Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n 6
Trường PTDTNT Hoành Bồ Ngày soạn: 20/03/2010
GV hướng dẫn: Đoàn Thị Thanh Ngày giảng: 22/03/2010
Giáo sinh: Vũ Thị Ánh Lớp giảng: Lớp 6
Tiết 109 – Văn bản:
Cây tre Việt Nam
Thép Mới
A. Mục tiêu cần đạt:
- Về kiến thức:
+ Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa tre với
cuộc sống của dân tộc Việt Nam, cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Vệt
Nam.
+ Nắm được đặc điểm nghệ thuật bài kí: giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu
tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.
- Về kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, chuyển giọng đọc phù hợp.
+ Rèn kĩ năng tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật: nhân
hóa, ẩn dụ, hoán dụ, trùng điệp, đối xứng, hình ảnh biểu tượng…
- Về thái độ:
+ Giúp HS thêm yêu mến và tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc, biết giữ gìn và
trân trọng những tinh hoa văn hóa của dân tộc.
+ Bồi đắp cho HS tình yêu quê hương đất nước.
B. Chuẩn bị:
- Chẩn bị của GV:
+ Thiết kế giáo án điện tử.
+ Máy tính, máy chiếu…
- Chuẩn bị của HS:
+ Ôn lại bài kí “Cô Tô” (Nguyễn Tuân).
+ Đọc và soạn bài “Cây tre Việt Nam” (Thép Mới).
C. Phương pháp:
- Giảng, bình, nêu vấn đề, phân tích và khái quát vấn đề.
- Tổ chức cho HS hoat động cá nhân và hoạt động nhóm một cách tích cưc, tự
giác, chủ động.
D. Tiến trình bài giảng:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
Em có cảm nhận gì sau khi học xong bài kí “Cô Tô” của nhà văn Nguyễn Tuân?
Hãy nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của bài kí này và tác dụng của những biện
pháp nghệ thuật đó.
1
Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n 6
Đáp án:
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật
trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác,
giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến
một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô.
III. Bài mới:
a) Dẫn vào bài:
Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều chọn một loài cây hoặc một loài hoa để làm biểu
tượng. Chúng ta đã biết đến những cánh đồng mía Cu-ba ngot lịm đường, biết đến
những “đường bạch dương sương trắng nắng tràn” trên đất nước Nga Xô-viết…
Đất nước Việt Nam chúng ta từ bao đời nay đã chọn cây tre là loại cây tượng
trưng tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách và tinh hoa dân tộc. Bóng tre xanh thấp
thoáng trên mọi nẻo đường của làng quê Việt Nam.
Hôm nay cô và các em sẽ đến với nhà văn Thép Mới qua văn bản “Cây tre Việt
Nam” để thấy được những phát hiện mới mẻ về cây tre Việt Nam cũng như con
người và dân tộc Việt Nam.
b) Hướng dẫn đọc –hiểu văn bản Cây tre Việt Nam:
Phương pháp Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
GV chiếu slide 3, giới thiệu ảnh chân dung nhà báo Thép
Mới.
? Dựa vào chú thích (*) SGK/98, em hãy nêu những hiểu
biết của em về tác giả Thép Mới.
Thép Mới tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở quận Tây
Hồ, sinh ở Nam Định. Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết
nhiều bút kí và thuyết minh phim.
GV bổ sung: Thép Mới là nhà báo xuất sắc được mệnh
danh là “cây bút thép”. Ông còn có bút danh khác là
Nguyễn Ánh Hồng. Ông từng là phó tổng biên tập báo
Nhân Dân và là Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt
Nam. Ngoài những thành công rực rỡ trên lĩnh vực báo chí,
Thép Mới còn viết nhiều bút kí và thuyết minh phim.
GV chiếu slide 4.
? Dựa vào chú thích SGK/98, em hãy nêu xuất xứ của bài
văn “Cây tre Việt Nam”.
Bài “Cây tre Việt Nam” là lời bình cho bộ phim cùng tên
của nhà điện ảnh Ba lan. Thông qua hình ảnh cây tre (tượng
trưng cho đất nước và con người Việt Nam), bộ phim ca
ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.
I. Tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
- Hà Văn Lộc (1925
– 1991).
