Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN nghiên cứu một số biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình trong dạy học môn đạo đức lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.29 KB, 12 trang )

Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lý luận
Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng CSVN đã xác định
con người là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và
bền vững. Giáo dục là nhân tố tạo ra nguồn lực con người thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và thực hiện lý tưởng XHCN “Dân giàu, nước mạnh- xã hội công
bằng dân chủ, văn minh”. Đảng ta đã khẳng định: “Để đáp ứng yêu cầu về con
người và nguồn nhân lực, nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về
giáo dục và đào tạo”
Trước yêu cầu cấp bách của việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ công
nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước theo định hướng XHCN, Luật giáo dục Việt
Nam 2005 đã xác định mục tiêu giáo dục tiểu học là: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp
học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học
lên trung học cơ sở.” Giáo dục đạo đức là một trong những nhiệm vụ giáo dục
hàng đầu của nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng. Bởi lẽ, đó là một
trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường. Đặc biệt trong cơ chế thị
trường hiện nay thì giáo dục đạo đức lại là một nội dung giáo dục cần thiết và quan
trọng hơn bao giờ hết vì thông qua giáo dục đạo đức thì học sinh sẽ được trang bị
những kiến thức, kinh nghiệm, thái độ đúng mức trong việc lựa chọn hành vi ứng
xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Trong nhà trường tiểu học, việc giáo dục đạo đức cho học sinh được thực hiện
thông qua hai con đường cơ bản. Đó là tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và
dạy học các môn học, đặc biệt là môn đạo đức.
Môn đạo đức có vai trò quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh ở cả ba mặt ý
thức, thái độ, hành vi theo các chuẩn mực hành vi đạo đức mà xã hội yêu cầu ở học
sinh. Môn đạo đức ở tiểu học giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục cơ sở ban
đầu những phẩm chất đạo đức cho người học sinh – người lao động mới.



Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình không những thành một quá trình giáo
dục thống nhất, liên tục, thường xuyên hướng vào giáo dục nhân cách toàn diện
cho học sinh mà còn thống nhất về các yêu cầu giáo dục. Nhờ có sự thống nhất này
mà học sinh sẽ tích lũy được nhanh chóng các kinh nghiệm ứng xử đúng đắn trong
các tình huống khác nhau, ở trường, ở nhà và ở ngoài xã hội. Từ đó giúp các em
hình thành các quan điểm niềm tin và tình cảm.
Trong dạy học môn đạo đức, việc phối hợp giáo dục gia đình nhà trường rất quan
trọng. Bởi lẽ, học sinh của chúng ta hiện nay chịu rất nhiều tác động từ nhiều phía
khác nhau: từ thầy cô, ông bà, anh chị em, bạn bè, thông tin đại chúng. Tất cả các
yếu tố này có yếu tố tiêu cực và tích cực. Mà đối với học sinh lớp 1, vốn kinh
nghiệm sống của các các em còn ít, một số thói quen hành vi chưa ổn định nên rất
dễ bị những ảnh hưởng xấu tác động lôi cuốn và phân tán. Trong khi đó, chương
trình môn đạo đức lớp 1 lại có những chuẩn mực hành vi thể hiện trong cuộc sống
hàng ngày của gia đình. Vì vậy, cần có sự phối kết hợp của các lực lượng giáo dục
để tạo môi trường giáo dục thống nhất, thuận lợi để từ đó nâng cao hiệu quả và
chất lượng giáo dục.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Trong thực tiễn dạy học môn đạo đức ở trường tiểu học cho thấy giáo viên rất ít khi
phối hợp với gia đình, giáo dục chỉ bó hẹp ở bài học, việc học thực hiện đúng các
chuẩn mực hành vi hay không giáo viên không cần biết. Bên cạnh đó, việc đánh
giá không thường xuyên, không cập nhập còn mang tính đối phó.
Mặt khác, nhiều gia đình mải lo công việc làm ăn, kinh doanh, họ có quá ít thời
gian và cũng không coi trọng thời gian giáo dục con cái, hướng dẫn kiểm tra việc
học tập giao lưu bạn bè của chúng, uốn nắn cách cư xử xã hội. Họ phó mặc giáo
dục cho hệ thống nhà trường với ý nghĩ đơn giản chỉ cần cung cấp cho con cơm no,
áo đẹp, có tiền giải trí.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là:
Nghiên cứu một số biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình
trong dạy học môn đạo đức lớp 1.



