Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng báo cáo tích hợp tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 167 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

--------

--------

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
ÁP DỤNG BÁO CÁO TÍCH HỢP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

--------

--------

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
ÁP DỤNG BÁO CÁO TÍCH HỢP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN


VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích
Mã số: 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Thuận

HÀ NỘI – 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm
về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thu Hằng


ii


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các Thầy Cô, cán bộ Viện Sau
Đại học, Viện Kế toán Kiểm toán- Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện cho NCS
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tác giả xin gửi cảm ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn PGS.TS. Trần Văn
Thuận đã chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu, động viên, khích lệ, chia sẻ
những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm Khoa kế toán- Trường Đại
học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong công tác giảng
dạy để tôi có thể tập trung trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ,
chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu, cũng như hỗ trợ tác giả trong quá trình công tác
để tác giả hoàn thành được Luận án.
Cuối cùng, tác giả gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ đẻ, mẹ chồng, chồng, anh
chị em và hai con đã luôn ở bên cạnh tôi, luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ, động viên cả
về mặt vật chất lẫn tinh thần, luôn an ủi, khích lệ động viên và tạo động lực cho tôi hoàn
thành luận án.


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................4
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................ix
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .....................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................4
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................6
6. Đóng góp của luận án .............................................................................................7
7. Kết cấu của luận án.................................................................................................8
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BÁO CÁO TÍCH HỢP VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP DỤNG BÁO CÁO TÍCH HỢP TRONG
DOANH NGHIỆP .......................................................................................................10
1.1. Tổng quan nghiên cứu về Báo cáo tích hợp.....................................................10
1.1.1. Trường phái ủng hộ việc áp dụng Báo cáo tích hợp .......................................10
1.1.2. Trường phái không ủng hộ việc áp dụng Báo cáo tích hợp ............................14
1.2. Tổng quan nghiên cứu về lợi ích, thách thức của việc áp dụng Báo cáo tích hợp...16
1.2.1. Nghiên cứu về lợi ích của việc áp dụng Báo cáo tích hợp ..............................16
1.2.2. Nghiên cứu về thách thức của việc áp dụng Báo cáo tích hợp .......................22
1.3. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng Báo cáo tích hợp ....25
1.4. Xác định khoảng trống nghiên cứu ..................................................................32
1.4.1. Nhận xét về tình hình nghiên cứu trước đây ...................................................32
1.4.2. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................33
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................35
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÍCH HỢP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN ÁP DỤNG BÁO CÁO TÍCH HỢP TRONG DOANH NGHIỆP.........36
2.1. Khái quát về Báo cáo tích hợp ..........................................................................36
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Báo cáo tích hợp...........................................36
2.1.2. Khái niệm, bản chất của Báo cáo tích hợp ......................................................38
2.2. Nguyên tắc lập và nội dung cơ bản của Báo cáo tích hợp ..............................41
2.2.1. Các nguyên tắc cơ bản lập Báo cáo tích hợp theo IIRF ..................................42


iv

2.2.2. Nội dung cơ bản của Báo cáo tích hợp theo IIRF ...........................................43
2.2.3. Các loại vốn và cách thức tạo ra giá trị của Báo cáo tích hợp theo IIRF ........44
2.3. Các lý thuyết nền ................................................................................................47
2.3.1. Lý thuyết hợp pháp (legitimacy theory)..........................................................47
2.3.2. Lý thuyết các bên liên quan (stakeholder theory) ...........................................48
2.3.3. Lý thuyết tín hiệu (signalling theory) .............................................................50
2.3.4. Lý thuyết đại diện (Agency Theory) ...............................................................51
2.3.5. Lý thuyết hành vi dự định (Theory of planned behavior) ...............................53
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng Báo cáo tích hợp trong doanh nghiệp ...54
2.4.1. Nhân tố Sở hữu của các nhà quản lý ...............................................................54
2.4.2. Nhân tố Quy mô doanh nghiệp .......................................................................55
2.4.3. Nhân tố Khả năng sinh lời...............................................................................56
2.4.4. Nhân tố Sở hữu của các tổ chức ......................................................................56
2.4.5. Nhân tố Áp lực của các bên liên quan.............................................................57
2.4.6. Nhân tố Chất lượng kiểm toán ........................................................................58
2.4.7. Nhân tố Đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài ..............................................58
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................61
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................62
3.1. Nghiên cứu định tính .........................................................................................62
3.1.1. Quy trình nghiên cứu định tính .......................................................................62
3.1.2. Mô hình nghiên cứu dự kiến ...........................................................................65
3.1.3. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu .....................................................................67
3.2. Nghiên cứu định lượng ......................................................................................70
3.2.1. Quy trình nghiên cứu định lượng ....................................................................70
3.2.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................72
3.2.3. Xác định thang đo các biến trong mô hình .....................................................73
3.2.4. Chọn mẫu khảo sát ..........................................................................................79
3.2.5. Thu thập dữ liệu ..............................................................................................80
3.2.6. Phân tích dữ liệu ..............................................................................................81
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................85

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP
DỤNG BÁO CÁO TÍCH HỢP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .......................................................86
4.1. Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam và kết quả khảo sát về công bố
các báo cáo của các doanh nghiệp niêm yết............................................................86
4.1.1. Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam ................................................86


v
4.1.2. Kết quả khảo sát về công bố các báo cáo của các doanh nghiệp niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam ............................................................................87
4.2. Kết quả nghiên cứu định tính ...........................................................................88
4.2.1. Kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia về sự hiểu biết Báo cáo tích hợp .............88
4.2.2. Kết quả khảo sát các chuyên gia .....................................................................90
4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng ........................................................................91
4.3.1. Thống kê mô tả và mối tương quan giữa các biến ..........................................91
4.3.2. Kết quả hồi quy mô hình bình phương bé nhất OLS ......................................95
4.3.3. Kết quả hồi quy mô hình ảnh hưởng cố định FEM.........................................98
4.3.4. Kết quả hồi quy mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM ................................100
4.3.5. Kết quả kiểm định Hausman và kiểm tra hiện tượng tự tương quan ............102
4.3.6. Kết quả hồi quy REM theo sai số chuẩn vững (robust SE) ..........................102
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................104
CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT
LUẬN ..........................................................................................................................105
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng Báo cáo
tích hợp tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ....105
5.1.1. So sánh các mô hình hồi quy ........................................................................105
5.1.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................108
5.2. Các khuyến nghị nhằm tăng cường áp dụng Báo cáo tích hợp tại các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. ...................................112

