Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Quốc hội _ cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.8 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU....…………………………………………………………… 1
NỘI DUNG
1. Quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân
1.1. Cách thức thành lập…………………………………………………… 1
1.2. Cơ cấu, thành phần đại biểu…………………………………………… 1
1.3. Thẩm quyền…………………………………………………………… 2
1.4. Đại biểu quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cử tri
cả nước……………………………………………………………………… 2
2. Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước
2.1. Trong lĩnh vực lập hiến và lập pháp…………………………………… 3
2.2. Trong lĩnh vực quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước…… 3
2.3. Trong lĩnh vực tổ chức nhà nước………………………………………. 4
2.4. Trong lĩnh vực giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước,
giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật……………………………. 5
KẾT LUẬN…………………………………………………………………. 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………... 8
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bộ máy Nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Quốc hội có vị
trí, vai trò rất quan trọng, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan
quyền lực Nhà nước cao nhất. Vị trí của Quốc hội được quy định khá rõ nét trong
các bản Hiến pháp, đặc biệt là Hiến pháp 1992: Quốc hội là cơ quan duy nhất có
quyền lập hiến và lập pháp; quyết định những vấn đề tối quan trọng của đất nước;
giám sát tối cao với hoạt động của Nhà nước. Em chọn đề tài: “Quốc hội _ cơ
quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ” để làm rõ hơn quy định trên. Vậy em rất
mong được thầy, cô giáo góp ý thêm cho em những điểm còn thiếu xót. Sau đây
em xin làm rõ từng nội dung cụ thể.
NỘI DUNG


1. Quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân
1.1. Cách thức thành lập
Trong tổ chức bộ máy Nhà nước, Quốc hội là cơ quan nhà nước duy nhất
do cử tri cả nước bầu ra theo bốn nguyên tắc bầu cử: phổ thông, bình đẳng, trực
tiếp và bỏ phiếu kín. Cử tri cả nước (tức là những công dân Việt Nam) bầu ra
những đại biểu Quốc hội thật sự ưu tú để nhân dân ủy quyền, thay mặt nhân dân
thực hiện quyền lực Nhà nước của nhân nhân thông qua con đường Nhà nước.
Trong nhiệm kỳ, nếu đại biểu nào tỏ ra không còn xứng đáng với sự tín
nhiệm của nhân dân có thể bị cử tri bãi nhiệm, miễn nhiệm.
1.2. Cơ cấu, thành phần đại biểu
Quốc hội gồm có các đại biểu đại diện cho các giai cấp, tầng lớp xã hội,
tôn giáo, các vùng lãnh thổ trên cả nước. Quốc hội thể hiện khối đại đoàn kết
toàn dân trên cơ sở liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam .
2
1.3. Thẩm quyền
Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn to lớn để thiết lập trật tự chính trị,
pháp lý trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội của đất nước. Ở nước ta,
Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định những vấn đề thuộc chủ
quyền quốc gia, những vấn đề trọng đại của đất nước. Các quyết định của Quốc
hội đều bắt nguồn từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước và tất cả đều
nhằm phục vụ cho lợi ích chung của dân tộc, của nhân dân và của đất nước.
Trong kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn về các vấn đề của
đất nước, khác với đa số các nước tư bản với sự chất vấn chỉ là đại diện cho đơn
vị bầu cử ra các nghị sĩ. Đây chính là một điểm tiến bộ của chế độ xã hội chủ
nghĩa.
1.4. Đại biểu quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cử tri cả
nước
Tính đại biểu của nhân dân còn thể hiện ở việc Quốc hội chịu sự giám sát
và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Đây là mối quan hệ ràng buộc hai chiều giữa