Chương 1
Một số biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà
trường và gia đình trong dạy học môn đạo đức
lớp 1.
1. Một số căn cứ khoa học
1.1 Nguyên tắc giáo dục gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội
Quá trình giáo dục tiểu học gắn liền với thực tiễn cuộc sống: qua thực tiễn cuộc
sống xã hội các em không chỉ thu nhận nhiều giá trị tốt đẹp mà còn phải vận dụng
những điều dã học vào cuộc sống, nhờ đó mà hình thành những thái độ, hành vi
đạo đức và thói quen cần thiết.Vậy trong dạy học đạo đức phải đảm bảo nguyên tắc
này nghĩa là phải giúp học sinh tự tìm thấy, tự khẳng định được mình trong những
mối quan hệ có những chuẩn mực hành vi tương ứng trong cuộc sống của chính
các em và trong thực tiễn của đời sống xã hội. Nói cách khác, do đặc điểm và vị trí
môn đạo đức, nếu ta chỉ dạy học thông qua thời gian trên lớp thì chỉ trang bị cho
các em về mặt tri thức còn nếu hình thành hành vi và thói quen đạo đức thì đòi hỏi
phải đưa các em vào hoạt động trong thực tiễn cuộc sống, việc phối hợp giáo dục
giữa nhà trường và gia đình trong dạy học môn đạo đức lớp 1 sẽ tạo ra hoạt động
cho học sinh trong môi trường thực tiễn cuộc sống và phần nào góp phần thực hiện
nâng cao hiệu quả giáo dục.
1.2 Nguyên tắc thống nhất giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình
Trong quá trình giáo dục tiểu học, ở học sinh sẽ diễn ra sự chuyển hóa ý thức thành
hành vi, trong đó tình cảm, cảm xúc, là “chất men” thúc đẩy.Tiếp đó, một vấn đề
quan trọng là học sinh lại chuyển hóa ý thức về chuẩn mực hành vi thành thói quen
hành vi qua quá trình rèn luyện lặp đi lặp lại nhiều lần. Mà đích cuối cùng trong
giáo dục đạo đức cho học sinh là các em thực hiện chuẩn mực hành vi đó trong
cuộc sống. Vì vậy, trong giáo dục đạo đức cho học sinh cần có sự thống nhất giữa ý
thức và hành vi. Việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình đem lại thống
nhất này.



1.3 Việc đổi mới giáo dục đạo đức hiện nay, môn đạo đức là một hoạt động
giáo dục
Thông qua hoạt động phối hợp giáo dục đạo đức giữa nhà trường và gia đình,bài
đạo đức biến thành hoạt động giáo dục mà ở đó các em giao việc, được sự chỉ bảo
kèm cặp tận tình của thầy cô, của những người thân trong gia đình.Điều này tạo
hứng thú học tập tránh sự nhàm chán đơn điệu, kích thích tư duy đạo đức của các
em. Mặt khác, việc tham gia thực hiện hành vi đạo đức ngay trong cuộc sống thật,
tri thức đạo đức của các em trở nên bền vững hơn, ý thức tự giác được hình thành,
thái độ tình cảm trở nên thực chất hơn và hành vi thói quen gắn liền với nhu cầu
thực tế của các em.
1.4 Chương trình môn đạo đức lớp 1
Chương trình môn đạo đức lớp 1 có bài 6 rất thuận lợi cho việc phối hợp giáo dục
đạo đức giữa nhà trường và gia đình. Đó là các bài:
- Bài 2: Gọn gàng, sạch sẽ
- Bài 3: Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
- Bài 5: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ
- Bài 12: Cảm ơn và xin lỗi
- Bài 13: Chào hỏi và tạm biệt
- Bài 14: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng
2. Đề xuất một số biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình
trong dạy học môn đạo đức lớp 1
2.1 Tìm hiểu các gia đình tham gia vào việc phối hợp giáo dục giữa nhà
trường và gia đình trong dạy học môn đạo đức lớp 1
Sự hợp tác giữa nhà trường và gia đình trong dạy học môn đạo đức là sự thể hiện
tác động qua lại một cách biện chứng: Nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong việc
phối hợp và nhận thức một cách sâu sắc về vị trí, vai trò ưu thế của giáo dục gia
đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Bên cạnh đó, nhà trường
giúp cho gia đình ý thức được một cách sâu sắc mục đích giáo dục của nhà trường,