5.2.1. Đối với Bộ Tài chính .....................................................................................113
5.2.2. Đối với các doanh nghiệp niêm yết...............................................................115
5.2.3. Đối với các nhà đầu tư ..................................................................................118
5.2.4. Đối với các bên liên quan khác của doanh nghiệp ........................................118
5.2.5. Khuyến nghị khác .........................................................................................119
5.3. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................120
5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................120
5.3.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai ................................................................121
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................122
KẾT LUẬN ................................................................................................................123
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ..................................125
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................126
PHỤ LỤC ...................................................................................................................139


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN TIẾNG ANH
STT

Chữ

Ý nghĩa

viết tắt

1

AR


Annual report- Báo cáo thường niên

2

CSR

Corporate Social Responsibility- Trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp

3

ESG

Environmental, Social and Governance – Môi trường, Xã hội
và Quản trị công ty

4

EU

European Union- Liên minh châu Âu

5

GAAP

6

GRI


Global Reporting Initiative –GRI -Tổ chức Sáng kiến báo cáo
toàn cầu

7

IFAC

The International Federation of Accountants- Liên đoàn kế
toán quốc tế

8

IIRC

9

IIRF

10

IR

11

IRCSA

12

SR


Generally accepted accounting principles- Các nguyên tắc kế
toán chấp nhận chung

International Integrated Reporting Council- Ủy ban Báo cáo tích
hợp quốc tế
International Integrated Reporting Framework- Khuôn khổ
Báo cáo tích hợp quốc tế
Integrated Reporting- Báo cáo tích hợp
The Integrated Reporting Committee of South Africa- Ủy ban
Báo cáo tích hợp của Nam Phi
Sustainable Report- Báo cáo bền vững


vii
PHẦN TIẾNG VIỆT
STT

Chữ
viết tắt

1

BCPTBV

2

BCTC

Báo cáo tài chính


3

BCTH

Báo cáo tích hợp

4

BCTN

Báo cáo thường niên

5

CBTT

Công bố thông tin

6

CTCP

Công ty cổ phần

7

DN

8


DNNY

Doanh nghiệp niêm yết

9

HĐQT

Hội đồng quản trị

10

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

11

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

12

PTBV

Phát triển bền vững

13


TMCP

Thương mại cổ phần

14

TSCĐ

Tài sản cố định

15

TTCK

Thị trường chứng khoán

Ý nghĩa
Báo cáo phát triển bền vững

Doanh nghiệp


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1.

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH trong các nghiên cứu

trước đây ....................................................................................................31
Bảng tổng hợp những tổ chức sớm áp dụng BCTH ..................................38

Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.

Nguyên tắc hướng dẫn Báo cáo tích hợp theo IIRF ..................................42
Nội dung của Báo cáo tích hợp theo IIRF .................................................43
Các loại vốn của Báo cáo tích hợp theo IIRF............................................44

Bảng 2.5.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.

Bảng tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH .........................60
Kết quả nghiên cứu định tính về các nhân tố ............................................66
Bảng tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu và dự đoán ảnh hưởng đến áp dụng
BCTH ........................................................................................................70

Bảng 3.3.
Bảng 4.1.

Bảng danh mục nội dụng kiểm tra đánh giá các Báo cáo của DN theo
Herath & Gunarathne ................................................................................74
Kết quả phỏng vấn chuyên gia về sự hiểu biết BCTH ..............................89

Bảng 4.2.
Bảng 4.3.
Bảng 4.4.

Bảng 4.5.

Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập ...................................................92
Kết quả thống kê mô tả biến định danh .....................................................93
Kết quả thống kê mô tả biến phụ thuộc .....................................................94
Ma trận hệ số tương quan ..........................................................................94

Bảng 4.6.
Bảng 4.7.
Bảng 4.8.

Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến .................................................................95
Kết quả hồi quy theo mô hình OLS ...........................................................96
Kết quả hồi quy mô hình FEM ..................................................................98

Bảng 4.9.
Bảng 4.10.
Bảng 4.11.
Bảng 4.12.

Kết quả hồi quy mô hình REM ...............................................................100
Kết quả kiểm định Lagrangian Multiplier ...............................................101
Kết quả kiểm định Hausman ...................................................................102
Kết quả kiểm tra hiện tượng tự tương quan ............................................102

Bảng 1.1.

Bảng 4.13. Kết quả hồi quy REM theo sai số chuẩn vững (Robust) .........................103
Bảng 5.1. So sánh mô hình OLS, FEM, REM, REM (robust SE) ...........................105
Bảng 5.2. Tổng hợp so sánh các giả thuyết .............................................................107



ix

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa hiệu suất bền vững với 6 loại vốn ....................................45
Hình 2.2. Mô hình kinh doanh trong bối cảnh với môi trường bên ngoài ....................46
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu định tính .....................................................................62
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH ....66
Hình 3.3. Quy trình nghiên cứu định lượng ..................................................................71


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hệ thống Báo cáo tài chính (BCTC) của các doanh nghiệp (DN) hiện nay được
phát triển từ năm 1930. Sau này, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và sự
quan tâm ngày càng nhiều về các vấn đề xã hội, môi trường và các vấn đề liên quan
khác mà BCTC chỉ báo cáo đơn thuần các thông tin tài chính. Đây là những tài liệu
tĩnh thường là không khuyến khích người đọc phân tích được sâu hơn tình hình của
các DN. Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu “không phải là một sự kiện
ngẫu nhiên” mà nó là sự thất bại trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế (Eccles &
Krzus, 2010). Hiện tượng bong bóng vỡ kéo theo một loạt các công ty bị phá sản, hậu
quả là các bên liên quan thấy rằng các nhà quản trị DN đã cung cấp các BCTC không
trung thực, che dấu các chiến lược kinh doanh không bền vững. Phần lớn các thông tin
trên BCTC không cung cấp các thông tin về chiến lược phát triển, hiệu quả hoạt động
kinh doanh và các rủi ro của DN, cũng như thông tin hoạt động phi tài chính (Busco
và cộng sự, 2013a). Vì vậy, các nhà đầu tư đã mất niềm tin vào báo cáo truyền thống
và bắt đầu phân tích mối liên hệ giữa hiệu suất tài chính và PTBV. Các nhà đầu tư cho

