Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

SKKN một số biện pháp giáo dục trẻ 3 4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết
và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm non

Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục mẫu giáo
Cấp học: Mầm non
Tên tác giả: Nguyễn Thị Cúc
Đơn vị công tác: Trường mầm non Phúc Lý - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Chức vụ: Giáo viên

1


NĂM HỌC: 2018-2019

2


Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy
cơ không an toàn trong trường mầm non
MỤC LỤC

3


Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy
cơ không an toàn trong trường mầm non


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự
thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ.
Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ
chính bản thân mình. Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra môi trường
an toàn cho trẻ. Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được những hoạt
động của mình: chạy, nhảy,.. việc hướng cho trẻ những việc an toàn và không an
toàn bắt đầu hình thành. Theo thời gian, những kỹ năng ấy ngày càng nhiều
thêm bởi tính tò mò và khả năng làm chủ hành động của trẻ. Bất cứ một sự vật
nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ. Đó được coi là cơ hội để
mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại khôn lường đối
với trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an
toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu.
Vấn đề giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho
trẻ là một vấn đề đang được ngành Giáo dục mầm non rất quan tâm. Gần đây tỉ
lệ trẻ em bị tai nạn thương tích và gặp nhiều nguy cơ không an toàn ngày càng
gia tăng và dẫn đến một số hậu quả rất đáng tiếc, phần lớn do sự bất cẩn của
người lớn nói chung, một số giáo viên mầm non nói riêng và sự hiếu động, thiếu
kinh nghiệm sống của trẻ em. Bố mẹ trẻ có thể bảo vệ con bằng cách cấm con
không lại gần các đối tượng có nguy cơ không an toàn nhưng với đặc điểm thích
khám phá nên trẻ sẽ không để ý đến những điều mà bố mẹ cấm đoán. Với cương
vị của một người giáo viên mầm non, tôi nhận thấy việc trang bị cho trẻ những
kiến thức cơ bản về cách nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an
toàn cho trẻ là một điều rất cần thiết. Từ đó trẻ sẽ có thái độ và cách ứng xử
đúng đắn khi gặp các nguy cơ không an toàn với bản thân.
Giáo dục nhận biết phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ nên ở mọi
lúc, mọi nơi, không những ở trường mà cả ở nhà. Các nguy cơ không an toàn trẻ
thường gặp có thể chia làm 3 nhóm chính: các đồ vật có nguy cơ không an toàn,
các địa điểm không an toàn và các hoạt động có nguy cơ không an toàn. Nắm

bắt được điều đó, tôi đã tiến hành giáo dục trẻ và tham khảo rất nhiều ý kiến,
chia sẻ của bạn bè đồng nghiệp. Từ đó, tôi đã mạnh dạn xây dựng và lựa chọn đề
tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh
nguy cơ không an toàn trong trường mầm non” trong năm học 2018 - 2019.
4/20


Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy
cơ không an toàn trong trường mầm non
2. Thực trạng
2.1. Thuận lợi
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật
chất, tinh thần. Hàng năm, nhà trường đã tổ chức lớp tập huấn và cử giáo viên đi
học các lớp về chuyên đề giáo dục trẻ kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ
an toàn.
Trường học có đầy đủ cơ sở vật chất, sân chơi theo quy định trường
chuẩn quốc gia. Trường có phòng y tế riêng, trang thiết bị y tế tương đối đầy đủ,
nhân viên y tế có trình độ chuyên môn, phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, quan tâm đến trẻ và có tinh thần trách
nhiệm cao trong công việc để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
2.2. Khó khăn
Một số trẻ mới đến trường lần đầu tiên còn nhiều bỡ ngỡ với môi trường
lớp học mới. Ở độ tuổi này trẻ cũng rất hiếu động (Khủng hoảng tuổi lên 3) hay
tò mò khám phá nên chưa ý thức nhận biết và phòng tránh nguy cơ an toàn.
Không gian trường rộng, trẻ tham gia hoạt động ngoài trời có thể chạy ra
khỏi tầm mắt của cô, cũng có thể là mối nguy cơ dẫn đến sự mất an toàn cho trẻ.
Bản thân được trang bị kiến thức về phòng tránh và xử lý các tai nạn
thương tích cho trẻ nhưng tôi nhận thấy mình còn chưa linh hoạt.
Biểu khảo sát trẻ đầu năm học

STT

NỘI DUNG KHẢO SÁT

1

Trẻ biết nói không khi có người lạ đến đón

2

Không đi, chạy nhảy vào chỗ có nước trơn

3

Khi ăn cơm, kẹo, các loại quả có hạt…
không cười, đùa

4

Không tự ý lấy thuốc uống

5

Không đến gần các đồ dùng có nguy cơ gây
bỏng: phích nước, bếp đang đun…
5/20

KẾT QUẢ
Đạt
Chưa đạt

38/46
8/46
= 83%
= 17%
40/46
6/46
= 87%
= 13%
40/46
6/46
=87%
= 13%
37/46
9/46
= 80%
= 20%
36/46
10/46
= 75%
= 25%


Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy
cơ không an toàn trong trường mầm non
41/46
5/46
6
Không leo trèo bàn, ghế, lan can.
= 89%
= 11%

