Tải bản đầy đủ (.pdf) (294 trang)

Từ ngữ công giáo trong các bản kinh nguyện của các giáo phận dòng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 294 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ VĂN KHƯƠNG

TỪ NGỮ CÔNG GIÁO TRONG CÁC BẢN KINH NGUYỆN
CỦA CÁC GIÁO PHẬN DÒNG TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI, 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ VĂN KHƯƠNG

TỪ NGỮ CÔNG GIÁO TRONG CÁC BẢN KINH NGUYỆN
CỦA CÁC GIÁO PHẬN DÒNG TẠI VIỆT NAM
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 9.22.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Công Đức

HÀ NỘI, 2020



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................ 2
2.1.

Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2

2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3

3. Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu ............................................... 3
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3

3.2.

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4

3.3.

Ngữ liệu nghiên cứu .................................................................................. 4

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài .............................................................. 8
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ......................................................... 9
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án ..................................................... 10
6.1. Ý nghĩa lí luận: ............................................................................................ 10

6.2. Ý nghĩa thực tiễn: ........................................................................................ 10
7. Cấu trúc luận án ............................................................................................ 11
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................. 12
1.1.

Đặt vấn đề ................................................................................................ 12

1.2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 12

1.2.1. Các nghiên cứu từ ngữ Công giáo trên thế giới ..................................... 13
1.2.2. Các nghiên cứu từ ngữ Công giáo trong nước....................................... 20
1.3. Cơ sở lí thuyết của việc nghiên cứu các từ ngữ Công giáo trong các bản
kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam ...................................... 24
1.3.1. Mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và tôn giáo .................................... 24
1.3.2. Định vị lớp từ vựng Công giáo trong từ vựng tiếng Việt ....................... 26


1.3.3. Quan niệm về con đường hình thành và phát triển từ vựng tiếng Việt 28
1.3.4. Quan niệm về tiếp xúc ngôn ngữ và vay mượn trong ngôn ngữ ................ 32

1.3.5. Quan niệm về từ và ngữ ........................................................................... 33
1.3.6. Quan niệm về nghĩa của từ và sự phát triển nghĩa của từ .................... 37
1.3.7. Lí thuyết định danh................................................................................. 38
1.3.8. Sơ lược về Công giáo và Công giáo tại Việt Nam................................... 39
1.3.9. Công giáo với văn hóa Việt .................................................................. 40
1.4. Tiểu kết ...................................................................................................... 42
Chương 2 CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH TỪ NGỮ CÔNG GIÁO TRONG

CÁC BẢN KINH NGUYỆN CỦA CÁC GIÁO PHẬN DÒNG TẠI VIỆT
NAM ................................................................................................................... 44
2.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 44
2.2. Con đường vay mượn từ ngữ Công giáo nước ngoài ............................. 45
2.2.1. Lí do của việc vay mượn từ vựng Công giáo nước ngoài ...................... 45
2.2.2. Nguồn gốc các từ ngữ Công giáo vay mượn ......................................... 46
2.2.3. Cách thức tiếp nhận từ ngữ Công giáo vay mượn ................................. 60
2.3. Con đường tự tạo các từ ngữ mới ............................................................. 66
2.3.1. Cách dùng hình thức mới để diễn đạt một nghĩa mới............................ 66
2.3.2. Cách dùng hình thức có sẵn để diễn đạt một nghĩa mới ...................... 70
2.4. Tiểu kết ....................................................................................................... 73
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ NGỮ
CÔNG GIÁO TRONG CÁC BẢN KINH NGUYỆN CỦA CÁC GIÁO
PHẬN DÒNG TẠI VIỆT NAM ...................................................................... 75
3.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 75
3.2. Đặc điểm cấu trúc của các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện
của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam ........................................................... 75
3.2.1. Đặc điểm từ đơn Công giáo ..................................................................... 77


3.2.2. Đặc điểm từ ghép Công giáo.................................................................... 82
3.2.3. Đặc điểm các tổ hợp định danh Công giáo ............................................. 88
3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh
nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam ............................................... 93
3.3.1. Các đặc trưng cơ bản làm cơ sở định danh của từ ngữ Công giáo ....... 94
3.3.2. Đặc điểm phân loại theo phạm trù ngữ nghĩa của từ ngữ Công giáo. 103
3.4. Tiểu kết ...................................................................................................... 114
Chương 4 TỪ NGỮ CÔNG GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG TIẾNG VIỆT .. 116
4.1. Đặt vấn đề ................................................................................................. 116
4.2. Các tác động Việt hóa lớp từ ngữ Công giáo vay mượn ....................... 116

