Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ NHẬT BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.68 KB, 24 trang )

Khái quát tình hình kinh tế Nhật Bản
1.1 Tình hình kinh tế xã hội Nhật Bản trong thập niên 90
thế kỷ XX trở lại đây:
1.1.1 Sự bất ổn định kinh tế Nhật Bản trong thập niên 90 của thế kỷ XX:
Nhật Bản là một cờng quốc kinh tế đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển thần kỳ vào
trớc thập niên 90 khiến cả thế giới phải khâm phục. Sau giai đoạn phát triển cao độ
(1955-1973), trung bình mỗi năm kinh tế tăng trởng 10%, kinh tế Nhật Bản bớc vào
giai đoạn phát triển trung bình (1974-1991), kinh tế tăng trởng bình quân 4%. Thế
nhng, từ đầu thập niên 90 kinh tế Nhật Bản đã lún sâu vào giai đoạn suy thoái mặc
dù kể từ năm 1999 đến nay đã có dấu hiệu phục hồi nhng còn rất mong manh. Sự
phát triển không ổn định có thể coi là đặc trng của nền kinh tế Nhật Bản trong những
năm 90.
1.1.1.1 Suy thoái và khủng hoảng kinh tế Nhật Bản trong thời kỳ này là suy
thoái, khủng hoảng về cơ cấu kinh tế:
Khởi đầu của suy thoái những năm 90 là sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng. Tăng
trởng kinh tế (GDP) của Nhật trong những năm này đã liên tục suy giảm. Từ năm
1990 đến năm 1993, động thái tăng trởng kinh tế suy giảm liên tục: 5,5%; 2,9%;
0,4%; Dấu hiệu phục hồi trở lại vào những năm 1994 - 1996 với tốc độ tăng trởng
qua các năm là: 0,6%; 1,4%; 2,9%. Nhng từ năm 1997 đến 1998, Nhật Bản lại lâm
vào khủng hoảng trầm trọng, kinh tế Nhật tăng trởng âm liên tục từ 0,7% đến
0,9%. Khủng hoảng kinh tế Nhật Bản gắn liền với ảnh hởng của cuộc khủng hoảng
tài chính tiền tệ Đông Nam á [23,11]. Năm 1999, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục
hồi với tốc độ tăng trởng là 0,5%. Các chỉ số tăng trởng GDP hàng năm trên đây đã
1 1
phản ánh khái quát nhất suy thoái kinh tế Nhật Bản suốt những năm 90 của thế kỷ
XX.
Tuy nhiên, suy thoái dẫn đến khủng hoảng có tính chất cơ cấu của nền kinh tế Nhật
Bản trong những năm 90 khác với cuộc khủng hoảng kinh tế trớc đây. Đó là nền kinh
tế vẫn chìm trong tình trạng suy thoái kéo dài, sự phục hồi của một số ít doanh
nghiệp lớn đợc nhà nớc hỗ trợ vẫn không khắc phục đợc tình trạng này. Sự phát triển
mất cân đối trong cơ cấu kinh tế thể hiện ở việc mở rộng sản xuất chủ yếu trong các


lĩnh vực công nghệ cao nh sản xuất máy vi tính, điện thoại di động, tin học hoá mà
không chú trọng tới các ngành công nghiệp truyền thống khác cũng nh việc gia tăng
hoạt động đầu t của Nhật Bản ở nớc ngoài. Do đó, các ngành công nghiệp trong nớc
lâm vào tình trạng suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đời sống của ngời lao động
trở nên bấp bênh vì hầu nh không còn tồn tại hình thức thuê mớn công nhân suốt đời
nh trớc đây, các xí nghiệp vừa và nhỏ cũng chịu ảnh hởng trực tiếp của cuộc khủng
hoảng cơ cấu kinh tế này.
