Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

XÂY DỰNG TRANG WEB THÔNG TIN VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.06 KB, 34 trang )

Luận văn

GVHD: PGS Nguyễn Hồ Phương

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………...2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY, NGUỒN LỰC
VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP
PHẦN MỀM VINASITE
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty………………………………3
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp……………………………………..3
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty………………………………………….4
1.4 Quy trình thiết kế website……………………………………………………5
1.5 Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn kinh doanh của công ty………………7
1.6 Nguồn nhân lực công ty……………………………………………………...9
1.7 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp……………………………………..10
1.8 Kết quả kinh doanh của công ty…………………………………………….12
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH
GIẢI PHÁP PHẦN MỀM VINASITE
2.1 Những điểm mạnh, yếu của công ty………………………………...……….13
2.2 Một số ý kiến đề xuất, kiến nghị đối với công ty…………………………....21
CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG TRANG WEB THÔNG TIN VÀ THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
3.1 Ý tưởng xây dựng trang web…………………………………………………23
3.2 Nội dung ……………………………………………………………………..27
3.3 Phương hướng phát triển……………………………………………………..29
3.4 Quản lý trang web……………………………………………………………33
KẾT LUẬN..……………………………………………………………………34

Sinh viên: Lê Đức Bình


1

Lớp LTCĐ-QL202


Luận văn

GVHD: PGS Nguyễn Hồ Phương

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ
của Internet. Kéo theo nó là rất nhiều các dịch vụ trên Internet đã được hình thành
và phát triển mạnh mẽ, trong đó không thể không kể đến các hình thức mua bán
trực tuyến hay còn được gọi là thương mại điện tử. Việc mua bán các sản phẩm đã
không còn mất quá nhiều thời gian như trước nữa. Ngoài ra nhờ có Internet mà con
người trong xã hội còn có thể tìm hiểu thông tin về sản phẩm mình muốn mua
nhiều hơn.
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH GIẢI PHÁP PHẦN MỀM
VINASITE và nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và toàn thể các cán
bộ trong công ty, em đã có một ý tưởng về “XÂY DỰNG TRANG WEB THÔNG
TIN VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ” từ việc tìm kiếm thông tin và nhu cầu mua
sắm tăng cao của thị trường. Đây sẽ là một trang web thông tin khuyến mãi phóng
phú và kết hợp thương mại điện tử với mong muốn mang đến cho các khách hàng
sự tiện lợi nhất khi muốn mua sắm hoặc tìm kiếm thông tin sản phẩm. Luận văn
gồm có 3 chương
Chương 1: Giới thiệu tổng quan và tình hình hoạt động của công ty TNHH
GIẢI PHÁP PHẦN MỀM VINASITE
Chương 2: Thực trạng hoạt động của công ty TNHH GIẢI PHÁP PHẦN MỀM
VINASITE
Chương 3: Xây dựng trang web thông tin và thương mại điện tử

Để hoàn thành bài luận văn này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
giảng viên hướng dẫn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là ý tưởng, tính thực tế còn những
hạn chế nên việc nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy, em rất mong
nhận được sự góp ý của các thầy, cô để luận văn của em có thể được hoàn thiện
hơn nữa.
Sinh viên: Lê Đức Bình

2

Lớp LTCĐ-QL202


Luận văn

GVHD: PGS Nguyễn Hồ Phương

Chương 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ TÌNH HÌNH HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP PHẦN MỀM
VINASITE
1.1: Quá trình hình thành và phát triển của công ty :
Tên công ty : Công ty TNHH giải pháp phần mềm VINASITE
Trụ sở chính : 16/56 phố Hoa Lâm – Việt Hưng – Long Biên – Hà Nội.
Điện thoại : 043.990.3112
Website :
Công ty TNHH Giải pháp phần mềm VINASITE hay gọi tắt là Công ty
TNHH VINASITE được thành lập trong giai đoạn bùng nổ của công nghệ
thông tin trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Cùng với xu hướng
đó Công ty TNHH VINASITE đã cố gắng để phát triển ổn định và đưa tới
các dịch vụ hoàn hảo hơn giúp các doanh nghiệp hay tổ chức có thể đến với