Không sử dụng các đồ dùng, vật dụng sắc
35/46
11/46
7
nhọn
= 76%
= 24%
Biết nói không khi có người lạ cho quà,
40/46
6/46
8
bánh, rủ đi chơi
=87%
= 13%
Biết chạy xa khu vực có lửa, gọi lớn tiếng
36/46
10/46
9
nhờ sự trợ giúp
= 75%
= 23%
Không sờ, chạm tay vào các ổ điện, nguồn
42/46
4/46
10
điện
= 91%
= 9%
Biết nắm chặt tay bố, mẹ, người lớn khi đi
42/46

4/46
11
chơi.
= 91%
= 9%
Biết tránh các nơi nguy hiểm (ao, hồ, giếng
40/46
6/46
12
nước, hố vôi…) khi được nhắc nhở.
= 87%
=13%
Xin phép khi tiếp xúc với chó, mèo, không
39/46
7/46
13
lại gần khi chó mèo đang ăn, bị xích.
= 85%
= 15%
Biết ngồi ngoan, không đùa nghịch và phải
36/46
10/46
14
đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
= 75%
= 25%
Biết đi bộ trên đường phải nắm tay người
35/46
11/46
15 lớn, đi trên vỉa hè bên phải, không chạy

= 76%
=24%
nhảy, tự ý băng qua đường.
Qua nội dung khảo sát trẻ đầu năm học, tôi nhận thấy kết quả trẻ đạt được
các kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn còn hạn chế.
3. Thời gian nghiên cứu
Với đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết
và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm non” tôi đã nghiên
cứu từ tháng 8 năm 2018 và áp dụng thực hiện từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 2
năm 2019.
4. Đối tượng nghiên cứu
Là trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi lớp MGB C1, trường mầm non Phúc Lý.
5. Phạm vi nghiên cứu

6/20


Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy
cơ không an toàn trong trường mầm non
Nghiên cứu 46 trẻ mẫu giáo bé tại trường mầm non Phúc Lý nơi tôi công
tác để giáo dục trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy
cơ không an toàn trong năm học 2018 - 2019.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Các biện pháp thực hiện
Từ những lý do thực tế về nguy cơ không an toàn đối với trẻ nêu trên, tôi
đã không ngừng học hỏi tìm tòi và đã tìm ra một số biện pháp cụ thể như sau:
1.1. Bện pháp 1: Giáo dục trẻ kỹ năng nhận biết và phòng tránh một
số nguy cơ không an toàn qua hoạt động chiều.
1.2. Biện pháp 2: Xây dựng tình huống cho trẻ trải nghiệm và giáo

dục trẻ nhận biết và và phòng tránh các nguy cơ không an toàn.
1.3. Biện pháp 3: Sáng tác một số trò chơi, câu chuyện giúp trẻ nhận
biết và và phòng tránh các nguy cơ không an toàn.
1.4. Biện pháp 4: Giáo dục trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em.
1.5. Biện pháp 5: Tuyên truyền nâng cao nhận thức từ giáo viên đến
phụ huynh để giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an
toàn.
2. Tác dụng của từng biện pháp
2.1. Bện pháp 1: Giáo dục trẻ kỹ năng nhận biết và phòng tránh một
số nguy cơ không an toàn qua hoạt động chiều
Thời gian tổ chức của giờ hoạt động chiều không quá dài, không quá
ngắn, nó đảm bảo các yêu cầu và mức độ nhận thức của trẻ. Thông qua hoạt
động chiều, tôi đã lồng ghép, tích hợp vào đó nội dung giáo dục trẻ nhận biết và
phòng tránh nguy cơ không an toàn. Kết quả đạt được trên trẻ rất tích cực.
2.2. Biện pháp 2: Xây dựng tình huống cho trẻ trải nghiệm và giáo
dục trẻ nhận biết và và phòng tránh các nguy cơ không an toàn
Qua biện pháp này, tính tích cực của trẻ được phát triển rõ rệt. Chính từ
những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ
7/20


Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy
cơ không an toàn trong trường mầm non
năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm
cách giải quyết vấn đề.
2.3. Biện pháp 3: Sáng tác một số trò chơi, câu truyện để giúp trẻ
nhận biết và và phòng tránh các nguy cơ không an toàn
Trò chơi, các bài thơ, câu truyện đem lại hiệu quả rất tốt trong việc giáo
dục trẻ, giúp trẻ nhận biết một cách dễ dàng nhất, dễ hiểu nhất, giáo viên sẽ cảm
thấy nhẹ nhàng hơn khi truyền đạt kiến thức.

2.4. Biện pháp 4: Giáo dục trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục
trẻ em
Biện pháp nhằm giúp trẻ nhận biết kỹ năng tự bảo vệ bản thân qua việc
nhận ra vùng nhạy cảm trên cơ thể và có kỹ năng cơ bản để tránh bị xâm hại.
2.5. Biện pháp 5: Tuyên truyền nâng cao nhận thức từ giáo viên đến
các bậc phụ huynh để giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ
không an toàn
Sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình là cách thức giúp trẻ
phát triển toàn diện nhất. Qua việc tuyên truyền nâng cao ý thức từ giáo viên đến
các bậc phụ huynh, trẻ sẽ có kinh nghiệm, kiến thức trong việc nhận biết và
phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày.
3. Cách thức thực hiện các biện pháp
3.1. Bện pháp 1: Giáo dục trẻ kỹ năng nhận biết và phòng tránh một
số nguy cơ không an toàn qua hoạt động chiều
Vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện đề tài đó là nội dung giáo dục trẻ
nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn chưa được xây dựng thành một
hoạt động như các hoạt động làm quen văn học, làm quen với toán mà nó là một
nội dung giáo dục, tích hợp và lồng ghép. Bản thân tôi trong quá trình nghiên
cứu và cùng đồng nghiệp xây dựng phiên chế thì tôi thấy việc đưa các nội dung
giáo dục về an toàn vào các hoạt động chiều hoàn toàn phù hợp.
Ví dụ: Thông qua hoạt động chiều: “Dạy trẻ kỹ năng làm Salad”, tôi có
lồng ghép, đưa vào trong hoạt động này kỹ năng sử dụng dao an toàn. Thông
qua hoạt động này, trẻ không chỉ được thích thú tham gia trải nghiệm làm món
Salad rau quả mà còn được biết cách cầm dao, sử dụng dao như thế nào để đảm
bảo an toàn cho mình và cho các bạn xung quanh.