rằng họ muốn có thêm các thông tin chính xác hơn, tin cậy hơn, các thông tin có sự
liên kết với mô hình kinh doanh, quy trình tạo ra giá trị của công ty và các rủi ro quản
trị. Để đáp ứng được nhu cầu này thì các công ty đã công bố cả BCTC và Báo cáo phát
triển bền vững (BCPTBV). Tuy nhiên việc phát hành hai báo cáo này lại riêng biệt dẫn
đến vấn đề là trong hầu hết các trường hợp nội dung là không có sự liên kết với nhau,
có nhiều thông tin chồng chéo nhau (Abeysekera, 2013). BCPTBV chỉ tập trung vào
ngắn hạn, hệ thống báo cáo được lập đều phù hợp với các quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế
và được coi là minh bạch hơn, nhưng nội dung của BCPTBV là tự nguyện, các báo
cáo dài và phức tạp, một số báo cáo tập trung vào công bố các thông tin trong quá khứ
(Berndt và cộng sự, 2014). Một chỉ trích nữa là thông tin trên báo cáo này là các tổ
chức thu thập và tự lập nên có những lo ngại về chất lượng BCPTBV còn tương đối
thấp, độ tin cậy không cao (Gray, 2012). Bên cạnh đó, BCPTBV không có sự thống
nhất giữa các tổ chức nên khó có thể so sánh được. Hơn nữa, BCTC và BCPTBV là
báo cáo các thông tin trong quá khứ, không nêu bật được các hoạt động trong tương
lai và những rủi ro cho các bên liên quan. Để khắc phục những vấn đề này, một số DN
đã bắt đầu tích hợp các báo cáo của họ lại vào một báo cáo duy nhất và trình bày tổng
hợp các thông tin gắn kết với nhau trên mọi khía cạnh của DN như hoạt động kinh
doanh, môi trường, xã hội và quản trị (Frıas-Aceituno, 2013a).


2

Ngoài ra, nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển ngày càng
bị chi phối bởi biến đổi khí hậu, khan hiếm tài nguyên, đói nghèo, bất bình đẳng, phát
thải khí CO2 đáng báo động. Những thay đổi quan trọng trong các chính sách và chiến
lược phát triển của chính phủ cũng như của các DN cần phải tách biệt giữa tăng trưởng
phát triển kinh tế từ phát thải khí nhà kính. Đây là những tiền đề phát triển một nền kinh
tế bền vững đáp ứng được nhu cầu cả hai thế hệ hiện tại và tương lai. Điều này đòi hỏi
các DN phải quan tâm đến các thông tin phi tài chính để giúp các bên liên quan và có
cái nhìn toàn diện về các hoạt động của DN, để đánh giá khả năng tạo ra giá trị và duy

trì giá trị trong tương lai của DN như thế nào? Mô hình “xanh” cần được xây dựng để
phát triển nền kinh tế bền vững, ít thải carbon (Zyl, 2013). Trong Báo cáo tóm tắt toàn
cầu (IIRC, 2013) cho thấy rằng các báo cáo của DN đã trải qua sự chuyển đổi mạnh mẽ
theo thời gian với xu hướng ngày càng mở rộng trách nhiệm giải trình với các bên liên
quan bao gồm cả môi trường và xã hội nói chung. Chính vì vậy, các DN hiện nay phải
báo cáo về nhiều lĩnh vực khác nhau ngoài hiệu quả hoạt động kinh doanh của họ như:
Quản trị, quản trị rủi ro, và tính bền vững (Owen, 2006; Gray, 2012; Eccles và Saltzman,
2011). Kết quả là ra đời của Báo cáo tích hợp (BCTH) vào năm 2010 là tất yếu khách
quan để đáp ứng được nhu cầu hiện nay của các bên liên quan.
BCTH là một công cụ mới để lập báo cáo của tổ chức nhằm giải thích cách mà
một tổ chức tạo ra và duy trì giá trị. Tổ chức không thể tạo ra giá trị nếu xem xét một
cách độc lập mà giá trị được tạo ra trong mối quan hệ với môi trường kinh doanh xung
quanh, với các bên liên quan. Báo cáo này tích hợp công bố các thông tin tài chính và
phi tài chính một cách rõ ràng, súc tích, nhất quán và có thể so sánh được (IIRC, 2013).
Ngược lại với cách tiếp cận truyền thống trước đây khi các tổ chức công khai các vấn
đề về môi trường, xã hội, thông tin phi tài chính không tích hợp với thông tin tài chính
(Villiers và cộng sự, 2014). Hiện nay, ngày càng nhiều các công ty áp dụng BCTH vì
nhiều lý do khác nhau, một số khác thì áp dụng BCTH do áp lực từ lập pháp (như ở Nam
Phi, nơi BCTH là bắt buộc), những người áp dụng BCTH đã hiểu được lợi ích từ việc
áp dụng nó như danh tiếng công ty, phân bổ các nguồn vốn, đưa ra được các quyết định
hiệu quả hơn tăng được lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn, định hướng sự phát triển
trong tương lai. Dù được áp dụng trên cơ sở tự nguyện hay bắt buộc thì việc áp dụng
BCTH cũng mang lại nhiều lợi thế cho các tổ chức. Tất cả các yếu tố của BCTH được
trình bày theo cách thức kết nối giữa thông tin tài chính và phi tài chính chính với mục
đích là PTBV.
Việt Nam là một trong các quốc gia chưa yêu cầu bắt buộc các DN lập BCTC
theo yêu cầu của IIRC. BCTC của Việt Nam hiện nay đang được áp dụng theo Chuẩn


3


mực kế toán Việt Nam, ban hành từ năm 2001 đến 2005 dựa trên IAS. Với sự thay đổi
như vũ bão của nền kinh tế thị trường thì chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay đang
bộc lộ rất nhiều hạn chế, chất lượng thông tin kế toán trên các BCTC còn bộc lộ nhiều
yếu kém, tính minh bạch trên BCTC còn thấp, làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu
tư, gây khó khăn cho việc giám sát của các cơ quan nhà nước, làm giảm niềm tin đối với
công chúng. Bên cạnh đó, BCTC của các DN Việt Nam công bố các thông tin kế toán
chưa có tính hệ thống, chưa đầy đủ, nội dung còn đơn giản, mang tính rời rạc và điều
đặc biệt là các báo cáo này mới chỉ công bố các thông tin tài chính. Các thông tin phi tài
chính được trình bày trên một báo cáo tách biệt gây khó khăn cho người đọc khó có thể
kết nối các thông tin tài chính và phi tài chính vào với nhau được. Vì vậy, để góp phần
cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển TTCK, thu hút được đầu tư nước
ngoài, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Việt Nam đã đưa ra các quy định bắt buộc
đối với các DN niêm yết (DNNY) khi công bố các BCTN theo đúng phụ lục 4 ban hành
theo Thông tư 155/2015/TT-BTC. Mặt khác tại thông tư 155 chỉ yêu cầu DN tích hợp
BCPTBV trong BCTN tại các DNNY lớn, uy tín trên TTCK, nhưng đã có một số DNNY
lập BCTN riêng và BCPTBV theo chuẩn mực quốc tế. Ngoài ra, tại Việt Nam chỉ khuyến
khích các DNNY công bố BCTN bằng tiếng Anh song song với bản tiếng Việt nhưng
nhiều DN ngoài việc cung cấp bản cứng họ còn công bố cả các bản mềm giúp các cổ
đông và các nhà đầu tư thuận lợi cho việc tiếp cận các thông tin. Trong bối cảnh Việt
Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với quốc tế đòi hỏi các DN Việt phải từng bước chuẩn
hóa trong việc lập BCTN theo hướng công khai minh bạch, trình bày, thể hiện BCTN
một cách khoa học, hướng tới nhu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, đa chiều từ phía nhà
đầu tư và các đối tác muốn tiếp cận DN. Tuy nhiên, BCTN hiện nay thường cung cấp cho
các nhà đầu tư và các cổ đông, chưa thể hiện đủ để thấy một DN đã tạo ra giá trị của mình
như thế nào theo thời gian một cách bền vững. BCTH là phương thức truyền thông rành mạch
nhất về cách thức chiến lược, quản trị, hiệu quả hoạt động và tiềm năng của một DN có thể
tạo ra giá trị trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Xu hướng BCTH đang làm thay đổi cách
thức xây dựng báo cáo của DN, đặc biệt các DNNY. Bằng cách công bố các thông tin tài
chính và phi tài chính trong cùng một báo cáo, các DN có thể thay đổi cách tư duy về chiến