1.1.1.2 Đồng Yên lên giá ảnh hởng trực tiếp đến lĩnh vực xuất khẩu và đầu t:
Trong suốt những năm 90, đồng Yên lên xuống thất thờng, lên cao nhất là 70
Yên/USD (1995), và thấp nhất là 145 Yên/USD (1998) [23,14]. Việc đồng Yên lên
giá làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Nhật Bản do giá thành tăng nhanh,
hàng hoá trở nên ế ẩm, làm ảnh hởng xấu tới ngoại thơng Nhật Bản, đặc biệt là những
công ty xuất khẩu. Một điểm đáng nói thêm ở đây là trong thập niên 90, các nớc
Châu á, nhất là Trung Quốc, ngày càng sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng công
nghiệp vừa cạnh tranh với Nhật trên thị trờng thế giới vừa thâm nhập vào thị trờng
Nhật. Đồng Yên lên giá quá nhanh làm cho các công ty Nhật Bản tranh nhau đầu t ra
nớc ngoài nhất là đầu t vào các nớc Châu á để tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào
và nhân công rẻ. Tất nhiên, giá nhân công cao ở Nhật không phải là vấn đề duy nhất.
Các ngành công nghiệp Nhật Bản có khả năng khắc phục đợc chi phí nhân công cao
2 2
dựa vào hệ thống giáo dục có chất lợng cao và hệ thống sản xuất có hiệu quả đợc các
xí nghiệp vừa và nhỏ duy trì. Việc đầu t ra nớc ngoài góp phần khắc phục hậu quả đổ
vỡ kinh tế bong bóng, sản xuất tại nớc ngoài lại gần với thị trờng tiêu thụ, không tốn
kém chi phí vận chuyển. Việc này không những có tác dụng tránh va chạm với các
chính phủ Âu Mỹ vốn phản đối việc hàng hoá Nhật lan tràn quá nhiều trên thị trờng
mà còn phát huy hiệu quả lớn trong việc giảm chi phí sản xuất. Song mặt khác, nó
cũng làm cho nền sản xuất trong nớc suy yếu đi, dẫn đến sự phá sản của hàng loạt
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng.
1.1.1.3 Vấn đề việc làm và thu nhập cho ngời lao động đã và đang là vấn đề
nan giải:

Nớc Nhật vốn là quốc gia mà một vài thập kỷ gần đây có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất
trong số các nớc t bản phát triển (dới 2%). Khi nền kinh tế bong bóng đổ vỡ kéo
theo sự phá sản của một loạt các ngân hàng, công ty chứng khoán, các nhà máy, xí
nghiệp,.. từ đó dẫn đến tình trạng ngời lao động không có việc làm, hoặc còn việc
làm nhng thu nhập bị cắt giảm một phần vì các chủ doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, một
phần do giá cả hàng hoá tiêu dùng đều tăng vọt. Tỷ lệ ngời thất nghiệp theo thống kê
công bố vào đầu thập niên 90 chỉ có 2%, nhng đến nay đã lên tới 4,9% trong tháng 6
và tháng 7 năm 1999 [23,16]. Những năm cuối thế kỷ XX, ngời dân Nhật bắt đầu
hoang mang khi con số thất nghiệp năm 2000 là 3.200.000 ngời, tăng 30.000 ngời,
chiếm tỷ lệ 4,7% trong tổng số ngời lao động và đây là con số cao nhất kể từ năm
1953 đến nay. Tỷ lệ này gần nh cân bằng cho cả nam và nữ (nam 4,9%, nữ 4,7%)
[9,19]. Không chỉ có vậy, tỷ giá hối đoái giữa đồng Yên Nhật và đồng đôla Mỹ lên
xuống thất thờng, giá cổ phiếu trên thị trờng chứng khoán cũng diễn biến rất phức tạp
đã khiến cho các nhà kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ các doanh nghiệp phá sản
ngày càng gia tăng. Tình trạng này càng làm gia tăng số lợng ngời thất nghiệp, và thu
3 3
nhập thực tế của ngời lao động cũng suy giảm do sản xuất kinh doanh đình đốn, giá
cả gia tăng.
1.1.1.4 Nguyên nhân của sự phát triển không ổn định của nền kinh tế Nhật Bản:
Có nhiều cách xác định nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế Nhật Bản những
năm 90, theo tôi có 5 nguyên nhân chính giải thích sự suy thoái này.