8/20


Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy

cơ không an toàn trong trường mầm non

Hình ảnh 1: Trẻ tham gia hoạt động chiều
Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, phiên chế chương trình, tôi đã lồng ghép
các nội dung giáo dục vào hoạt động chiều cụ thể như sau:
Chủ đề
Nội dung giáo dục
Mục đích
Tháng 9
- Bé làm gì khi có - Trẻ biết nói không khi có người lạ đến
người lạ đến đón? đón về.
- Những điều cần - Trẻ biết không được cười đùa trong khi
tránh khi ăn.
ăn, uống, hoặc khi ăn các loại quả có hạt...
- Đồ dùng gia đình - Trẻ nhận biết được những loại đồ dùng
nào an toàn, không an toàn và những loại đồ dùng không an
an toàn?
toàn với bản thân.
Tháng 10
- Không nhận quà - Trẻ biết trả lời “ không” khi có người
bánh của người lạ. không quen mời mình uống nước, ăn kẹo,
ăn bánh. Nếu muốn ăn, uống, cầm thứ gì
từ một người lạ, bé phải hỏi ý kiến bố mẹ
trước. người đó cứ bám theo ép bé ăn hay
bắt lên xe thì phải quẫy đạp và hét thật to
để mọi người đến cứu.
- Trẻ biết chạy thật xa khu vực có lửa rồi,
- Trong nhà xảy ra la lớn tiếng và sang nhà hàng xóm để nhờ
cháy.
họ gọi đến số cứu hỏa 114. Nếu bị lửa bén

vào quần áo, bé không nên bỏ chạy mà thì
9/20


Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy
cơ không an toàn trong trường mầm non
nằm xuống sàn nhà lăn người qua lại hoặc
lấy vải nhúng nước quấn vào chỗ cháy để
dập lửa.
Nếu thấy không thể dập được lửa bé hãy
kêu cứu thật to.
- Trẻ biết không được tự tiện kiểm tra
bằng cách chạm tay vào nguồn điện, công
- Cúp điện khi bé ở tắc hay phích điện, gọi cho ba mẹ, hoặc
nhà một mình.
chạy sang nhà hàng xóm chờ bố mẹ về.
Tháng 11
- Bé có thể nhờ sự - Trẻ biết nhờ đến sự trợ giúp của chú
giúp đỡ từ ai?
công an khi đi lạc đường, đi lạc ở siêu thì
có thể nhờ chú bảo vệ, của cô giáo khi bé
cần dùng dao, kéo hoặc những đồ vật quá
cao....
Tháng 12
- Trẻ biết khi ngồi trên xe máy phải đội
- An toàn khi ngồi mũ bảo hiểm, không đùa nghịch, đứng
trên xe.
trên xe...
- Trẻ biết khi đi bộ phải nắm chặt tay
người lớn, đi trên vỉa hè bên phải, không

- An toàn trên chạy nhảy, băng qua đường.
đường đi.
Tháng 1
Tháng 2

Tháng 3

- Khi đi chơi bé
cần nhớ những gì?
- Những điều lưu ý
khi ra vườn.

- Luôn nắm chặt tay bố mẹ, người lớn.
Không đi theo hoặc nhận quà từ người lạ.
- Trẻ biết khi ra vườn chơi phải đi dép
hoặc giày, không chạm vào các con côn
trùng đậu trên hoa...
- Trẻ biết thói quen xin phép trước khi tiếp
- Phòng ngừa chó xúc với chó, mèo. Không tiến lại gần, nếu
cắn, mèo cào.
con chó, mèo đó đang ăn, bị xích.
Nếu con chó gầm gừ hay đuổi theo, hãy
đứng im và 2 tay bắt chéo trước ngực

10/20


Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy
cơ không an toàn trong trường mầm non


Tháng 4

- Bé bảo vệ mình - Trẻ biết khi trời nắng phải đội mũ, nón,
khi thời tiết nắng đeo khẩu trang, mặc quần áo dài tay khi ra
hoặc mưa.
đường. Trời mưa phải mặc áo mưa, che ô.
Không ra nắng hoặc mưa chơi.
- Trẻ biết tránh xa những nơi đó, không
- Làm gì khi ở gần chạy nhảy, đùa nghịch quanh khu vực có
bể nước, ao, hồ, chứa nước.
sông?
Tháng 5
- Bé làm gì khi bị - Khi ở trường nơi bé học, bé tìm tới bác
lạc?
bảo vệ hoặc cô giáo của bé.
- Khi ở ngoài trường, trẻ biết dừng lại,
đứng yên và nhìn xung quanh, nếu không
thấy bố hoặc mẹ, quay lại và đi thẳng tìm
đến những người có mặc đồng phục, đeo
bảng tên(chú công an, bảo vệ...)
Thời gian tổ chức của giờ hoạt động chiều không quá dài, không quá
ngắn, nó đảm bảo các yêu cầu và mức độ nhận thức của trẻ. Qua đó, trẻ biết
những hành động, những vật dụng nguy hiểm tới tính mạng và cách phòng
tránh. Biết một số trường hợp khẩn cấp, gọi người giúp đỡ.

