THỰC TRẠNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THAM GIA XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO CỦA LỰC LƯỢNG VŨ
TRANG QUÂN KHU 7 Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ HIỆN NAY
2.1. Thực trạng nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong xoá đói,
giảm nghèo của LLVT Quân khu VII
2.1.1. Thực trạng tham gia xoá đói, giảm nghèo của LLVT Quân khu VII
2.1.1. Cùng với việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng
chiến đấu, những năm qua các đơn vị, các thành phần thuộc lực lượng vũ trang
quân khu 7 đã có nhiều nội dung, hình thức hoạt động tích cực tham gia phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn miền Đông Nam Bộ. Đặc biệt là các khu vực
vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng căn cứ cách mạng cũ, vùng đồng bào dân tộc ít
người góp phần tích cực trong công cuộc XĐ-GN.
Những hoạt động nổi bật mà LLVTQK7 tham gia giúp đỡ các địa phương ở
các tỉnh miền Đông Nam Bộ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giảm tỷ lệ đói nghèo
đó là: giúp đỡ các địa phương phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, giúp nhân dân
định canh định cư thông qua xây dựng các khu KT-QP để XĐ-GN cho nhân dân ở
vùng sâu, vùng xa; Thông qua hoạt động quân dân y kết hợp để chăm sóc sức khoẻ
cho dân, đặc biệt là các xã nghèo, vùng nghèo còn thiếu cơ sở y tế. Đào tạo nhân lực
cho các xã nghèo, vùng nghèo.
- Tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên các địa bàn đứng
chân. Những năm qua LLVTQK7 mà trực tiếp là các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng như Công ty Việt Thành... đã tham gia xây dựng nhiều kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm trong khu vực. Nhiều tuyến đường huyết mạch
như: Đường Nam thành phố Hồ Chí Minh, đường 741, quốc lộ 51 (Sài Gòn Vũng
Tàu) đường quân cảng nhà Bè - Bà Rịa. Tham gia xây dựng đường dây tải điện, hệ
thống truyền thanh, truyền hình... Các công trình này đã góp phần quan trọng thúc
đẩy nền kinh tế phát triển đặc biệt là các địa bàn chiến lược, còn nhiều khó khăn.
Nhờ đó nhân dân các vùng này được cải thiện theo hướng tiến bộ. Cùng với cá
công ty xây dựng, các đơn vị trong quân khu đã có nhiều chương trình, nội dung
hoạt động cụ thể, thiết thực giúp đỡ địa phương trên địa bàn đứng chân, phát triển
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển
kinh tế, XĐ-GN. Các đơn vị chủ lực của quân khu đã kết hợp hành quân dã ngoại
rèn luyện với làm công tác dân vận, giúp nhân dân làm đường giao thông; xây
dựng cầu cống; tu bổ kênh mương tưới tiêu; xây dựng trường học; trạm xá. Tích
cực giúp đỡ các địa phương củng cố, phát triển nâng cao chất lượng chính trị của
hệ thống chính trị cơ sở...
Nhờ có sự giúp đỡ của các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang Quân khu 7 mà
nhiều xã vùng sâu, vùng xa đã có đường ô tô về các trung tâm thôn, bản tạo điều
kiện thuận lợi cho đồng bào giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng lân cận, các
trung tâm kinh tế văn hoá huyện thị xã, phá thế cô lập trước đây. Sự giúp đỡ của
các đơn vị bộ đội quân khu trong xây dựng các công trình thuỷ lợi, thủy điện, kênh
đê tưới tiêu đã tạo điều kiện cho nhiều vùng xa cách trung tâm huyện, thị từ 50-70
km từ sản xuất bếp bênh sang ổn định và phát triển như: Lộc Bắc - Lộc Bảo huyện
Bảo Lâm - Lâm Đồng Đà Loan (Đức Trọng) Đầm Sòn - Đa Tông huyện Đam
Rông. Tà Thiết Lộc Ninh Bình Phước... Nếu như trước đây ở nhiều xã vùng sâu,
vùng xa con em đồng bào không được học hành do thiếu trường, thiếu lớp. Đồng
bào ốm đau không được chữa bệnh vì không có cơ sở y tế; sản xuất tự cấp tự túc và
không có chợ, không có thị trường tiêu thụ nông phẩm... Giờ đây con em đồng bào
đã có trường, có lớp; Đồng bào ốm đau đã có sở y tế chăm sóc, nông phẩm sản
xuất ra đã có thị trường tiêu thụ.
