ĐỀ MINH HỌA CHUẨN
2020 THEO HƯỚNG TINH
GIẢN BỘ GIÁO DỤC
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020
ĐỀ SỐ 11 – (THẢO 06)
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Zorba liếm khô nước mắt của Lucky và bỗng nhiên nhận ra mình đang giảng giải cho
con hải âu nhỏ, điều mà nó chưa từng làm trước đây:
“Con là một con hải âu. Gã đười ươi đúng ở điểm đó, nhưng chỉ điểm đó thôi. Tất cả
chúng ta đều yêu con, Lucky. Và chúng ta yêu con bởi vì con là một con hải âu. Một con hải
âu xinh đẹp. Chúng ta chưa từng phủ nhận khi nghe con nói con là mèo, bởi điều đó an ủi
chúng ta rằng con muốn giống chúng ta, nhưng con khác với chúng ta và chúng ta vui với
sự khác biệt đó. Chúng ta đã không cứu được mẹ con, nhưng chúng ta có thể giúp con.
Chúng ta đã bảo vệ con từ khoảnh khắc con mổ vỡ lớp vỏ trứng ra đời. chúng ta đã dành
cho con sự chăm sóc mà không hề nghĩ tới việc biến con thành một con mèo. Chúng ta yêu
con như yêu một con hải âu. Chúng ta cảm thấy con cũng yêu chúng ta như vậy, chúng ta là
bạn con, là gia đình của con, và chúng ta muốn con biết rằng nhờ con, chúng ta đã học
được một điều đáng tự hào: chúng ta học được cách trân trọng, quý mến và yêu thương một
kẻ không giống chúng ta. Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống
mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn, và con đã giúp chúng ta
làm được điều đó. Con là chim hải âu, và con phải sống cuộc đời của một con hải âu. Con
phải bay. Khi con đã học hành tử tế, Lucky, ta hứa với con rằng con sẽ thấy hạnh phúc lắm,
và sau đó tình cảm của chúng ta dành cho nhau thậm chí còn sâu sắc và đẹp đẽ hơn, bởi đó
là tấm chân tình giữ hai loài vật hoàn toàn khác nhau.”
(Trích Chuyện con mèo dạy hải âu bay – Luis Sepúlveda)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu 2. Việc chăm sóc và nuôi dạy hải âu Lucky đã giúp cho mèo Zorba học được điều
gì?
Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về câu nói: “Con là chim hải âu, và con phải sống cuộc
đời của một con hải âu. Con phải bay”.
Câu 4. Qua đoạn trích, thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Qua đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về câu nói của mèo Zorba với con hải âu Lucky “Thật dễ dàng để chấp nhận và
yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất
khó khăn”?
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà
của Nguyễn Tuân.
ĐỊNH HƯỚNG RA ĐỀ:
- Mức độ: Trung bình
- Nhận xét: Đề đảm bảo kiến thức cơ bản, và không có kiến thức trong nội dung tinh
giản mà Bộ mới công bố ngày 31.3.2020. Đề không khó, vừa sức với học sinh, học sinh
trung bình không khó để đạt mức điểm 5 - 6; học sinh khá đạt 7 - 8. Tuy nhiên để đạt mức
điểm 9-10 đòi hỏi học sinh phải phát huy được tư duy phản biện, các trình bày vấn đề nghị
luận sắc bén, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo.
Phần Đọc hiểu trong đề thi minh hoạ THPT quốc gia năm 2020 sử dụng ngữ liệu nằm
ngoài sách giáo khoa, gồm một đoạn trích dẫn cho trước và 4 câu hỏi. Ngữ liệu đưa ra dựa
trên sự việc: nhà văn người Chile - Luis Sepúlveda, tác giả cuốn sách Chuyện con mèo
dạy hải âu bay vừa qua đời ở tuổi 70 vì Covid-19.
Đặc biệt ở câu 3, câu 4 đòi hỏi người làm bài phải hiểu sâu sắc đoạn văn, câu trích dẫn
thì bài làm mới hay, hiểu đúng vấn đề mà đoạn trích truyền tải.
Ở câu nghị luận văn học, nội dung câu hỏi nằm ở phần kiến thức chương trình lớp 12,
không ra vào phần nội dung tinh giản của Bộ GDĐT.
