Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TẬP HUẤN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.39 KB, 3 trang )

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TẬP HUẤN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
1. Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, đối tượng, điều kiện bồi dưỡng
− Nội dung và hình thức tập huấn ở các địa phương cần tiến hành như Bộ đã
tập huấn cho giáo viên cốt cán;
− Cần nghiên cứu mục tiêu, nội dung, đối tượng, điều kiện bồi dưỡng;
− Xây dựng kế hoạch chi tiết đợt bồi dưỡng, tập huấn (thời gian, địa điểm, số
lượng, yêu cầu);
− Xác định nhu cầu, đánh giá kết quả đợt bồi dưỡng thông qua các mẫu phiếu
thăm dò, khảo sát ( trước và sau đợt bồi dưỡng)…
− Chú ý đến việc tổ chức các hoạt động của GV, giảng viên nói ít, tạo điều
kiện cho tất cả GV đều được suy nghĩ nhiều, làm nhiều và nói nhiều;
− Tăng cường tính thực hành trong đợt tập huấn;
− Phát huy tính chủ động sáng tạo của GV trong đợt tập huấn;
− Cuối cùng GV biết nội dung: các bước biên soạn đề kiểm tra; thư viện câu
hỏi và bài tập; các khâu thiết kế ma trận đề và thư viện.
Toàn bộ tài liệu của Bộ mà trang bị cho HV là những tài liệu để tập huấn.
Căn cứ vào tài liệu này, HV vận dụng cho phù hợp với từng địa phương của
mình.Cụ thể:
1. Đối với cán bộ quản lý.
− Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà nước;
nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn
bản chỉ đạo của Ngành trong chương trình SGK. PPDH, sử dụng phương tiện,
thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.
− Nắm vững yêu cầu dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương
trình GDPT, đồng thời tích cực đổi mới PPDH.
− Có biện pháp quản lý và thực hiện đổi mới PPDH và KTĐGcó hiệu quả;
thường xuyên kiểm tra đánh giá, thực hiện hoạt động dạy học và kiểm tra
đánh giá theo định hướng bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng.
− Động viên khen thưởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả đồng thời
phê bình những GV chưa tích cực đổi mới PPDH và KTĐG, quá tải do không
bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng.


2. Đối với giáo viên
− Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để biên soạn đề kiểm tra nhằm đạt được
các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng. Không quá tải và quá lệ
thuộc hoàn toàn vào SGK.
− Dựa trên cơ sở yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức kĩ năng giáo viên vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương
pháp, kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra nhằm đánh giá đúng năng lực học tập của
học sinh.
− Thiết kế và hướng dẫn HS trao đổi, trả lời các câu hỏi, bài tập nhằm nắm
vững, hiểu được những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng.
− Đa dạng hoá các hình thức đề kiểm tra nhằm tạo sự hứng thú cho HS qua đó
giúp HS nắm vững và hiểu sâu sắc chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình
Giáo dục phổ thông.
− Trong việc biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú
trọng việc sử dụng hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học; đồng thời ứng
dụng công nghệ thông tin một cách hợp lí.
2. Xây dựng kế hoạch chi tiết đợt bồi dưỡng, tập huấn (thời gian, địa điểm,
số lượng, yêu cầu)
2.1. Thời lượng: 06 buổi
2.2. Sản phẩm: Ma trận và Đề kiểm tra đã soạn của GV
3. Xác định nhu cầu, đánh giá kết quả đợt bồi dưỡng thông qua các mẫu
phiếu thăm dò, khảo sát ( trước và sau đợt bồi dưỡng)…
2
2

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Thị Oanh – Phương pháp xây dựng ma trận đề kiểm tra
2. Cao Thị Thặng, Phạm Đình Hiến – Đổi mới kiểm tra đánh giá lớp 10, 11,
12 THPT – 2007
3. Bộ câu hỏi định hướng bài dạy – Intel Teach to the Future

4. Phân loại của BLOOM – Định hướng vào kĩ năng tư duy mức độ cao
5. Assessment – Patrick Griffin – The University of Melbourne – Australia
6. Vũ Anh Tuấn (chủ biên) – Câu hỏi và bài tập kiểm tra đánh giá
7. Lehr-Lern-Methoden – Ewald Terhart – Juventa Verlag Weinheim und M
..
u
nchen – 2000
8. Unterrichts-Methoden (I. Theorieband)– Hilbert Meyer – Cornelsen
Scriptor – 2003
9. Kleines Methoden-Lexikon – Wilhelm H. PeterBen – Oldenbourg
Schulbuchverlag GmbH - 1999
10. Medien sind unter medienpädagogischen Aspekten Interaktionsangebote
an die Lernenden - Vgl. Weidenmann 1991, S. 20
3
3

×