khách hàng nhanh nhất với khẩu hiểu của công ty là “ Hãy để cho cả thế giới
biết BẠN LÀ AI”. Từ khi thành lập Công ty đã không ngừng phát triển và
khẳng định khả năng của mình trong các lĩnh vực thiết kế, quản trị website
và Marketing online. Từ năm 2008 chính thức đi vào hoạt động Công ty
TNHH VINASITE đã hoàn thành nhiều dự án website cho các doanh nghiệp
và cá nhân tiêu biểu như các trang web: www.hkphone.com.vn,
www.kuongngan.com, www.mualaban.vn, ….
1.2: Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực:
- Nhận thiết kế và gia công website từ ý tưởng của doanh nghiệp, cá nhân
hoặc tạo các trang website mẫu để khách hàng có thể lựa chọn. Dựa theo
sự lựa chọn của khách hàng công ty sẽ thiết kế website theo ý tượng đó
dựa trên nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay, chạy phù hợp trên
các hệ điều hành phổ thông hiện nay.

Sinh viên: Lê Đức Bình

3

Lớp LTCĐ-QL202


Luận văn

GVHD: PGS Nguyễn Hồ Phương

- Quản trị các website với công việc chính là dịch vụ tư vấn phát triển
website của khách hàng cũng như chịu trách nhiệm các khâu quản lý, cập
nhập thông tin website theo yêu cầu và thông tin khách hàng đưa, theo
dõi và phân tích lưu lượng truy cập để theo dõi sự tăng trưởng của

website và đặc biệt là giúp bảo vệ an toàn website bằng việc sao lưu dữ
liệu, ngăn chặn có thế xảy ra trong website
- Marketing online với việc thương mại điện tử đang ngày một phát triển,
để tìm ra phương pháp tiếp thị sản phẩm tiến gần đến khách hàng đang
ngày càng có nhiều hướng tiếp cận thì marketing online đã giúp cho các
doanh nghiệp cá nhân hợp tác với Công ty TNHH VINASITE trong lĩnh
vực này sẽ được tư vấn và giúp đỡ tiếp cận với các khách hàng tiềm năng
một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhất.
1.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
Với quy mô công ty nhỏ nên cơ cấu tổ chức của công ty được tinh giản
thành các bộ phận chịu trách nhiệm làm việc ở 1 khâu của quy trình thiết kế
website, có người làm ở 2 bộ phận tùy khả năng xử lý công việc. Mô hình chính
của công ty như sau:

Giám đốc
điều hành

Bộ phận kinh
doanh

Bộ phận thiết
kế

Bộ phận kế
toán

Trong đó:
- Giám đốc điều hành: Có nhiệm vụ chỉ đạo và quản lý toàn doanh
nghiệp, chịu trách nhiệm về tình hình kinh doanh của công ty và chịu
trách nhiệm trước nhân viên trong công ty.