PHẦN
I
CÂU
1
2
3
4
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
NỘI DUNG
ĐỌC HIỂU
ĐIỂM
3,0
Biểu cảm
0,5
Việc chăm sóc và nuôi dạy hải âu Lucky đã giúp cho mèo 0,5
Zorba học được cách trân trọng, quý mến và yêu thương
một kẻ không giống chúng ta.
- Hãy sống cuộc đời của chính mình, hãy trở thành chính 1,0
mình.
- Phải biết vươn tới và đạt được những mơ ước.
- Chính những điều này làm cho cuộc sống của chúng ta
hạnh phúc và ý nghĩa.
HS tự rút ra thông điệp mà mình cho là ý nghĩa nhất và lí 1,0
giải. Có thể tham khảo các ý sau:
-Tình yêu thương là điều quý giá trong cuộc sống. Yêu
thương những người giống mình và hãy mở lòng yêu
thương cả những người có quá nhiều khác biệt. Bởi đó là
cách ứng xử nhân văn của những người có văn hóa.
-Hãy sống cuộc đời của chính mình, hãy trở thành chính
mình
-Hãy luôn cố gắng hết sức mình để đạt được ước mơ
II
1
LÀM VĂN
7,0
Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy 2,0
nghĩ về câu nói: “Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu
thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương
ai đó khác mình thực sự rất khó khăn”
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội, đòi
hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã
hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và
chính kiến của mình để làm bài.
-Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng
phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến
của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc,
phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Yêu cầu cụ thể
Hình thức:
0,25
-
Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, đặt câu,...
Nội dung.
a.
Nêu vấn đề cần nghị luận: câu nói của mèo Zorba 0,25
với hải âu Lucky “Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu
thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai
đó khác mình thực sự rất khó khăn”
b. Giải thích:
0,5
- Một kẻ nào đó giống mình: Những người có cùng quan
điểm sống, cùng sở thích, cùng hoàn cảnh, cùng tâm
trạng…là những người hợp nhau
- Một ai đó khác mình: Những người không cùng quan
điểm sống, không cùng sở thích -> có nhiều mâu thuẫn, có
những suy nghĩ trái chiều với chúng ta
Ý nghĩa cả câu: Lòng nhân hậu, sự bao dung của con
người trong cuộc sống.
c. Bàn luận:
1,0
– Tại sao nói: dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ
nào đó giống mình?
+ Là hiện tượng tâm lý phổ biến trong cuộc sống, xuất hiện
ở mọi lứa tuổi, giới tính.
+ Cùng quan điểm nên thống nhất ý kiến trong nhiều trường
hợp; dễ dàng khi cùng giải quyết công việc chung.
+ Có thể chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống.
– Tại sao yêu thương một ai đó khác mình thực sự rất khó
khăn?
+ Có sự mâu thuẫn, có những ý kiến trái chiều khi cùng làm
việc.
+ Luôn có tâm lý cảnh giác, không cởi mở với những người
khác mình.
- Chỉ yêu người giống mình mà khó yêu người khác
mình sẽ để lại hậu quả gì?
+ Có lối sống thiên vị, không công bằng, hẹp hòi, ích kỉ
+ Con người không phát huy được hết khả năng của mình
bởi có mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn sẽ thúc đẩy sự phát
triển.
+ Bỏ qua nhiều cơ hội kết bạn trong cuộc sống vì có những
người mới gặp tưởng khác nhau nhưng khi hiểu rõ lại tâm
đầu ý hợp.
2
a
b
d.
Bài học nhận thức và hành động:
0,25
– Nhận thức:
+ Cần rèn tính kiên trì, nhẫn lại, biết lắng nghe để thấu hiểu
và đồng cảm.
+ Phải có lòng nhân hậu, bao dung với tất cả mọi người.
– Liên hệ bản thân: Trong quan hệ với gia đình, bạn bè, xã
hội.
Cảm nhận về vẻ đẹp thơ mông, trữ tình của con sông Đà 5,0
Yêu cầu chung:
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học,
đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn
học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng
cảm thụ văn chương để làm bài.. .
-Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách
khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không
được thoát li văn bản tác phẩm.
Yêu cầu cụ thể
Đầy đủ bố cục 3 phần
Khái quát về tác giả, tác phẩm
0,5
c
Tác giả
- Là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái Đẹp
- Là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, tài
hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo.