đại biểu Quốc hội với nhân dân. Bắt nguồn từ nhân dân và được sự tín nhiệm của
nhân dân, các đại biểu quốc hội có trách nhiệm gần gũi, lắng nghe ý kiến của
nhân dân, phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân, chịu trách nhiệm trước
nhân dân, phải xuất phát từ lợi ích của đông đảo nhân dân để quyết định các vấn
đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội.
Quốc hội và các đại biểu Quốc hội chịu sự giám sát của nhân dân thông
qua việc bảo đảm cho nhân dân theo dõi quá trình làm việc của Quốc hội (tham
dự các phiên họp, nghe chất vấn và trả lời chất vấn), thông qua việc các đại biểu
Quốc hội phải báo cáo hoạt động tại đơn vị đã bầu cử mình.
2. Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước
3
2.1. Trong lĩnh vực lập hiến và lập pháp
Quyền lập hiến và lập pháp của Quốc hội xuất phát chính từ vị trí, tính chất
của cơ quan quyền lực cao nhất. Điều 84 Hiến pháp năm 1992 qui định chỉ Quốc
hội có nhiệm vụ và quyền hạn làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa
đổi luật, quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Hiến pháp và Luật thể hiện đường lối cơ bản và những chủ trương lớn của
Đảng đã được Nhà nước thể chế hoá và có hiệu lực thi hành trên toàn lãnh thổ
nước ta. Luật là văn bản có hiệu lực pháp lý cao sau Hiến pháp. Các văn bản qui
phạm pháp luật khác do các cơ quan nhà nước ban hành phải căn cứ vào Hiến
pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội và không được trái với tinh thần, nội dung
của Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của Quốc hội. Chính vì vậy, chỉ có Quốc hội
_ cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất mới có quyền định ra các quy phạm pháp
luật có hiệu lực pháp lí cao nhất, điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất của
xã hội ta.
Quốc hội còn có quyền quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Đây là một điểm mới mà Hiến pháp năm 1980 chưa quy định. Hiến pháp 1992 đã
bổ sung quyền này nhằm bảo đảm cho hoạt động lập pháp của Quốc hội có hiệu
quả hơn.
2.2. Trong lĩnh vực quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước

Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội có quyền quyết định
những mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội; những vấn đề quốc tế, dân sinh; những
vấn đề đối nội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh của đất nước.
Trong lĩnh vực kinh tế - ngân sách: Quốc hội quyết định kế hoạch phát
triển kinh tế – xã hội của đất nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết
định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; phê chẩn
quyết toán ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.
4
Quốc hội quyết định những vấn đề hệ trọng đối với vận mệnh của đất nước
như quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp,
các biện pháp đặc biệt khác đảm bảo quốc phòng và an ninh quốc gia; quyết định
chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước; quyết định đại xá; quyết
định việc dân cầu ý dân.
Trong lĩnh vực đối ngoại, Quốc hội phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế
do Chủ tịch nước trực tiếp kí; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế
khác đã được kí kết hoặc gia nhập theo tờ trình của Chủ tịch nước.
2.3. Trong lĩnh vực tổ chức nhà nước
Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, đóng vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước từ trung
ương đến địa phương.
Bộ máy nhà nước ta từ trung ương đến địa phương, từ cá cơ quan quyền
lực nhà nước đến các cơ quan quản lí nhà nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm
sát được tổ chức theo mô hình nào, nguyên tắc tổ chức hoạt động ra sao đều do
Quốc hội xem xét lựa chọn, quyết định các kì họp của mình và được thể hiện
trong Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính ohủ, Luật tổ chức
toà án nhân dân, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức hội đồng
nhân dân và uỷ ban nhân dân.
Trong cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước, mối quan hệ giữa Quốc hội và
các thiết chế nhà nước khác được xác định ở chỗ Quốc hội có quyền bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm những người đứng đầu các cơ quan khác của nhà nước; nhiệm

kỳ hoạt động của các cơ quan nhà nước do Quốc hội thành lập là theo nhiệm kỳ
của Quốc hội. Do được Quốc hội bầu và có thể bị Quốc hội bãi miễn, nên có thể
thấy rằng sự tồn tại của chính các cơ quan khác của nhà nước ở trung ương là phụ
thuộc vào sự tín nhiệm của Quốc hội và của nhân dân. Mặt khác, mỗi cơ quan
nhà nước khi được thành lập có phạm vi thẩm quyền nhất định và có tính độc lập
5

×