11/20


Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy
cơ không an toàn trong trường mầm non

3.2. Biện pháp 2: Xây dựng tình huống cho trẻ trải nghiệm và giáo
dục trẻ nhận biết và và phòng tránh các nguy cơ không an toàn
Thay vì “Con không được làm thế này, thế kia” thì ta nên đưa ra các tình
huống cụ thể thông qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế,
nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào? Chính từ những suy nghĩ tìm cách xử lý
ở các tình huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ năng suy đoán, biết áp dụng những
kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết. Từ đó, trẻ có thể vận
dụng với những tình huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp. Các tình
huống có thể tự nảy sinh trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, giáo viên cần chú ý
để tận dụng.
Tuy nhiên nếu chỉ “trông chờ” vào các tình huống tự nảy sinh thì giáo
viên sẽ luôn trong tình thế bị động, thêm vào đó khó triển khai hết được các nội
dung muốn dạy trẻ vì thế tôi đã chủ động tạo thêm các tình huống để giáo dục
trẻ. Việc xây dựng các tình huống cho trẻ trải nghiệm giúp giáo viên thông qua
cách trẻ xử lý có thể kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của trẻ đến đâu để có
biện pháp tác động kịp thời. Mặt khác còn giúp cho giáo viên có thêm biện pháp
mới trong việc giáo dục trẻ. Tôi nghĩ đây là một biện pháp hay vì qua biện pháp
này đã phát huy được tính tích cực của trẻ.

Hình ảnh 2: Trẻ tham gia trải nghiệm tình huống
Để thực hiện được biện pháp này tôi đã thực hiện theo các bước như sau:
12/20


Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy
cơ không an toàn trong trường mầm non
Bước 1: Đưa ra các nội dung giáo dục trẻ để lấy làm tiêu chí xây dựng
các tình huống.
Bước 2: Căn cứ vào các kĩ năng của trẻ tại lớp để xây dựng tình huống
phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo bé.

Bước 3: Đưa ra các cách giải quyết để hỗ trợ giáo viên khi tổ chức và thực
hiện cho trẻ trải nghiệm các tình huống.
Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, xây dựng một số tình huống để đưa vào
khảo sát trên trẻ.
Các phản ứng
và hành động
Cách giải quyết và giáo dục
Tình huống 1
của trẻ có thể
của cô.
xảy ra.
Trước khi vào giờ học, - Trường hợp 1: - Cô đến gần và trò chuyện:
cô cho trẻ lấy ghế về Trẻ vẫn lấy và + Con thấy chiếc ghế này như thế
tổ. Số ghế ít hơn số trẻ định ngồi vào nào?
và có một chiếc ghế chiếc ghế gãy.
+ Chuyện gì xảy ra nếu con ngồi vào
gãy chân. Cô quan sát
chiếc ghế gãy?
cách xử lý của trẻ và
+Cô giáo dục: Nếu con ngồi vào ghế
đưa ra cách giải quyết
gãy thì con sẽ bị ngã nên phải chọn
và giáo dục trẻ.
ghế lành. Nếu không còn ghế thì con
phải gọi cô giúp đỡ.
- Trường hợp 2: - Cô đến gần và tách trẻ ra, trò chuyện:
Trẻ tranh ghế + Vì sao các con lại tranh nhau ghế?
Mục tiêu cần đạt:
- Trẻ nhận biết được lành với bạn + Ghế gãy mà ngồi vào thì sẽ làm sao?
+ Giáo dục: Nếu ngồi vào ghế gãy

chiếc ghế gãy là đồ vật khác.
thì con sẽ bị ngã nên phải chọn ghế
không an toàn.
lành. Nếu không còn ghế thì nên gọi
- Trẻ có kĩ năng phòng
cô giúp đỡ, không nên tranh giành
tránh: không lấy ghế
ghế với bạn.
gãy để ngồi.
- Trường hợp 3: - Cô trò chuyện:
Trẻ không lấy + Vì sao con không lấy chiếc ghế
ghế gãy mà gọi gãy?
cô giúp đỡ.
+ Cô giáo dục: nếu ngồi vào ghế gãy
thì con sẽ bị ngã vì thế không nên
lấy. Cô khen ngợi và nêu gương trẻ
trước lớp.

13/20


Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy
cơ không an toàn trong trường mầm non
Tôi đã thử đưa tình huống này vào cho trẻ lớp tôi trải nghiệm và kết quả
đạt được là đa số trẻ lớp tôi đều xử lí theo trường hợp ba. Điều đó cho thấy rằng
các biện pháp tôi áp dụng ở trên hoàn toàn hiệu quả, đã giúp trẻ nhận thức sâu
được các nguy cơ gây mất an toàn và có kĩ năng xử lí tình huống rất là tốt.
Các phản ứng và
Cách giải quyết và giáo dục
Tình huống 2