Sinh viên: Lê Đức Bình

4

Lớp LTCĐ-QL202


Luận văn

GVHD: PGS Nguyễn Hồ Phương

- Bộ phận kinh doanh: Có nhiệm vụ giao dịch, tim kiếm khách hàng có
nhu cầu sử dụng dịch vụ mà công ty cung cấp. Ngoài ra còn có thêm
nhiệm vụ xây dựng ý tưởng thiết kế của khách hàng, khai thác thông tin
để có thể chuyển cho bộ phận thiết kế xây dựng trang web giúp trang web
được xây dựng sát nhất với mong muốn của khách hàng.
- Bộ phận thiết kế: Có nhiệm vụ chính là xây dựng website dựa trên ý
tưởng, các thông tin đã được bộ phần kinh doanh khai thác. Đưa ra được
bản thử nghiệm sớm nhất để lấy ý kiến khách hàng, hoàn thành website
theo mong muốn của khách hàng.
- Bộ phận kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức hạch toán, quản lý nhân sự và
thông tin kinh tế cho giám đốc quá trình sản xuất kinh doanh và tình hình
thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước giúp cho giám đốc điều
hành và quản lý các hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả nhất.
1.4: Quy trình thiết kế website
- Lên ý tưởng: Để có thể lên ý tưởng thì khâu thu thập thông tin và ý kiến
khách hàng là rất quan trọng. Vì vậy bộ phận kinh doanh phải nắm chắc
về những thông tin này để có thể xây dựng lên 1 số mẫu website thử
nghiệm cho khách hàng có cái nhìn trực quan về sản phẩm chuẩn bị được
thiết kế

- Xây dựng website: Từ lựa chọn thành công mẫu website mà khách hàng
chọn (thường được thiết kế bằng file hình ảnh trực quan) các nhân viên
bộ phận thiết kế sẽ cắt hình ảnh chuyển thành ngôn ngữ lập trình website
để đưa toàn bộ hình ảnh thử nghiệm đó thành 1 trang web thực sự
- Lấy ý kiến khách hàng: Sau khi hoàn thành, website sẽ được đưa lên 1
địa chỉ tạm cho khách hàng sử dụng kiểm tra tính năng của website, hoàn
thiện theo ý kiến của khách hàng. Trong khâu này cần sự liên lạc thông
tin của phòng kinh doanh để chuyển giao thông tin từ khách hàng đến bộ
phận kỹ thuật.

Sinh viên: Lê Đức Bình

5

Lớp LTCĐ-QL202


Luận văn

GVHD: PGS Nguyễn Hồ Phương

- Hoàn thiện website: Xây dựng trang web hoàn thiện, tư vấn tên web, hỗ
trợ host, domain cho khách hàng. Tư vấn khách hàng thêm các gói quản
lý website, marketing online của công ty.
- Bàn giao: Chuyển giao và tập huấn quản lý website cho khách hàng. Sau
khi bàn giao công ty sẽ chịu trách nhiệm về khâu kỹ thuật, bất cứ khi nào
khách hàng yêu cầu hỗ trợ. Quản lý website, marketing online theo nhu
cầu của khách hàng.

Năm 2010

Tỷ
Số lượng

trọng

20010/2011
Tỷ

Số lượng

(%)
Sinh viên: Lê Đức Bình

So sánh tăng, giảm

Năm 2011

trọng
(%)

6

Số tuyệt
đối

%

Lớp LTCĐ-QL202



Luận văn

GVHD: PGS Nguyễn Hồ Phương

Tổng vốn

Vốn chủ sở hữu

879.106

100%

879.106

100%

Vốn vay

0

1.001.36

2
Chia theo sở hữu
1.001.36
2

0
0
Chia theo tính chất


100%

122.256 13,91%

100%

122.256 13,91%

0

0

0%

Vốn cố định

862.837

98,15% 991.593

99,024% 128.756 14,92%

Vốn lưu động

16.269

1,85%

0,976%


9.769

-6.500

-39,95%

NGUỒN LỰC VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH
GIẢI PHÁP PHẦN MỀM VINASITE

BẢNG 1: CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM 2010- 2011

(Đơn vị: nghìn đồng)
Nguồn: Bộ phận kế toán

1.5 Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn kinh doanh của công ty
Qua bảng 1 ta thấy tổng vốn của công ty qua 2 năm gần đây đều tăng, năm
2010 tổng vốn của công ty là 879.106.000 , đến năm 2011 số vốn của công ty tăng
lên 1.001.362.000 tăng 13,91% so với năm 2010. Có được kết quả này là do tình
hình kinh doanh của công ty thuận lợi, và đã trích từ lợi nhuận để bổ sung cho
nguồn vốn kinh doanh.
Sinh viên: Lê Đức Bình