- Quê ở Tây Hồ, Hà
Nội.
- Ông chuyên viết
báo, bút kí và thuyết
minh phim.
2. Tác phẩm:
- Viết năm 1955.
- Là lời bình cho bộ
phim cùng tên.
2
Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n 6
GV bổ sung: Bộ phim tài liệu “Cây tre Việt Nam” được nhà
đạo diễn Ba Lan Cac-men cùng các nhà làm phim Việt
Nam xây dựng dựa theo tùy bút “Cây tre bạn đường” của
nhà văn Nguyễn Tuân. Nhà báo lừng danh Thép Mới đã
viết bài kí chính luận “Cây tre Việt Nam” để thuyết minh
cho bộ phim này. Bộ phim được hoàn thành năm 1956.
? Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?
Bút kí chính luận.
? Bài văn sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
Biểu cảm và miêu tả.
GV hướng dẫn cách đọc: Đây là một bài văn xuôi chính
luận giàu chất trữ tình và chất thơ, cần phải đọc với giọng
khi trầm lắng, suy tư, lúc ngọt ngào dịu dàng, khi sôi nổi
hân hoan, lúc thủ thỉ tâm tình… Đoạn cuối đọc chậm, giọng
chắc khỏe, ấm áp, tha thiết, rắn rỏi. Chú ý nhấn mạnh các
điệp từ, điệp ngữ.
GV đọc mẫu. Gọi 3 HS đọc các đoạn tiếp theo. GV nhận
xét cách đọc.
GV nhắc HS lưu ý các chú thích (2), (10), (11) trong SGK.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản “Cây tre
Việt Nam.
GV chiếu slide 5.
? Theo em, đại ý của bài văn này là gì?
Cây tre Việt Nam là bạn thân của nhân dân Việt Nam.
Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước, tre đã gắn bó lâu đời
và giúp ích cho con người trong cuộc sống hàng ngày, tron
lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc, trong
quá khứ, hiện tại và tương lai.
? Dựa vào đại ý, em hãy tìm bố cục của bài văn.
Gồm 4 phần:
+ Phần 1 (từ đầu “…làm bạn”): Tre là người bạn thân
của nhân dân Việt Nam.
+ Phần 2 (tiếp “…chí khí như người”): Vẻ đẹp của cây
tre Việt Nam.
+ Phần 3 (tiếp “…của trúc, của tre”): Sự gắn bó của tre
với đất nước và dân tộc Việt Nam.
+ Phần 4 (còn lại): Tre là biểu tượng của đất nước và dân
tộc Việt Nam.
3. Đọc và tìm hiểu
chú thích:
a) Đọc:
b) Tìm hiểu chú
thích:
II. Tìm hiểu văn
bản:
1. Kết cấu, bố cục:
- Gồm 4 phần:
+ Phần 1: Tre là
người bạn thân của
nhân dân Việt Nam.
+ Phần 2: Vẻ đẹp
của cây tre Việt
Nam.
+ Phần 3: Sự gắn bó
của tre với đất nước
và dân tộc Việt
Nam.
+ Phần 4: Tre là
biểu tượng của đất
nước và dân tộc
Việt Nam.
3
Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n 6
GV: Phần 1 có thể xem là phần mở bài, nêu ý bao quát toàn
bài và phác họa hình ảnh cây tre với những phẩm chất nổi
bật của nó. Phần 2 và phần 3 là phần thân bài, phát triển và
làm rõ ý cho các ý chính đã được nêu ở phần mở bài. Phần
4 là phần kết bài.
GV chiếu slide 6.
Bài văn mở đầu bằng một nhận xét có sức khái quát, bao
trùm cho toàn bài.
? Theo dõi vào SGK, em hãy cho biết đó là nhận xét gì ?
“Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn
thân của nhân dân Việt Nam.”
? Theo em, tác giả dựa vào đâu để khẳng định điều đó.
Cây tre có mặt trên khắp mọi miền đất nước (Đồng Nai,
Việt Bắc, Điện Biên Phủ, làng tôi...).
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Điệp từ “bạn thân”.
? Tác giả gọi tre là bạn thân của nhân dân Việt Nam. Em có
nhận xét gì về cách gọi này?
Là cách gọi rất đúng vì tre gần gũi, gắn bó thân thuộc
với đời sống của người Việt Nam.
? Cách gọi ấy chứng tỏ điều gì.
Cách gọi ấy chứng tỏ tác giả từng gắn bó với tre, hiểu và
quý trọng cây tre của dân tộc.
GV bình và chuyển ý: Tre và người gần gũi, thân thuộc,
gắn bó keo sơn, khăng khít, “đâu đâu ta cũng có nứa tre làm
bạn”. Tre cùng với muôn ngàn cây lá khác nhau góp phần
làm xanh đất nước, tô đẹp cho quê hương Việt Nam. Vậy
vẻ đẹp của cây tre Việt Nam hiện lên như thế nào qua văn
bản này, chúng ta sẽ chuyển sang phần b.
GV chiếu slide 7.
? Qua miêu tả của tác giả, vẻ đẹp của cây tre Việt Nam hiện
lên qua những chi tiết nào.
Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam:
+ “mầm non măng mọc thẳng”
+ “dáng tre vươn mộc mạc”
+ “vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt”
+ “cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”
+ “thanh cao, giản dị, chí khí như người”
? Em hãy nêu các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử
dụng trong những lời văn trên.
Dùng từ láy và tính từ gợi hình, gợi cảm, so sánh, nhân
2. Phân tích:
a) Tre – người bạn
thân của nhân dân
Việt Nam:
- Tre là người bạn
gần gũi, thân thuộc,
gắn bó với nông dân
Việt Nam, nhân dân
Việt Nam.
b) Vẻ đẹp của cây
tre Việt Nam:
4
Gi¸o ¸n Ng÷ V¨n 6
hóa.
? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó là gì.
Gợi lên vẻ đẹp bình dị, đầy sức sống mãnh liệt và nhiều
phẩm chất đáng quý của cây tre Việt Nam.
GV chiếu slide 8, giới thiệu một số hình ảnh thể hiện vẻ đẹp
của tre Việt Nam.
GV: Cây tre Việt Nam mang trong mình một sức sống dồi
dào, mãnh liệt. Tre có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi “cho dù
đất sỏi, đá vôi bạc màu”. “Tre trông thanh cao, giản dị, chí
khí như người”. Đọc câ văn, ta cảm thấy một sự hóa thân kì
diệu. Tre như hóa thân thành người, mang cốt cách con
người và những phẩm chất chỉ con người mới có. Đường
biên phân định giữa tre và người dường như không còn có
thể chia tách rạch ròi được nữa.
? Những vẻ đẹp và phẩm chất của cây tre Việt Nam gợi cho
em liên tưởng đến những đức tính nào của con người Việt
Nam.
Thanh cao, giản dị, bền bỉ.
GV chuyển ý: Thật vậy, cây tre mang những đức tính của
người Việt Nam. Tre và người luôn luôn gắn bó “sống có
nhau, chết có nhau, chung thủy”. Để hiểu rõ hơn về sự gắn
bó giữa tre và người, chúng ta chuyển sang phần c.
GV chiếu slide 9, 10, 11.
? Sự gắn bó giữa tre và người được thể hiện trên những
phương diện nào.
Thể hiện qua 2 phương diện:
+ Trong lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày.
+ Trong chiến đấu chống giặc giữ nước.
GV cho lớp tiến hành thảo luận nhóm: chia lớp thành 3
nhóm lớn:
+ Nhóm 1: Tìm những chi tiết thể hiện sự gắn bó giữa tre
và người trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày.
+ Nhóm 2: Tìm những chi tiết thể hiện sự gắn bó giữa tre
và người trong chiến đấu chống giặc giữ nước.
+ Nhóm 3: Tìm những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử
dụng để thể hiện sự gắn bó giữa tre và người trong các lĩnh
vực trên.
Định hướng:
* Nhóm 1: Trong lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày:
- Làm ăn:
+ Dưới bóng tre xanh, người dân cày Việt Nam dựng nhà,
dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
c) Sự gắn bó của tre
với con người và
dân tộc Việt Nam:
* Trong lao động
sản xuất và sinh
hoạt hàng ngày:
5