hành động của
của cô.
trẻ có thể xảy ra.
Cô cho trẻ chơi lắp ghép - Trường hợp 1: - Cô đến gần và trò chuyện:
trong giờ chơi tự do. Trẻ ngồi chơi lắp + Các con đang chơi trò gì?
Trong rổ đồ chơi lắp ghép và chơi các + Các hột, hạt như thế nào?
ghép có một số hột, hạt hột, hạt có trong + Chuyện gì xảy ra nếu chẳng
tròn có thể gây nguy rổ.
may nuốt phải các hột, hạt tròn?
hiểm cho trẻ. Cô quan sát
+ Các con có thể giúp cô loại bỏ
phản ứng của trẻ và đưa
các hột, hạt đó ra khỏi rổ được
ra cách giải quyết, giáo
không?
dục.
+ Cô giáo dục: Nếu con chơi các
hột, hạt tròn nếu nuốt phải rất
nguy hiểm. Vì thế nếu nhìn thấy
Mục tiêu cần đạt:
các hột, hạt đó thì các con nên
- Trẻ nhận biết được các
nhặt và đưa cho cô.
- Cô trò chuyện:
hột, hạt tròn là đồ chơi - Trường hợp 2:
Trẻ không chơi + Đây là gì? Các hột, hạt này có
không an toàn.
- Trẻ có kĩ năng phòng các hột, hạt mà đặc điểm gì?
tránh: nếu nhìn thấy các nhặt và đưa cho + Vì sao các con không được chơi
hột, hạt?

hột, hạt tròn thì không cô.
+ Cô giáo dục: Các hột, hạt tròn
được lấy chơi và phải
dễ gây nguy hiểm cho các con
đưa cho người lớn.
nếu các con nuốt phải nên không
được lấy chơi và phải đưa cho
người lớn. Cô khen ngợi và nêu
gương trẻ trước lớp.
Kết quả: 100% trẻ lớp tôi xử lý tình huống theo trường hợp 2.
Tôi đã áp dụng các tình huống cho trẻ ở lớp tôi và kết quả đạt được đó là
trẻ nhận biết được các nguy cơ không an toàn và có kĩ năng giải quyết tình
huống hợp lý.

14/20


Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy
cơ không an toàn trong trường mầm non
3.3. Biện pháp 3: Sáng tác một số trò chơi, câu chuyện giúp trẻ nhận
biết và và phòng tránh các nguy cơ không an toàn
a. Sáng tác trò chơi
Qua thực tiễn tôi nhận thấy nếu dạy trẻ về các nguy cơ và chỉ “thực hành
miệng” các cách phòng tránh, các cách hoạt động an toàn thì nhiều khi trẻ sẽ
không hình dung ra được. Và tôi nhận thấy trò chơi, các bài thơ, câu truyện đem
lại hiệu quả rất tốt trong việc giáo dục trẻ, giúp trẻ nhận biết một cách dễ dàng
nhất, dễ hiểu nhất, giáo viên sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi truyền đạt kiến
thức.
Với đặc điểm của trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo bé với khả năng
tập trung và nhận thức chưa cao mà đối với trẻ thì hoạt động vui chơi là hoạt

động chủ đạo, trẻ “học bằng chơi, chơi mà học” nên tôi nhận thấy người giáo
viên có thể truyền đạt kiến thức đến trẻ một cách dễ dàng và đơn giản nhất đó là
thông qua các trò chơi. Tôi đã sáng tác một số trò chơi đơn giản nhằm giúp trẻ
hứng thú tham gia hoạt động và có thể nhận biết, phòng tránh một số nguy cơ
không an toàn một cách dễ dàng nhất. Tôi đã triển khai tổ chức thực hiện trên
100% trẻ tại lớp và đạt được kết quả tốt.
Với các trò chơi này tôi tổ chức trong phần trò chơi ôn luyện các giờ học
khám phá, giờ hoạt động chiều để góp phần giáo dục trẻ một cách hiệu quả nhất.

Hình ảnh 3: Trẻ tham gia chơi trò chơi.
15/20


Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy
cơ không an toàn trong trường mầm non
Ví dụ: Trò chơi: “Bước nhảy thông minh”.
Cách chơi: Cô cho trẻ đứng tự do quanh lớp, khi cô giơ hình ảnh về các
loại đồ dùng thì trẻ phải quan sát, gọi tên đồ dùng đó. Nếu là đồ dùng không an
toàn thì trẻ phải nhảy vào ô màu đỏ, nếu là đồ dùng an toàn thì trẻ nhảy vào ô
màu xanh.
Luật chơi: Trẻ nào nhận biết sai và nhảy nhầm ô sẽ là người thua cuộc, sẽ
phải nhảy lò cò quanh lớp.
Kết quả: 98% trẻ nhận biết được các đồ vật: cái kéo, con dao, cái dĩa, que
nhọn… là đồ dùng gây nguy hiểm cho trẻ.
b. Sáng tác truyện ngắn
Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể
chuyện. Nội dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ.
Chính vì vậy tôi đã sáng tác một số câu chuyện lồng vào đó các tình huống để
giáo dục trẻ. Giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú, tự nguyện.
Với đặc thù trẻ đang sống ở thành phố, vì vậy ngoài việc giáo dục trẻ