7

Lớp LTCĐ-QL202


Luận văn


GVHD: PGS Nguyễn Hồ Phương

Xét về cơ cấu các loại vốn được phân theo đặc điểm luân chuyển vốn được
chia ra là vốn cố định và vốn lưu động. Từ bảng 1 ta thấy vốn cố định của công ty
năm 2010 là 862.837.000 nghìn đồng chiếm 98,15% tổng vốn của công ty, còn lại
là vốn lưu động số lượng là 16.269.000 nghìn đồng chiếm 1,85%. Qua đây ta thấy
nguồn vốn công ty chủ yếu là nguồn vốn cố định. Qua 2 năm từ năm 2010-2011 ta
thấy vốn cố định tăng còn vốn lưu động có xu hướng giảm. Nguyên nhân chủ yếu
là công ty chuyên về dịch vụ nên nguồn vốn lưu động được thu hẹp chuyển sang
nguồn vốn cố định của công ty
Vốn lưu động có xu hướng giảm, cụ thể năm 2010 vốn lưu động chiếm
1,85% . Tới năm 2011 vốn lưu động chỉ còn chiếm 0,976% trong khi vốn cố định
đã tăng lên từ 98,15% lên 99,024%.
Xét theo nguồn hình thành chúng ta thấy công ty TNHH Vinasite có nguồn
vốn chủ sở hữu chiếm chủ yếu, không sử dụng vốn vay và có xu hướng ngày càng
tăng cao. Với số liệu như vậy cho thấy công ty đang cố gắng và luôn tự chủ về
nguồn vốn.

BẢNG 2: BẢNG CƠ CẤU LAO ĐỘNG
Đơn vị: Người
Năm 2010

Sinh viên: Lê Đức Bình

Năm 2011

8

So sánh
giảm

2011/2010

tăng

Lớp LTCĐ-QL202


Luận văn

Tổng số lao động
Phân theo tính chất 1đ
Lao động gián tiếp
Lao động trực tiếp
Phân theo giới tính
- Nam
- Nữ
Phân theo trình độ
- Đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp
- PTTH
Phân theo độ tuổi
- Trên 45 tuổi
- Từ 35 đến 45 tuổi
-Từ 25 đến 35 tuổi
- Dưới 25 tuổi

GVHD: PGS Nguyễn Hồ Phương

Tổng

số
8

Tỷ lệ

100%

Tổng
số
13

4

50%

9

4

50%

3
5
4
2
2
0
0
0
4

4

Tỷ lệ

Tổng
số
5

62,5%

69,23%

5

125%

4

30,77%

0

0%

37,5%
62,5%

3
10


23,08%
76,92%

0
5

0%
200%

50%
25%
25%

5
5
3
0

38,46%
38,46%
23,08%

1
3
1

25%
150%
25%


0
0
10
3

0%
0
0%
0%
0
0%
76,92%
6
150%
23,08%
-1
-25%%
Nguồn: Bộ phận kế toán

50%
50%

Tỷ lệ

1.6 Nguồn nhân lực công ty:
Với quy mô công ty nhỏ nên số lượng nhân viên công ty là ít, số lượng nhân
viên năm 2010 là 8 người đến năm 2011 nhân viên tăng lên 13 người. Ngoài ra
các lao động trực tiếp chỉ có 4 người còn lại phần lớn là lao động gián tiếp, đây
cũng là 1 cách giúp giảm bớt chi phí chỗ làm và các chi phí phát sinh khác.
Với ngành nghề chính của công ty là về công nghệ thông tin nên chủ yếu các

nhân viên đều có trình độ từ trung cấp trở lên, các nhân viên chính của công ty đều
có bằng đại học. Độ tuổi nhân viên cũng đều là những người có độ tuổi trẻ 100%
đều từ 35 tuổi trở xuống. Với độ tuổi trẻ các nhân viên đều làm việc với động lực
phát triển và nhiệt tâm với công việc cao. Tới năm 2011 với việc bổ sung thêm
nhân sự từ 8 lên 13 người chủ yếu đều có trình độ từ cao đẳng trờ lên cho thấy
công việc của công ty đã và đang phát triển và ổn định hơn.

