Phát triển bền vững nông nghiệp Đà Nẵng GVHD Th.S Lê Bảo
NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG
I. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển bền vững
ngành nông nghiệp
1. Quan điểm.
Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Tăng tỷ trọng phát triển công nghiệp hướng mạnh vào công nghiệp chế
biến, công nghiệp hàng tiêu dùng phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp vật liệu
xây dựng, công nghiệp hoá chất, từng bước tăng tỷ trọng dịch vụ và du lịch.
Chuyển dịch cơ cấu thủy sản – nông – lâm theo hướng tăng tỉ trọng thủy
sản, giảm tỷ trọng nông nghiệp và lâm nghiệp. tăng nhanh khối lượng phẩm
hàng hóa, nhất là sản phẩm đã qua chế biến.
Phát triển ngành nông nghiệp thành phố theo hướng bền vững thân thiện
vơi môi trường đáp ứng tốt nhu cầu lương thực thực phẩm của nhân dân thành
phố
2. Mục tiêu.
- Để ngành nông nghiệp Đà Nẵng phát triển ổn định và bền vững, mục tiêu
của thành phố đặt ra đến năm 2010 đưa sản xuất chăn nuôi trở thành lĩnh vực
sản xuất chính, có tỷ trọng giá trị hàng hóa chiếm 70% trong cơ cấu sản xuất của
ngành nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, Thành phố tập trung khuyến
khích phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và
tiêu thụ sản phẩm, có giải pháp quản lý vùng chăn nuôi an toàn và phòng ngừa
dịch bệnh.
- Thành phố đang chỉ đạo sớm hoàn thành công tác quy hoạch phát triển
chăn nuôi, từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết vùng nuôi. Thành phố
đã xác định 3 vùng nuôi cơ bản: Vùng cấm nuôi, vùng cho phép nuôi (nuôi có
điều kiện cấp phép của cơ quan Nhà nước) và vùng khuyến khích nuôi; đề ra cơ
chế, chính sách hợp lý về huy động vốn, ưu đãi lãi suất, đất đai, lao động,
SVTH Đào Quang Thắng Trang 1
Phát triển bền vững nông nghiệp Đà Nẵng GVHD Th.S Lê Bảo
chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm khuyến khích các thành phần kinh
tế tham gia phát triển chăn nuôi quy mô lớn. Trước mắt thành phố chỉ đạo các tổ
chức cho vay (Ngân hàng Nông nghiệp địa phương) có cơ chế cho vay ưu đãi về
thời hạn, lãi suất, phù hợp đặc tính, đặc thù của ngành, để các hộ nông dân chăn
nuôi được tiếp cận dễ hơn nguồn vốn vay. Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục
đầu tư phát triển thêm các cơ sở giống có giá trị kinh tế cao như: Bò, dê, đà điểu,
gà nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất của thành phố và khu vực. Thành phố cũng
khẩn trương khảo sát quy hoạch và đầu tư mới thêm một số cơ sở chế biến giết
mổ tập trung tại 2 quận Ngũ Hành Sơn và Hoà Vang giải quyết triệt để tình trạng
chế biến, giết mổ phân tán trong dân, quản lý tốt vệ sinh an toàn thực phẩm
trong chăn nuôi.
- Phát triển một nền nông nghiệp sạch theo hướng đa dạng hoá. Đồng thời
phát triển nhanh các cây thực phẩm, rau, đậu đỗ, các loại cây ăn quả, cây cảnh,
chăn nuôi... với tỷ suất hàng hoá nông sản ngày càng cao, đáp ứng tốt yêu cầu
tiêu dùng và xuất khẩu.
- Phát triển mạnh chăn nuôi gia súc và gia cầm, coi trọng chất lượng cây
giống. Mở rộng nuôi bò lai, bò sữa, lợn nạc và nuôi gà theo phương pháp công
nghiệp để tăng hiệu quả chăn nuôi đáp ứng yêu cầu thị hiếu tiêu dùng của thị
trường.
- Phát triển các ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn.
- Bảo vệ, khôi phục rừng tự nhiên, phát triển trồng rừng trên đất trống đồi
trọc, trồng rừng chống cát và rừng cảnh quan ven biển theo phương thức kết hợp
cây lâm nghiệp với trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, dược liệu, chăn nuôi đại
gia súc v.v... Xây dựng và bảo vệ các khu rừng Bà Nà, Nam Hải Vân và khu bảo
tồn thiên nhiên Sơn Trà.
3. Phương hướng.
3.1 Về kinh tế.
Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất
manh mún, phân tán bằng phương pháp dồn điền đổi thửa; tiến tới xây dựng các
SVTH Đào Quang Thắng Trang 2
Phát triển bền vững nông nghiệp Đà Nẵng GVHD Th.S Lê Bảo
mô hình sản xuất với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa, phù hợp
cho chuyển giao kỹ thuật công nghệ.