lược và kế hoạch hoạt động của mình, ra các quyết định tối ưu và quản lý các rủi ro chính để
xây dựng niềm tin cho nhà đầu tư và các bên liên quan, đồng thời cải thiện hiệu quả hoạt động
của DN trong tương lai. Việc các DNNY áp dụng BCTH trong việc lập BCTC của DN là
rất cần thiết. Khi DN Việt Nam áp dụng BCTH theo IIRC thì DN đó sẽ được đảm bảo
theo tiêu chuẩn quốc tế và được các nhà đầu tư nước ngoài công nhận, điều đó cũng
đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho DN đó có vé thông hành để tiếp cận với các dòng
vốn trên thị trường quốc tế. Nhưng quan trọng hơn là bản thân của báo cáo đó sẽ đem


4

lại nhiều lợi ích cơ bản như thông tin được minh bạch hơn, đảm bảo tính so sánh được
với các quốc gia khác, gia tăng trách nhiệm công bố thông tin của DN. Trong quá trình
hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì hội nhập quốc tế về kế toán - kiểm toán của Việt
Nam là một tất yếu khách quan. Điều này không chỉ đáp ứng được các yêu cầu về minh
bạch hóa nền kinh tế mà còn để xây dựng được một hệ thống quản lý tài chính tiên tiến
với mục tiêu PTBV trong tương lai, dựa trên các chuẩn mực quốc tế đang thịnh hành.
Như vậy, với cách tiếp cận đi từ thông tin tổng quan đến các chỉ tiêu được lượng
hóa cụ thể, BCTH hợp cung cấp một góc nhìn toàn diện về hiệu quả hoạt động và giá trị
của DN trên nhiều khía cạnh khác nhau như tài chính, quản trị, trách nhiệm xã hội, môi
trường, giúp người đọc tiếp cận, xử lý, phân tích thông tin chính xác và hiệu quả hơn.
Do đó, những DN thực hiện tốt việc BCTH toàn diện sẽ giúp tăng cường tính minh bạch
và mức độ tin cậy của thông tin cung cấp cho nhà đầu tư, từ đó sẽ có cơ hội thu hút được
sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư quốc tế.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến áp dụng Báo cáo tích hợp tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam” với sự tìm hiểu đó là các nhân tố ảnh hưởng đến việc thúc đẩy các
công ty niêm yết sớm tham gia áp dụng BCTH. Do vậy, nghiên cứu xem xét yếu tố làm thế
nào để BCTH như là một công cụ quản lý nhằm khuếch tán sự đổi mới trong nền kinh tế
Việt Nam và các yếu tố thể chế đóng vai trò định hướng cho việc việc thông qua áp dụng

BCTH. Qua kết quả nghiên cứu, Luận án sẽ đưa ra những khuyến nghị, đề xuất với các cơ
quan quản lý Nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, các DN, thực hiện các công việc
theo lộ trình phù hợp để tăng cường thúc đẩy việc áp dụng BCTH tại các DN Việt Nam,
đặc biệt với các DNNY trên TTCK Việt Nam là yêu cầu mang tính cấp thiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Hiện nay Việt Nam chưa công bố chính thức và lộ trình áp dụng khuôn khổ
BCTH quốc tế nhưng thực tế tại một số DN lớn, những DN có vốn đầu tư từ nước ngoài
đã tự nguyện áp dụng BCTH nhằm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng thông tin của
các nhà đầu tư cũng như các bên liên quan khác. Vì vậy cũng cần phải nghiên cứu một
cách nghiêm túc về các nhân tố vi mô tác động đến việc các DN áp dụng BCTH thành
công và hiệu quả. Kinh nghiệm áp dụng BCTH tại các quốc gia thành công thường bắt
đầu từ các DN có quy mô lớn, các DNNY, vì sự ảnh hưởng của các DN này đến cổ đông
lớn nên chất lượng thông tin BCTC càng cao thì khả năng kêu gọi được vốn từ nhà đầu
tư ngoại càng lớn. Để có cái nhìn tổng quát về góc độ DN, tác giả tập trung nghiên cứu
các nhân tố tác động đến áp dụng BCTH của DN có quy mô lớn được niêm yết trên


5

TTCK Việt Nam. Bởi vậy, mục tiêu tổng quát của luận án là thực hiện nghiên cứu thực
nghiệm nhằm làm rõ ảnh hưởng của các nhân tố đến áp dụng BCTH tại các DNNY trên
TTCK Việt Nam- nghiên cứu ở phạm vi DN. Từ mục tiêu tổng quát, tác giả xác định
các mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, Thiết kế mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH tại các
DNNY trên TTCK Việt Nam
Thứ hai, Thực hiện nghiên cứu thực chứng nhằm làm rõ ảnh hưởng của các nhân
tố đến áp dụng BCTH tại các DNNY trên TTCK Việt Nam.
Thứ ba, Đưa ra những kết luận và kiến nghị nhằm tăng cường áp dụng BCTH tại
các DNNY trên TTCK Việt Nam.