Sinh viên: Lê Đức Bình

9

Lớp LTCĐ-QL202


Luận văn

GVHD: PGS Nguyễn Hồ Phương

Xét về cơ cấu giới tính ta thấy rằng số lượng lao động nữ chiếm đa số với
62,5% năm 2010 và 76,92% năm 2012 . Cho thấy hiện nay công ty đang chủ yếu
chú trọng tới mạng dịch vụ và tiếp xúc khách hàng. Với khả năng làm việc cẩn
trọng và chu đáo với công việc nên nữ giới hiện đang chiếm vị trí chính của công
ty.
1.7 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp:
Với sự bùng nổ công nghệ thông tin và thương mại điện tử các công ty quy
mô nhỏ và tương tự như công ty TNHH Vinasite là rất nhiều nên sự cạnh tranh là
rất lớn. Khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến nay cũng gây anh hưởng rất lớn tới
hoạt động kinh doanh của công ty. Sự đào thải xảy ra liên tục, cũng thôi thúc hơn
chất lượng phục vụ khách hàng của công ty, với những nhân viên có tâm huyết với
công ty và năng lực làm việc tốt đã giúp công ty duy trì được các khách hàng quen

thuộc và mở rộng khách hàng. Định hướng của công ty là tiếp tục phát triển thiết
kế website đi kèm với nâng cao chất lượng phục vụ các dịch vụ quản lý, marketing
online lấy các dịch vụ quản lý và marketing online làm ngành nghề chính trong
thời điểm hiện tại.

Biểu 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm 2010 – 2011:
STT

Các chỉ tiêu chủ yếu

Sinh viên: Lê Đức Bình

Đơn
tính

10

vị Năm 2010 Năm 2011 So sánh tăng, giảm
2011/2010

Lớp LTCĐ-QL202


Luận văn

1

Giá trị tổng sản lượng theo giá cố định

2


Doanh thu tiêu thị theo giá hiện hành

3
4

Tổng số lao động
Tổng vốn kinh doanh bình quân
4a. Vốn cố định bình quân.
4b. Vốn lưu động bình quân.

5

Lợi nhuận

6

Nộp ngân sách

7

Thu nhập bình quân BQ 1 lao động

8

Năng suất lao động BQ

9
10
11


Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu tiêu thụ
Tỷ suất lợi nhuận/ vốn KD
Số vòng quay vốn lưu động

