với Khu Công nghiệp Du long:
Khu Công nghiệp Du Long được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại
công văn số 256/TTg- CN ngày 14/03/2005 bổ sung vào qui hoạch phát triển
khu công nghiệp cả nước đến năm 2010.
Ngày 26 tháng 05 năm 2005 Bộ Xây dựng đã có quyết định số 1142/QĐ-
BXD phê duyệt Quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/2000) Khu Công nghiệp Du Long với
tổng diện tích 407,28 ha nằm trên địa bàn hai xã Lợi hải và Bắc Phong thuộc
huyện Thuận Bắc (giai đoạn hai sẽ mở rộng lên từ 600 – 800 ha về phía tây và
phía nam).
Bảng 2.3 Quy hoạch chi tiết Khu Công nghiệp Du Long
Stt Loại đất Diện tích
(ha)
Tỷ lệ%
1 Đất xây dựng nhà máy 288,95 70,95
2 Đất xây dựng trung tâm điều hành 12,93 3,17
3 Đất xây dựng công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật 12,72 3,12
4 Đường giao thông 45,22 11,10
5 Đất cây xanh 47,46 11,65
6 Cộng 407,28 100
Nguồn: Quyết định số 1142/QĐ- BXD Ngày 26 tháng 05 năm 2005 của Bộ Xây dựng.
Ngày 27 tháng 04 năm 2007 Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã cấp giấy
chứng nhận đầu tư cho Liên doanh Công ty Huachen Long Đức Phong (Trung
Quốc) và công ty Hoàng Quân (thành phố Hồ Chí Minh) thành lập Liên danh để
đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiêp Du Long.
Ngày 30 tháng 6 năm 2008, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã
có Quyết định số 3848/QĐ-UBND, thành lập Khu Công nghiệp Du Long thuộc
tỉnh Ninh Thuận; ngành nghề kinh doanh là: Đầu tư, xây dựng và kinh doanh kết
cấu hạ tầng khu công nghiệp, bao gồm cả việc xây dựng nhà xưởng, văn phòng,

kho bãi trong khu công nghiệp để cho thuê hoặc bán.
Theo qui hoạch được duyệt thì Khu công nghiệp Du Long thu hút các loại
hình đầu tư như sau:
- Công nghiệp điện tử, tin học và các ngành công nghệ cao.
- Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy.
- Công nghiệp cơ khí, chế tạo máy.
- Công nghiệp vật liệu xây dựng.
- Công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản.
- Sản xuất hàng tiêu dùng.
* Đối với Khu công nghiệp Phước Nam
Dự án Khu Công nghiệp Phước Nam, tỉnh Ninh Thuận được Thủ tướng
Chính phủ chấp thuận tại văn bản số 1050/TTg ngày 06 tháng 7 năm 2006 và
ngày 16 tháng 08 năm 2006 Bộ Xây dựng đã có quyết định số 1151/QĐ- BXD
phê duyệt Qui hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/2000) khu công nghiệp Phước Nam với
tổng diện tích 369,92 ha nằm trên địa bàn xã Phước Nam thuộc huyện Ninh
Phước; cụ thể như sau:
Bảng 2.4 Quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Phước Nam
Stt Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ%
1 Đất xây dựng nhà máy, kho tàng 247,20 66,82
2 Đất xây dựng trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng 8,10 2,19
3 Đất giao thông 43,73 11,82
4 Đất cây xanh, mặt nước 58,86 15,92
5 Đất các công trình kỹ thuật 12,03 3,25
6 Cộng 369,92 100
Nguồn: Quyết định số 1151/QĐ- BXD ngày 16 tháng 08 năm 2006 Bộ Xây dựng.
Ngày 16 tháng 3 năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã cấp giấy
chứng nhận đầu tư cho Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Quý Ninh Thuận thực
hiện đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phước Nam. Ngày
30 tháng 6 năm 2008, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã có Quyết
định số 3849/QĐ-UBND, thành lập Khu Công nghiệp Phước Nam thuộc tỉnh