Một là, các nguyên nhân nảy sinh từ sự sụp đổ nền kinh tế bong bóng. Nền kinh tế
bong bóng chính là nền kinh tế tăng trởng cực nhanh của Nhật Bản cuối thập niên
80, song đó không phải là tăng trởng thực sự từ sự phát triển các hoạt động sản xuất
của cải vật chất mà chủ yếu tăng trởng giả tạo do đầu cơ vào mua bán bất động sản,
trái phiếu, các hàng hoá nghệ thuật có giá trị lớn. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã dự
trữ một khối lợng lớn các tài sản dới dạng bất động sản và cổ phiếu các công ty. Do
đó, sản xuất và tiêu dùng bị kích thích mạnh bởi cơn sốt bất động sản và cổ phiếu
chứng khoán. Điều này làm cho kinh tế Nhật Bản tăng trởng rất cao vào những năm
của thập kỷ 80. Để hạn chế tốc độ tăng trởng quá nóng, Chính phủ phải nâng lãi suất

cho vay, vì vậy, nền kinh tế bị xì hơi, giá cổ phiếu và bất động sản tụt xuống rất
nhanh. Hậu quả là tiền nợ không đòi đợc lên tới con số rất cao, ảnh hởng nghiêm
trọng tới hệ thống tín dụng, ngân hàng. Tính đến cuối năm 1995, đã có hàng loạt
công ty bị phá sản, không có tiền trả nợ ngân hàng, khiến cho tổng số nợ khó đòi của
các ngân hàng đã lên tới 40.000 tỷ JPY (gần 400 tỷ USD). Nhiều ngân hàng và công
ty tài chính lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, trong đó có cả 11 ngân hàng mạnh
nhất của Nhật Bản và cũng là của thế giới đã phải giảm tới 10% khả năng hoạt động
trong hai năm 1994-1995 [23,19]. Giới đầu t vốn trong nớc và ngoài nớc mất lòng tin
với thị trờng tài chính Nhật Bản. Tình trạng này ảnh hởng trực tiếp tới một bộ phận
khác về mặt cầu là đầu t của các xí nghiệp. Ngân hàng cha xử lý đợc các món nợ khó
đòi, không tích cực hoặc không có khả năng cho vay đối với các dự án mới, ảnh hởng
không nhỏ tới các xí nghiệp vừa và nhỏ. Các ngân hàng lúc đó không có khả năng
4 4
cho các doanh nghiệp vay tiền để mở rộng sản xuất nữa. Nhiều gia đình, cá nhân lo
sợ trớc sự mất mát về tài sản nên đã hạn chế chi tiêu. Các yếu tố này là nguyên nhân
dẫn đến cầu tiêu dùng giảm mạnh, thị trờng trong nớc tiêu điều, nền kinh tế lâm vào
tình trạng suy thoái. Tính đến năm 1995, đã có tới 15.000 công ty của Nhật bị phá
sản, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 1998, con số này đã lên đến 10.262. Năm 1999, kinh
tế Nhật Bản có dấu hiệu phục hồi trở lại song chỉ với tốc độ hết sức chậm chạp, tốc
độ tăng trởng khoảng 0,5% chứ cha thể tăng trở lại nh trớc thời kỳ khủng hoảng
[23,21].
Nguyên nhân thứ hai dẫn tới suy thoái kinh tế là sự yếu kém, lạc hậu của hệ thống
ngân hàng, tài chính Nhật Bản. Sự yếu kém, lạc hậu thể hiện ở một số khía cạnh nh:
hệ thống ngân hàng, tài chính Nhật Bản đã nhiều năm chịu sự kiểm soát chặt chẽ của
Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhật Bản là các cơ quan đại diện cho Chính phủ Nhật
Bản đã không còn phù hợp trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế và tự do cạnh tranh
hiện nay. Mặt khác, sự liên kết giữa các quan chức chính phủ với giới doanh nghiệp
đã ngày càng tỏ ra bị tha hóa, không có hiệu quả. Vào những năm trớc thập niên 90,
Nhật Bản có tới 7 trong số 10 ngân hàng đứng đầu thế giới, nhng vào cuối thập niên
90 thì 20 ngân hàng hàng đầu Nhật Bản nằm ở thứ hạng rất thấp so với các ngân hàng

nớc ngoài, tụt hậu khoảng 10 năm so với các ngân hàng Mỹ. Chính Phủ và Ngân
hàng Trung Ương đã không thấy hết sự năng động, thích ứng của các xí nghiệp, phản
ứng của thị trờng nên đã áp dụng các chính sách không phù hợp. Thêm vào đó là
những mối quan hệ mờ ám giữa các quan chức chính phủ với các ngân hàng đã dẫn
đến nhiều vụ tham nhũng nghiêm trọng cha bị phanh phui. Theo đánh giá của Quỹ
tiền tệ quốc tế IMF, nền kinh tế Nhật Bản sẽ còn gặp nhiều khó khăn nếu nh không
giải quyết đợc các vấn đề của khu vực tài chính ngân hàng.