GVHD: PGS Nguyễn Hồ Phương

Nghìn
đồng
Nghìn
đồng
Người
Nghìn
đồng

578.850

812.270

Số tuyệt đối
233.420

578.850

812.270

233.420

40,325%


8

13

5

62,5%

8.336
886.686

13.019
927.215

4.683
40.529

56,18%
4,57%

Nghìn
đồng
Nghìn
đồng
1.000đ/
tháng
Nghìn
đồng
%
%

Vòng

- 101

122.710

122.811

1.000

1.000

0

0%

3.537

3.674

137

3,87%

72.356

62.482

-9.874


-13,65%

-0,0175%
-0,011%
0,681

15,11%
12,254%
0,819

15,1275%
12,265%
0,138

Nguồn: Phòng kế
toán

1.8 Kết quả kinh doanh của công ty:
Qua bảng số liệu ta thấy :

Sinh viên: Lê Đức Bình

11

Lớp LTCĐ-QL202

%
40,325%



Luận văn

GVHD: PGS Nguyễn Hồ Phương

Lợi nhuận 2010 là: Lỗ 101.000 nghìn đồng, cho thấy trong năm công ty đã
hoạt động khó khăn với mức hoạt động là cầm chừng tuy nhiên lợi nhuận cuối năm
chỉ bị lỗ 101.000 nghìn đồng cho thấy sự cố gắng rất nhiều từ Giám đốc cũng như
toàn thể nhân viên công ty.
Lợi nhuận 2011 là: 122.710.000 nghìn đồng, với số lợi nhuận này cho thấy
công ty đã vượt qua được khó khăn tại thời điểm năm 2010, nhờ những nỗ lực
không ngừng của công ty phát triển mảng dịch vụ đã và đang là hướng đi đúng và
sáng suốt trong giai đoạn năm 2011 của công ty. Không những đã giúp công ty
vượt qua việc kinh doanh thua lỗ mà còn giúp công ty hoạt động và kiếm được lợi
nhuận dương.
Tuy nhiên có thể thấy dù lỗ nhưng thu nhập bình quân của nhân viên vẫn
được ổn định với mức lương 3.537.000 nghìn đồng 1 người/tháng năm 2010 và lên
3.674.000 nghìn đồng 1 người/tháng năm 2011. Tuy mức lương chưa phải là cao
nhưng cũng cho thấy sự ổn định trong đinh hướng sắp tới của công ty.

CHƯƠNG 2

Sinh viên: Lê Đức Bình

12

Lớp LTCĐ-QL202


Luận văn


GVHD: PGS Nguyễn Hồ Phương

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP PHẦN
MỀM VINASITE
2.1 Những điểm mạnh, yếu trong hoạt động của công ty
a) Điểm mạnh:
Internet ngày càng phổ biến và không thể không trờ thành một phần tất yếu
trong cuộc sống hiện nay của mọi người. Tổng cộng đã có 2940 người sử dụng
Internet được phỏng vấn. Đáp viên cho khảo sát được lựa chọn từ 6 thành phố tại
Việt Nam. Cimigo đã thực hiện những nghiên cứu tương tự trong những năm gần
đây tại Hà Nội và TP.HCM (n=1000 cuộc phỏng vấn mỗi năm). Ở những phần có
thể, báo cáo này có bao gồm một số kết quả từ những năm trước. Tuy nhiên, cho
các thành phố khác (Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang, Hải Phòng), các dữ liệu từ các
năm trước không có sẵn. Tại TP.HCM và Hà Nội, dữ liệu về tỷ lệ người sử dụng
Internet đã có sẵn từ Cimigo Express (khảo sát đại diện trong số n=12000 đáp viên
sống tại thành phố Hồ Chí Minh/ Hà nội mỗi năm). Đối với các thành phố khác
(Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang, Hải Phòng), nơi chưa có các số liệu có sẵn nào về
tỷ lệ cũng như thông tin về người sử dụng Internet. Mỗi thành phố đã có khoảng
n=1000 đáp viên được tuyển. Tổng cộng đã có n=4250 người đã được tiếp xúc, và
đã phỏng vấn thành công với n=1879 người sử dụng Internet.
Không chỉ có vậy :
Báo cáo dẫn kết quả thống kê của trang web internetworldstats.com thu thập
từ các cơ quan quản lý mạng ở nhiều quốc gia cho thấy tỷ lệ tăng trưởng số lượng
người sử dụng internet trong giai đoạn 2000-2009 ở VN là 10.882%, cao hơn hẳn
các quốc gia cùng nhóm thị trường mới nổi như Trung Quốc (1.500%), Indonesia
(1.150%)… Hiện tỷ lệ người sử dụng mạng ở VN vào khoảng 26%, tương tự
Philippines, Thái Lan.