Phát triển sản xuất gắn với tăng cường sản xuất chế biến và mở rộng
thị trường tiêu thụ nông – lâm – thủy sản; đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu
cây trồng vật nuôi và cơ cấu lại kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Chú trọng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường.
Giải quyết tốt quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch bố trí khu
công nghiệp và phát triển làng nghề, bố trí cấp nước và xữ lý chất thải sản xuất
và chất thải sinh hoạt ở nông thôn để ngăn chặn ô nhiểm.
3.2 Về xã hội.
Tiếp tục tăng cường hệ thống hạ tầng nông thôn, tập trung củng cố hệ
thống tưới tiêu, tăng cường hệ thống đê sông, đê biển và công trình phòng chống
thiên tai. Nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống thông tin và các
dịch vụ xã hội khác đáp ứng nhu cầu tiếp cận đến các dịch vụ sản xuất và dịch
vụ xã hội của người dân.
Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, trước hết tăng
cường chất lượng hệ thống cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn kỹ thuật, kinh
tế cho vùng nông thôn có đủ năng lực tiếp ứng cho tiến trình đổi mới và hội
nhập kinh tế.
Hổ trợ tốt hoạt động của người dân bằng các chính sách cho vay vốn,
hổ trợ sản xuất và tăng cường khoa học công nghệ vào xản xuất góp phần nâng
cao chất lượng đời sống của nông dân.
3.3 Về môi trường.
Tăng cường biện pháp chống suy thoái đất, sử dụng tiết kiệm, có hiệu
quả và bền vững tài nguyên đất trên cơ sở áp dụng các mô hình canh tác hợp lý
trên từng vùng, từng loại đất và từng loại địa hình.
SVTH Đào Quang Thắng Trang 3
Phát triển bền vững nông nghiệp Đà Nẵng GVHD Th.S Lê Bảo
Rà soát quy hoạch lại ba loại rùng: phòng hộ, đặt dụng, sản xuất theo
hướng phát triển bền vững. Nâng cao nhận thức đầy đủ về giá trị của rừng bao
gồm lợi ích kinh tế, lợi ích sinh thái và các gí trị phi sử dụng khác.
Bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước, có biện pháp
khai thác và bảo vệ các nguồn nước một cách hợp lý tránh tình trạng thất thoát
lảng phí củng như nguy cơ ô nhiểm và cạn kiệt nguồn nước.
Tăng cường công tác nghiên cứu và thu thập bảo tồn nguồn gen giống
cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp và các vật nuôi tại địa phương nhằm tăng tính
đa dạng sinh học. tâp trung thay đổi chất lượng cây trồng, vật nuôi, áp dụng quy
trình sản xuất tiên tiến hạn chế sử dụng các hóa chất nông nghiệp, thuốc trừ sâu
phòng bệnh trong sản phẩm nông nghiệp và trong môi trường đất, nước.
II. Giải pháp phát triển bền vững ngành nông nghiệp ở Đà Nẵng.
1. Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến phù hợp
Thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp đào tạo, bồi dưởng nâng cao trình độ
của cán bộ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp và người nông dân để họ có đủ khả
năng nắm bắt, quản lý và thực hiện, áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiển sản
xuất.
Thực hiện chính sách khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thật vào sản
xuât như: hổ trợ kinh phí mua thiết bị cơ giới hóa quy trình sản xuất, hổ trợ
chuyển đổi sang các loại giống, cây trổng, vật nuôi mới có khã năng sinh lợi cao
hơn và ít tác động đến môi trường hơn. Hiện tại ở Đà Nẵng đang có xu hướng
chuyển biến tích cực về cây trồng vật nuôi như trồng dưa hấu hắc mỹ nhân, nuôi
ếch, trồng rau mầm, trồng nấm... Nhưng vẩn còn tự phát, rời rạc và chưa có định
hướng phát triển rỏ ràng và chưa định hình thương hiệu riêng cho loại hàng hóa
mới này. Vì vậy cần có sự phối hợp của nông dân và cơ quan chức năng để đầu
tư công nghệ khoa học kỹ thuật để phát triển các loại này thành những hàng hóa
mới với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu của thị trường thành phố Đà Nẵng nói
riêng hướng tới thị trường miền trung Tây nguyên và đẩy mạnh hướng tới có thể
xuất khẩu được ra thế giới. Công nghệ áp dụng phải phù hợp trong sản xuất chế
SVTH Đào Quang Thắng Trang 4
Phát triển bền vững nông nghiệp Đà Nẵng GVHD Th.S Lê Bảo
biến và bảo quản sản phẩm. Công nghệ phải được hướng dẩn tận tình tới bà con
nông dân để họ có thể áp dụng một cánh hiểu biết và thành thạo để đạt được
hiệu quả cao nhất.
