Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.64 KB, 15 trang )

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Trong giai đoạn tới, cao su xuất khẩu Việt Nam vẫn tiếp tục đóng vai trò là cơ sở
vững chắc cho sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước. để thực hiện tốt vai trò này, cao
su xuất khẩu của Việt Nam không những vừa phải đạt tốc độ tăng trưởng cao, mà còn
phải phát triển ổn định, nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh trang của sản
phẩm xuất khẩu. để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cao sư trong
quá trình hội nhập, cần phải tập trung một số giải pháp sau
3.1Giải pháp từ phía Nhà Nước
Với vai trò định hướng các đơn vị bộ, ngành, hiệp hội và đặc biệt là doanh nghiệp
xuất khẩu hàng dệt may. Nhà nước nên đưa ra các giải pháp cụ thể như sau:
3.1.1 Hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp lý
Trước hết, các cơ quan quản lý cần đẩy mạng việc thông tin tuyên truyền, phổ biến
cho cộng đồng doanh nghiệp kiến thức pháp lý liên quan đến xuất khẩu của các đối tác
nhập khẩu lớn, các thông tin giá cả thị trường, đối thủ cạnh tranh…các cơ chế theo dõi
xuất khẩu, khuyến khích doanh nghiệp tiếp nhận các đơn hàng có đơn giá xuất khẩu
cao,giá trị gia tăng, hạn chế các đơn hàng có giá trị xuất khẩu thấp. Thứ hai, cần tổ chức
các hoạt động tuyên truyền , vận động và hướng dẫn hộ nông dân, các trang trại chuyển
nhượng tích tụ đất trồng cây cao su theo chính sách khuyến khích của Nhà Nước hiện
nay nhằm tạo tiền đề tiến tới phương thức sản xuất chuyên nghiệp hoá và chuyên môn
hoá các hoạt động từ khâu cung cấp dịch vụ đầu vào như giống, phân bón, hoá chất, đến
khâu trực tiếp sản xuất như trồng, chăm sóc, thu hoạch … và các hoạt động dịch vụ đầu
ra như thu gom, phân loại, bảo quản, chế biến và tiêu thụ như quy luật chung của sản
xuất nông nghiệp hàng hoá trên thế giới.
3.1.2 Quy hoạch và cải thiện đất trồng cao su
Nguyễn Thị Thu Trang – Lớp Kinh tế quốc tế 49A 1
Nhà nước định hướng tập trung nhằm cải thiện diện tích cao su hiện có để nâng
cao hiệu quả thông qua việc thay thế những vườn cao su già cỗi bằng các giống mới phù
hợp cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn. đồng thời phát triển các hoạt động
nghiên cứu khoa học, nhằm tìm ra các biện pháp nông nghiệp , hay các phân bón mới
nhằm cải thiện tốt đất trồng cao su. Khuyến khích người nông dân phát triển cao su tiểu


