ĐỀ THI THỬ THPT SỐ 26 – (Thảo 17)
THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA NĂM 2020
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Sự đố kỵ là một trong những điều tất yếu có trong mỗi chúng ta. Có thể vì lòng đố kỵ
như mầm virus ung thư có trong mỗi con người, mầm bệnh này có phát tác hay không là do
chính bản thân họ. Lòng đố kỵ không tự sinh ra cũng sẽ không tự mất đi, mà chúng ta cần
phải học. “Học cách không đố kỵ - Học cách đố kỵ”. Cũng giống như Tổng thống Mỹ
Abraham Lincoln mong muốn con trai mình học được cách không đố kỵ nên đã viết bức thư
với nội dung: “ Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ” gửi đến thầy giáo của con trai mình.
Vốn sự đố kỵ là một cảm xúc xảy ra khi con người thiếu hụt những điều tốt đẹp, vật sở
hữu hay thành tích so với người khác. Họ luôn ghen tị, so bì với những người hơn mình và
đồng thời luôn mong muốn những điều tốt đẹp hơn không đến với người khác. Sự đố kỵ,
ghen tị ban đầu sẽ xuất hiện đối với một người, sau đó dần dần khi họ thấy ai tốt đẹp có
những thứ hơn họ, họ đều đố kỵ. Chúng ta có thể coi sự đố kỵ chính là phần con trong con
người. Nếu bạn không biết cách kiểm xúc thì điều đương nhiên phần con sẽ lấn át đi phần
người. Nếu một con người có phần con lớn hơn phần người liệu họ có thành công?
Sự đố kỵ là gì trong mỗi chúng ta?
William Arthur Ward từng nói: “Tại sao những kẻ đố kỵ bao giờ cũng có một cái gì để
buồn phiền? Bởi vì hắn bị dày vò không chỉ vì những thất bại của bản thân hắn mà cả vì
những thành công của người khác.”
Có thể khi bạn ở trong vòng tay bao bọc của gia đình, vẫn chưa có thể cảm nhận được
lòng đố kỵ của người khác, cũng chưa cảm nhận được lòng đố kỵ có trong bản thân chính
mình. Nhưng nếu bạn chưa từng được dạy, chưa từng được chứng kiến, khi vào một môi
trường cạnh tranh bằng những sự ghen ghét và đố kỵ nhau, bạn sẽ bị choáng ngợp và sẽ rất
dễ bị “nhiễm bệnh”.
(Trích Lòng đố kỵ - Thói quen giết chết con người một cách nhanh nhất, Phạm Hà)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Theo văn bản, tại sao những kẻ đố kỵ bao giờ cũng có một cái gì để buồn phiền?
Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến “lòng đố kỵ như mầm virus ung thư có trong mỗi
con người, mầm bệnh này có phát tác hay không là do chính bản thân họ”?
Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhật với anh/chị? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Qua đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về cách để gạt bỏ lòng đố kỵ.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận về đoạn trích sau:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
(Trích “Đất Nước”, Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD)
ĐỊNH HƯỚNG RA ĐỀ:
- Mức độ: Trung bình
- Nhận xét: Đề đảm bảo kiến thức cơ bản, và không có kiến thức trong nội dung tinh
giản mà Bộ mới công bố ngày 31.3.2020. Đề không khó, vừa sức với học sinh, học sinh
trung bình không khó để đạt mức điểm 5 - 6; học sinh khá đạt 7 - 8. Tuy nhiên để đạt mức
điểm 9-10 đòi hỏi học sinh phải phát huy được tư duy phản biện, các trình bày vấn đề nghị
luận sắc bén, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo.
Phần Đọc hiểu trong đề thi minh hoạ THPT quốc gia năm 2020 sử dụng ngữ liệu nằm
ngoài sách giáo khoa, gồm một đoạn trích dẫn cho trước và 4 câu hỏi. Đặc biệt ở câu 3, 4
đòi hỏi người làm bài phải hiểu sâu sắc đoạn văn, câu trích dẫn thì bài làm mới hay, hiểu
đúng vấn đề mà đoạn trích truyền tải.
Ở câu nghị luận văn học, nội dung câu hỏi nằm ở phần kiến thức chương trình lớp 12,
không ra vào phần nội dung tinh giản của Bộ GDĐT.