Sinh viên: Lê Đức Bình


13

Lớp LTCĐ-QL202


Luận văn

GVHD: PGS Nguyễn Hồ Phương

Biểu đồ tăng trưởng Internet Việt Nam tháng 7-2010

Cũng theo nghiên cứu này cho thấy các hoạt động trực tuyến thì trên 90% là
đọc tin tức, sử dụng trang web tìm kiếm thông tin; nghe nhạc (76%), nghiên cứu
phục vụ việc học và công việc (73%), chat, e-mail (68%)… sử dụng ngân hàng trực
tuyến xếp cuối bảng thống kê (10%).

Sinh viên: Lê Đức Bình

14

Lớp LTCĐ-QL202


Luận văn

GVHD: PGS Nguyễn Hồ Phương

Với việc hơn 90% người dùng sử dụng là đọc tin tức và tìm kiếm thông tin
thì đây là một cơ hội rất lớn để thực hiện marketing online hiệu quả.
Cũng vì lẽ đó thị trường thiết kế website, quản trị và marketing online hiện

đang phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam. Các công ty dù lớn hay nhỏ, các cửa
hàng kinh doanh thương mại đều muốn ghi dấu công ty bằng 1 trang điện tử. Với
một trang điện tử về công ty, cửa hàng kinh doanh thương mại luôn thể hiện sự
chuyên nghiệp và đưa công ty, cửa hàng của mình tới gần khách hàng và tạo dựng
được lòng tin hơn với các khách hàng của mình.
Với những thuận lợi như vậy công ty TNHH VINASITE đã được thành lập
với ngành nghề kinh doanh chính là thiết kế website, quản trị website, marketing
online. Tuy nhiên đây cũng là một khó khăn không hề nhỏ do thị trường có nhu cầu
cao nên đi kèm là sự canh tranh rất lớn với nhiều công ty có chức năng tương tự
công ty được thành lập. Chỉ cần gõ chữ “ thiết kế website” lên trang công cụ tìm
kiếm google.com ta sẽ có ngay 1 con số không hề nhỏ là 24 triệu kết quả tìm kiếm.
Thế nhưng thương mại điện tử là gì? Có nhiều khái niệm về thương mại điện
tử, nhưng hiểu một cách tổng quát, thương mại điện tử là việc tiến hành một phần
hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử. Thương mại
điện tử vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên,
thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện
nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh
doanh.
Thương mại điện tử càng được biết tới như một phương thức kinh doanh
hiệu quả từ khi Internet hình thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu
thương mại điện tử theo nghĩa cụ thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua
Internet và mạng (ví dụ mạng Intranet của doanh nghiệp).
Lợi ích lớn nhất thương mại điện tử đem lại chính là sự tiết kiệm chi phí và
tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn
Sinh viên: Lê Đức Bình

15

Lớp LTCĐ-QL202



Luận văn

GVHD: PGS Nguyễn Hồ Phương

so với giao dịch truyền thống, ví dụ gửi fax hay thư điện tử thì nội dung thông tin
đến tay người nhận nhanh hơn gửi thư. Các giao dịch qua Internet có chi phí rất rẻ,
một doanh nghiệp có thể gửi thư tiếp thị, chào hàng đến hàng loạt khách hàng chỉ
với chi phí giống như gửi cho một khách hàng. Với thương mại điện tử, các bên có
thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, giữa thành phố với nông thôn, từ nước
này sang nước kia, hay nói cách khác là không bị giới hạn bởi không gian địa lý.
Điều này cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian gặp mặt
trong khi mua bán. Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà để đặt hàng, mua
sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thật nhanh chóng.
Những lợi ích như trên chỉ có được với những doanh nghiệp thực sự nhận
thức được giá trị của thương mại điện tử. Vì vậy, thương mại điện tử góp phần thúc
đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để thu được nhiều lợi ích nhất. Điều này
đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi các doanh nghiệp
trong nước phải cạnh tranh một cách bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài.
Các loại hình ứng dụng thương mại điện tử
Dựa vào chủ thể của thương mại điện tử, có thể phân chia thương mại điện
tử ra các loại hình phổ biến như sau:
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B (business to
business);
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng - B2C (business to
consumer);
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước - B2G (business to
government);
- Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau - C2C (consumer to
consumer);

- Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân - G2C (government to
consumer).