3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ những vấn đề được trình bày trên, để đạt được mục tiêu nghiên cứu luận án
đã đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu như sau:
Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến áp dụng BCTH tại các DNNY trên
TTCK Việt Nam?
Câu hỏi 2: Nếu DN áp dụng BCTH thì có cần lập các báo cáo khác không như
BCTC, BCTN, BCPTBV? Các DN, các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức và Hiệp
hội cần làm gì để thúc đẩy việc áp dụng BCTH ở các DNNY tại Việt Nam?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính của Luận án là các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH
tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ
2015-2017.
Phạm vi nghiên cứu
Thứ nhất, về mặt nội dung: Luận án tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến áp dụng BCTH tại các DNNY trên TTCK Việt Nam bao gồm hai nhóm đó là: nhân
tố bên trong DN (sở hữu của các nhà quản lý, quy mô DN, khả năng sinh lời, sở hữu của
các tổ chức) và nhóm nhân tố bên ngoài DN ( áp lực các bên liên quan, chất lượng kiểm
toán và đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài). Bởi vì các nhân tố này có thể hỗ trợ cho việc
áp dụng BCTH tại các DNNY.


6

Thứ hai về không gian: Luận án tiến hành khảo sát tại các DNNY niêm yết bao
gồm các DNNY tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Sở Giao dịch Chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Thứ ba, về thời gian nghiên cứu: Nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu là các BCTC,

BCPTBV, BCTN của các DNNY trên TTCK Việt Nam được thu thập trong giai đoạn
từ năm 2015-2017.

5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu đã lựa chọn, trên cơ sở kế thừa các nghiên
cứu trước đây và tổng quan các lý thuyết, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu
và sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp định tính và phương
pháp định lượng.
Phương pháp định tính
Nghiên cứu định tính được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến áp
dụng BCTH tại các DNNY trên TTCK Việt Nam. Qua tổng quan nghiên cứu và kế thừa
các nghiên cứu trên thế giới kết hợp với lý thuyết nền tác giả nhận diện các nhân tố ảnh
hưởng đến áp dụng BCTH. Tiếp theo tác giả phỏng vấn chuyên gia sự hiểu biết về
BCTH, khảo sát chuyên gia về nhân tố và thang đo. Đồng thời, tác giả có câu hỏi mở để
bổ sung thêm nhân tố. Kết quả, chuyên gia bổ sung thêm một nhân tố và thang đo đó là
nhân tố chất lượng kiểm toán. Kết quả nghiên cứu định tính sẽ giúp tác giả nhân diện
được các biến phụ thuộc và các biến độc lập. Từ đó tác giả xây dựng các giả thuyết
nghiên cứu và mô hình nghiên cứu chính thức.
Phương pháp định lượng
Sau khi thu thập dữ liệu thứ cấp là dữ liệu bảng, Tác giả tiến hành phân tích định
lượng với sự hỗ trợ của chương trình phần mềm stata 12. Trước hết tác giả tiến hành
phân tích thống kê mô tả, sau đó phân tích mối quan hệ tương quan. Vì dữ liệu thu thập
là dữ liệu bảng nên tác giả tiến hành phân tích hồi quy theo 3 phương pháp đó là phương
pháp hồi quy OLS, FEM, REM. Sau đó tác giả tiến hành so sánh 3 mô hình này và lựa
chọn mô hình nào là tối ưu nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mô hình REM được
lựa chọn. Nhưng sau đó tác giả kiểm tra khuyết tật của mô hình REM. Thấy rằng mô
hình REM chưa phải là mô hình tối ưu vì vẫn xảy hiện tượng tự tương quan trong mô
hình này. Cuối cùng, tác giả tiến hành hiệu chỉnh lại mô hình REM (Robust RE) là mô
hình tối ưu được lựa chọn.



7

6. Đóng góp của luận án
Thông qua nghiên cứu của mình tác giả đã có một số đóng góp về mặt lý luận và
thực tiễn. Cụ thể
Về mặt lý luận:
Thứ nhất, Luận án đã bổ sung thêm cơ sở lý luận trong lĩnh vực kế toán, đặc biệt
là về việc áp dụng BCTH theo khuôn khổ BCTH quốc tế. Bên cạnh đó, Luận án đã tổng
hợp đánh giá những thách thức, lợi ích khi áp dụng BCTH của các DN Việt Nam.
Thứ hai, Luận án tập trung vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng
BCTH thông qua sử dụng phương pháp hồi quy OLS, phương pháp hồi quy FEM,
phương pháp hồi quy REM, phương pháp robust RE trong mô hình để hiệu chỉnh lại
hiện tượng tự tương quan để có mô hình phù hợp với dữ liệu bảng, nhằm cung cấp các
bằng chứng tin vậy về các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH tại các DNNY trên
TTCK Việt Nam.
Thứ ba, Năm nhân tố được xác định thông qua kiểm định, tác giả đã xây dựng
được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH tại các DNNY trên TTCK Việt
Nam; Đóng góp này làm cơ sở cho những nghiên cứu trong tương lai về mô hình các
nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH.
Cuối cùng, kết quả của nghiên cứu đã rút ra những hàm ý liên quan đến các
DNNY, Bộ Tài chính; các Hiệp hội DN, .v.v. Cũng như nhận diện được các nhân tố ảnh
hưởng đến áp dụng BCTH tại các DNNY trên TTCK Việt Nam.
Về mặt thực tiễn
Luận án dựa trên khung lý thuyết về BCTH và các nhân tố ảnh hưởng đến áp
dụng BCTH, kết quả nghiên cứu của tác giả còn có những đóng góp về mặt thực tiễn
trong việc thúc đẩy các DN chấp nhận và ứng dụng nó một cách hiệu quả.
Thứ nhất, Kết quả luận án cho thấy rằng vai trò của nhà quản trị cấp cao trong
các DN rất quan trọng. Đây là nhân tố thúc đẩy quá trình đổi mới nói chung và áp dụng
BCTH nói riêng. Vai trò của các nhà quản trị cấp cao đối với việc xây dựng và triển khai

các chiến lược trong các DN quyết định sự thành công hay thất bại của một công cụ báo
cáo mới mà cụ thể là áp dụng BCTH.
Thứ hai, Luận án cũng chỉ ra rằng các nhân tố quy mô DN, sở hữu của các nhà
quản lý, đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và chất lượng kiểm toán có tác động thuận
chiều đến áp dụng BCTH tại các DNNY trên TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó nhân tố áp
lực của các bên liên quan có ảnh hưởng ngược chiều với áp dụng BCTH.


8

Thứ ba, Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của luận án cho thấy rằng việc ứng
dụng BCTH như là công cụ báo cáo mới đã được kiểm chứng thông qua bước nghiên
cứu định lượng. Với các thang đo mới này thì mô hình nghiên cứu có mức độ giải thích
có ý nghĩa là 58.83% (R2 = 0.5883). Mức độ này phù hợp với các nghiên cứu trên thế
giới. Đây là một điểm mới quan trọng trong nghiên cứu của tác giả để bổ sung và hoàn
thiện về mặt lý luận của việc áp dụng BCTH. Phát hiện này tạo tiền đề cho các nghiên
cứu tiếp theo về BCTH tại các DN Việt Nam.