Thành phố phải hướng tới xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao để
hướng tới nắm bắt nhu cầu tương lai. Trên cơ sở đó Đà Nẵng phải phát triển
được cây trồng vật nuôi có lợi thế của địa phương như rau an toàn, dưa hấu, cá
nước ngọt, nuôi ếch, trồng các loại cây cảnh hoa cảnh... Tuy nhiên, để phát triển
nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư lớn và lao động chất lượng cao
mà hầu hết các nông nông dân ở thành phố chưa thể đáp ứng được vì vậy chính
quyền thành phố cần có các chính sách đầu tư thích hợp, khuyến khích áp dụng
công nghệ cao vào sản xuất.
Xây dựng các cơ sở nghiên cứu, tuyển chọn áp dụng các loại giống mới,
phát triển các phương tiện phục vụ sản xuất hiệu quả. Để phát triển nông nghiệp
thì vấn đề cây giống, con giống đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Cán bộ phải kip thời theo giỏi phát thiện tình hình chuyển biến của nông
nghiệp thành phố qua đó có các biện pháp giải quyết phù hợp
Hướng dẩn áp dụng công nghệ sinh học, bảo quản, sơ chế nông sản nhằm
nâng cao chất lượng nông sản trên thị trường.
Ứng dụng giống cây trồng theo nguyên lý bền vững
2. Đổi mới tư duy phát triển nông nghiệp
Tạo nhận thức đúng của những người sản xuất hàng hoá ở nông thôn về
sự cần thiết xây dựng nền nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ. Sự cần thiết
này bắt nguồn từ chính lợi ích của họ cũng như lợi ích của cộng đồng
Phát triển nông nghiệp thành phố theo hướng nông nghiệp công nghệ cao,
nông nghiệp hữu cơ. Sự phát triển nền nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ
phụ thuộc vào sự phát triển công tác nghiên cứu công nghệ sinh học và chuyển
giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất. đến lượt mình, phát triển nghiên cứu
công nghệ sinh học phải được định hướng ưu tiên vào phục vụ trực tiếp và có
SVTH Đào Quang Thắng Trang 5
Phát triển bền vững nông nghiệp Đà Nẵng GVHD Th.S Lê Bảo
hiệu quả nhất việc phát triển nền nông nghiệp sạch và nền nông nghiệp hữu cơ
trên cơ sở khai thác và hiện đại hoá những kinh nghiệm sản xuất truyền thống
sẵn có ở từng vùng. Hiện nay, người nông dân chưa mặn mà với việc sử dụng
phân hữu cơ, phân vi sinh trong canh tác, cũng như với những biện pháp sinh
học bảo vệ mùa màng và dùng thảo dược trừ sâu bệnh. Nguyên nhân của tình
trạng này là họ chưa thấy đầy đủ ý nghĩa của việc giữ công nghiệp môi trường
trong lành và bảo vệ sức khoẻ. Mặt khác, các biện pháp hữu cơ truyền thống
thường mang lại hiệu quả chậm hơn so với việc dùng các chế phẩm hoá học,
nhiều khi lại phải bỏ ra chi phí lớn.
Để mở rộng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ cần chú trọng những vấn
đề lớn sau đây:
- Sản xuất và sử dụng rộng rãi các loại giống cây trồng và con vật nuôi có
khả năng kháng bệnh và sâu rầy. Điều cho phép hạn chế đến mức tối đa việc sử
dụng các thuốc thú y và thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc từ các chế phẩm hoá
học.
- Áp dụng biện pháp canh tác phòng chống sâu bệnh và cỏ dại mang tính
tích cực, như đốt rơm rạ ngay sau khi thu hoạch, làm ải, tưới tiêu nước theo
khoa học, trừ cỏ dại và chỉ dùng các loại phân hữu cơ.
- Sử dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học, thảo dược để phòng chống sâu
bệnh, kích thích sinh trưởng cây trồng, vật nuôi. Giảm đến mức tối đa việc sử
dụng các chế phẩm hoá học, nếu dùng thì phải đúng lúc, đúng cách, đúng liều
lượng.
Tránh tình trạng làm nông nghiệp theo phong trào, theo lợi ích trước mắt.
thực tế nông nghiệp của nước ta hiện nay là làm nông nghiệp theo phong trào,
làm theo lợi ích trước mắt mà không có chiến lượt cụ thể cho tương lai vì vậy
nhất thiết phải thay đổi được tư duy lạc hậu này mới mong có thể thay đổi diện
mạo nền nông nghiệp thành phố một cách toàn diện. Muốn làm được như vậy thì
cần có các hướng dẩn cụ thể cho người dân, định hướng cho họ vào một nền
nông nghiệp sản xuất hàng hóa thật sự. Hướng tới mục tiêu lâu dài trong tương
SVTH Đào Quang Thắng Trang 6