PHẦN
Đọc hiểu
Làm văn
CÂU
1
2
3
4
1
2
MA TRẬN
CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
X
x
x
x
Vận dụng cao
x
x
PHẦN
I
CÂU
1
2
3
4
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
NỘI DUNG
ĐỌC HIỂU
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Qua vắn bản ta thấy: những kẻ đố kỵ bao giờ cũng có
một cái gì để buồn phiền vì hắn bị dày vò không chỉ vì
những thất bại của bản thân hắn mà cả vì những thành
công của người khác.
Ý kiến có nghĩa là: lòng đố kỵ giống như phần con, luôn
tồn tại trong chúng ta. Nó không tự sinh ra và không tự mất
đi mà chúng ta phải học: nếu chúng ta học cách không đố
kỵ, tránh xa nó thì nó sẽ không có cơ hội bùng phát.
HS trả lời theo quan điểm cá nhân và có lí giải hợp lí. Có
thể tham khảo một số thông điệp sau:
- Lòng đố kỵ không tự sinh ra cũng sẽ không tự mất đi,
mà chúng ta cần phải học. Cần phải học cách không đố kỵ học cách đố kỵ.
- Khi ta biết kiểm soát cảm xúc của mình chúng ta thì
lòng đố kỵ sẽ không có cơ hội bùng phát.
- Sự đố kỵ có thể hủy hoại cuộc sống và tương lai, nhân
cách của mỗi người.
ĐIỂM
3,0
0,5
0,5
1,0
1,0
- Sự đố kỵ là một trong những điều tất yếu có trong mỗi
chúng ta nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát
II
1
LÀM VĂN
Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
về cách để gạt bỏ lòng đố kỵ
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội,
đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống
xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ
và chính kiến của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng
phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến
của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc,
phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Yêu cầu cụ thể
Hình thức:
Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, đặt câu,...
Nội dung.
a. Nêu vấn đề cần nghị luận: cách để gạt bỏ lòng đố
kỵ
b. Giải thích:
- Lòng đố kỵ là sự ghen tị, so bì với những người hơn
mình, không mong muốn điều tốt đẹp đến với họ.
- Lòng đố kỵ chỉ mang lại cho con người người sự cô
độc, giết chết các mối quan hệ chân thật và tốt đẹp, hủy
hoại tương lai, hạnh phúc và tâm hồn con người.
Vì vậy, cần phải gạt bỏ lòng đố kỵ ra khỏi cuộc sống
c. Bàn luận: đưa ra lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết
phục. Có thể tham khảo các ý sau:
+ Chuyển sự tập trung của bạn vào sự tốt đẹp trong cuộc
sống xung quanh của bạn. Cuộc sống của bạn quá giá trị để
được sống cuộc
+ Nhắc nhở bản thân rằng không ai có tất cả, không so
sánh cuộc sống của bạn với người khác. Trong cuộc sống,
sẽ không có ai hoàn hảo tất cả và cũng không có ai mất đi
7,0
2,0
0,25
0,25
0,5
1,0
tất cả.
+ Tránh xa những người thường xuyên coi trọng những
điều đố kỵ và giả dối
+ Dành thời gian để cảm ơn với những người mang lại
điều tốt đẹp đến xung quanh bạn
+ Biết chia sẻ, chúc mừng thành công của người khác,
sống vị tha và lạc quan hơn.
+ Lấy dẫn chứng hợp lí.
d. Bài học nhận thức và hành động
2
a
b
Cảm nhận về đoạn trích trong Đất Nước – Nguyễn Khoa
Điềm
Yêu cầu chung:
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học,
đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn
học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng
cảm thụ văn chương để làm bài.. .
-Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách
khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không
được thoát li văn bản tác phẩm.
Yêu cầu cụ thể
Đầy đủ bố cục 3 phần:
Mở bài: Nêu đúng vấn đề cần nghị luận: đoạn trích
trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
Khái quát về tác giả, tác phẩm
Tác giả:
- Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ trẻ
trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước.
- Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư và dồn nén
xúc cảm, mang màu sắc chính luận, thể hiện tâm tư của
người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.
- Nguyễn Khoa Điềm rất thành công với những sáng tác
thơ về đề tài đất nước, tiêu biểu là trường ca “Mặt đường
khát vọng”,
Tác phẩm:
- Trường ca “Mặt đường khát vọng” được viết năm
1971, in lần đầu 1974, gồm chín chương.
- “Đất Nước” là phần đầu chương V bản trường ca
0,25
5,0
0,25
0,25
0,25
c
d
này. Đoạn trích là những suy nghĩ của tác giả về đất nước
được nhìn trên nhiều góc độ với tư tưởng chủ đạo là “Đất
Nước của Nhân Dân”.