Thứ ba là sự già hoá dân số là gánh nặng của các chính sách đảm bảo phúc lợi.
Nhật Bản hiện nay đang là nớc có chỉ số tuổi thọ dân c cao nhất thế giới. Với dân số
5 5
127,1 triệu ngời (2001), trong đó lực lợng lao động chiếm 67,76 triệu ngời (1998), tỷ
lệ tăng dân số hàng năm rất thấp 0,18% (2000), thì gánh nặng đè lên vai những ngời
trong độ tuổi lao động là rất lớn. Nhng sự già hoá dân số ở Nhật Bản không phải do
cuộc khủng hoảng kinh tế Nhật Bản những năm 90 mà là kết quả của sự phát triển
kinh tế Nhật Bản những năm trớc đây. Khi nền kinh tế tăng trởng cao, thì chính sách
đảm bảo phúc lợi cho ngời già đợc gia tăng, đây là một trong những nguyên nhân chủ
yếu khiến cho tuổi thọ của ngời dân Nhật Bản rất cao. Tỷ lệ ngời già trên 65 tuổi
chiếm 15% dân số, dự báo đến năm 2005 số ngời trên 65 tuổi là 19,3%, 2050 con số
này sẽ lên tới 35% [23,24]. Mặt khác, do làm việc quá căng thẳng, chịu nhiều sức ép
nên xu thế hiện nay của những ngời trẻ tuổi là họ không muốn sinh con, hoặc cùng
lắm chỉ sinh 1 con, bình quân 1 phụ nữ Nhật Bản chỉ sinh 1,42 con và thông thờng thì
ngời phụ nữ trong gia đình thờng ở nhà làm công việc nội trợ, không tham gia vào lao
động xã hội. Ngoài ra, còn có những ngời không thích kết hôn mà chỉ sống độc thân
nên tình trạng mất cân đối cơ cấu dân số là tất nhiên. Nhật Bản đang đứng trớc thách
thức số ngời già tăng nhanh nhng số trẻ em ngày càng ít.
ảnh hởng của vấn đề dân số già và tỷ lệ sinh đẻ thấp trên đây đối với nền kinh tế
Nhật Bản đã gây nên tình trạng thiếu sức lao động, nhất là lao động trẻ trong lĩnh vực
khoa học kỹ thuật, từ đó làm giảm năng suất lao động xã hội và tăng trởng kinh tế. Sự
già hoá dân số còn kéo theo một loạt các hậu quả khác nh: làm giảm thu nhập và sức
mua, giảm tỷ lệ tích luỹ trong gia đình do đó làm giảm đầu t vào phát triển kinh tế,

giảm đóng thuế, giảm đóng góp tiền hu, tăng gánh nặng tài chính cho ngân sách Nhà
nớc,Theo dự báo của các nhà nhân khẩu học từ năm 2007 trở đi, dân số Nhật sẽ suy
giảm nghiêm trọng, chỉ còn 67 triệu ngời năm 2100. Rõ ràng, sự già hoá dân số ở
Nhật Bản là một trong những nguyên nhân không nhỏ làm cho nền kinh tế Nhật Bản
lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
Một nguyên nhân nữa không thể không kể đến là sự yếu kém của bộ máy nhà nớc,
tình hình chính trị không ổn định. Trớc đây sự liên kết giữa tam giác quyền lực (giới
6 6
chính trị, quan chức nhà nớc và doanh nghiệp) ở Nhật đã có tác động rất tích cực thì
trong thời điểm những năm 90 lại trở nên hết sức tiêu cực: tình hình chính trị rối ren,
bộ máy nhà nớc quản lý yếu kém, quan chức nhà nớc tham gia vào các vụ bê bối,
tham nhũng. Trải qua gần 40 năm cầm quyền, Đảng Dân Chủ-Tự Do Nhật đã mất
quyền lãnh đạo, trở thành đảng đối lập suốt những năm 1993-1996. Từ năm 1997 đến
nay, tuy đã trở lại cầm quyền, Đảng Dân chủ - Tự do đã nhiều lần đa ra các biện pháp
cải cách kinh tế song vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà nền kinh tế vẫn cha phục
hồi đợc. Có thể nói, chính những yếu kém trong vai trò lãnh đạo chính trị và quản lý
phát triển nền kinh tế của Đảng Dân chủ- Tự do đã góp phần làm cho nền kinh tế của
đất nớc này suy yếu.
