ĐỀ THI THỬ THPT SỐ 20 – (THẢO 12)
THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA NĂM 2020
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Human Behavior, chúng ta thực
sự đang nhìn vào quần áo của mọi người để đánh giá năng lực của họ. Một người mặc quần
áo trông có vẻ giàu hơn nhiều khả năng sẽ được đánh giá cao hơn trong mắt người đối
diện.
Trái với những gì chúng ta thường tự nhủ mình “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, những phán
xét vô thức về quần áo vẫn xuất hiện trong đầu chúng ta, ngay từ khoảng vài phần nghìn
giây khi chúng ta nhìn vào ai đó.
Qua các nghiên cứu của mình, các nhà khoa học kết luận tình trạng kinh tế được nhận
diện từ tín hiệu quần áo có ảnh hưởng đến các đánh giá năng lực tới một người. Điều này
tồn tại ngay cả khi khuôn mặt xuất hiện trong khoảng thời gian rất ngắn, ngay cả khi họ đã
cung cấp thông tin về nghề nghiệp hoặc thu nhập của người đó, khi quần áo họ mặc trang
trọng hay không trang trọng, khi những đánh giá được khuyên nên bỏ qua tín hiệu quần áo,
khi họ được cảnh báo quần áo ai đó đang mặc không có mối quan hệ nào với năng lực của
người đó và khi người đánh giá nhận được phần thưởng tiền bạc để đưa ra phán xét công
tâm nhất, độc lập với quần áo.
[…] Tiến sĩ DongWon Oh nói “Bất bình đẳng giàu nghèo đã ngày càng trở nên tồi tệ từ
cuối những năm 1980 ở Hoa Kỳ. Bây giờ, khoảng cách giữa 1% những người giàu nhất và
tầng lớp trung lưu đã là hơn 1.000.000%, một con số tê dại”. Các phát hiện mới cho thấy
những người có thu nhập thấp có thể phải đối mặt với những rào cản liên quan đến cách
người khác đánh giá khả năng của họ - chỉ đơn giản từ việc nhìn vào quần áo họ mặc.
Vậy rốt cuộc chúng ta phải làm thế nào để thoát khỏi những thiên kiến mang tính phán
xét này?
“Nhận thức được sự thiên vị này thường là bước khởi đầu tốt”, giáo sư Shafir nói. “Một
giải pháp tạm thời tiềm năng khác là tránh gặp mặt trực tiếp bất cứ khi nào có thể. Giống
như những giáo viên đôi khi phải che tên học sinh trong các bài thi để chấm điểm khách
quan hơn, những người phỏng vấn và ứng viên có thể muốn năng lực được đánh giá trên
giấy [trong hồ sơ của họ] trước buổi gặp mặt.
Một ví dụ thực tế là nhiều trường đại học và viện nghiên cứu đã tìm được những ứng
viên chất lượng hơn khi họ không tổ chức phỏng vấn. Cũng là một quan điểm tuyệt vời để
ủng hộ việc học sinh nên mặc đồng phục khi đến trường”.
(Trích Nghiên cứu: Chỉ mất 1/10 giây để bạn phán xét một người qua
quần áo họ đang mặc có đắt tiền hay không – Theo Trí thức trẻ)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là gì?
Câu 2. Tác giả đã đưa ra giải pháp tạm thời nào để thoát khỏi những thiên kiến mang
tính phán xét này?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến “những phán xét vô thức về quần áo vẫn xuất
hiện trong đầu chúng ta, ngay từ khoảng vài phần nghìn giây khi chúng ta nhìn vào ai đó”?
Câu 4. Anh/chị có ủng hộ việc học sinh nên mặc đồng phục khi đến trường không? Vì
sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Qua đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về giá trị của con người trong xã hội hiện nay.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau:
Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông,
dựng thành vách, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng lúc ngọ mới có mặt trời. Có chỗ vách đá thành
chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia
vách. Có quãng con nai, con hổ đã có lần vọt từ bờ này qua bờ kia. Ngồi trong khoang đò
qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở một hè một cái
ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà cao thứ mấy nào vừa tắt
phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô
gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái
đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa
bụng thuyền ra.