Các hoạt động tham gia trực tiếp vào công tác XĐ-GN của LLVTQK7 trên
địa bàn thông qua những hình thức cơ bản như:
- Hình thức định canh, định cư:
Thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về định canh, định cư
ổn định sản xuất, nâng cao đồi sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, góp phần
điều chỉnh lại lực lượng lao động trên từng vùng kinh tế, từng địa phương và trên
cả nước. Thực hiện nv của LLVTQK7 trên địa bàn đóng quân, những năm qua, các
đơn vị thuộc LLVTQK7 đã chủ động phối hợp với các ban, ngành, cấp uỷ và chính
quyền địa phương định canh, định cư, ổn định sản xuất đời sống cho hơn 6000 hộ.
Với tinh thần "tất cả vì dân". Cán bộ chiến sĩ các đơn vị thuộc LLVTQK7 đã không
quản khó khăn đến với nhân dân bằng tình thương và tinh thần trách nhiệm chính
trị cao nhất. Nhiều đơn vị đã có những nội dung và hình thức sáng tạo, phù hợp
như: Kết hợp giữa duy trì giáo dục, thuyết phục vận động đồng bào với chuẩn bị
đầy đủ chu đáo các điều kiện về nhà ở, đất canh tác; xây dựng các công trình cơ sở
hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ở những nơi định cư mới như đường giao
thông, trường học, bệnh xá, các trạm thuỷ lợi, thủy điện nhỏ, kênh đê tưới tiêu
đồng bào về nơi ở mới có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định sản xuất được ngay.
Các đơn vị của LLVTQK còn làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm theo
phương châm "Cầm tay chỉ việc".Dạy cho đồng bào cách thức trồng lúa nước,
trồng rau màu, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc
gia cầm, sử dụng con giống, cây trồng vật nuôi có năng suất và giá trị kinh tế cao.
Đồng thời còn chủ động cử y, bác sĩ thường xuyên khám bệnh, cấp thuốc cho đồng
bào, cử các thầy giáo về dạy chữ cho con, em đồng bào các bản mới.
- Hình thức xây dựng khu kinh tế - quốc phòng
Đoàn kinh tế quốc phòng 778 thuộc LLVTQK7 đã triển khai, thiết lập xây
dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn Phước Long Bình
Phước. Xây dựng trạm thu phát sóng truyền hình phục vụ đơn vị và nhân dân,
nhiều xã trong vùng dự án khu KT-QP nhờ có bộ đội về giúp đỡ mà đến nay đồng
bào đã được xem vô tuyến truyền hình. Thông qua phương tiện thu, phát sóng
truyền hình đoàn KT-QP của quân khu 7 đã duy trì đều đặn chế độ thu, phát lại
sóng đài truyền hình Việt Nam, phát băng truyền hình của cục dân vận; phòng dân
vận quân khu; băng hướng dẫn tăng gia sản xuất. Băng hoạt động của đơn vị với
nhân dân địa phương. Đoàn KT-QP còn trực tiếp cử cán bộ chiến sĩ xuống các xã
tiến hành công tác dân vận, tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, chính
sách của Nhà nước, tuyên truyền về nếp sống văn hoá, văn minh, xây dựng gia
đình văn hoá mới, làng bản văn hoá phổ biến khoa học kỹ thuật trong lao động sản
xuất... Vì vậy đã thay đổi dần nếp nghĩ, nếp làm của đồng bào theo hướng tiến bộ.
* Hình thức quân dân y kết hợp:
Sức khỏe là vốn duy nhất của con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan
trọng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó chăm sóc sức khoẻ, hạnh phúc
của nhân dân luôn là mục tiêu phấn đấu cao nhất của Đảng uỷ và chính quyền của
địa phương ở miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà dẫn đến
còn nhiều xã không có trạm y tế hoặc trạm y tế xuống cấp không đủ điều kiện
chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Vì vậy việc thực hiện hình thức kết hợp
quân dân y (KHQDY) để phát huy sức mạnh các lực lượng y tế quân đội trong
chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân ở những vùng này có một ý nghĩa đặc biệt
quan trọng. Ngày 19/04/1988 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng
chính phủ) Ban hành chỉ thị 109/CT về công tác y tế quân đội nhằm thể chế mối
quan hệ quân dân y trong tình hình nhiệm vụ mới. Thực hiện chỉ thị trên ngày
15/09/1988 liên bộ y tế - quốc phòng đã ban hành thông tư 22/YT-QP quy định
việc thành lập ở từng tỉnh, thành phố ban chỉ huy thống nhất y tế quân sự địa
phương, do giám đốc sở y tế làm trưởng ban. Chủ nhiệm quân y tỉnh, thành phố
ban tham mưu về công tác y tế quân sự địa phương. Đây là những văn bản đầu tiên
mang tính pháp lý đặt nền móng cho việc thể chế hoá hoạt động kết hợp QDYKH
trong thời kỳ mới. Năm 1990 "chương trình y tế số 12 KHQDY xây dựng quốc
phòng toàn dân và phục vụ sức khoẻ nhân dân" ra đời với mục tiêu là phát huy sức
mạnh tổng hợp của toàn ngành y tế vào việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân và LLVT
trong thời bình, chuẩn bị sẵn sàng đối phó khi có chiến tranh xảy ra cũng như tình
huống khác.