mục tiêu dạy học môn đạo đức ở trường tiểu học. Nhà trường cũng giúp cho họ
nắm được nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học môn đạo đức ở
trường tiểu học. Vì vậy, việc tìm hiểu các gia đình tham gia vào việc phối hợp giáo
dục giữa nhà trường và gia đình trong dạy học môn dạy học môn đạo đức lớp 1 là
một việc làm vô cùng quan trọng. Để làm được điều này, giáo viên phải tiến hành
các công việc sau:
- Tiến hành điều tra cơ bản để nắm được sơ bộ sở thích của học sinh, những ưu
điểm, nhược điểm của các em ở gia đình, hoàn cảnh của gia đình học sinh: điều
kiện kinh tế, nơi ở, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, trình độ học vấn của cha mẹ …
học sinh về đưa cho bố mẹ điền thông tin và nộp lại cho giáo viên vào buổi học
sau.
- Nghiên cứu điều tra cơ bản để có những hình thức phối hợp giáo dục giữa nhà
trường và gia đình cho phù hợp.
- Gặp gỡ, trao đổi với gia đình và đề nghị họ cùng hợp tác trong việc dạy học môn
đạo đức ở trường Tiểu học.
2.2 Kế hoạch hóa việc phối hợp nhà trường và gia đình; thống nhất mục tiêu,
nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, cách đánh giá hoạt động giáo dục
giữa nhà trường và gia đình trong dạy học môn đạo đức lớp 1
Có thể khẳng định: Bất cứ một tổ chức nào muốn hoạt động có hiệu quả và đạt
được mục tiêu đã đề ra thì phải xây dựng được kế hoạch hoạt động. Để cùng xây
dựng kế hoạch thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức,
cách đánh giá hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình trong dạy
học môn đạo đức, nhà trường và gia đình cần làm những công việc sau;
* Đối với giáo viên
- GV nghiên cứu tài liệu, chương trình, xác định rõ được các chuẩn mực hành vi
đạo đức có thể phối hợp giáo dục được với gia đình.
- GV chủ động xây dựng kế hoạch thống nhất mục tiêu, nội dung phương pháp,
hình thức tổ chức, cách đánh giá hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và

gia đình trong dạy học môn đạo đức.


- GV gửi bản kế hoạch này đến tổ chuyên môn, BGH để xin ý kiến chỉ đạo, góp ý,
đóng góp, bổ sung hoàn chỉnh.
- Sau khi có được bản kế hoạch phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình
trong dạy học môn đạo đức do nhà trường đưa lại, trong cuộc họp phụ huynh đầu
năm, GV sẽ phổ biến cho phụ huynh kế hoạch phối hợp giáo dục giữa nhà trường
và gia đình trong dạy học môn đạo đức và lấy ý kiến đóng góp. Kết quả cần đạt
được là: GV và phụ huynh thống nhất với nhau được kế hoạch chung, kế hoạch
cho từng giai đoạn, từng bài đạo đức theo kế hoạch giảng dạy của nhà trường. Kế
hoạch xây dựng phải có tính khả thi và tính hiệu quả, được sự nhất trí cao của đông
đảo phụ huynh.
* Đối với gia đình
- Chủ động liên kết với GVCN để nắm vững mục tiêu, nội dung dạy học môn đạo
đức.
- Cùng thảo luận với GV để thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức
tổ chức, cách đánh giá hoạt động phối hợp …
- Tích cực tham gia vào các hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia
đình trong dạy học môn đạo đức nếu GV yêu cầu.
- Tạo điều kiện tốt nhất về vật chất và tinh thần (theo khả năng) để con em có thể
tham gia đầy đủ các hoạt động học tập và giáo dục do nhà trường tổ chức.
- Cùng với GV đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và quá trình giáo dục của học
sinh ở trường, ở gia đình
Qua nghiên cứu và thực tiễn dạy học, chúng tôi đưa ra các giai đoạn tiến hành cho
một hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình trong dạy học môn
đạo đức lớp 1 như sau:
* Giai đoạn chuẩn bị: Lập kế hoạch hoạt động phối hợp giáo dục
1. Trường Tiểu học Phương Liệt. Lớp 1A. Năm học ………..
2. Nội dung dạy học đạo đức cần phối hợp