Ninh Thuận.
Theo qui hoạch thì Khu công nghiệp Phước Nam là khu công nghiệp đa
ngành thu hút các loại hình đầu tư như sau:
- Công nghiệp điện tử, tin học và các ngành công nghệ cao.
- Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy.
- May mặc, giầy da xuất khẩu.
- Công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, thực phẩm.
- Đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu.
Đến nay, nhà đầu tư hạ tầng (Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Quý) đang
triển khai xây dựng hạ tầng trên phạm vi khu đất giai đoạn 1 là 151 ha); bao
gồm các hạng mục: Đường giao thông, san lấp mặt bằng: đã hoàn thiện san lấp,
lu lèn mặt bằng, trồng cây xanh, lắp đặt hệ thống điện, hệ thống thoát nước v.v.
2.1.3.2 Hệ thống tổ chức hoạt động của các khu công nghiệp
Theo quy định thì các Cụm Công nghiệp Tháp Chàm và Thành Hải cùng
với các Khu Công nghiệp Du Long và Phước Nam đều đặt dưới sự quản lý về
mặt nhà nước và điều hành của Ban Quản lý các Khu Công nghiệp của tỉnh
Ninh Thuận;
Tổ chức bộ máy của Ban Quản lý các Khu Công nghiệp của tỉnh gồm có 01
Trưởng ban và 02 Phó Trưởng ban; hệ thống giúp việc có 20 người được hưởng
lương từ ngân sách Nhà nước, bộ máy có 01 Văn phòng và 02 Phòng nghiệp vụ;
theo kế hoạch được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt thì Ban có 02 Trung tâm
trực thuộc là: Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Dịch vụ việc làm và Trung tâm giới
thiệu sản phẩm cho các Nhà đầu tư.
Căn cứ vào tình hình hoạt động, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh sẽ
thành lập văn phòng đại diện tại mỗi Khu công nghiệp và mỗi văn phòng sẽ có
một số cán bộ thường trực để tổng hợp tình hình hoạt động và giải quyết những
thủ tục hành chính theo quy định của Nhà nước cho các nhà đầu tư.
+ Đối với Khu Công nghiệp Du Long: Hiện nay, Liên danh Công ty TNHH
Huachen Long Đức Phong (Trung Quốc) – Công ty Hoàng Quân (Việt Nam)
hiện nay, Nhà đầu tư đã khởi công và đầu tư hạ tầng kỹ thuật; nhưng theo báo

cáo của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận thì Khu công nghiệp
Du Long đã có 25 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đăng ký đầu tư và dự
kiến hoạt động vào cuối năm 2008.
+ Đối với Khu Công nghiệp Phước Nam: Cũng giống như Khu Công
nghiệp Du Long, hiện nay Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Quý là nhà đầu tư sơ
cấp đang thi công phần hạ tầng kỹ thuật, đã kêu gọi và đã có 13 doanh nghiệp
trong và ngoài nước đăng ký đầu tư và dự kiến sẽ có một số doanh nghiệp hoạt
động vào cuối năm 2008. Việc quản lý và kêu gọi đầu tư do nhà đầu tư sơ cấp
thực hiện.
2.2 Thực trạng về nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp Du Long
và Phước Nam của tỉnh Ninh Thuận
2.2.1 Tình hình quản lý nguồn nhân lực
Như trên đã trình bày, hiện nay các Khu Công nghiệp Du Long và Phước
Nam đang đầu tư cơ sở hạ tầng và kêu gọi đầu tư, do cơ sở hạ tầng chưa hoàn
thiện nên các doanh nghiệp chưa triển khai sản xuất kinh doanh và chưa tuyển
lao động.
Theo báo cáo của Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Ninh Thuận và
qua khảo sát, nghiên cứu thực tế tại các Khu Công nghiệp này thì có thể đánh
giá rằng, các nhà đầu tư thứ cấp đang chuẩn bị đầu tư lớn vào các ngành sản
xuất công nghiệp, với mục tiêu là tạo thế mạnh để cạnh tranh với các hàng hoá
nhập khẩu;
Cho nên, trong năm 2008 sẽ có nhiều Dự án đầu tư đồng bộ tại đây; nhu
cầu nguồn nhân lực làm việc tại các khu công nghiệp này sẽ rất lớn, với nhiều
chuyên ngành khác nhau; để có thể sớm chủ động được nguồn nhân lực có chất
lượng cao, thì đòi hỏi tỉnh Ninh Thuận cần sớm có chiến lược đào tạo và thu hút
nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh tại các khu công
nghiệp này; trước mắt, là xây dựng chiến lược về nguồn nhân lực cho thời kỳ
2010 đến 2015. Theo dự báo của Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh thì khả
năng từ năm 2010 trở đi các nhà đầu tư thứ cấp sẽ đầu tư ồ ạt vào các khu công
nghiệp này.