Nguyên nhân cuối cùng là sự bất cập của mô hình kinh tế Nhật Bản trớc những thử
thách, yêu cầu của giai đoạn mới. Kinh tế Nhật Bản hiện nay có thể hình dung là
một cơ cấu hai tầng, một bên là những ngành có năng suất cao nh: điện tử, xe hơi,
một bên là các ngành có năng suất thấp nh dịch vụ, tiền tệ, ngân hàng, Trong đó,
Chính phủ và giới kinh doanh luôn có quan hệ mật thiết với nhau, Nhà nớc bảo hộ
chặt chẽ các ngành sản xuất phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. Mô hình kinh tế
này đã trở nên không phù hợp nữa. Thực tế cho thấy, vốn đầu t của các công ty Nhật
Bản thờng đợc cung cấp từ nguồn vốn tiết kiệm của cả nớc thông qua ngân hàng với
lãi suất rất thấp, không phải cạnh tranh trong thị trờng mở về tài chính nh các nớc ph-
ơng Tây. Trong khi đó, các ngân hàng dới dự trợ giúp của Chính phủ đã cung cấp tài
chính một cách thụ động cho các doanh nghiệp. Điều này đã làm cho hoạt động của
các ngân hàng trì trệ, kém hiệu quả và đứng trớc nguy cơ bị các ngân hàng lớn của

Mỹ và các nớc Tâu Âu nuốt chửng. Đó là trờng hợp Công ty chứng khoán Merrill của
Mỹ đã tuyên bố rằng họ sẽ tuyển 2000 trong số 7500 nhân viên của Công ty chứng
khoán Yamaichi cùng với giành quyền quản lý 50 chi nhánh nớc ngoài của công ty
này ngay sau khi Yamaichi phá sản 1 tháng.
7 7
Ngoài những nguyên nhân trên, còn phải kể đến nguyên nhân gián tiếp làm cho
nền kinh tế Nhật Bản sa sút, đó là ảnh hởng của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ
Đông Nam á năm 1997-1998. Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu t của Nhật Bản vào
thị trờng này chịu thiệt hại nặng nề vì các nớc Đông Nam á vốn là những đối tác
quan trọng của Nhật. Tính đến nửa đầu năm 1998, xuất khẩu của Nhật sang Châu á
giảm 21,1%. Về lĩnh vực đầu t, hoạt động của các ngân hàng Nhật tại Châu á bị thu
hẹp do không có khả năng duy trì hoạt động và kém cạnh tranh so với các ngân hàng
nớc ngoài khác kéo theo đầu t trực tiếp của Nhật vào khu vực giảm mạnh. Năm 1998,
các công ty Nhật dự định đầu t ra nớc ngoài là 1,2 nghìn tỷ JPY, giảm 56,5% so với
năm trớc, trong đó 20% tổng số tiền đợc đầu t vào Châu á, giảm 3,6% so với năm
1997 [23,41]. Đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đã có tác động
mạnh mẽ tới nền tài chính Nhật Bản. Cuộc khủng hoảng đã làm rối loạn các quan hệ
tài chính tiền tệ giữa các công ty trong nớc với các công ty nớc ngoài làm không ít
các tổ chức tài chính tiền tệ phá sản. Chỉ tính đến đầu năm 1998, các khoản nợ khó
trả lên tới 6700 tỷ JPY, chiếm khảng 15% GDP. Cuộc khủng hoảng còn làm giảm chỉ
số Nikkei và đồng Yên, đồng Yên đã đạt tới mức kỷ lục 147,24 Yên/đôla [23,163].
1.1.2 Triển vọng phục hồi nền kinh tế năm đầu thế kỷ XXI và những nỗ lực cải cách
của Thủ tớng Koizumi:
Với tốc độ tăng trởng kinh tế khả quan năm 2000, nhiều ngời đã hy vọng rằng nền
kinh tế lớn thứ hai thế giới này sẽ nhanh chóng phục hồi. Sau nhiều năm suy thoái,
nền kinh tế lại có mức tăng trởng dơng song tốc độ tăng trởng còn ở con số hết sức
khiêm tốn. Bớc vào năm 2001, sự suy giảm tốc độ tăng trởng kinh tế vẫn còn tiếp
diễn, có thể nhận thấy qua con số thống kê từng quý của năm 2001: Quý I: 0,1%;
Quý II: -0,7%, Quý III: -0,5% [9,11]. Những tháng đầu năm 2002, trong một số lĩnh
vực nhất là xuất khẩu, tình hình có vẻ sáng sủa hơn song vẫn cha ổn định và thiếu

8 8
chắc chắn. Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) của nớc này trong 3 tháng đầu năm
tăng 1,4%, cao nhất trong 2 năm trở lại đây. Mức tăng tơng đơng với tốc độ tăng tr-
ởng 5,7%/ năm, cao hơn cả Mỹ. Ông Kiichi Miyazawa, Bộ trởng Tài chính Nhật Bản
khẳng định rằng: Kể từ nay trở đi, nền kinh tế Nhật Bản sẽ hồi phục, và cơ sở của
sự hồi phục này là sự cải thiện về tình hình lợi nhuận của các doanh nghiệp trong thời
gian qua, đặc biệt là các công ty công nghệ cao và khu vực kinh tế mới. Sự xuống
giá của đồng Yên sẽ tác động tích cực tới xuất khẩu và không hề gây trở ngại đối với
việc các nhà đầu t nớc ngoài tiếp tục mua trái phiếu Chính phủ Nhật Bản. Chính sự
phục hồi nhanh chóng của các hoạt động xuất khẩu và sự gia tăng mạnh mẽ trong chi
tiêu tiêu dùng đã làm cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật tăng tới 1,4%
trong thời gian nói trên. Các con số thống kê cho thấy, tốc độ tăng trởng kinh tế trong
năm tài chính 2002 là 0%, khả quan hơn so với dự báo của IMF là -1,3% nhờ sự phục
hồi kinh tế của thị trờng Mỹ và các nớc Châu á [6,158]. Tuy nhiên, các quan chức
chính quyền Nhật lại cảnh báo không nên lạc quan rằng các con số thống kê tích cực
nói trên sẽ tiếp tục trong những tháng tới. Các nhà phân tích kinh tế cho rằng, phải
mất nhiều tháng nữa, nền kinh tế Nhật Bản mới có thể tăng trởng một cách vững
chắc.
Tình hình kinh tế đã Nhật Bản năm 2000 và 2001 cho thấy Chính phủ và các doanh
nghiệp đã ra sức cố gắng đa nền kinh tế Nhật Bản đi lên, và họ đã thành công trong
bớc đầu khẳng định rằng tốc độ suy thoái đã đợc kìm hãm và tiến trình cải cách
không bị chệch hớng. Tháng 4 năm 2001, Koizumi Junichiro đợc bầu làm Thủ tớng,
và chỉ sau 2 tháng kể từ khi nhậm chức, ông đã đa ra một chơng trình cải cách nền
kinh tế, đa nớc Nhật thoát khỏi khủng hoảng. Mục tiêu của chơng trình cải cách lần
này là tập trung chấn chỉnh cơ cấu kinh tế trong vòng từ hai đến ba năm, chấp nhận
mức tăng trởng âm, để sau đó có thể đạt đợc mức tăng trởng dơng. Các giải pháp của
Thủ tớng Koizumi tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:
9 9
Thứ nhất, giải quyết dứt khoát các khoản nợ khó đòi để bình thờng hoá hệ thống tín
dụng. Mặc dù nợ khó đòi là một vấn đề nan giải, song ngân sách không bố trí khoản

chi nào cho việc giải quyết nợ mà Chính phủ thực hiện bằng biện pháp xoá nợ và mua
lại nợ. Cho đến tháng 3 năm 2003, tập trung giải quyết nợ khó đòi của các ngân hàng
lớn (14 ngân hàng hàng đầu Nhật Bản có thể xoá ít nhất 6,5 nghìn tỷ JPY) [15, 8]. Để
cung cấp tài chính cho các hoạt động của mình do việc xoá nợ, các ngân hàng Nhật
Bản đang tích cực giải quyết bằng việc bán bớt các tài sản ở nớc ngoài. Chính phủ sẽ
xây dựng các quy định pháp lý mới để cố gắng loại bỏ các khoản nợ xấu trong vòng
2-3 năm tới. Ngoài việc mua lại nợ và xoá nợ, các ngân hàng còn tiến hành thanh lý
nợ theo pháp luật hiện hành (cho các xí nghiệp chịu nợ phá sản) hoặc ngân hàng huỷ
bỏ một phần nợ. Trong trờng hợp ngân hàng không có khả năng thanh lý theo 3 cách
này thì cơ quan hồi thu và chỉnh lý nợ sẽ xử lý các khoản nợ đó.
Thứ hai là cải cách hệ thống thuế để kích thích phát triển. Cải cách thuế tập trung
vào thuế thu nhập, thuế tài sản thừa kế, thuế mua bán chứng khoán, để các cá nhân
tham gia nhiều hơn vào thị trờng chứng khoán. Hiện nay, tiền để dành của ngời Nhật
lên tới 14.000.000 tỷ JPY (khoảng 12.000 tỷ USD, trung bình mỗi ngời dân khoảng
100.000 USD) và 70% do ngời già nắm giữ [13,9]. Nếu cải cách thuế, một phần số
tiền đó sẽ mua chứng khoán và làm cho giá chứng khoán tăng lên.
Thứ ba là tiến hành cải cách cơ cấu. Cải cách cơ cấu là mục tiêu luôn đợc Chính
phủ đa lên hàng đầu. Thủ tớng Koizumi đã xúc tiến bảy chơng trình cải cách bao
gồm: t nhân hoá; thực hiện chơng trình hỗ trợ cá nhân nh là một hệ thống xã hội
khuyến khích khả năng của cá nhân; tăng cờng chức năng bảo hiểm và phúc lợi xã
hội; thành lập quỹ hỗ trợ cho nghiên cứu và giáo dục đối với khu vực t nhân; cải thiện
cơ sở hạ tầng để tạo một môi trờng cho phép mọi ngời sống và làm việc theo ý muốn;
tối đa hoá quyền lực của chính quyền địa phơng để tăng tính tự lập và năng động; cải
cách tài chính bằng cách thay đổi sự cứng nhắc đối với các hình thức phân bổ nguồn
10 10
vốn của chính quyền nhà nớc và địa phơng, điều chỉnh lại các nguồn thu nhập và
phân bổ ngân sách giữa các khu vực sao cho hiệu quả và linh hoạt hơn. Cùng với việc
cải cách cơ cấu kinh tế vĩ mô, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng cải tổ, sắp xếp lại tổ
chức và định hớng lại sản xuất cho phù hợp với điều kiện mới.