điền thông qua hình thức hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp trong ngành
và trong phạm vi quy hoạch đã thông qua. Tuy nhiên , để có thể thúc đẩy phát triển cao
su tiểu điền, các doanh nghiệp trong ngành cao su cần đảm nhiệm vai trò hỗ trợ kỹ thuật
, khuyến nông, thu mua chế biến tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu.
3.1.3 Đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tăng cường đầu tư trang
thiết bị, cải tiến kỹ thuật chế biến
Tiếp tục và phát triển hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp đỡ người sản xuất
đầu tư theo quy trình thâm canh, bảo quản sau thu hoạch ở các vùng nguyên liệu để đảm
bảo nhu cầu chế biến. vốn đầu tư cho vùng này không chỉ từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước mà còn huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các quỹ khuyến nông, khuyến
công. Nguồn hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay được toạ từ hai nguồn :sản xuất
trong nước và tạm nhập khẩu khẩu để tái xuất chủ yếu ở Lào và Campuchia. Vấn đề đặt
ra là nguồn hàng sản xuất trong nước còn nhiều yếu kém, từ khâu trồng trọt, áp dụng
tiến bộ kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản, tăng năng suất và chất lượng
sản phẩm đến công nghiệp chế biến cao su nguyên liệu. hiện nay năng suất cao su Việt
Nam còn thấp so với các nước trong khu vực, công nghệ thiết bị lạc hậu, thiếu các công
nghệ tiên tiến, hiện đại nên cơ cấu chủng loại cao su còn hạn chế, chất lượng thấp, vì
vậy xuất khẩu với giá thấp hơn so với các nước khác. Do vậy Nhà nước cần khuyến
khích các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công nghệ chế biến.
bên cạnh đó Nhà nước cần thành lập các phòng thí nghiệm cao su do Nhà nước quản lý
để đảm bảo chất lượng cao su theo tiêu chuẩn quốc tế. Khi cây cao su cho sản phẩm phù
hợp với nhu cầu thị trường quốc tế thì công tác mở rộng thị trường mới đạt hiểu quả cao
hơn.
3.1.4 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu
Nguyễn Thị Thu Trang – Lớp Kinh tế quốc tế 49A 2
Kinh nghiệm của một số nước thành công trong lĩnh vực mở rộng thị trường cho
thấy, cần thiết phải có những tổ chức chuyên trách trong việc nghiên cứu thị trường
ngoài nước. xúc tiến xuất khẩu bao gồm các hoạt động :
 Nghiên cứu các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hoá, tập quán sinh hoạt,
hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế điều hành, thu thập thông tin về

cung cầu, giá cả, điều kiện thâm nhập thị trường của từng nhóm hàng ở
từng khu vực thị trường
 Xử lý thông tin, dự báo sản phẩm tiềm năng ở mỗi thị trường cụ thể về các
mặt: chủng loại, số lượng, chất lượng và giá cả
 Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin đã xử lý một cách nhanh nhất cho
các cấp lãnh đạo làm cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh, chỉ đạo
điều hành kinh doanh. Cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại
chúng, qua các tổ chức khuyến nông, các cấp chính quyền..tới người sản
xuất để họ có căn cứ xác định phương hướng sản xuất lâu dài , ổn định, phù
hợp với nhu cầu của khách hàng
 Cung cấp thông tin về những ưu thế của sản phẩm trong nước tới khách
hàng thông qua các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm. Giúp các nhà nhập
khẩu nước ngoài hiểu rõ thêm về sản phẩm cao su của Việt Nam, nhằm tạo
ra nhu cầu tiêu thụ và tìm đối tác cho các doanh nghiệp trong nước
Để mở rộng thị trường xuất khẩu, nhà nước cần tăng cường hỗ trợ ngành cao su
mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các chương trình xúc tiến thương mại trọng
điểm quốc gia với các hoạt động dài hạn, mang tính chất chuyên sâu chứ không chỉ
dừng lại ở các dự án nhở lẻ mang tính khảo sát thị trường nước ngoài.để đạt được hiệu
quả kinh tế cao trong xuất khẩu cao su, cần coi trọng công tác nghiên cứu thị trường vì
thực hiện tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội thị
trường từ đó thúc đẩy mạnh xuất khẩu cao su. Nhưng để thực hiện tốt công tác này, một
mặt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ thương mại và Bộ quản lý chuyên ngành.
Mặt khác, các cơ quan nhà nước cần nâng cao vai trò và hiệu quả trong việc mở rộng thị
trường xuất khẩu thông qua các hoạt động đàm phán lí kết thoả thuận song phương và
đa phương, định hướng cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Nguyễn Thị Thu Trang – Lớp Kinh tế quốc tế 49A 3
3.1.5 Đào tạo nguồn lao động
Hiện nay, ngành cao su Việt Nam rất thiếu các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật
công nghệ , nhất là khâu quản lý kỹ thuật chế biến thành sản phẩm và cán bộ nghiên cứu
thị trường. Vì thế, mở rộng và thành lập thêm các lớp đào tạo kỹ thuật khai thác, chế