tránh xa ao, hồ, hồ nước nguy hiểm mà môi trường sống của trẻ ít gặp. Trong
nhà vệ sinh, phòng tắm cũng nhiều tình huống có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Chính vì vậy, tôi đưa ra những tình huống để dạy trẻ cách sử dụng an
toàn trong phòng tắm bằng cách đưa vào câu chuyện để trẻ rút ra bài học kinh
nghiệm cho mình.
Ví dụ: Truyện “Đi xe máy”
Hôm nay, trường Hà tổng kết năm học đặc biệt là lễ chia tay các anh chị
lớp mẫu giáo lớn. Cu cậu háo hức dậy thật sớm, giục mẹ đưa đi sớm đến
trường. Ăn sáng xong, cậu vội vàng đeo ba lô chạy ra ngõ đợi mẹ.
Ra đến đường, Hà luôn miệng giục mẹ :
- Mẹ ơi, mẹ đi nhanh lên nhé!
Đang đi, bỗng Hà chợt nhớ ra, cậu kêu lên:
- Mẹ ơi, con quên mất mũ bảo hiểm ở nhà rồi!
Mẹ nói :
- Tại con cứ vội cuống lên đấy mà. Thôi, mẹ con mình quay lại để lấy
nhé!
- Không, bây giờ mà quay về thì muộn mất mẹ ạ!
Hà nhất định không chịu quay lại để lấy mũ, mẹ đành phải nhượng bộ
không quay về nữa. Đang đi, bỗng chiếc xe phía trước chở thùng cam bị rơi
xuống đường, làm cam rơi tung toé. Mẹ vội vàng phanh gấp làm xe loạng
choạng rồi đổ kềnh làm hai mẹ con ngã lăn ra đường. Hà bị đập đầu xuống
đường.
16/20


Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy
cơ không an toàn trong trường mầm non
Chú công an đang đứng bên đường nhìn thấy chú bèn bước sang đỡ hai
mẹ con dậy, chú lo lắng hỏi :
- Chị và cháu có sao không?

Mẹ xem xét chỗ vết thương của Hà và nói:
- Cảm ơn anh, mẹ con tôi không sao ạ!
Chú ôn tồn nhắc nhở :
- Chị không cho cháu đội mũ bảo hiểm là vi phạm luật ATGT rồi. Trẻ em
cũng phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo ATGT. Nếu hôm nay mà va chạm mạnh
thì sẽ rất nguy hiểm. Cháu đội mũ thì những trấn thương vùng đầu giảm đi rất
nhiều. Tránh được những trấn thương để lại những hậu quả đáng tiếc.
Mẹ xin lỗi chú công an và nói với Hà:
- Mẹ con mình lần sau dù có vội hay muộn đến mấy cũng phải nhớ đội mũ
bảo hiểm con nhé!
Sau khi cho trẻ nghe chuyện và đàm thoại với trẻ về nội dung câu
chuyện, tôi thấy có nhiều cháu cũng thừa nhận thường xuyên không đội mũ bảo
hiểm khi đi xe máy đi học. Sau đó, nhiều bậc phụ huynh đã chia sẻ với cô giáo:
Bản thân phụ huynh cũng ít khi nhớ cho con đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy đến
trường, bởi một phần vướng, một phần công an thường không phạt trường hợp
này nên các phụ huynh cũng hay bỏ qua. Nhưng bây giờ, các con biết nhắc bố
mẹ đội mũ bảo hiểm khi đi ra ngoài và còn đòi đội mũ bảo hiểm khi đi học. Qua
câu chuyện tôi thấy rằng: Trẻ đã nhận thức được sự cần thiết của việc đội mũ
bảo hiểm khi đi xe. Biết được nếu không thực hiện tốt thì có thể xảy ra rủi ro
như thế nào. Từ đó tạo cho trẻ ý thức chấp hành LLATGT từ bé.
3.4. Biện pháp 4: Giáo dục trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em.
Đối với trẻ quá nhỏ thì chưa hiểu được việc mình bị lạm dụng đến khi
người lớn phát hiện, với trẻ lớn hơn dù biết bị lạm dụng nhưng có thể vì sốc tâm
lý, sợ bạn bè kỳ thị nên không dám nói ra. Về phía gia đình nạn nhân, đôi khi vì
sợ xấu hổ, nghĩ rằng không tìm được cứu cánh cho các em nên chọn cách im
lặng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều vụ trẻ bị lạm dụng
chưa kịp nổi đã chìm, để lại hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, hơn bao giờ hết, trách
nhiệm của gia đình, cơ sở giáo dục và ý thức tự bảo vệ của các em phải được đặt
lên hàng đầu.
Nắm được vấn đề bức thiết này, tôi thiết nghĩ cần phải giáo dục trẻ kỹ

năng nhận biết và bảo vệ bản thân. Tôi đã không ngừng tìm hiểu các tài liệu của
các chuyên gia về tâm lý để có thể tìm ra các hoạt động phù hợp với trẻ nhằm

17/20


Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy
cơ không an toàn trong trường mầm non
giúp trẻ nhận ra vùng nhạy cảm trên cơ thể và có được kỹ năng cơ bản để phần
nào tránh được nạn xâm hại.
Những bộ phim hoạt hình thường làm cho trẻ hứng thú và say sưa theo
dõi. Tôi đã sưu tầm một số video chia sẻ về nạn xâm hại cho trẻ xem và cùng trò
chuyện với trẻ. Qua đó trẻ nhận ra được những điều không nên làm là: không đi
chơi một mình nơi vắng vẻ, xa bố mẹ, không được nhận quà của người lạ trong
bất cứ trường hợp nào và tuyệt đối không được cho người lạ động chạm và các
vùng riêng tư trên cơ thể.
Sau khi áp dụng biện pháp này, trẻ lớp tôi đã có kỹ năng cơ bản để tránh
bị xâm hại đến cơ thể. Trẻ nhận biết được những vùng nhạy cảm của trẻ là vùng
đồ bơi. Trẻ nhận ra rằng chỉ có bố, mẹ và người thân mới có thể chạm vào vùng
đồ bơi của bé, thay quần áo cho bé, không nhận quà từ người lạ, biết hô to khi
nhận thấy sự nguy hiểm.