7. Kết cấu của luận án
Nghiên cứu này được thiết kế theo cấu trúc gồm 5 chương
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về BCTH và các nhân tố ảnh hưởng đến áp
dụng BCTH tại các DN
Nội dung của chương này trình bày tổng quan về BCTH, tổng quan về lợi ích,
thách thức của việc áp dụng BCTH. Tiếp theo Luận án trình bày tổng quan về các nhân
tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH. Trên cơ sở đó tác giả tiến hành nhận xét các nghiên
cứu trước dây và xác khe hổng nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lí luận về Báo cáo tích hợp và các nhân tố ảnh hưởng đến áp
dụng BCTH trong các DN
Trong chương này, Luận án trình bày cơ sở lý luận về BCTH, các nguyên tắc và
nội dung cơ bản của BCTH theo khuôn khổ BCTH quốc tế. Lý thuyết nền về các nhân

tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH. Tổng quan các nghiên cứu theo từng nhân tố ảnh
hưởng đến áp dụng BCTH
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu định tính, mô hình nghiên
cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Bên cạnh đó, Luận án cũng trình bày quy trình nghiên
cứu định lượng, mô hình nghiên cứu, xác định các thang đo cho các biến trong mô hình,
cách chọn mẫu nghiên cứu, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng BCTH tại
các DNNY trên TTCK Việt Nam
Trong chương này tác giả trình bày kết quả khảo sát về việc công bố các báo cáo
của DNNY trên TTCK Việt Nam. Ngoài ra tác giả cũng trình bày kết quả nghiên cứu
định tính và kết quả nghiên cứu định lượng.
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu, khuyến nghị và kết luận


9

Mở đầu chương 5 tác giả tiến hành so sánh các mô hình hồi quy và thảo luận kết
quả nghiên cứu. Từ đó tác giả đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường áp dụng BCTH
tại các DNNY trên TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra hạn chế của luận
án và hướng nghiên cứu trong tương lai


10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BÁO CÁO TÍCH HỢP VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP DỤNG BÁO CÁO TÍCH HỢP
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan nghiên cứu về Báo cáo tích hợp

BCTH đã nổi lên như là một lĩnh vực chính sách mới của công ty phản ánh "tư
duy tích hợp" trong một tổ chức. Đồng thời, nó cũng thể hiện được cách thức các tổ
chức tạo ra và duy trì giá trị như thế nào? Do đó, BCTH có thể được xem như là một
công nghệ quản lý hiện đại thúc đẩy sự thay đổi về tổ chức theo hướng phát triển bền
vững hơn (Eccles và Krzus, 2010). Hiện nay các nhà đầu tư, chủ nợ, và các bên liên
quan khác quan tâm đến việc các tổ chức công khai đầy đủ các thông tin tài chính và phi
tài chính như chiến lược, quản trị công ty, môi trường, xã hội một cách rõ ràng, ngắn
gọn, súc tích để người sử dụng có thể dễ dàng hiểu hơn về công ty như một đoàn thể và
tăng trách nhiệm giải trình, giúp cải thiện quá trình ra quyết định phân bổ nguồn lực
(Arvidsson, 2011; Cheng và cộng sự, 2014). Tuy nhiên chưa có một báo cáo bắt buộc
nào tích hợp các thông tin trên (Arvidsson, 2011; Cheng và cộng sự, 2014) mà nó được
công bố trên các báo cáo rời rạc nhau. Do đó, tổng quan chung về BCTH tập trung vào
hai trường phái chính:
+ Trường phái ủng hộ việc áp dụng BCTH
+ Trường phái không ủng hộ việc áp dụng BCTH

1.1.1. Trường phái ủng hộ việc áp dụng Báo cáo tích hợp
BCTH ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu. Chỉ trong vòng 6 năm kể từ khi
IIRC ban hành khuôn khổ BCTH quốc tế năm 2013. Số lượng các tổ chức trên thế giới
áp dụng ngày càng tăng lên nhanh chóng. IIRC và những người ủng hộ dự đoán rằng
BCTH trong tương lai sẽ đại diện cho các báo cáo của DN và sẽ trở thành chuẩn mực
báo cáo của các công ty (IIRC, 2013).
Nghiên cứu đầu tiên về BCTH được gọi là One Report (Eccles & Krzus, 2010)
là người Mỹ thực hiện. Nhóm nghiên cứu cho rằng quá trình hình thành BCTH của một
số tập đoàn Mỹ đã được diễn ra từ những đầu những năm 2000 và họ đã từng bước thực
hiện chiến lược phát triển bền vững trong các tập đoàn của mình. One Report được coi
là một xu hướng báo cáo mới nổi trong việc lập báo cáo diễn ra trên toàn thế giới, nơi
các tổ chức đang lập các báo cáo riêng biệt về tài chính và phi tài chính (BCTC,
BCPTBV, Báo các trách nhiệm xã hội) và kết hợp các loại báo cáo này vào một báo cáo



11

gọi là BCTH. Đồng thời các tổ chức cũng tận dụng Internet để công bố các thông tin chi
tiết hơn cho các bên liên quan. One Report cho thấy rằng BCTH mang lại lợi ích cho cả
các tổ chức và các bên liên quan, đồng thời góp phần vào việc phát triển một nền kinh
tế bền vững. Đây là nghiên cứu điển hình nhất về BCTH, là một cuốn sách đầu tiên về
BCTH có giá trị trên thế giới. Việc ủng hộ xuất bản một báo cáo duy nhất kết hợp giữa
BCTC, Báo cáo xã hội, quản trị và các yếu tố khác để cung cấp một bức tranh toàn diện
hơn về DN đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu đồng thuận như (Eccles & Krzus,
2010; Mammatt, 2009; Elkington & Renaut, 2010; King, 2010), các tổ chức (Sở giao
dịch chứng khoán Johannesburg, JSE, 2010; GRI, 2010; IIRC, 2011); công ty kiểm toán
(Engelbrecht, 2010; KPMG, 2010; PWC South Africa, 2010; Hespenheide, 2010). Năm
2010, một số công ty của Mỹ cũng đã tham gia vào quá trình thí điểm lập BCTH của
IIRC như American Electric Power (Năng lượng), PepsiCo (đồ uống), Edelman (truyền
thông), Tập đoàn Microsoft (dịch vụ phần mềm và máy tính), Cliffs Natural Resources
(khai thác và kim loại công nghiệp) Prudential Financial (dịch vụ tài chính). Ngoài ra,
gần đây một số tổ chức như Jones Lang LaSalle, Southwest Airlines và Clorox đã công
bố các BCTH. Đây cũng được coi như một phần chiến lược phát triển bền vững (PTBV)
nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các bên liên quan và đảm bảo phân bổ nguồn lực
khan hiếm một cách có hiệu quả (Eccles & Krzus, 2010; Schaltegger & Wagner, 2011;
Frıas-Aceituno và cộng sự, 2012).
Năm 2010, Nam Phi là nước đầu tiên trên thế giới yêu cầu các công ty trên thị
trường chứng khoán Johannesburg lập BCTH (Makiwane, 2013). BCTH sẽ cung cấp
thông tin hữu ích cho các nhà quản lý của công ty để giúp họ lập kế hoạch, lập ngân
sách và thực hiện các chiến lược dẫn đến việc sử dụng nguồn lực có hiệu quả, điều này
sẽ giúp kiểm soát hoặc giảm chi phí cho các tổ chức (James, 2013). BCTH, tức là đại
diện cho các thông tin tài chính và phi tài chính của các tổ chức trong một báo cáo. Nó
không chỉ là việc kết hợp BCTC và BCPTBV vào một báo cáo mà còn có ý nghĩa thực
sự đó là sự liên giữa kết chiến lược kinh doanh với chiến lược phát triển bền vững. Nó

