Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.52 KB, 14 trang )

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG ĐỒNG THÁP
3.1. Giới thiệu Ngân hàng Công thương Đồng Tháp
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
3.1.1.1. Vài nét khái quát về tỉnh Đồng Tháp
Điều kiện tự nhiên: Đồng Tháp nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Là một tỉnh đồng bằng, đất đai phì nhiêu do sự bồi bắp phù sa
của sông Tiền và sông Hậu. Địa hình hơi thấp, thấp nhất là vùng Đồng Tháp Mười do
vậy thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa. Mùa lũ nước sông dâng cao đem phù sa
bồi đắp cho đồng ruộng và tạo nguồn thủy sản phong phú tạo thu nhập thêm, và cải
thiện đời sống cho ngườii dân nhưng bên cạnh đó cũng đem lai nhiều hậu quả cho
người dân sống trong khu vực đó.
Như vậy điều kiện tự nhiên, đại hình thuận lợi, thời tiết, khí hậu, đất đai phù hợp
cho sản xuất nông nghiệp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
Tình hình kinh tế: Cơ cấu tỉnh Đồng Tháp là nông nghiệp, thương nghiệp và
dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. Tổng sản phẩm thống kê qua 3 năm có số liệu như
sau:
BẢNG 1: CƠ CẤU VÀ TỔNG SẢN LƯỢNG GDP TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG
3 NĂM QUA
CHỈ TIÊU
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
% GDP ngành nông nghiệp 62,22% 58,82% 57,25%
%GDP ngành thương nghiệp & dịch vụ
25,84% 27,50% 28,45%
%GDP ngành công nghiệp & xây dựng
11,94% 13,36% 14,30%


TỔNG SP GDP toàn tỉnh (tỷ đồng)
6.590 7.242 7.910
(Nguồn: Niên giám thống kê 2006)
Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ sản phẩm GDP trong ngành nông nghiệp có xu
hướng ngày càng giảm, trong khi đó ngành thương nghiệp và dịch vụ, công nghiệp và
xây dựng có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên GDP của tỉnh ở ngành nông nghiệp
vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể.
Tình hình xã hội: Đồng Tháp có 9 huyện, 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã,
dân số theo thống kê là 1.650 ngàn người, mật độ dân số bình quân là 510 người/km
2
.
Trong đó vùng nông thôn chiếm 1.410 ngàn người chiếm 85% dân số, thành thị là 240
ngàn người chiếm 15% dân số. Dân cư phân bố không điều tập chung chủ yếu ở thành
phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, thị trấn, cù lao. Huyện có mật độ dân số thấp nhất là Tân
Hồng 268 người/km
2
, cao nhất là Sa Đéc 1.711 người/km
2
.
Vào đầu năm 2007 cả tỉnh Đồng Tháp hân hoan chào đón sự kiện lớn, thị xã Cao
Lãnh được nâng cấp lên thành Thành phố, từ đó sẽ mang nhiều hứa hẹn cho người dân,
cải thiện đời sống, thu nhập cho người dân ngày càng tăng. Với nguồn lao động dồi
dào, đất đai rộng lớn, nhiều di tích lịch sử, là một thị trường đầy tiềm năng thu hút các
nhà đầu tư trong và ngoài nước.
3.1.2. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của NHCT Đồng Tháp
Cùng với sự đổi mới chung của toàn hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt
Nam, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp hình thành và phát triển. Theo
quyết định số 38/NH-TCCB ngày 26/03/1998 của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam (nay là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước); chi nhánh Ngân hàng Công
Thương Đồng Tháp được thành lập trên cơ sở tách phòng tín dụng Công - Thương

Nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Tháp sát nhập chi nhánh Ngân hàng
Nhà nước thị xã Sa Đéc thành lập chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh Đồng Tháp
đóng tại thị xã Cao Lãnh.
Đến năm 1993 thành lập thêm 3 phòng giao dịch: Phòng giao dịch số1, 2 trực
thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp và phòng giao dịch số 3 trực
thuộc chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thị Xã Sa Đéc. Đến năm 1995 thành lập
thêm phòng giao dịch số 4 trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp.
Năm 2001 thành lập phòng giao dịch số 5 trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Công
Thương Đồng Tháp.
Hiện nay, mô hình tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp gồm
một trụ sở trung tâm tại Tp.Cao Lãnh và 04 phòng giao dịch trực thuộc. Với số lao
động tính đến 31/12/2006 là 99 người, trong đó: Nữ là 53 người và nam là 46 người.
Đảng viên là 26 người.
Trình độ chuyên môn: Đại học 64 người, Cao cấp Ngân hàng 3 người, Trung học
Ngân hàng 12 người.
Trình độ ngoại ngữ: Cử nhân 2 người, chứng chỉ C 8 người, chứng chỉ B 30 người và
chứng chỉ A là 23 người.
Trình độ chính trị: Cử nhân 3 người, Trung cấp 10 người
Cử nhân luật: 1 người
Cử nhân quản lí hành chánh: 1 người
Thực hiện mục tiêu lớn của tỉnh để phát triển kinh tế trong những năm qua Ngân
hàng Công Thương Đồng Tháp đã mở rộng đầu tư tín dụng, kết hợp với việc điều chỉnh
lại cơ cấu đầu tư, coi trọng hiệu quả vốn vay, dự nợ cho vay nền kinh tế địa phương
tăng lên, song song với việc thực hiện đầu tư vốn để phát triển kinh tế. Ngân hàng Công
Thương Đồng Tháp đã chuyển sang phục vụ nhiều thành phần kinh tế, nhất là tập trung
vốn cho sản xuất ở nông thôn. Trước năm 1990 Ngân hàng phục vụ kinh tế quốc doanh
là chủ yếu, chiếm 95% vốn đầu tư nên chưa khai thác hết tiềm năng của thành phần
kinh tế khác. Từ năm 1991 Ngân hàng mở rộng cho vay các thành phần kinh tế ngoài
quốc doanh, trong đó chủ yếu là cho vay phát triển kinh tế hộ, hỗ trợ vốn kịp thời cho
nông dân sản xuất, góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát huy tiềm năng kinh tế hộ,

tăng số lượng hàng hóa ở nông thôn, phù hợp với tình hình kinh tế ở địa phương. Với
thế mạnh là đầu tư cho vay kinh tế hộ phát triển sản xuất nông nghiệp.
Để đứng vững và khẳng định mình trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân
hàng Công Thương Đồng Tháp hoạt động ngày càng có hiệu quả, dư nợ cho vay không
ngừng được nâng lên, cơ cấu và thủ tục cho vay luôn được cải tiến, các hình thức đầu tư
ngày càng được đa dạng hóa và phát triển theo cơ chế thị trường.
Các hoạt động của Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp đã từng bước được
hoàn thiện và mở rộng nhằm cung cấp các dịch vụ:
Mở tài khoản thanh toán, nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn, tiền gửi tiết
kiệm của tất cả các tổ chức, đơn vị, cá nhân bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, phát hành
các loại kỳ phiếu.
Tiếp nhận vốn tài trợ và vốn ủy thác, nhận vốn điều hòa từ Ngân hàng Công
Thương Việt Nam.
Vay vốn Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
Để phát huy lợi thế cạnh tranh của một Ngân hàng thương mại quốc doanh.
Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp luôn nhạy bén, đề ra nhiều chính sách biện pháp,
năng động, phù hợp với tình hình kinh tế trên địa bàn.
- Mở rộng mạng lưới cho vay mọi thành phần kinh tế: Quốc doanh, ngoài quốc doanh,
cho vay cá thể, kinh tế hộ gia đình, hộ nông dân và các loại cho vay khác.
- Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh ngoại hối, thu đổi ngoại tệ.
- Chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá.
Do địa bàn và vùng lãnh thổ, Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp tuy cho vay
nhiều đối với kinh tế hộ nhưng chủ yếu là cho vay mua sắm công cụ lao động, chăn
nuôi, cải tạo vườn, sản xuất cây lương thực mở rộng ngành nghề và còn được tiếp tục
điều chỉnh nâng cao mở rộng. Trong tương lai Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp sẽ
chứng tỏa được vị trí vững chắc của mình bằng cách phát huy tất cả mọi nghiệp vụ của
Ngân hàng thương mại, để xứng đáng là một trong những Ngân hàng Công Thương
hoạt động có hiệu quả.
►Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc: Điều hành chung các mặt hoạt động của Ngân hàng và chỉ đạo công tác

tổ chức các bộ phận, các phòng ban và công tác chính trị tư tưởng trong toàn đơn vị.
Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và
đào tạo chi nhánh theo chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của Ngân hàng
Công Thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị văn phòng phục vụ hoạt động
kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh, an toàn chi nhánh.
Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách
hàng là doanh nghiệp để khai thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ; xử lí các
nghiệp vụ liên quan đến nghiệp vụ tín dụng; huy động vốn, quản lí các
Phòng tổ chức hành chính
Phòng khách hàng doanh nghiệp
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng kế toán
Phòng kiểm toán
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng thông tin điện toán
Ban giám đốc
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỒNG THÁP
Phòng giao dịch số 1
Phòng giao dịch số 2
Phòng giao dịch số 4
Phòng giao dịch số 5

Phòng quản lý rủi

×