Hình ảnh 4: Trẻ xem video giáo dục kỹ năng sống
3.5. Biện pháp 5: Tuyên truyền nâng cao nhận thức từ giáo viên đến
phụ huynh học sinh nhằm phối hợp thực hiện giáo dục trẻ nhận biết và
phòng tránh các nguy cơ không an toàn
a. Tuyên truyền nâng cao nhận thức trong đội ngũ giáo viên
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi xây dựng các biểu bảng để tuyên
truyền sưu tầm các tranh ảnh về các đồ vật không an toàn, các địa điểm có nguy
18/20



Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy
cơ không an toàn trong trường mầm non
cơ không an toàn, các hoạt động có nguy cơ không an toàn, trưng bày ở các lớp
học, các góc vận động, các góc tuyên truyền của trường. Hàng ngày trước khi
đón trẻ và trước khi ra về tôi cùng các giáo viên dọn dẹp lớp sạch sẽ, kiểm tra và
loại bỏ các nguy cơ có thể gây mất an toàn cho trẻ. Hàng tuần vào chiều thứ sáu
tôi cùng tất cả cán bộ giáo viên đều tham gia tổng vệ sinh trong và ngoài phòng
học, phòng làm việc, sân trường, vườn trường,… loại bỏ các nguy cơ gây mất an
toàn cho trẻ khi trẻ học tập và vui chơi trong trường.

Hình ảnh 5: Giáo viên tham gia tổng vệ sinh chiều thứ 6 hàng tuần.

19/20


Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy
cơ không an toàn trong trường mầm non

Hình ảnh 6: Tập thể CB-GV-NV trong trường tham gia buổi SHCM
Tôi nhận thấy các biện pháp được tôi áp dụng để giáo dục trẻ lớp tôi nhận
biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn có hiệu quả rất tốt và cần phải
triển khai tới các giáo viên trong khối, trường để các bạn đồng nghiệp cũng có kĩ
năng, phương pháp tác động phù hợp với trẻ. Tôi đã mạnh dạn đề xuất với tổ
chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường tổ chức buổi thảo luận, tập huấn về
“Phương pháp giáo dục trẻ kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an
toàn cho trẻ và cách xử trí ban đầu một số tai nạn thương tích”.
b. Tuyên truyền với phụ huynh học sinh
Việc giáo dục trẻ không chỉ ở lớp là đủ mà nó phải xuyên suốt mọi lúc

mọi nơi. Nếu ở lớp trẻ thực hiện mà ở nhà lại không thực hiện thì coi như việc
giáo dục đó không có ý nghĩa nữa. Chính vì thế rất cần có sự phối hợp giáo dục
giữa nhà trường và gia đình để có thể giáo dục trẻ một cách toàn diện nhất.
Qua những kinh nghiệm mà tôi trao đổi và sự phối kết hợp thực hiện cho
trẻ trải nghiệm của phụ huynh khi thực hiện ở nhà tôi đã nhận được sự phản hồi
rất khả quan. Các con đã bước đầu nhận biết và phòng tránh được một số nguy
cơ không an toàn có thể xảy ra trong gia đình: không lại gần bếp lửa, phích nước
nóng, ổ cắm điện, không vào nhà vệ sinh một mình, không đi ra ngoài chơi khi
không có bố mẹ đi cùng, ... Trẻ có một số kĩ năng ban đầu về cách xử lý một số
tình huống đơn giản. Phụ huynh đã nhận thấy sự cần thiết của việc phòng tránh
20/20


Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy
cơ không an toàn trong trường mầm non
một số nguy cơ không an toàn cho con trẻ và đã có những kiến thức ban đầu để
phối hợp với giáo viên giáo dục, đánh giá trẻ một cách hợp lý nhất.

III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Giáo dục trẻ kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn là
nội dung quan trọng đối với trẻ mẫu giáo, đặc biệt ở độ tuổi 3-4 tuổi. Đảm bảo
an toàn cho trẻ hiện nay là vấn đề cấp bách và cần sự quan tâm, phối hợp của cả
xã hội. Trẻ em với vốn hiểu biết còn non nớt, kinh nghiệm sống chưa nhiều, sự
trải nghiệm chưa có, bản tính tò mò, thích tìm tòi khám phá nên không tránh
được sự mất an toàn. Vì vậy, người lớn mà đặc biệt là người làm công tác giáo
dục cần nghiêm túc tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng giáo
dục có giờ giấc, đảm bảo chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ.
Đảm bảo an toàn cho trẻ không có nghĩa là bố mẹ, người thân, cô giáo
luôn luôn phải theo sát trẻ mọi lúc mọi nơi dẫn đến tình trạng kiểm soát trẻ, bảo
vệ, che chắn cho trẻ quá kĩ khiến cho trẻ không được tự do phát triển, trải

nghiệm cuộc sống. Cha mẹ và cô giáo cần đồng hành, làm bạn cùng con, hướng
dẫn và giáo dục trẻ để trẻ có kiến thức và tự mình nhận biết và biết cách phòng
tránh các nguy cơ không an toàn có thể xảy ra vớí bản thân. Khi đó trẻ sẽ có vốn
kiến thức, có kinh nghiệm sống và có thể tự bảo vệ mình trước những nguy cơ
mất an toàn mà không cần đến sự bảo vệ của người lớn vì đâu phải lúc nào
người lớn cũng có thể ở bên trẻ.
1. Kết luận
21/20


Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy
cơ không an toàn trong trường mầm non
1.1. Đối với trẻ
Sau thời gian nghiên cứu, áp dụng đề tài, trẻ lớp tôi đã đạt được kết quả
như sau:
KẾT QUẢ
STT
NỘI DUNG KHẢO SÁT
Đạt
Chưa đạt
42/46
4/46
1
Trẻ biết nói không khi có người lạ đến đón.
= 91%
= 9%
43/46
3/46
2
Không đi, chạy nhảy vào chỗ có nước trơn.