- Nguyễn Tuân sáng tác nhiều thể loại song đặc biệt
thành công ở thể tùy bút.
Tác phẩm:
- “Người lái đò Sông Đà” được Nguyễn Tuân sáng tác
sau những chuyến đi thực tế gian khổ và hào hứng tới miền
Tây Bắc xa xôi, rộng lớn. Bài tùy bút được in trong tập
“Sông Đà” xuất bản năm 1960.
- Ở đó, nhà văn khám phá ra chất vàng của thiên nhiên
cũng như thứ vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn
người lao động.
Vẻ thơ mộng, trữ tình của Sông Đà
3,0
0,25
Lời đề từ
Muốn định hướng người đọc hiểu rõ ý tưởng của
mình, thể hiện tình cảm với con Sông Đà
Đặc biệt lời đề từ “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng
sông”: thể hiện cảm xúc về dòng sông đất nước, cất lời ca
ngợi vẻ đẹp trăm màu của thiên nhiên và con người lao
động. -> tự hào về vẻ đẹp núi sông.
Thấy được tư tưởng của bài tùy bút đồng thời thấy
được NT là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo riêng
0,25
Khái quát về SĐ:
- Dưới ngòi bút tài hoa uyên bác của NTuân, dòng
sông Đà hiện lên như môn sinh thể có hồn với hai nét tính
cách đối lập: hùng vĩ, hung bạo và trữ tình, thơ mộng.
- Phần đầu của đoạn trích, tác giả chủ yếu miêu tả sự
hung bạo, hung vĩ, hiểm nguy của một dòng sông lắm thác
nhiều ghềnh. Đó là sự dữ dội của cảnh đá dựng bờ sông,
cảnh ghềnh Hát Lóong “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô
gió”, cảnh những hút nước rùng rợn; cảnh thác đá gào thét;
dòng sông với biết bao cửa tử cửa sinh… Cuối đoạn trích
tác giả chủ yếu bàn về vẻ đẹp trữ tình của dòng sông.
0,75
Từ trên cao nhìn xuống:
- Như một sợi dây thừng ngoằn ngoèo với từng nét
sông tãi ra: dòng sông mềm mại như ôm trọn lấy đất nước
bao la.
- Hình dung con sông Đà giống như một người đàn bà
kiều diễm với áng tóc trữ tình đằm thắm: “con sông Đà
tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc
ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo
tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đất nương xuân”.
+ Điệp ngữ “tuôn dài, tuôn dài” như mở ra trước mắt của
người đọc độ dài vô tận của dòng sông.
+ Phép so sánh “như một áng tóc trữ tình” tạo cho người
đọc một sự xuýt xoa trước vẻ đẹp diễm tuyệt của sông Đà.
+ Chữ “áng” thường gắn với áng thơ, áng văn, nay được
họ Nguyễn gắn với “tóc” thành “áng tóc trữ tình”. Nguyên
cả cụm từ ấy đã nói lên hết cái chất thơ, chất trẻ trung và
đẹp đẽ, thơ mộng của dòng sông. Cảnh vì thế mà vừa thực
lại vừa mộng.
+ Hai chữ “ẩn hiện” càng tăng lên sự bí ẩn và trữ tình của
dòng sông.
+ Động từ “bung nở” và từ láy “cuồn cuộn” kết hợp với
hoa ban nở trắng rừng, hoa gạo đỏ rực hai bên bờ làm người
đọc liên tưởng mái tóc như được trang điểm bởi mây trời,
như cài thêm hoa ban hoa gạo và đẹp mơ màng như sương
khói mùa xuân.
0,5
Màu nước Sông Đà
- Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên
sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống
dòng nước sông Đà: thể hiện sự say sưa và mê đắm của
Nguyễn Tuân về con sông Tây Bắc thật bay bổng và lãng
mạn
- Nguyễn Tuân phát hiện ra vẻ đẹp của sắc nước sông
Đà thay đổi theo mùa: Mùa xuân, nước sông Đà xanh ngọc
bích “chứ không xanh màu xanh canh hến của nước sông
Gâm, sông Lô”. -> Xanh ngọc bích là xanh trong, xanh
sáng, xanh biếc – một sắc màu gợi cảm, trong lành. Đó là
sắc màu của nước, của núi, của da trời.