biến cao su và lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý tại các địa phương ( ít nhất mỗi tỉnh có 1
trung tâm) nhằm ngày càng cung cấp cho ngành cao su Việt Nam một lực lượng lao
động dồi dào, có tay nghề vững vàng , có tác phong công nghiệp, phục vụ tốt cho việc
sản xuất các mặt hàng cao su đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo yêu cẩu của từng thị trường
… không những vậy, biện pháp này sẽ giúp hoạt động khai thác chế biến cao su tự
nhiên đồng đều về chất lượng tại tất cả các doanh nghiệp và vùng
3.1.6 Tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế
Khi Việt Nam đang ngày một hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, việc đứng vững
được trên thị trường quốc tế đòi hỏi chúng ta vừa phải nỗ lực hết nội lực của mình đồng
thời cũng phải tăng cường hợp tác kinh tế tranh thủ được những lợi thế của nó mang lại.
khi gia nhập các tổ chức quốc tế không những chúng ta được cọ xát với các quốc gia
khác mà chúng ta còn được hưởng các ưu đãi từ chính các nước này. Các hoạt động xúc
tiến thương mại diễn ra ngày một sâu rộng ở nhiều quốc gia trên thế giới đang khẳng
định hơn nữa vai trò nền kinh tế Việt Nam trên thị trường quốc tế, tuy nhiên ngành vẫn
còn hạn chế mới chỉ có các tổ chức nghiên cứu thị trường quốc tế ở một số quốc gia
nhất định, vẫn có những bỡ ngỡ khi thâm nhập các thị trường mới. Việc đẩy mạnh hợp
tác quốc tế đặt nền móng quan hệ đa quốc gia là điều kiện tiên quyết cho chúng ta từng
bước đi theo con đường hội nhập hoá, tăng sức cạnh tranh cũng như đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu của mình hơn.
3.2 Giải pháp từ phía hiệp hội và tổ chức xúc tiến thương mại
Đẩy mạnh hoạt động của Hiệp hội, để Hiệp hội thực sự là chỗ dựa cho các doanh
nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các hiệp hội cần có những quy chế hoạt
động rõ ràng quy củ, thường xuyên hơn.
Nguyễn Thị Thu Trang – Lớp Kinh tế quốc tế 49A 4
Tăng cường hoạt động xúc tiến thông qua việc hỗ trợ tổ chức các đầu vào, giảm
bớt các chương trình khảo sát thị trường mang tính nhỏ lẽ. việc nghiên cứu thị trường
phải chính xác và kịp thời, đối tác cho các doanh nghiệp. các vấn đề liên quan đến thị
hiếu tiêu dùng, các quy định nghiêm ngặt, các tiêu chuẩn chất lượng… bên cạnh đó các
doanh nghiệp cũng rất cần những thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh để từ đó
đưa ra các chiến lược phát triển đúng đắn cho công ty.