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước
giống như cái giếng bê tong thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và
kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những
cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng
chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô to sang số nhấn ga cho nhanh để vút qua một
quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái
giếng sâu, những cái giếng sâu ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi
nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái
hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vút biến đi, bị dìm và đi ngầm
dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới…”
(Trích Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD)
ĐỊNH HƯỚNG RA ĐỀ:
- Mức độ: Trung bình
- Nhận xét: Đề đảm bảo kiến thức cơ bản, và không có kiến thức trong nội dung tinh
giản mà Bộ mới công bố ngày 31.3.2020. Đề không khó, vừa sức với học sinh, học sinh
trung bình không khó để đạt mức điểm 5 - 6; học sinh khá đạt 7 - 8. Tuy nhiên để đạt mức
điểm 9-10 đòi hỏi học sinh phải phát huy được tư duy phản biện, các trình bày vấn đề nghị
luận sắc bén, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo.
Phần Đọc hiểu trong đề thi minh hoạ THPT quốc gia năm 2020 sử dụng ngữ liệu nằm
ngoài sách giáo khoa, gồm một đoạn trích dẫn cho trước và 4 câu hỏi. Đặc biệt ở câu 3, câu
4 đòi hỏi người làm bài phải hiểu sâu sắc đoạn văn, câu trích dẫn thì bài làm mới hay, hiểu
đúng vấn đề mà đoạn trích truyền tải.
Ở câu nghị luận văn học, nội dung câu hỏi nằm ở phần kiến thức chương trình lớp 12,
không ra vào phần nội dung tinh giản của Bộ GDĐT.
PHẦN
I
CÂU
1
2
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
NỘI DUNG
ĐỌC HIỂU
PCNN khoa học/khoa học
Tác giả đã đưa ra giải pháp tạm thời nào để thoát khỏi
ĐIỂM
3,0
0,5
0,5
3
4
II
1
những thiên kiến mang tính phán xét này: là tránh gặp mặt
trực tiếp bất cứ khi nào có thể. (Giống như những giáo viên
đôi khi phải che tên học sinh trong các bài thi để chấm điểm
khách quan hơn, những người phỏng vấn và ứng viên có thể
muốn năng lực được đánh giá trên giấy [trong hồ sơ của họ]
trước buổi gặp mặt).
Ý kiến “những phán xét vô thức về quần áo vẫn xuất hiện
trong đầu chúng ta, ngay từ khoảng vài phần nghìn giây khi
chúng ta nhìn vào ai đó”:
- Đôi khi dù không cố ý nhưng dường như việc nhìn
nhận đánh giá một ai đó qua trang phục bề ngoài vẫn luôn
tồn tại.
- Điều này cho thấy một thực tế về sự bất bình đẳng
trong việc đánh giá con người qua trang phục.
HS trả lời theo quan điểm cá nhân và lí giải thuyết
phục
LÀM VĂN
Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
về giá trị của con người trong xã hội hiện nay
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội, đòi
hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã
hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và
chính kiến của mình để làm bài.
-Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau
nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ
chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành,
nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Yêu cầu cụ thể
Hình thức:
Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, đặt câu,...
Nội dung
a. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: về giá trị của
con người trong xã hội hiện nay
1,0
1,0
7,0
2,0
0,25
0,25
2
b. Giải thích:
- Giá trị của con người là những điều tạo nên hình ảnh,
vẻ đẹp của mỗi cá nhân.
- Mỗi cá nhân là một thực thể riêng biệt, độc đáo, mỗi
người có giá trị riêng.
c. Bàn luận: HS đưa ra lí lẽ và d/c thuyết phục. Có thể
tham khảo:
- Giá trị của con người là ở những nội lực sẵn có trong
mỗi cá nhân, là trí tuệ, sắc đẹp, nhân cách,… Giá trị của
một con người còn là những việc làm cụ thể mà con người
đó dùng để phục vụ cộng đồng, xã hội.