Khái quát chung về đoạn thơ
- Đất Nước là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và
nghệ thuật. Mỗi nhà thơ đều có những cảm nhận rất riêng về
Đất Nước, bởi thế mà Đất Nước, Tố quốc hiện lên muôn
màu, muôn vẻ. Nếu như các nhà thơ cùng thời thường chọn
điểm nhìn về Đất Nước bằng những hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ
hay cảm hứng về lịch sử với các triều đại thì Nguyễn Khoa
Điềm lại chọn điểm nhìn gần gũi, quen thuộc bình dị để
miêu tả về Đất Nước.
- Đọc đoạn mở đầu chương thơ Đất Nước của Nguyễn
Khoa Điềm, ta như đứng trước muôn màu văn hóa, truyền
thống, phong tục tươi đẹp vô ngần.
Cảm nhận đoạn trích
Câu 1, 2:
- Câu thơ mở đầu mộc mạc, giản dị như lời trò
chuyện:
+ Danh từ “Đất Nước” được tác giả viết hoa tạo cảm xúc về
sự thiêng liêng, kính trọng.
+ Ba chữ “đã có rồi” là lời khắng định sự trường tồn của
Đất Nước với truyền thống lịch sử phát triển lâu đời. Cứ
mỗi người sinh ra lại được Đất Nước bao bọc, nuôi dưỡng,
chở che
- Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”,
nghĩa là Đất Nước có từ rất lâu rồi, có tự ngày xưa. Đất
Nước có từ trước khi những câu chuyện cố tích ra đời có
mặt trong đời sống văn hóa, tâm hồn của ta. Đó là Đất Nước
của một nền văn học dân gian đặc sắc với những câu
chuyện truyền thuyết, cố tích, thần thoại. Chính những câu
chuyện cổ xưa và những bài hát ru thuở ta còn nằm nôi là
nguồn sữa ngọt lành chăm bẵm cho ta cái chân, thiện, mĩ và
lớn lên ta biết yêu Đất Nước, yêu con người.
Câu 3: gợi nhớ tới phong tục ăn trầu của người Việt.
- Câu thơ gợi nhớ về câu chuyện cố tích “Sự tích trầu
cau” được xem là xưa nhất trong những câu chuyện cố tích.
Tục ăn trầu cũng từ câu chuyện cổ này mà ra. -> Như vậy là
thấm đẫm vào trong miếng trầu dung dị ấy là bốn nghìn
năm phong tục, bốn nghìn năm dân ta gìn giữ phong tục ăn
trầu.
- Miếng trầu là biếu tượng của tình yêu, vật chứng cho
0,25
3,0
0,5
1,0
lứa đôi và cũng là biếu tượng tâm linh của người Việt. Hình
ảnh “miếng trầu” tượng trưng cho phong tục, tập quán đẹp
của người Việt – đó là miếng trầu của lòng hiếu khách,
miếng trầu là đầu câu chuyện, miếng trầu nên dâu nhà
người, thế hiện tình cảm sắt son của đôi phu thê.
- Từ phong tục ăn trầu, tục nhuộm răng đen cũng ra
đời:
“Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng.”
(Hoàng Cầm)
Câu 4:
- Câu thơ gợi ta nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng –
chàng trai Phù Đổng Thiên Vương nhổ tre làng Ngà đánh
giặc, gợi lên sự khỏe khoắn của tuổi trẻ Việt Nam kiên
cường, bất khuất.
- Vẻ đẹp ấy song hành với hình ảnh cây tre Việt Nam.
Cây tre hồn hậu trên mỗi con đường làng quê, nó ấn chứa
những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam. Đó là
tấm lòng thủy chung, sự thật thà, chất phác, yêu chuộng hòa
bình nhưng sẵn sàng chiến đấu đế bảo vệ Tố quốc, bảo vệ
nền độc lập tự do cho dân tộc.
- Cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt
Nam và đi vào thơ ca như một huyền thoại đồng hành và
bảo vệ Đất Nước: “Gậy tre, chông tre chông lại sắt thép
quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ
làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đông lúa chín. Tre hi
sinh để bảo vệ con người.