Quán triệt đường lối quan điểm của Đảng, những năm qua LLVTQK7 đã
tích cực cùng lực lượng y tế dân sự các địa phương thực hiện tốt chương trình
KHQDY. Nhiều mô hình QDYKH đã ra đời và thực hiện có hiệu quả như: mô hình
quân y giúp đỡ y tế xã trên từng mặt công tác; mô hình quân y trực tiếp làm nhiệm
vụ y tế ở cơ sở; mô hình quân y cơ sở lực lượng cơ động xây dựng cơ sở y tế...
Những mô hình kết hợp quân dân y đa dạng phong phú, phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh địa phương và nhiệm vụ của từng đơn vị đã phát huy tốt hiệu quả trong
chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và bộ đội ở vùng sâu, vùng xa... Khi có dịch
bệnh, lực lượng quân y quân khu mà trực tiếp là các đơn vị đứng chân trên các địa
bàn, chủ động huy động lực lượng có mặt kịp thời, phối hợp với y tế địa phương
nhanh chóng dập tắt các ổ dịch. Cùng với phòng chống dịch bệnh, lực lượng quân
y quân khu cũng là những người có mặt đầu tiên trên các địa bàn có thiên tai xảy
ra, phối hợp kịp thời với lực lượng y tế địa phương tổ chức cấp cứu, thực hiện
khám chữa bệnh, phát thuốc, làm vệ sinh môi trường. Những hoạt động y tế trên
của LLVTQK có tác động lớn đối với XĐ-GN, đem lại cơ hội cho người nghèo,
vùng nghèo, vùng thiên tai, dịch bệnh tiếp cận các dịch vụ y tế, khám chữa bệnh,
nâng cao sức khoẻ từ đó nâng cao năng suất lao động, thoát khỏi đói nghèo.
- Hình thức giáo dục- đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Những năm qua LLVTQK7 đã phát huy tiềm năng thế mạnh của mình các
trung tâm đào tạo việc làm, các đơn vị đứng chân trên địa bàn vùng sâu, vùng xa...
tham gia tích cực vào công tác giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí, chuyển giao kỹ
thuật, đào tạo cán bộ y tế cho các xã nghèo, bồi dưỡng cán bộ thôn, bản... tham gia
xoá mù chữ, phổ cập tiểu học. Trường thiếu sinh quân quân khu đã đào tạo hàng
ngàn con em đồng bào dân tộc thiểu số, trong số này một bộ phận đã được vào học
tập, đào tạo tai các Trường sĩ quan quân đội. Trường quân sự quân khu và bộ chỉ
huy quân sự các tỉnh, thành phố đã kết hợp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng với
kiến thức quản lý kinh tế, quản lý nhà nước cho các ban ngành của tỉnh, huyện và
cán bộ chủ chốt các xã. Thành lập các tổ đội công tác 123, 133 phối hợp với các
ban ngành có liên quan ở từng địa phương thực hiện công tác khuyến nông, khuyến
lâm, khuyến ngư, trình diễn mô hình phát triển kinh tế... Nhờ đó nhiều nơi đồng
bào đã từng bước từ bỏ lối sản xuất lạc hậu trước đây, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi, thực hiện thâm canh tăng năng suất tăng vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao,
từ đó đời sống được nâng lên rõ rệt. Đào tạo cán bộ nhân viên y tế, đặc biệt là y tế
thôn bản cho các xã đặc biệt khó khăn cũng là một nội dung được quân khu làm tốt
trong những năm qua. Quân khu đã triển khai tốt nhiệm vụ này với nhiều hình thức
phong phú, có hiệu quả. Những thành tựu trên đây đã chứng minh thời gian qua
Quân khu đã tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn miền Đông
Nam Bộ, đem lại điều kiện thuận lợi cho xã nghèo, người nghèo, nhất là trên các
địa bàn miền núi, biên giới vùng sâu vùng xa phát triển kinh tế - xã hội, từ đó mà
thoát khỏi đói nghèo. Lực lượng vũ trang Quân khu thực sự là lực lượng nòng cốt
tham gia phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn chiến lược biên giới vùng sâu, vùng
xa tích cực tham gia vào công cuộc xóa đói - giảm nghèo của cả nước và các địa
phương trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, góp phần đáng kể vào giảm tỷ lệ đói
nghèo hàng năm của địa phương.
Tuy nhiên, hoạt động tham gia xóa đói - giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã
hội của lực lượng vũ trang Quân khu 7 trong thời gian qua còn nhiều hạn chế như:
Việc giúp đỡ địa phương trên địa bàn phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, củng cố
quốc phòng - an ninh hiệu quả còn thấp, kết quả đạt được chưa thực sự vững chắc.
Ngày công tham gia hoạt động phát triển kinh tế, xoa đói giảm nghèo nhiều nhưng
khối lượng công việc và hiệu quả đạt được còn chưa tương xứng với công sức bỏ
ra. Nội dung trong hoạt động hành quân dã ngoại còn đơn thuần là lao động giúp
dân, chưa chú trọng kế hoạch công tác huấn luyện với củng cố xây dựng cơ sở
chính trị địa phương. Các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa chưa được quan
tâm thỏa đáng, các đơn vị bộ đội còn ngại đi xa về các vùng này. Cá biệt có đơn vị
lấy danh nghĩa "làm công tác dân vận xóa đói - giảm nghèo" để đi làm kinh tế, lấy
tiền của dân. Việc phối hợp, hợp đồng giữa các lực lượng, việc tham mưu cho
chính quyền địa phương cũng còn nhiều bất cập.
Trong định canh, định cư các đơn vị chưa chú trọng, tuyên truyền hướng dẫn
kỹ thuật, cách thức làm ăn mới cho nhân dân. Nhận thức của một số cán bộ đối với
HĐQDYKH, phong trào phát triển chưa đều, một số địa bàn hoạt động thiếu vững
chắc. Các cơ sở y tế quân đội và dân sự trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ nhau còn chưa
có kế hoạch chủ động để phát huy thế mạnh chuyên sâu của mỗi bên trong chăm sóc
sức khỏe cho dân và bộ đội trong tòan khu vực.
- Thành tựu và hạn chế trong tham gia giải quyết chính sách hậu phương quân
đội, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng đóng góp
cho quỹ xóa đói - giảm nghèo và các quỹ bảo trợ xã hội khác.
Cùng với toàn quân, lực lượng vũ trang Quân khu 7 đã thực hiện chính sách
bảo hiểm xã hội đối với thân nhân sỹ quan, chính sách thương binh, liệt sĩ và
người có công với cách mạng được đổi mới một bước quan trọng. Phát huy trách
nhiệm của các ngành, các cấp, vì vậy đã nâng cao một bước mức sống vật chất tinh
thần cho hàng vạn người có công với nước trên địa bàn miền Đông Nam Bộ. Thực
hiện cuộc vận động "ngày vì người nghèo" trong lực lượng vũ trang Quân khu từ
năm 2001 đến nay với gần 2,5 tỷ đồng. Từ năm 2000 đến nay lực lượng vũ trang
Quân khu giúp phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, lụt, gió, lốc xoáy,
hỏa hoạn đóng mới 350 xuồng gỗ, giúp nhân dân 10 tỷ đồng, 20 ngàn ngày công,
xây dựng hàng tram căn nhà cho nhân dân Long An, Cát Tiên, Lâm Đồng với trị
giá gần 2 tỷ đồng. Đóng góp ủng hộ động đất sóng thần 774 triệu đồng, bão lũ phía
Bắc 1.064 triệu đồng và ủng hộ hạn hán Tây Nguyên hơn 400 triệu đòng. Quân
khu trích quỹ xây dựng 20 căn nhà cho người dân tộc huyện Đam Rông - Lâm
Đồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở với tổng kinh phí 400 triệu đồng.
Tập trung giải quyết cơ bản các tồn đọng về chính sách sau chiến tranh, đồng thời
làm tốt các mặt công tác chính sách thường xuyên, góp phần củng cố hậu phương
quân đội. Giám định giải quyết chính sách cho 1.461 thương binh, 578 bệnh binh,
trong đó có 535 người dân tộc. Xây dựng 177 nhà tình nghĩa, 165 nhà tình thương,
phụng dưỡng 73 Mẹ Việt Nam anh hùng. Tặng 114 sổ tiết kiệm cho các đối tượng
chính sách. Quyên góp và đăng nộp 3,363 tỷ đồng vào quỹ đền ơn đáp nghĩa.