- Giá trị của con người không phải số tiền anh tích lũy
được mà là cách ứng xử nhân văn của anh ta với số tiền mà
anh ta làm ra.
- Nhan sắc cũng là một giá trị riêng của con người,
nhưng nó không phải là yếu tố chính, yếu tố quyết định làm
nên giá trị đích thực của một con người.
Giá trị của con người không phải chỉ toát lên ở sắc
đẹp, những khối tài sản khổng lồ người đó sở hữu mà quan
trọng nhất vẫn là toát lên ở nhân cách cao đẹp, lối sống vị
tha, sẵn sàng hi sinh, phục vụ cho cộng đồng, dân tộc.
d.
Bài học nhận thức và hành động:
- Bản thân mỗi người cần nỗ lực, cố gắng hết mình để
tìm thấy giá trị đích thực của bản thân.
- Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, cách
để các bạn tạo ra giá trị bản thân không gì khác chính là học
tập, tu dưỡng đạo đức…
Cảm nhận về đoạn trích trong Người lái đò Sông Đà
Yêu cầu chung:
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học,
đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn
học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng
cảm thụ văn chương để làm bài.. .
- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách
khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không
được thoát li văn bản tác phẩm.
Yêu cầu cụ thể
0,25
1,0
0,25
5,0
a
Đầy đủ bố cục 3 phần
- Mở bài: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:vẻ đẹp Sông 0.25
Đà qua đoạn trích
- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
0,25
b
Khái quát về tác giả, tác phẩm
0,25
- "Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài
hoa"(Nguyễn Minh Châu). Toàn bộ cuộc đời cũng như gần
5000 trang viết của ông đã tạo nên một "huyền sử" - huyền
sử của một người ưu lối chơi "độc tấu".
- Là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, suốt đời đi tìm cái
đẹp
- Nguyễn Tuân thường khám phá thế giới ở phương
diện văn hóa thẩm mĩ, thường miêu tả con người trong vẻ
đẹp tài hoa nghệ sĩ.
- Tác phẩm:
+ In trong tập tùy bút Sông Đà (1960)
+ Thành quả của chuyến đi thực tế tới miền Tây Bắc rộng
lớn, xa xôi của Tổ quốc.
+ Ở đó, nhà văn phát hiện ra chất vàng của thiên nhiên cũng
như thứ vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn người lao
động.
Lời đề từ
0,25
- Thể hiện cảm hứng sáng tác và phong cách nghệ
thuật độc đáo của mình trong tùy bút.
+ Thể hiện tình yêu với thiên nhiên và con người trên sông
Đà.
+ Không chỉ nhắc đến sự ngạo ngược của dòng sông và
khẳng định cá tính độc đáo của mình trong dòng sông văn
chương.
Cảm nhận đoạn trích
1,0
Cảnh vách đá bờ sông:
- Vẻ đẹp hùng vĩ của con sông Đà không chỉ có nhiều
thác đá mà nó còn là những cảnh đá ở 2 bên bờ sông, đá
dựng vách thành -> nghệ thuật ẩn dụ “vách thành” phần nào
thể hiện sự vững chãi, thâm nghiêm và sức mạnh đầy bí ẩn
đe dọa của Sông Đà.
- Với cách so sánh rất độc đáo, mới lạ nhưng cũng rất
lạ lùng khi đem cái “yết hầu” của con người ra để ví von với
những bức thành đá cao lớn ép chặt lấy lòng sông Đà đén
nghẹt thở.
- Cái hẹp của lòng sông Đà được tác giả mô tả hẹp
c
d
theo đủ cách khác nhau:
+ Chỉ và đúng lúc “ngọ” giữa buổi trưa, khi mặt trời lên cao
nhất và chiếu thẳng xuống lòng sông thì lòng sông mới
nhận được chút tia nắng ấm áp ít ỏi và khi thời gian trôi đi
thì những tia nắng ấy cũng dần biến mất,
+ Chỉ cần đứng từ bên bờ bên này nhẹ tay ném một hòn đá
nhỏ cũng có thể qua đến vách đá bên kia bờ sông
+ Hơn nữa có quãng hẹp đến nỗi con nai con hổ cũng có lần
đã vọt từ bên bờ bên này sang được bờ sông bên kia
+ Mùa hè ngồi trong khoang đò đi qua quãng sông ấy mà
cũng cảm thấy mát lạnh, thấy mình như đứng ở một cái ngõ
mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ của một tòa nhà cao
tầng nào đó.
Miêu tả sự vật thông qua cảm giác: tạo ấn tượng
tương phản thông qua xúc giác, ấn tượng với thị giác khi
lấy hè phố tả mặt sông, lấy nhà cao gợi vách đá, truyền cho
người đọc hình dung về cái tối tăm lạnh lẽo.
- So sánh “một khung cửa sổ nòa trên cái tầng thứ
mấy nào vừa phụt tắt đèn điện”: làm tăng thêm về độ cao
hun hút, thăm thẳm, rợn ngợp.
Bằng việc so sánh vừa chính xác, tinh tế, vừa bất ngờ
lạ lùng tác giả Nguyễn Tuân như đã lục lọi hết cả kho từ
ngữ phong phú của mình để tìm ra được những ngôn từ đắt
giá nhất có thể làm kinh động đến hồn trí người đọc khi
miêu tả những vách đá bên bờ sông Đà.
0,75
Quãng mặt ghềnh Hát Loóng
- Nhịp ngắt ngắn, nhanh, dồn dập, sự xuất hiện của các
thanh trắc, những hình ảnh điệp nối tiếp luân chuyển, thế
chỗ trong cụm từ ngữ “ hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng,
sóng xô gió” -> tái hiện sức mạnh dữ dội của thien nhiên.
- Động từ “xô” điệp lại trong cả ba vế -> gây ấn tượng
về sự chuyển động vĩnh hằng và sức mạnh khủng khiếp của
thiên nhiên, ghềnh thác.
Mô phỏng hình ảnh những con sóng dữ cuồn cuộn,
chồm lên nhau theo chiều ngang và vút lên cao theo chiều
dọc, rồi đổ ấp xuống, trùng điệp trên mặt ghềnh.
- Từ “ghùn ghè” và hình ảnh mang đậm sắc thái nhân
hóa: lúc nào cũng đòi nợ xuyết bất cứ người lái đò nào qua
đó -> thể hiện sự hung hãn, lì lợm và cuồng bạo của dòng
sông.
1,25
Quãng Tà Mường Vát:
- Đoạn văn tái hiện diện mạo thứ nhất của dòng sông
Đà, đó là sự hung bạo, dữ dội gây không ít phiền toái cho
con người. Nguyễn Tuân đã không ngại gian khó, hiểm
nguy trên hành trình chinh phục sông Đà để nhận ra đúng
sự hung hãn của dòng sông này ở quãng Tà Mường Vát
phía dưới Sơn La.
- Dường như những “cái bẫy” cứ nối nhau giăng mắc
trên sông Đà từ quãng này đến quãng khác, địa danh này
đến địa danh khác. Ở đây, tác giả dụng công miêu tả những
cái “hút nước” ghê rợn trên sông Đà, lòng sông ẩn chứa
nhiều nguy hiểm đe dọa con người, sẵn sàng nhấn chìm mọi
thuyền bè đi ngang qua.
- Bằng nghệ thuật so sánh độc đáo, nhà văn đã tái hiện
nhưng cái hút nước ấy từ hình dạng bên ngoài đến âm thanh
và hậu quả kinh khủng mà nó gây ra cho con người.
+ Cách so sánh nó với “cái giếng bê tông thả xuống sông để
chuẩn bị làm móng cầu”.