Theo số liệu ban đầu của Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh và của
các Công ty đầu tư (Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Quý và Liên danh Công ty
Huachen Long Đức Phong - Hoàng Quân) thì sau khi làm lễ khởi công thì đã có
nhiều nhà đầu tư thứ cấp đăng ký với hai Công ty đầu tư sơ cấp đầu tư tại hai
khu công nghiệp này, cụ thể như sau:
+ Khu Công nghiệp Du Long hiện có 25 công ty đăng ký đầu tư; bao gồm,
có 24 công ty nước ngoài và 01 công ty trong nước đầu tư, số lao động cần có là
28.252 người; trong đó, số lao động sẽ có ngay sau khi thành lập là 6.308 người
và số lao động cần cung cấp bổ sung là 21.944 người. Các doanh nghiệp đầu tư
vào các lĩnh vực sau:
- Điện - điện tử - sắt thép: có 03 doanh nghiệp
- Vật liệu xây dựng: có 02 doanh nghiệp
- May mặc: có 05 doanh nghiệp
- Kim loại màu phục vụ trong ngành xây dựng: có 05 doanh nghiệp
- Kim loại màu phục vụ trong ngành công nghiệp: có 03 doanh nghiệp
- Kim loại màu phụ vụ trong ngành điện cơ: có 01 doanh nghiệp
- Kinh doanh nhà hàng: có 02 doanh nghiệp
- Sản xuất đồ nhựa và nghệ thuật vườn: có 01 doanh nghiệp
- Sản xuất đồ chơi và thiết bị trong công viên: có 01 doanh nghiệp
- Xuất - nhập khẩu: có 01 doanh nghiệp
- Sản xuất Ô tô các loại: có 01 doanh nghiệp.
Như vậy, với số lượng doanh nghiệp đầu tư vào Khu Công nghiệp Du Long
trong giai đoạn đầu tuy chưa nhiều so với các khu công nghiệp khác trong khu
vực và trong nước nhưng đã cho thấy hoạt động đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận đã
được khởi sắc, vực dậy một tiềm năng trên mãnh đất khô hạn tại khu vực phía
Bắc của tỉnh Ninh Thuận, dự kiến đến năm 2015 thì sẽ thu hút các nhà đầu tư
đến đầu tư và có thể lấp đầy khu công nghiệp này.
Do các doanh nghiệp chưa hoạt động; cho nên, chưa có đánh giá chính xác
tình hình quản lý lao động trong khu công nghiệp này. Trong giai đoạn đầu, theo
số liệu báo cáo của Ban Quản lý các Khu Công nghiệp thì 100% các nhà đầu tư

đã có hướng điều động một số kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và thợ có kinh nghiệm từ
công ty mẹ hoặc từ các công ty thành viên đến làm việc tại Khu Công nghiệp
này nhằm đảm bảo cho dây chuyền hoạt động có hiệu quả ngay từ ngày khai
trương; đồng thời, đây là lực lượng quan trọng để hướng dẫn và đào tạo lại cho
số kỹ thuật, thợ mà họ sẽ tuyển trên địa bàn tỉnh Ninh thuận và các tỉnh khác
trong cả nước làm việc tại doanh nghiệp của họ.
Tuy mới ở giai đoạn đầu nhưng với số lao động đăng ký từ năm 2010 đến
năm 2011 đã là 49.527 người, trong đó số Kỹ sư là 6.698 người, Trung cấp
chuyên nghiệp là 5.875 người, công nhân nghề các loại là 39.870 người và nhân
viên khác là 1.660 người (số này chủ yếu là nhân viên văn phòng, lễ tân,
Maketting, lái xe, kho bãi v.v); qua đó, cho thấy quy mô sản xuất của nhà đầu tư
ngày càng lớn, nhu cầu lao động tuyển làm việc trong Khu Công nghiệp này là
rất lớn, với yêu cầu là số lao động làm việc tại doanh nghiệp phần lớn là đã qua
đào tạo hoặc đã qua đào tạo nhưng lại có kinh nghiệm thì lại càng được các
doanh nghiệp coi trọng để xây dựng các chính sách thu hút lao động và đào tạo
lao động cho chính doanh nghiệp mình.
Tất cả các ngành sản xuất – kinh doanh mà các doanh nghiệp đầu tư vào
Khu Công nghiệp Du Long đều có những yêu cầu cao về nguồn nhân lực, nhiều
ngành cần tuyển nhiều kỹ sư, đặc biệt là các ngành Điện tử, Kim loại màu trong
sản xuất vật liệu xây dựng, trong sản xuất công nghiệp, sản xuất ô tô đều là
những ngành mà bất kỳ các khu công nghiệp nào trong nước cũng đang rất cần;
trong khi số kỹ sư này ra trường hàng năm thì rất ít, việc tuyển kỹ sư là một bài
toán khó cần có hướng giải quyết và có sự can thiệp của nhà nước, của các cấp
chính quyền từ Tỉnh đến Trung ương.
Trong thời gian từ nay đến năm 2011, cả Khu Công nghiệp cần khoảng
2.122 kỹ sư các loại mà khả năng các doanh nghiệp mới tự chủ động được
khoảng 501 người bằng 23,6%, số cần tuyển bổ sung là 76,4%; số nhân lực có
trình độ trung cấp chuyên nghiệp cần khoảng 5.875 người, khả năng doanh
nghiệp có thể chủ động được khoảng 1.152 người (19,61%), số cần tuyển bổ
sung là 4.723 người (80,39%); cũng như nhu cầu nhân lực có trình độ là kỹ sư