Sinh viên: Lê Đức Bình

16

Lớp LTCĐ-QL202


Luận văn

GVHD: PGS Nguyễn Hồ Phương

B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp
với doanh nghiệp. Theo Tổ chức Liên hợp quốc về Hợp tác và Phát triển kinh tế
(UNCTAD), thương mại điện tử B2B chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại điện tử
(khoảng 90%). Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng
dụng thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng (VAN); dây chuyền cung ứng
hàng hoá, dịch vụ (SCM), các sàn giao dịch thương mại điện tử… Các doanh
nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán
qua các hệ thống này. Ở một mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách
tự động. thương mại điện tử B2B đem lại nhiều lợi ích thực tế cho doanh nghiệp,
đặc biệt giúp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo,
tiếp thị, đàm phán, tăng các cơ hội kinh doanh,…
B2C là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các
phương tiện điện tử. Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng
hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện
tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng. Giao dịch B2C tuy chiếm
tỷ trọng ít (khoảng 10%) trong thương mại điện tử nhưng có sự phạm vi ảnh hưởng

rộng. Để tham gia hình thức kinh doanh này, thông thường doanh nghiệp sẽ thiết
lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hoá, dịch vụ; tiến hành các quy trình
tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. thương mại điện tử
B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Doanh nghiệp tiết
kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới
thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận
tiện vì không phải tới tận cửa hàng, có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt
hàng cùng một lúc.
B2G là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong
đó cơ quan nhà nước đóng vai trò khách hàng. Quá trình trao đổi thông tin giữa

Sinh viên: Lê Đức Bình

17

Lớp LTCĐ-QL202


Luận văn

GVHD: PGS Nguyễn Hồ Phương

doanh nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến hành qua các phương tiện điện tử.
Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập những website tại đó đăng tải thông tin về
nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hoá,
dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên website. Điều này một mặt giúp tiết kiệm
các chi phí tìm nhà cung cấp, đồng thời giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt
động mua sắm công.
C2C là loại hình giao dịch giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các
phương tiện điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại

với tư cách là người bán, người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân có thể tự thiết lập
website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website
có sẵn để đấu giá một số món hàng mình có. C2C góp phần tạo nên sự đa dạng của
thị trường.
G2C là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân. Đây chủ yếu
là các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của
thương mại điện tử. Ví dụ khi người dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng
ký hồ sơ trực tuyến, v.v...
Về nguồn gốc, thương mại điện tử được xem như là điều kiện thuận lợi của
các giao dịch thương mại điện tử, sử dụng công nghệ như EDI và EFT. Cả hai
công nghệ này đều được giới thiệu thập niên 70, cho phép các doanh nghiệp gửi
các hợp đồng điện tử như đơn đặt hàng hay hóa đơn điện tử. Sự phát triển và chấp
nhận của thẻ tín dụng, máy rút tiền tự động (ATM) và ngân hàng điện thoại vào
thập niên 80 cũng đã hình thành nên thương mại điện tử. Một dạng thương mại
điện tử khác là hệ thống đặt vé máy bay bởi Sabre ở Mỹ và Travicom ở Anh.
Vào thập niên 90, thương mại điện tử bao gồm các hệ thống hoạch định tài
nguyên doanh nghiệp (ERP), khai thác dữ liệu và kho dữ liệu.
Năm 1990, Tim Berners-Lee phát minh ra WorldWideWeb trình duyệt web và
chuyển mạng thông tin liên lạc giáo dục thành mạng toàn cầu được gọi

Sinh viên: Lê Đức Bình

18

Lớp LTCĐ-QL202





×