giúp các tổ chức và các bên liên quan xác định được các khu vực tài chính không ưu
tiên. Mặc dù, BCTH là hiện tượng khá mới nhưng mức độ quan tâm đến báo cáo này đã
tăng lên trên toàn cầu trọng tâm cuối cùng là các công ty thông qua và triển khai BCTH
như một công nghệ quản lý mới. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về BCTH như một
hiện tượng đang nổi lên (Villiers và cộng sự 2014) thậm chí các nghiên cứu còn tập
trung vào kết quả và lợi ích của BCTH ( Stubbs & Higgins, 2014; Adams, 2015; Jensen
& Berg, 2012). Nhưng cũng có các nghiên cứu tập trung vào lý do tại sao và cách thức
mà các tổ chức tiếp cận áp dụng sớm BCTH (Stubbs & Higgins, 2014). Những nghiên


12

cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc về tư duy, chính sách và thực tiễn của BCTH. Tuy
nhiên, vẫn còn một khoảng trống trong nghiên cứu là việc làm thế nào để BCTH được
khuếch tán sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Về mặt này, Robertson & Samy (2015) đã sử
dụng lý thuyết khuếch tán sự đổi mới (DOI) để kiểm tra sự nhận thức của các nhà quản
trị với BCTH; cung cấp một lợi thế tương đối so với các thực tiễn hiện tại; tính tương
thích với các quy trình và hệ thống quản lý hiện tại; những kinh nghiệm và nhu cầu trong
quá khứ và sự phức tạp nhận thức của nó ảnh hưởng đến việc áp dụng và phổ biến
BCTH. Nghiên cứu của Robertson & Samy (2015) còn kiểm tra các yếu tố có khả năng
ảnh hưởng đến sự khuếch tán của BCTH trước khi đưa ra khuôn khổ BCTH của IIRC
(2013). Nghiên cứu này được coi là một bài học kinh nghiệm cho các quốc gia đang
phát triển tập trung vào BCTH như là một công nghệ quản lý và các giai đoạn khác nhau
của quá trình khuếch tán.
Một số nghiên cứu điển hình khác trên thế giới lại tập trung vào lợi ích cơ chế
nội bộ của BCTH mang lại cho các tổ chức áp dụng. Các tác giả đã cho rằng trong những
ưu điểm của BCTH thì các yếu tố phi tài chính phải được tích hợp không chỉ thể hiện
trên báo cáo mà còn trong mọi quá trình ra quyết định của một tổ chức (Jensen & Berg,
2012). Adams (2015) cho rằng việc áp dụng BCTH cải thiện được việc ra quyết định
của các tổ chức và quy trình quản lý rủi ro. Việc ra các quyết định tốt nhất từ các kết

quả của BCTH sẽ khuyến khích các nhà quản lý nhận biết và đánh giá cao các yếu tố
phi tài chính trong quyết định của mình (Hampton, 2012). BCTH cũng hỗ trợ các tổ
chức trong việc thay đổi kỳ vọng kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu thông tin cho các
bên có liên quan ngày càng tăng (Eccles và Krzus, 2010). Lodhia (2015) cho rằng BCTH
gắn kết giữa các phòng ban ngày càng tốt hơn, nó phá vỡ việc các tổ chức làm việc đơn
lẻ. BCTH đòi hỏi sự hợp tác giữa các bộ phận khác nhau trong tổ chức. Stubbs và
Higgins (2014) cho rằng quá trình lập BCTH cho phép tích hợp các thông tin tài chính
và các chiến lược của tổ chức được cung cấp bởi các BCTC và BCPTBV truyền thống.
Eccles và Armbrester (2011) cho rằng việc chấp nhận BCTH để xây dựng chiến lược
bền vững lâu dài vừa giúp cho tổ chức tạo ra giá trị trong thời gian dài, vừa cung cấp
các thông tin cho các bên liên quan, giúp việc thúc đẩy giá cổ phiếu của các tổ chức cao
hơn. Trong một nghiên cứu của Nam phi, Steyn (2014) phát hiện ra rằng những người
được phỏng vấn hoàn toàn ủng hộ BCTH của Nam Phi khi thu hút được sự quan tâm
của các bên liên quan. Hoạt động tài chính đã được chấp nhận là một phần quan trọng
trong BCTH, nhưng số liệu phi tài chính cần phải đưa vào bên cạnh các vấn đề tài chính.
BCTH giúp cho các nhà đầu tư hiểu được những vấn đề phát triển bền vững của công ty
bên cạnh các thông tin về tài chính để ra các quyết định đầu tư đúng đắn.