Câu 5, 6, 7, 8: gợi ra vẻ đẹp thuần phong, mĩ tục của 1,25
người Việt Nam
- Câu 5: Đó là vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của người phụ
nữ Việt Nam. Không ai khác chính là những người mẹ với
phong tục “búi tóc sau đầu”. Họ buộc mái tóc thành búi sau
gáy để tạo cho người phụ nữ một vẻ thanh lịch, nữ tính,
thuần hậu rất riêng. Nét đẹp ấy gợi nhớ đến câu ca dao:
“Tóc ngang lưng vừa chừng em bới
Để chi dài bối rối lòng anh?”
- Câu 6: đạo lí ân nghĩa thủy chung từ lâu đã trở thành
truyền thống ngàn đời của dân tộc.
+ Ý thơ trong câu “Cha mẹ thương nhau bàng gừng cay
muối mặn” được toát lên từ nhũng câu ca dao tươi đẹp:
“Tay bưng đĩa muối chén gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.”
e
+ Thành ngữ “gừng cay muối mặn” được Nguyễn Khoa
Điềm vận dụng một cách tinh tế và đặc sắc trổng câu thơ
nhẹ nhàng mà thấm đượm biết bao ân tình, gợi lên sự thủy
chung ở đời. Gừng càng già càng cay, muối càng lâu năm
càng mặn, con người sống vói nhau với nhau lâu năm thì
tình nghĩa càng đong đầy.
- Câu 7: Đất Nước còn được gợi ra bởi phong tục làm
nhà cổ của người Việt. Đó là tục làm nhà sử dụng kèo, cột
giằng giữ vào nhau làm cho ngôi nhà vững chãi, bền chặt,
tránh được mưa gió, bão giông. Từ đó, phong tục đặt tên
con “Cái Kèo”, “Cái Cột” cũng ra đời. Và hơn thế, ngôi nhà
còn là chỗ dựa bình yên cho mỗi gia đình, là nơi tụ họp sau
những ngày làm việc mệt mỏi và ăn bữa cơm sum vầy hạnh
phúc.
- Câu 8: Đất Nước hiện diện bởi truyền thống lao động
cần cù, chịu thương, chịu khó:
+ Thành ngữ “một nắng hai sương” gợi nên sự cần cù, chăm
chỉ của cha ông ta những ngày long đong, lận đận trong đời
sống nông nghiệp lạc hậu. Đó là truyền thống lao động cần
cù, chịu thương, chịu khó.
+ Các động từ “xay, giã, giần, sàng” là quy trình công
phu để sản xuất ra lúa gạo. Để làm ra hạt gạo ăn hàng ngày,
người nông dân phải trải qua bao nắng sương vất vả đế gieo
trồng, chăm sóc, thu hoạch , xay, giã, giần, sàng.
Thấm vào trong hạt gạo nhỏ bé ấy là mồ hôi, vị mặn
nhọc nhằn của những người nông dân. Bởi vậy, ăn hạt gạo
dẻo thơm ta luôn ghi nhớ công lao người làm ra nó:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.
Câu 9: Câu thơ cuối cùng trong đoạn thơ trên là một 0,25
câu khắng định thể hiện niềm tự hào, tự tôn về hai chữ “Đất
Nước”
- Ngày đó” là ngày dân ta có truyền thống, phong tục,
tập quán, văn hóa. Có văn hóa nghĩa là có Đất Nước.
- Đúng như lời bác Hồ dặn trước lúc ra đi: “Rằng
muốn yêu Tố quốc mình, phải yêu những câu hát dân ca.”
Dân ca, ca dao là đặc trưng văn hóa Việt Nam, muốn yêu
Đất Nước thi trước hết phải biết yêu văn hóa dân tộc.
0,5
Nhận xét:
- Với việc vận dụng khéo léo chất liệu văn học dân gian
như phong tục ăn trầu, búi tóc, truyền thống đánh đánh giặc,
quy trình sản xuất nông nghiệp, … Nguyễn Khoa Điềm đã
cảm nhận Đất Nước có cội nguồn từ xa xưa, có trong chiều
g
h
sâu của nền văn hóa dân tộc, văn học dân gian và ngay
trong những sự vật giản dị đời thường.
- Nhà thơ đã kết hợp thành ngữ dân gian, ca dao tục
ngữ, điệp ngữ Đất Nước được nhắc lại nhiều lần, viết hoa
hai chữ Đất Nước đe thế hiện lòng thành kính, thiêng
liêng… tất cả tạo nên một đoạn thơ đậm đà màu sắc văn hóa
người Việt. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ nhàng,
sâu lắng như cuộc trò chuyện tâm tình nhưng vẫn mang
đậm hồn thơ triết lí.
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, 0,25
dùng từ, đặt câu
- Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ 0,25
sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận