Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bàn về ĐĐCM Chủ tịch Hồ chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.54 KB, 6 trang )

1
Bàn về ĐĐCM Chủ tịch Hồ chí Minh
Bàn về ĐĐCM Chủ tịch Hồ chí Minh khẳng định rằng:Muốn xây dựng
CNXH phải có con người thấm nhuần đạo đức XHCN. Đạo đức cách mạng là
đạo đức tiên tiến nhất của giai cấp vô sản, là đạo đức CNXH, đạo đức của con
người mới XHCN. ĐĐCM có vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc XHCN, là động lực tinh thần khơi dậy ý chí, nghị lực, niềm tin... của người
cách mạng trong hoạt động. ĐĐCM là "cái gốc" của người cách mạng, có :"ĐĐCM
làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang "(12,187).
"Thấm nhuần đạo đức XHCN" là một quá trình đấu tranh lâu dài, khó khăn,
phức tạp, chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, tác động trên nhiều lĩnh vực,
nhiều đối tượng bị tác động: Tác động của mặt trái kinh tế thị trường, tác động của
môi trường sống... sự chống phá của các thế lực thù địch. Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX đã nhấn mạnh: "Tình trạng tham nhũng và suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống của một số bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở
việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm
giảm lòng tin trong nhân dân" (7,15).
Trước tình hình đó, đòi hỏi trong suốt quá trình lãnh đạo Đảng phải: "Hướng
mọi hoạt động văn hoá vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện
về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng
đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ
hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội" (7,38). Đối với thế hệ trẻ: "Đảng ta cần
phải chăm lo giáo dục ĐĐCM cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây
dựng XHCN vừa "hồng" vừa "chuyên" "(1,160).
Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã khẳng định: "Chủ yếu là do tình hình cách
mạng của cả nước đòi hỏi chứ không phải chỉ vì một số người nào đó bê tha
hư hỏng mà để ra yêu cầu nâng cao phẩm chất đạo đức... Tình hình nhiệm vụ
cách mạng của nước ta hiện nay đòi hỏi chúng ta phải nói nhiều đến phẩm
1
2
chất đạo đức của người cộng sản. Đó không những là vấn đề cấp bách hiện


nay do tình hình đòi hỏi mà còn là vấn đề thường xuyên cần phải nói để nói
lại mãi từ đây đến CNXH"(1,160-161).
Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã khẳng định: "Chủ yếu là do tình hình cách
mạng của cả nước đòi hỏi chứ không phải chỉ vì một số người nào đó bê tha
hư hỏng mà để ra yêu cầu nâng cao phẩm chất đạo đức... Tình hình nhiệm vụ
cách mạng của nước ta hiện nay đòi hỏi chúng ta phải nói nhiều đến phẩm
chất đạo đức của người cộng sản. Đó không những là vấn đề cấp bách hiện
nay do tình hình đòi hỏi mà còn là vấn đề thường xuyên cần phải nói để nói
lại mãi từ đây đến CNXH"(1,160-161).
Đạo đức là một nhu cầu tất yếu khách quan, một phạm trù có tính lịch
sử, những chuẩn mực đạo đức được thay đổi phù hợp với từng giai đoạn phát
triển khác nhau của xã hội, phản ánh sự khác nhau về phương pháp tiếp cận,
trình độ phản ánh, chế độ xã hội...
Trước Mác có rất nhiều quan điểm khác nhau về chuẩn mực đạo đức,
nhưng chỉ từ khi Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời mới luận giải đúng đắn, sâu
sắc về nguồn gốc, bản chất của đạo đức. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác
- Lênin, Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc,
quy tắc, chuẩn mực xã hội. Nhằm điều chỉnh và đánh giá ứng xử của con
người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi
niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh tồn tại xã
hội, phản ánh hiện thực đời sống xã hội. Đạo đức điều chỉnh các mối quan hệ
của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống, buộc mọi người phải tuân
theo những chuẩn mực chung của đạo đức xã hội.
Dưới sức ép của truyền thống dân tộc, sức ép của dư luận xã hội buộc
các thành viên trong xã hội đó phải điều chỉnh các mối quan hệ của mình phù
2
3
hợp với những chuẩn mực đạo đức chung, để biến những đòi hỏi của xã hội
thành những chuẩn mực, thành nhu cầu của cá nhân.

Tuy nhiên, xã hội luôn vận động và biến đổi rất phức tạp, mỗi giai đoạn
lịch sử lại có những Nhà nước, giai cấp khác nhau, điều kiện kinh tế xã hội
khác nhau... Vì vậy không thể có một thứ đạo đức chung chung cho mọi giai
cấp, mọi giai đoạn lịch sử, mọi Nhà nước.
Đối với Nhà nước XHCN - Nhà nước của dân, do dân, vì dân, do giai
cấp vô sản lãnh đạo, ĐĐCM được coi là chuẩn mực đạo đức trong xây dựng
con người mới.
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: trong tương lai Nhà nước XHCN mà
đỉnh cao là chủ nghĩa cộng sản là xã hội loài người phải hướng tới, là xã hội
không còn giai cấp, không còn áp bức bóc lột, quan hệ giữa cá nhân và xã hội
được giải quyết hài hoà .Theo Mác đạo đức phù hợp nhất với xã hội đó, là
"đạo đức vô sản". Đó là đạo đức: "Biểu hiện cho lợi ích tương lai, tức là đạo
đức vô sản là thứ đạo đức có một số lượng nhiều nhất những nhân tố hứa hẹn
một sự tồn tại lâu dài" (2,136). Theo Lênin: "Đạo đức của chúng ta hoàn toàn
phục vụ lợi ích đấu tranh của giai cấp vô sản" (8,368).
Những quan niệm theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng
định tính ưu việt của đạo đức mới trong xã hội. Là những chuẩn mực, những
giá trị đạo đức cần phải có với con người xã hội chủ nghĩa để hướng tới xây
dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn.
Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về đạo đức, Đảng ta
và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng "Đạo đức cách mạng" là
chuẩn mực đạo đức mới của con người Việt Nam, trong sự nghiệp xây dựng
con người mới XHCN.
Hồ Chí Minh đã kế thừa ,chọn lựa, vận dụng một cách sáng tạo những
quan điểm về đạo đức trong học thuyết Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của
3
4
Việt Nam. Hồ Chí Minh đề cập đến ĐĐCM, qua nhiều bài viết, bài nói của
mình với những cách thức thể hiện rất sáng tạo cụ thể dễ hiểu với mọi đối
tượng. Trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" Người khẳng định rằng: Người