13

Nhóm nghiên cứu Eccles & Saltzman (2011) và Burritt (2012) lại tập trung
nghiên cứu vào sự lan tỏa của BCTH trong tương lai. Nghiên cứu của Eccles và Saltzman
(2011) cho rằng để phổ biến và áp dụng BCTH phụ thuộc vào hai yếu tố là thị trường
và các quy định. Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất trước hết bắt buộc các tập đoàn trong
ngành công nghiệp đó bắt trước theo những công ty đã áp dụng lập BCTH- đây là “thực
tiễn tốt nhất” cho các công ty này. Họ cũng cho rằng áp lực từ các cổ đông lớn cũng
thúc đẩy việc áp dụng BCTH. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho rằng việc tự nguyện áp
dụng và áp lực từ các bên liên quan sẽ dẫn đến việc chậm thông qua áp dụng BCTH. Do
đó, phải kết hợp cả hai yếu tố là thị trường và quy định. Nghiên cứu cũng đề xuất ba quy

định để nhanh chóng áp dụng BCTH, cụ thể là: pháp luật (như EU đã đề xuất báo cáo
ESG bắt buộc); hành động pháp lý (từ các nhà quản lý chứng khoán quốc gia như SEC)
và yêu cầu niêm yết (như thị trường chứng khoán Nam Phi (JSE) yêu cầu BCTH bắt
buộc). Eccles và Saltzman (2011) đã đưa ra giả thuyết rằng các hoạt động điều chỉnh là
đặc biệt quan trọng để giúp các công ty lập được báo cáo (đặc biệt là trong mỗi ngành),
có thể dễ dàng so sánh được kết quả tài chính và phi tài chính của công ty.
Nghiên cứu của Nick & Eric (2012) BCTH phản ánh cả một quá trình hoạt động
của DN, chứ không đơn thuần là một sản phẩm báo cáo được lập theo định kỳ cho các
bên liên quan. BCTH phán ảnh tình hình hiện tại và triển vọng trong tương lai của một
tổ chức nên đòi hỏi người lập báo cáo phải có sự hiểu biết toàn diện về các chiến lược
của tổ chức đang được áp dụng, rủi ro mà tổ chức phải đối mặt, cơ hội mà tổ chức đang
theo đuổi, và ảnh hưởng của các hoạt động kinh doanh của tổ chức đối với môi trường
và xã hội. Việc lập BCTH mang lại lợi ích cho cả tổ chức và các bên liên quan. Đối với
tổ chức, giá trị quan trọng đầu tiên là việc chuẩn bị- lựa chọn các số liệu, kiểm tra và
phân tích các tác động và rủi ro kinh doanh thông qua đó đưa ra những chiến lược hoạt
động kinh doanh tiếp theo. Đối với các bên liên quan BCTH giúp tăng cường sự hiểu
biết hơn về tổ chức, quản lý, chiến lược và hoạt động kinh doanh cùng với những rủi ro
và triển vọng của tổ chức. Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng BCTH sẽ trở thành một báo
cáo chính của các tổ chức trên thế giới. Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy rằng,
hàng trăm tổ chức cả tự nguyện lẫn bị bắt buộc đã và đang tham gia lập BCTH hàng
năm. Đặc biệt những năm gần đây, 2016-2017, các quốc gia đang phát triển cũng bắt
đầu chú ý và tham gia như Trung Quốc, Ấn Độ.
Nghiên cứu Joshi và cộng sự (2018) xem xét nhận thức Giám đốc điều hành
(CEO), giám đốc tài chính (CFO), kiểm soát tài chính, bộ phận kế toán, bộ phận kiểm
toán những người phụ trách lập BCTC về lợi ích, chi phí đào tạo nhân viên. Nhóm
nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 150 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán


14


Bursa Malaysia. Kết quả nhóm tác giả nhận được sự phản hồi của 50 công ty. Nhóm tác
giả sử dụng phương pháp hồi quy hồi quy binary logistic để phân tích mô hình nghiên
cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng 56% đang xem xét việc áp dụng BCTH do các
lợi ích của nó mang lại. Ở Malaysia, mức độ hiểu biết về BCTH còn ở mức thấp bởi vì
rất nhiều người chưa quen với mô hình BCTH. Do đó, nhóm tác giả nhận định để nâng
cao nhận thức của nhà quản trị cấp cao và nâng cao kiến thức của họ về BCTH thì Viện
kế toán Malaysia (MIA) nên mở các khóa đào tạo để phổ cập kiến thức. Nghiên cứu
cũng cho rằng trong tương lai yếu tố quyết định việc triển khai áp dụng BCTH chính là
nhận thức của các nhà quản trị cấp cao.
Tóm lại, việc áp dụng BCTH là tự nguyện hay bắt buộc rất quan trọng đối với
hoạt động của thị trường vốn. Các nghiên cứu ủng hộ trên thế giới cho rằng việc tích
hợp các thông tin trên cùng một báo cáo cho phép các nhà đầu tư có thể đánh giá được
thông tin môt cách toàn diện hơn. Nói cách khác, việc công bố này ngày càng tăng có
thể giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin giữa những người tham gia thị trường vốn.
BCTH cung cấp hiệu suất hoạt động của DN rộng hơn so với các báo cáo truyền thống
(Frias-Aceituno và cộng sự ,2013a; Garcia và cộng sự, 2013). Thông tin trên BCTH rất
cần thiết cho việc đánh giá về mô hình và chiến lược kinh doanh dài hạn của DN, để đáp
ứng nhu cầu thông tin của các nhà đầu tư và các bên liên quan khác. Chính vì vậy, DN
sẽ tạo ra một báo cáo minh bạch hơn, quản lý rủi ro tốt hơn trong các chiến lược PTBV
của mình. Dựa trên những lập luận lý thuyết này, việc các DN áp dụng BCTH là một tất
yếu khách quan phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.

1.1.2. Trường phái không ủng hộ việc áp dụng Báo cáo tích hợp
BCTH là một sự phát triển mới nhất trong việc cải cách các báo cáo của DN. Có
rất nhiều các nghiên cứu đã xác định một số lợi ích của BCTH mang lại như cải tiến quy
trình nội bộ của công ty (Phillips và cộng sự, 2011; Adams & Simnett, 2011; Hampton,
2012); phá vỡ hoạt động tư duy đơn lẻ thay vào đó là hoạt động tư duy tích hợp dẫn đến
hệ thống quy trình báo cáo được cải thiện (Roberts L. , 2011); cải thiện việc ra các quyết
định phân bổ các nguồn lực (Frıas-Aceituno và cộng sự, 2013a); và làm giảm rủi ro danh
tiếng và cho phép các DN ra các quyết định tài chính và phi tài chính tốt hơn (Hampton,

2012). Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có các nghiên cứu tranh luận, chỉ trích BCTH như
BCTH tập trung vào các nhà cung cấp vốn tài chính gây bất lợi cho các biên liên quan
khác (Rowbottom & Locke, 2015; Cheng và cộng sự, 2014; Flower, 2015); Trong các
công ty độc quyền lớn thiếu tính minh bạch toàn diện, thiếu thông tin (Frias-Aceituno
và cộng sự, 2014); Khái niệm chủ quan các loại vốn có thể dẫn đến một số thông tin
thiếu căn cứ (Cheng và cộng sự, 2014) và mức độ đảm bảo các thông tin của BCTH thấp


×