= 93%
= 7%
Khi ăn cơm, kẹo, các loại quả có hạt…
42/46
4/46
3
không cười, đùa.
=91%
= 9%
44/46
2/46
4
Không tự ý lấy thuốc uống.
= 95%
= 5%
Không đến gần các đồ dùng có nguy cơ gây
44/46
2/46
5
bỏng: phích nước, bếp đang đun…
= 95%
= 5%
43/46
3/46
6
Không leo trèo bàn, ghế, lan can.
= 93%
= 7%
Không sử dụng các đồ dùng, vật dụng sắc
44/46

2/46
7
nhọn.
= 95%
= 5%
Biết nói không khi có người lạ cho quà,
43/46
3/46
8
bánh, rủ đi chơi.
=93%
= 7%
Biết chạy xa khu vực có lửa, gọi lớn tiếng
44/46
2/46
9
nhờ sự trợ giúp.
= 95%
= 5%
Không sờ, chạm tay vào các ổ điện, nguồn
44/46
2/46
10
điện.
= 95%
= 5%
Biết nắm chặt tay bố, mẹ, người lớn khi đi
46/46
11
0

chơi.
= 100%
Biết tránh các nơi nguy hiểm (ao, hồ, giếng
46/46
12
0
nước, hố vôi…) khi được nhắc nhở.
= 100%
Xin phép khi tiếp xúc với chó, mèo, không
43/46
3/46
13
lại gần khi chó mèo đang ăn, bị xích.
= 93%
= 7%
Biết ngồi ngoan, không đùa nghịch và phải
46/46
14
0
đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
= 100%
Biết đi bộ trên đường phải nắm tay người
43/46
3/46
15 lớn, đi trên vỉa hè bên phải, không chạy
= 93%
=7%
nhảy, tự ý băng qua đường.
Kết quả khảo sát trên cho thấy kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ
không an toàn của trẻ lớp tôi đã có sự tiến bộ phát triển rõ rệt.

1.2. Đối với phụ huynh
22/20


Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy
cơ không an toàn trong trường mầm non
Phụ huynh kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc trang bị kiến thức
giúp trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn ở mọi lúc, mọi nơi.
Tham gia CLB: “Cha mẹ đến trường cùng con” để cùng con trải nghiệm,
bố mẹ sẽ hiểu con nhiều hơn, tin tưởng gửi gắm con em mình cho giáo viên.
2. Khuyến nghị
Nhà trường cần trang bị đầy đủ vật chất, đồ dùng dạy học cho cô và trẻ.
Muốn giáo dục trẻ đạt kết quả tốt, người giáo viên phải có tâm huyết với
nghề, có tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, phải nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Người giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, không ngừng
học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Trau dồi kiến thức, nâng cao nhận thức qua các tài liệu sách báo, các
thông tin trên mạng, các tài liệu nghiên cứu về giáo dục trẻ trong lứa tuổi mầm
non.
Mạnh dạn suy nghĩ, sáng tạo và vận dụng linh hoạt trong quá trình tổ
chức các hoạt động cho trẻ.
Kết hợp với phụ huynh để có biện pháp giáo dục trẻ một cách tốt nhất ở
gia đình và nhà trường.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi đưa ra còn nhiều hạn chế mong
được Ban giám hiệu, các cấp lãnh đạo, chi em đồng nghiệp đóng góp ý kiến bổ
sung và nhận xét để bài viết được phong phú, sáng tạo và hiệu quả hơn nữa.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến của bản thân mình, không sao chép của
người khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn !


Hà Nội, ngày….. tháng … năm 2019.
Giáo viên

Nguyễn Thị Cúc
23/20


Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy
cơ không an toàn trong trường mầm non

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình:“Giáo dục học”, NXB Giáo dục – 1999 - Nguyễn Ánh Tuyết (chủ
biên).
2. Giáo trình:“Giáo dục học mầm non”, NXB Đại học Sư phạm - Đào Thanh
Âm (chủ biên).
3. Giáo trình:“Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non”, NXB Đại học sư phạm Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên).
4. “Chương trình giáo dục mầm non”,(Ban hành kèm theo Thông tư số
17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 07 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Gáo dục và
Đào tạo và Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của
Bộ trưởng Bộ Gáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của
Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TTBGDĐT ngày 25/07 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Gáo dục và Đào tạo), NXB
Giáo dục Việt Nam.
24/20


Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy
cơ không an toàn trong trường mầm non
5. “Tạp chí giáo dục mầm non”.
6. Bộ tiêu chí đánh giá môi trường an toàn cho trẻ trong trường mầm non về
“Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở

giáo dục mầm non”.
7. Báo điện tử phunuoline.com.vn

25/20


×