đảng viên, người cán bộ muốn trở thành người cách mạng phải có ĐĐCM .
ĐĐCM là "cái gốc" của người cách mạng, là nền tảng, là tiêu chuẩn đầu tiên
của người cách mạng, thiếu ĐĐCM thì "dù tài giỏi mấy cũng không lãnh
đạo được nhân dân" (9,467). Theo Hồ Chí Minh "cần kiệm, liêm chính, chí
công vô tư" là những yêu cầu phẩm chất rất quan trọng trong đạo đức của
người cách mạng. Người cho rằng: Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo
dai, việc gì dù khó khăn mấy cũng làm được. Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ,
không lãng phí, không bừa bãi. Liêm là trong sạch không tham lam. Chính là
không tà, là thẳng thắn, đúng đắn. Chí công vô tư là ham làm những việc ích
quốc, lợi dân, không ham địa vị và công danh phú quý.
Chỉ có "cần kiệm liêm chính, chí công vô tư" người cách mạng mới:
"quyết tâm suốt đời phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân. Đó là phẩm chất cao
quý của người cách mạng" (10,293), đồng thời "bảo đảm cho sự thắng lợi của
Đảng, của giai cấp công nhân, của nhân dân Việt Nam tiến lên CNXH."
Những quan niệm về đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ ra sự
khác biệt về chất so với đạo đức cũ: "Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống
đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được
dưới đất, đầu ngửng lên trời (13,41). Đạo đức mới là "đạo đức vĩ đại, nó
không phải vì danh vọng của cá nhân mà vị lợi ích chung của Đảng, của dân
tộc, của loài người" (9,252). Đạo đức mới xoá bỏ những chuẩn mực đạo đức
phong kiến, vốn luôn trói buộc con người vào những lễ giáo hủ bại, phục vụ
cho chế độ đẳng cấp nô dịch của xã hội phong kiến. Đạo đức mới hoàn toàn
đối lập với chủ nghĩa cá nhân ,ích kỷ, cực đoan của giai cấp tư sản. Nó cũng
xa lạ với đạo đức của con người tiểu tư sản, kìm hãm con người trong lợi ích
4
5
riêng tư, cục bộ, hẹp hòi... càng xa lạ với đạo đức tôn giáo khuyên con người
tu thân khắc kỷ, cam chịu số phận để hướng về cuộc sống tốt đẹp hơn ở cõi
hư vô.
Đạo đức mới do Hồ Chí Minh khởi sướng luôn được Đảng ta coi trọng

là tiêu chuẩn xây dựng con người mới XHCN góp phần xây dựng chỉnh đốn
Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh: Muốn xây dựng chỉnh đốn Đảng,
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng: "trước hết, phải tăng
cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện ĐĐCM, chống chủ
nghĩa cá nhân" (7,139).
Từ những vấn đề lý luận trên, có thể quan niệm về đạo đức cách mạng
như sau: Đạo đức cách mạng là tổng hợp những quan niệm nguyên tắc chuẩn
mực đạo đức của giai cấp vô sản nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi của con
người trong xã hội XHCN và cộng sản chủ nghĩa.
Quan niệm đã khẳng định ĐĐCM là đạo đức của giai cấp vô sản, chỉ có
ở giai cấp vô sản, không thể có ở giai cấp nào khác. Là đạo đức đại diện cho ý
chí, đại diện cho sức mạnh, nguyện vọng của giai cấp vô sản. Là kết tinh
những giá trị đạo đức cao đẹp của nhân loại, của truyền thống và những giá trị
đạo đức chân chính của dân tộc Việt Nam. Là những chuẩn mực đạo đức tiên
tiến nhất, cách mạng nhất hướng tới xây dựng con người mới XHCN, xây
dựng thành công CNXH mà đỉnh cao là chủ nghĩa cộng sản.
Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân cách mạng,là công cụ bạo lực
sắc bén của Đảng bảo vệ vững chắc những thành quả cách mạng của nhân dân
ta đã đạt được. Tuy nhiên, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ quân đội ta phải
vững mạnh cả về vũ khí ,trang bị và tinh thần... Đặc biệt là tinh thần của quân
nhân trong quân đội là yếu tố quyết định nhất ĐĐCM là yếu tố cơ bản để xây
dựng tinh thần cho mỗi quân nhân. Bởi vậy mỗi người lính phải thực sự thấm
5

×