3. Hình thức tổ chức hoạt động


4. Mục đích ý nghĩa của việc phối hợp
5. Điạ điểm tổ chức hoạt động
6. Người phụ trách chính
7. Đối tượng tham gia hoạt động: Học sinh lớp 1
8. Cơ sở vật chất, tài chính cần cho hoạt động phối hợp
* Giai đoạn tiến hành hoạt động
1. Báo cáo với BGH
2. Liên hệ vớ các gia đình tham gia phối hợp
3. Thông báo trước lớp về nội dung hoạt động
4. GV phân công công việc
5. GV kiểm tra công tác chuẩn bị
6. Tổ chức buổi hoạt động
* Giai đoạn đánh giá kết quả hoạt động
- Họp rút kinh nghiệm và trao đổi trực tiếp với phụ huynh.
2.3 Tổ chức các hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình
trong dạy học môn đạo đức
Đây chính là khâu hiện thực hóa những ý tưởng đã được sắp đặt một cách khoa học
ở bản kế hoạch. Muốn vậy, GV và gia đình cùng thực hiện các bước sau đây:
- GVCN báo cáo với BGH nhà trường về mục tiêu, nội dung, hình thức, thời gian
tiến hành hoạt động …
- Chủ động liên hệ, gặp gỡ với gia đình để “đặt hàng” những nội dung mà hoạt
động cần phối hợp; đề nghị họ bố trí thời gian tạo điều kiện giúp đỡ con em mình
hoàn thành những công việc được giao, thường xuyên đôn đốc nhắc nhở con em
thực hiện tốt những chuẩn mực hành vi đạo đức đã được học …


- Hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động được giao, cách ghi chép … trước

lớp ít nhất 1 tuần.
- Kiểm tra việc thực hiện các hoạt động đã được giao của học sinh.
- Giáo viên đọc xác nhận của gia đình
- Tổ chức cho học sinh báo cáo việc thực hiện và kết quả của hoạt động được giao
theo đúng kế hoạch, GV và tập thể lớp sẽ đánh giá hoạt động của học sinh thông
qua bản báo cáo trên.
- GV ghi nhận xét vào bản báo cáo gửi về cho gia đình học sinh
- Gia đình học sinh đọc, ghi xác nhận sau đó gửi lại cho GVCN
- GV đọc xác nhận của gia đình, sau đó đề nghị học sinh cất bản báo cáo vào túi
lưu bài.
2.4 Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm về các hoạt động phối hợp giáo dục
đạo đức giữa nhà trường và gia đình cho học sinh
Sau khi hoạt động phối hợp giáo dục đạo đức giữa nhà trường và gia đình cho học
sinh kết thúc, cả GV và gia đình cần tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về các
hoạt động phối hợp giáo dục đạo đức giữa nhà trường và gia đình cho học sinh. Cụ
thể, việc tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm phải nêu rõ được:
* Về phía học sinh
- Qua hoạt động phối hợp đó, học sinh phát hiện được những tri thức gì? Nhận
thức được những kinh nghiệm gì để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
- Thái độ tham gia các hoạt động hoạt động phối hợp giáo dục đạo đức giữa nhà
trường và gia đình của học sinh.
* Về phía giáo viên
- Giáo viên có tổ chức các hoạt động hoạt động phối hợp giáo dục đạo đức giữa
nhà trường và gia đình cho học sinh theo đúng thời gian quy định không?
- Sau mỗi hoạt động, GV có tập hợp những việc HS đã làm được và những việc
HS chưa làm được để đánh giá không?


- Việc GV tuyên dương, khen thưởng, nhắc nhở, phê bình học sinh ra sao? Có kịp
thời không?