+ Cùng với câu văn: “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống
cái bị sặc” -> hai biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa được
sử dụng cùng một lúc khiến hiệu quả gợi hình, gợi âm sắc,
gợi cảm xúc cả Nguyễn Tuân được nhân lên gấp bội. Dòng
nước thở hồng hộc, thanh âm thống thiết, thét gào giữa núi
rừng Tây Bắc điệp trùng.
- Hình ảnh những cái hút nước quãng này cũng đang
quay “những cánh quạ đàn”:
+ Nước xoáy tròn sẵn sàng đưa mọi thứ gần đó xuống đáy
sâu mà phía trên trông như đang quạt thật mạnh, thật điên
cuồng với khát vọng khuất phục mọi thứ.
+ Sặc lên mùi tử khí của quãng này
Dòng sông Đà vì thế mà trở nên hùng dũng, uy lực,
dữ dội hơn rất nhiều.
- Sự liên tưởng thú vị: “Không thuyền nào dám men gần
những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để
lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để
vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo
nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu,
những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”
Giữa chốn núi rừng hoang sơ này, tác giả đã thổi
vào không khí của phố thị khi so sánh chiếc thuyền với ô tô,
đoạn sông có những cái hút nước với quãng đường mượn
cạp ra ngoài bờ vực. Từ đó khẳng định những cái hút nước
e
g
này chính là mối đe dọa mà bất cứ ai cũng phải sợ, phải thật
điêu luyện, thật bình tĩnh nhưng nhanh chóng mới có thể
“thoát chết” khi đi ngang qua đây.
- Hậu quả khi vô ý đi ngang qua cái hút nước được tác
giả dự báo trước: “Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý
là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống…tan xác ở
khuỷnh sông dưới”.
Sức mạnh của thiên nhiên từ lâu vốn là mối đe dọa
đối với con người. Có trách là trách “nhiều bè gỗ rừng đi
nghênh ngang vô ý”, hoặc đi trên sông Đà mà người chèo
thuyền không đủ tự tin, bản lĩnh, không am hiểu quy luật
của dòng nước thì “thuyền bị trồng ngay cây chuối ngược”
cũng là chuyện thường tình, không trách ai được. Có lẽ vì
vậy mà Nguyễn Tuân đã dụng công miêu tả sự tài hoa, tinh
tế, trí thông minh, lòng dũng cảm của ông lái đò như một
tấm gương sông nước nơi núi rừng khắc nghiệt, hiểm trở
này.
- Kết hợp quan sát tỉ mỉ, tinh tường với cách dùng hàng
loạt động từ Nguyễn Tuân đã diễn tả hình ảnh chiếc thuyền
bị hút nước nuốt chửng một cách đáng sợ. Đây là những
hình ảnh đầy chất hiện thực mà người đọc dễ dàng cảm
nhận sự “tàn nhẫn” của những cái hút nước trên sông Đà.
Ngòi bút Nguyễn Tuân giúp người đọc nhận ra bên trong sự
hung bạo ấy, hình ảnh con sông Đà nổi lên như một biểu
tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên
nhiên, đất nước.
Nhận xét, đánh giá
0,5
- Vận dụng linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc
như ẩn dụ, nhân hóa, so sánh…
- Lối hành văn đầy biến hóa, độc đáo, giàu sức gợi tả
và gợi cảm, vận dụng tri thức tổng hợp của nhiều hình thức
nghệ thuật khác nhau để quan sát, miêu tả hoặc bộc lộ cảm
xúc.
- Xây dựng thành công vẻ hung bạo của Sông Đà qua
những từ ngữ bạo khỏe, gân guốc, câu văn ngắn gọn…
- Nguyễn Tuân là một định nghĩa đầy đủ về người
nghệ sĩ. Ông suốt đời rong ruổi đi tìm cái đẹp. Đọc văn của
ông, người ta thấy một con người tài hoa, uyên bác
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, 0,25
dùng từ, đặt câu
h
PHẦN
Đọc hiểu
Làm văn
- Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ 0,25
sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
CÂU
1
2
3
4
1
2
MA TRẬN
CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
x
x
x
x
Vận dụng cao
x
x