- Mùa thu, nước sông Đà “lừ lừ chín đỏ như da mặt
một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở
một người bất mãn bực bội độ thu về”.
+ Câu văn sử dụng phép so sánh “lừ lừ chín đỏ như da
mặt người bầm đi vì rượu bữa” khiến người đọc hình dung
được vẻ đẹp đa dạng của sắc nước sông Đà.
+ Đồng thời qua câu văn, Nguyễn Tuân cũng đã làm nổi
bật được trong cái trữ tình thơ mộng của dòng nước còn có
cái dữ dội ngàn đời của con sông Tây Bắc.
+ Chưa bao giờ thấy nước SĐ đen…
0,5
SĐ như một cố nhân:
- Ví sông Đà như một cố nhân đi xa thì nhớ, gặp lại
thì mừng vui khôn xiết. Khi bắt gặp ánh nắng chiếu vào
mắt, trong sự hướng ngoại, nhà văn đã phát hiện ra nắng
sông Đà đẹp đến mê hồn trong ánh sáng “loé lên một màu
nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương
Châu”.
Nguyễn Tuân dường như đã ngầm khẳng định vẻ
đẹp cổ thi của dòng sông Tây Bắc.
- Gặp lại sông Đà nhận ra con “sông vui như thấy
nắng giòn tan sau kỳ mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao
đứt quãng”.
Cách so sánh độc đáo, nhân cách hoá, sông Đà hiện
lên đẹp bởi chiều sâu: thân thiện, dễ mến, phảng phất hơi
ấm tình người của dòng sông. Nó trở thành người bạn hiền
chung thuỷ, điềm tĩnh chờ đợi người đi xa trở về.
0,75
Cảnh đôi bờ sông:
- Câu văn “Thuyền tôi trôi trên sông Đà” toàn vần
bằng tạo cảm giác yên ả, thanh bình, sự tĩnh lặng.
- Tác giả hướng đến lịch sử của những buổi đầu dựng
nước và giữ nước: “Hình như từ đời Trần, đời Lý, đời Lê,
quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”. -> Sự hướng
nội này càng làm nổi bật vẻ đẹp nguyên sơ và hồng hoang
của đôi bờ sông Đà.
- Phép so sánh độc đáo: “bờ sông hoang dại như một
bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi
xưa”.
dùng không gian để gợi mở thời gian, mở rộng biên
độ làm nổi bật vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng, nguyên thuỷ
của buổi sơ khai.
- vẻ đẹp của thảm thực vật và muông thú:
+ “một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa mà
tịnh không một bóng người, cỏ giành đồi núi đang ra những
nõn búp”
+ “đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương
đêm”.
Vẻ đẹp ấy thật đầy chất thơ, chất hoạ. Thiên nhiên
d
e
f
giống như một bức tranh thủy mặc lộng lẫy.
- Khép lại bằng hình ảnh “tiếng cá quẫy… đuổi đàn
hươu vụt biến” và con sông Đà trong sự liên tưởng đến thơ
Tản Đà “bọt nước lênh bênh…bao nhiêu cảnh bấy nhiêu
tình của một người tình nhân chưa quen biết” càng làm cho
hình ảnh dòng sông trở nên quyến rũ, có linh hồn, giàu sức
hút.
Nhận xét, đánh giá chung:
0,5
– Tác giả đã miêu tả Sông Đà bằng những ví von, so
sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị.
Từ ngữ trong bài tùy bút thật phong phú, sống động, giàu
hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
- Khi miêu tả vẻ trữ tình thơ mộng, tác giả sử dụng
nhiều hình ảnh so sánh, bút pháp nhân cách hóa miêu tả,
liên tưởng bất ngờ thú vị. Từ ngữ chọn lọc, độc đáo. Hình
ảnh lãng mạn. Sử dụng kiến thức hội hoạ, thơ ca để miêu tả.
Tất cả đã giúp Nguyễn Tuân tái hiện được sức sống mãnh
liệt của mỹ nhân sông Đà thơ mộng và trữ tình.
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, 0,25
dùng từ, đặt câu
- Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ 0,25
sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
MA TRẬN
PHẦN
Đọc hiểu
Làm văn
CÂU
1
2
3
4
1
2
Nhận biết
x
CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
x
x
x
x
x