và trung cấp chuyên nghiệp, số lao động đã qua đào tạo nghề cần khoảng 39.870
người, khả năng doanh nghiệp chủ động được khoảng 4.460 người (11,18%), số
cần tuyển bổ sung 35.410 người (88,82%).
+ Khu Công nghiệp Phước Nam dự kiến từ năm 2008 đến năm 1010 có 13
nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực sau:
- Đầu tư vào lĩnh vực chế biến sản phẩm nông nghiệp có 02 doanh nghiệp
- Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chế biến hải sản có 01 doanh nghiệp
- Đầu tư vào lĩnh vực may mặc có 02 doanh nghiệp
- Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp có 04 doanh nghiệp
- Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hải sản có 01 doanh nghiệp
- Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng có 02 doanh nghiệp
- Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phụ tùng Ô tô có 01 doanh nghiệp
Qua số liệu do Ban Quản lý các Khu Công nghiệp của tỉnh cung cấp cho ta
thấy, so với Khu Công nghiệp Du Long thì số nhà đầu tư vào Khu Công nghiệp
Phước Nam giai đoạn 2008 – 2010 ít hơn cả về số lượng và quy mô đầu tư, với
13 nhà đầu tư và nhu cầu lao động là 32.820 người; tuy nhiên, thì đây cũng mới
chỉ là ước tính cho giai đoạn đầu và khi đi vào hoạt động thì có thể sự gia tăng
về đầu tư sẽ diễn ra vì chính sách thu hút đầu tư của tỉnh đang thực sự hấp dẫn
các nhà đầu tư.
Theo dự tính của Ban Quản lý Khu Công nghiệp thì các nhà đầu tư đăng ký
đầu tư giai đoạn 2010 – 2015 sẽ tăng lên khoảng ba lần và nhu cầu lao động sẽ
tăng gấp nhiều lần so với giai đoạn 2008 – 2010, dự kiến đến năm 2015 sẽ lấp
đầy khu công nghiệp này. Mặc dù vậy, nhưng so với các khu công nghiệp khác
trong khu vực và trong nước thì chưa phải là lớn nhưng đối với Ninh Thuận thì
Khu Công nghiệp Phước Nam có một ý nghĩa vô cùng to lớn vì nó đã làm biến
đổi cả một vùng đất khô cằn phía Nam của tỉnh; tạo được nhiều công ăn việc
làm cho nhân dân trong tỉnh, nhất là vùng này lại có đông đồng bào dân tộc
thiểu số đang sinh sống.
Cũng như Khu Công nghiệp Du Long, Khu Công nghiệp Phước Nam hiện
tại cũng chưa có doanh nghiệp nào hoạt động; cho nên, chưa có cơ sở đánh giá

chính xác tình hình quản lý lao động trong khu công nghiệp này, nhưng điều
quan trọng là ngay trong năm 2008 sẽ có 10 nhà đầu tư vào đầu tư và chính thức
hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2009, có thêm 04 nhà đầu tư mới và 9 nhà
đầu tư cũ mở rộng quy mô đầu tư, năm 2010 cả 13 nhà đầu tư này đều mở rộng
quy mô theo đúng Dự án mà các nhà đầu tư đã cam kết với tỉnh Ninh Thuận
(trong khi đó, Khu Công nghiệp Du Long thì đến năm 2010 mới có doanh

×