Cần tăng cường phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng hơn nữa giữa 3 cấp: chính phủ,
hiệp hội và các doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại. các tổ chức xúc tiến
thương mại cần tăng cường cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các
doanh nghiệp, với vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý các
bộ, các ngành, và người tiêu dùng, giúp cho các doanh nghiệp tận dụng được những cơ
hội và hạn chế những rủi ro trên thị trường. các cơ quan thương vụ, tham tán thương
mại ở các Đại sứ quán Việt Nam cần phải phát huy vai trò tích cực trong việc cung cấp
thông tin, hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước về tìm hiểu và tiếp cận thị
trường nước ngoài. Đồng thời các doanh nghiệp cần thường xuyên cung cấp cho các cơ
quan quản lý những thông tin cập nhập về bản thân doanh nghiệp cũng như sản phẩm
của mình, chủ động hơn nữa trong công tác nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu và
xây dựng chiến lược sản phẩm.
Cần phải phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng
để tạo tiềm năng cắt giảm giá thành, liên lạc tốt hơn giữa chính phủ, doanh nghiệp và
người tiêu dùng trong và ngoài nước. muốn phát triển thương mại điện tử, những hỗ trợ
của nhà nước có thể là : xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở pháp lý để tạo môi trường cho
thương mại điện tử phát triển như phát triển chữ ký điện tử, chữ kỹ số hoá, bảo vệ pháp
lý các hợp đồng thương mại điện tử, các thanh toán điện tử, quy định pháp lý đối với
các dữ liệu có xuất xứ từ nhà nước , chống tội phạm tin học…hỗ trợ kinh phí trực tiếp
thông qua các chương trình phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp xuất
khẩu hàng nông sản, xây dựng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin đại chúng tổ chức các
buổi thảo luận về vai trò của thương mại điện tử, tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức
tin học, cách thức sử dụng và khai thác mạng internet, vai trò của các trang web và cách
thức kinh doanh trên internet, đào tạo theo nhiều cấp các cán bộ công nghệ thông tin…
Nguyễn Thị Thu Trang – Lớp Kinh tế quốc tế 49A 5
Thứ hai. Hiệp hội cao su Việt Nam cần tổ chức các hoạt động xây dựng hình ảnh
tốt đẹp về ngành cao su Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm. đồng thời
xúc tiến xây dạng thương hiệu mang tính quốc gia tại các thị trường xuất khẩu, tổ chức
các hoạt động xâm nhập mạng lưới bán lẻ tại thị trường nước ngoài, đề xuất các chế độ,
cơ chế, chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong

ngành. Cần tăng cường hơn nữa, việc đưa các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các kì
triển lãm hội chợ tại thị trường một số nước trọng điểm có tiềm năng phát triển lớn, nhu
cầu cao.
Cuối cùng , hiệp hội cần bảo vệ tất cả các doanh nghiệp cao su xuất khẩu khi bước
ra thị trường thế giới. những tranh chấp, vướng mắc, kiện cáo là những vấn đè khó có
thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp. vì vậy, việc bảo vệ, đứng ra giàn hoà tất cả các
tranh chấp đó luôn là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng với các hiệp hội và doanh
nghiệp.
3.3 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp
3.3.1 Duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu
Trong thời gian qua thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam không ngừng được
mở rộng nhưng tính ổn định của nó chưa cao, đòi hỏi các doanh nghiệp cùng với nhà
nước phải có những biện pháp củng cố hơn nữa các thị trường cũ và tiếp tục mở rộng
thâm nhập vào các thị trường có tiềm năng khác. Do đó hoạt động xúc tiến thương mại
của các doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng.
Để có thể ngày một phát triển hơn nữa thị trường cao su chúng ta cần xây dựng
những chiến lược và kế hoạch kinh doanh trong xuất khẩu cao su. Hoạt động xây dựng
chiến lược kinh doanh trong xuất khẩu cao su là định hướng có tính lâu dài, nó dựa trên
chính sách hiệu quả của quá trình nghiên cứu thị trường, sự hài hòa hóa các yếu tố nội
lực bản thân của chính các doanh nghiệp. để có chiến lược đúng đắn các doanh nghiệp
cần phải có sự nghiên cứu kĩ những cơ hội trong điều kiện mới cũng như các thách thức
đối với toàn ngành nói chung và đối với doanh nghiệp mình nói riêng từ đó tự xây dựng
những chiến lược phát triển lâu dài. Một mặt tiếp tục củng cố các thị trường truyền
thống, mặt khác cũng phải tự tham gia nghiên cứu các thị trường mới tìm hướng đi cho
mình.
Nguyễn Thị Thu Trang – Lớp Kinh tế quốc tế 49A 6

×