Thứ t là, tập trung xây dựng hệ thống kinh tế có sức cạnh tranh trong môi trờng

kinh tế hiện nay. Nhật Bản xúc tiến đầu t vào các ngành công nghiệp mới trong đó
Chính phủ chú trọng tới các biện pháp về thuế để kích thích t nhân tham gia vào thị
trờng chứng khoán, thực hiện chơng trình trọng điểm e-japan để đạt tới mục tiêu
trong 5 năm tới Nhật Bản trở thành nớc hàng đầu về công nghệ thông tin. Ngoài ra,
Nhật Bản rất nỗ lực trong hợp tác kinh tế với các nớc Asean + 3, Chính phủ đang xem
xét tới việc thiết lập một khu vực tự do thơng mại Đông á trớc 2010 để tận dụng u
thế của thị trờng rộng lớn này.
Trên đây là những giải pháp chủ yếu của Thủ tớng Koizumi đề ra và tiến hành trong
năm 2001. Dù rằng tốc độ tăng trởng kinh tế Nhật Bản năm 2001 không đạt đợc nh
mong đợi, và trong năm 2002, tình hình kinh tế vẫn khó khăn và tăng trởng yếu ớt
song có thể hy vọng về một tốc độ tăng trởng khá nếu Nhật Bản tiếp tục giữ vững đ-
ờng lối cải cách của mình, đồng thời tiếp tục đa ra những chính sách mới một cách
nhanh chóng, kịp thời. Hơn thế nữa, trong thời gian tới nền kinh tế thế giới và khu
vực sẽ có thể tăng trởng với mức độ cao hơn năm 2001, đây sẽ là điều kiện thuận lợi
để nền kinh tế Nhật Bản đạt tốc độ tăng trởng dơng.
1.2Thơng mại của Nhật Bản với các khu vực và thế giới
trong những năm gần đây:
1.2.1 Lợi ích của Nhật Bản trong quan hệ thơng mại với các khu vực và thế
giới:
11 11
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực công
nghệ cao nh thông tin, sinh học, trong những năm gần đây, là sự thay đổi cơ cấu
kinh tế thế giới cũng nh sự thay đổi của bản thân mỗi nền kinh tế. Sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học công nghệ đã góp phần làm cho các quốc gia Đông Nam á trớc đây
còn lạc hậu nhiều so với Nhật nay đã nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và trở
thành đối thủ cạnh tranh quyết liệt với Nhật Bản. Điển hình là Hàn Quốc, Singapore
đã từng bớc xoá bỏ quan hệ một chiều phụ thuộc vào Nhật Bản cũng nh các quốc gia
phát triển khác chuyển sang thành đối tác thực sự trong nhiều lĩnh vực. Sự gia tăng
mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế làm cho các quốc gia ràng buộc với
nhau một cách chặt chẽ và cạnh tranh cũng ngày càng quyết liệt hơn. Song, trong

quan hệ thơng mại với các khu vực và thế giới, Nhật Bản có thể tận dụng và phát huy
đợc các thế mạnh của mình.
Thứ nhất, quan hệ thơng mại với các nớc cho phép Nhật Bản xâm nhập vào thị trờng
các nớc này vì cơ sở nguyên nhiên liệu cũng nh thị trờng tiêu thụ sản phẩm sẽ rộng
mở hơn. Việc khai thông thị trờng quốc gia với quốc tế cho phép bổ sung những mặt
yếu và phát huy lợi thế so sánh của mình. Nhật Bản đã tận dụng lợi thế này một cách
có hiệu quả. Thực tế đã chứng minh rằng, không một quốc gia nào có thể phát triển
đợc nếu chỉ xây dựng thị trờng nội địa mà không tính đến thị trờng bên ngoài với chủ
trơng tạo lập một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Và thực tế đã chứng minh là nền kinh tế
bế quan toả cảng là hoàn toàn không phù hợp, nhất là trong xu thế toàn cầu hoá.
Chúng ta đều biết Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhng lại là
một nớc có nền kinh tế cờng thịnh thứ hai thế giới. Những thành công mà Nhật Bản
gặt hái đợc có sự đóng góp không nhỏ của thơng mại quốc tế.
Thứ hai là nhờ có thơng mại quốc tế mà việc giao lu văn hoá đã xâm nhập vào Nhật
Bản, làm cho cuộc sống ngời dân trở nên phong phú hơn, chất lợng cuộc sống đợc
nâng cao hơn. Đồng thời, quan hệ thơng mại với các nớc còn làm cho tự do dân chủ ở
12 12

×