Phong trào quân nhân giúp nhau vượt khó, xây dựng quỹ tình thương đồng đội (do
Quân khu phát động) phát triển rộng khắp ở các đơn vị thu được 8 tỷ 467 triệu
đồng, giúp cho nhiều cán bộ chiến sỹ vượt qua khó khăn, đói nghèo, an tâm công
tác.
Công tác đào tạo nghề là một nhiệm vụ trọng tâm để phát triển nguồn nhân
lực, là nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, xóa đói -
giảm nghèo. Trong những năm qua các cơ sở đào tạo nghề của Quânkhu như:
Trung tâm đào tạo nghề Long Bình, trường trung học y dược và các dịch vụ việc
làm đã từng bước mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn công
tác đào tạo với địa chỉ sử dụng người học nghề của xã hội; ưu tiên cho các đối
tượng là bộ đội chuẩn bị xuất ngũ và các con em dân tộc ít người, gia đình chính
sách. Kết hợp giữa đào tạo nghề với nhận, tuyển dụng vào làm việc tại các doanh
nghiệp của Quân khu. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều bất cập hạn chế
là: Nhận thức về hoạt động đền ơn đáp nghĩa chăm sóc thương binh gia đình liệt sĩ,
người có công với cách mạng ở một số cán bộ chiến sỹ còn chưa đầy đủ. Chưa tích
cực trong việc đóng góp gây quỹ của các hoạt động này; hoạt động diễn ra chưa
đều giữa các đơn vị, các cơ quan quân sự ở địa phương. chất lượng xây dựng các
nhà tình thương, tình nghĩa và hình thức vẫn còn hạn chế. Vấn đề tồn đọng trong
chiến tranh như thủ tục công nhận thương binh, bệnh binh, liệt sỹ của những người
tham gia kháng chiến đủ tiêu chuẩn nhưng vì nhiều lý do chưa được công nhận,
công tác quản lý, thực hiện chính sách hậu phương quân đội còn hạn chế. Hoạt động
đào tạo nghề tuy đã phát huy tốt thế mạnh của lực lượng vũ trang nhưng chưa bắt kịp
nhịp độ phát triển của xã hội, nhu cầu của nềnkinh tế và yêu cầu nguồn nhân lực trong
khu vực. Một số trung tâm đào tạo nghề và giới thiệu việc làm lại thị trường hóa hoạt
động của mình mà coi nhẹ chính sách ưu tiên đối với các đối tượng nghèo,tàn tật, con
em chính sách và dân tộc ít người.
- Thành tựu và hạn chế trong hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, phòng
chống và khắc phục thiên tai.
Những năm qua thời tiết khu vực miền Đông Nam Bộ diễn biến phức tạp,
bão lũ, hạn hán, cháy rừng xảy ra nhiều gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế và đời
sống nhân dân. Lũ lụt năm 2001, 2003 ảnh hưởng lớn ở các tỉnh Long An, Đồng
Nai, TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương, Bình Phước... Với tinh thần trách nhiệm
chính trị cao nhất trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, hàng năm lực
lượng vũ trang Quân khu 7 đã triển khai kế hoạch, theo dõi chặt chẽ tình hình và
giải quyết có hiệu quả các tình huống do thiên tai gây ra. Quânkhu đã chỉ đạo các
đơn vị chủ động, tổ chức lực lượng giúp dân phòng chống lũ. Lực lượng vũ trang
tỉnh Long An đã huy động 150 cán bộ chiến sỹ chủ lực, hơn 400 đồng chí dân quân
tự vệ với hơn 4000 ngày công giúp dân tôn cao đê, kè, bờ bao, di dời 2.338 hộ dân,
gặt 13 ha lúa và cứu lụt cho 2000 ha mía, cứu hộ nhân dân trong lũ lụt. Các tỉnh
Đồng Nai, Bình Dương và Bộ Chỉ huy quân sự Tp. Hồ Chí Minh đã huy động hàng
vạn ngày công cùng các phương tiện kỹ thuật giúp nhân dân khắc phục thiên tai.
Bộ Chỉ huy quân sự Bình Phước tổ chức phòng và chống cháy rừng, phối hợp chặt
chẽ giữa các đơn vị thường trực với dân quân tự vệ, phát huy tốt lực lượng tự vệ
các bản, làng, xã tham gia phòng chống cháy rừng. BCHQS tỉnh Lâm Đồng đã tổ
chức 6 đợt tập huấn với hơn 240 lượt cán bộ phụ trách các địa phương về công tác
phòng và chống cháy rừng.
Tuy nhiên hoạt động này cũng còn nhiều yếu kém biểu hiện rõ nhất là khi thiên
tai xả ra trên địa bàn thì đơn vị còn lúng túng trong xử lý tình huống. Nhận thức tinh