- GV kết hợp với gia đình để đánh giá hành vi, thái độ của HS như: Việc giữ gìn
sách vở, đồ dùng học tập, lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ, gọn gàng sạch
sẽ …. thông qua những hình thức nào?
- Những khó khăn vướng mắc của GV trong quá trình tổ chức các hoạt động phối
hợp giáo dục đạo đức giữa nhà trường và gia đình.
* Về phía gia đình
- Gia đình có làm tốt các nội dung mà nhà trường “đặt hàng” không?
- Thái độ tham gia các hoạt động hoạt động phối hợp giáo dục đạo đức giữa nhà
trường và gia đình của gia đình
- Những khó khăn vướng mắc của gia đình trong quá trình tổ chức các hoạt động
phối hợp giáo dục đạo đức giữa nhà trường và gia đình.
Từ đó, hội nghị đề ra biện pháp khắc phục
3. Giáo án minh họa
Bài 2: Gọn gàng, sạch sẽ
Chúng tôi tổ chức dạy bình thường như sách giáo viên do Bộ giáo dục và đào tạo
phát hành chỉ thêm hoạt động phối hợp giáo dục đạo đức giữa nhà trường và gia
đình.
Tiết 1
- Cuối tiết 1, GV gửi thư cho phụ huynh HS. Nội dung thư bao gồm:
+ Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rèn luyện thói quen tốt
+ Thông báo việc dạy bài đạo đức “Gọn gàng, sạch sẽ” theo chương trình
+ Thông báo những việc HS cần làm sau khi học xong tiết 1
+ Đề nghị phụ huynh tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ bảo, giám sát việc làm của HS


+ Đề nghị phụ huynh ghi chữ kí vào tất cả các thư, phiếu và gửi lại tất cả các giấy
nêu trên vào thứ hai tuần sau.
Tiết 2
- Vào giờ đạo đức tiết 2, GV thu thư, phiếu nhằm kiểm tra việc tiếp nhận thông tin
của phụ huynh, việc phụ huynh đôn đốc HS thực hiện các nhiệm vụ GV giao chưa

Đồng thời kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ của học sinh.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả
- GV và tập thể lớp đánh giá nhận xét
- GV ghi lời nhận xét vào phiếu gửi về cho gia đình
- GV gửi thư (trao đổi qua điện thoại, gặp gỡ …) để làm sáng tỏ những vấn đề phụ
huynh chưa rõ (nếu có); trao đổi với phụ huynh về những HS chưa thực hiện nhiệm
vụ được giao; những HS thực hiện tốt; những phiếu chưa có chữ kí …
- Phát phiếu rèn luyện, yêu cầu HS thực hiện hành vi đạo đức trong cuộc sống.


Kết luận
Việc vận dụng tổ chức các hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia
đình trong dạy học môn đạo đức lớp 1 trong năm học 2010 – 2011, chúng tôi đã
thu được những kết quả sau:
- Thứ nhất, hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình trong dạy học
môn đạo đức góp phần giải quyết ba nhiệm vụ của môn học. Đó là giáo dục ý thức,
thái độ, kĩ năng, hành vi. Qua sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình
trong dạy học môn đạo đức lớp 1 giúp học sinh được củng cố tri thức, thái độ tình
cảm cũng như việc rèn luyện và thể hiện kĩ năng hành vi đạo đức ở học sinh tiểu
học.
- Thứ hai, việc tổ chức các hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia
đình trong dạy học môn đạo đức lớp 1 chính là gắn lí thuyết với thực hành, tư duy
và hành động; qua việc phối hợp sẽ kích thích động cơ, hứng thú học tập của học
sinh, từ đó phát huy tính tự giác, tinh thần trách nhiệm, lối sống lao động hợp tác,
năng lực đánh giá … Không những thế, qua hoạt động phối hợp học sinh sẽ có cơ
hội rèn luyện nhiều kĩ năng sống quan trọng như: giao tiếp, ra quyết định, giải
quyết vấn đề, đặt mục tiêu …
Trên đây là một số biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình trong
dạy học môn đạo đức lớp 1 mà tôi đã mạnh ứng dụng trong năm học này. Rất
mong nhận được ý kiến bổ sung, đóng góp của BGH và của các bạn quan tâm.

Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội ngày 25 tháng 4 năm 2011
Người viết

Bùi Thị Kim Loan




×