4.2.1. Ảnh hưởng của cấu trúc tiếng Việt đến các từ ngữ Công giáo vay mượn
về mặt ngữ âm và chữ viết ............................................................................... 117
4.2.2. Ảnh hưởng của cấu trúc tiếng Việt đến các từ ngữ Công giáo vay mượn
về mặt ngữ nghĩa ............................................................................................. 119
4.3. Sự tham gia vào tiếng Việt toàn dân của các từ ngữ Công giáo thể hiện
qua văn học Việt Nam ..................................................................................... 121
4.3.1. Sự tham gia vào tiếng Việt toàn dân của các từ ngữ Công giáo thể hiện
qua tục ngữ, ca dao tiếng Việt ......................................................................... 121
4.3.2. Sự tham gia vào tiếng Việt toàn dân của các từ ngữ Công giáo thể hiện
qua văn học viết ................................................................................................ 128
4.4. Tiểu kết ...................................................................................................... 141
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ......... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 152
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 164


DANH MỤC NGUỒN NGỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
(Các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam)
KÍ HIỆU SỐ
STT

TÊN BẢN KINH

LAMÃ
(trong các trích
dẫn của luận án)

1
2


Bản kinh tụng đọc toàn niên, 1865, tái bản 2007
Toàn Niên Kinh Nguyện Địa Phận Dòng Thánh
Đaminh, Nhà Thiện bản Đaminh, 1953

I
II

3

Toàn Niên Kinh Nguyện, Giáo phận Bùi Chu, 1956

III

4

Sách Kinh Địa Phận Hải Phòng, Hòn Gai, 1958

IV

5
6
7
8
9

Sách Kinh Địa Phận Hải Phòng, Bùi Chu, Thái Bình,
Mẫu Tâm thư quán, 1970
Sách Kinh Giáo Phận Bùi Chu, Bùi Chu, 1983
Kinh Bản Công Giáo Giáo Phận Bắc Ninh, Toà

Giám mục Bắc Ninh, 1992
Toàn Niên Kinh Nguyện Giáo Phận Hải Phòng, Hải
Phòng, 2010
Sách Kinh, Giáo phận Lạng Sơn (không có năm xuất
bản)

V
VI
VII
VIII
IX


DANH MỤC CÁC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG
(Ngữ liệu nghiên cứu trong chương 4)
STT

TÊN TÁC PHẨM

TÊN TÁC GIẢ

VIẾT TẮT

1

Dì Hảo

Nam Cao

DH


2

Đời Thừa

Nam Cao

ĐT

3

Nỗi truân chuyên của Nam Cao
khách má hồng

NTC

4

Tư cách mõ

Nam Cao

5

Bỉ Vỏ

Nguyên Hồng

BV


6

Một tuổi thơ văn

Nguyên Hồng

MTTV

7

Những ngày thơ ấu

Nguyên Hồng

NNTA

8

Cha và con và…

Nguyễn Khải

CVC

9

Đi tìm cái tôi đã mất

Nguyễn Khải


ĐTCT

10

Nằm vạ

Nguyễn Khải

NV

11

Thời gian của người

Nguyễn Khải

TGCN

12

Xung đột

Nguyễn Khải



TCM


DANH MỤC BẢNG BIỂU CỦA LUẬN ÁN

STT

BẢNG SỐ

1

Bảng 2.1

2

Bảng 3.1

3

Bảng 3.2

4

Bảng 3.3

TÊN BẢNG BIỂU
SỐ TRANG
Tỉ lệ các tương đương dịch từ ngữ Công giáo
65
La Tinh – Việt
Tỉ lệ từ ngữ theo cấu tạo
76
Số lượng từ đơn một âm tiết và từ đơn đa âm
tiết
Từ loại của từ đơn Công giáo trong các bản

kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại
Việt Nam

79
80

Bảng 3.4.

Phân loại từ đơn Công giáo trong các bản
kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại
Việt Nam dưới góc độ nguồn gốc thành phần
cấu tạo

81

6

Bảng 3.5.

Đặc điểm chung của các từ ghép Công giáo
trong các bản kinh nguyện của các Giáo
phận Dòng tại Việt Nam

82

7

Bảng 3.6

Số lượng và tỉ lệ từ ngữ Công giáo theo

phạm trù ngữ nghĩa

104

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngôn ngữ và tôn giáo là hai tính chất đặc trưng của xã hội loài người, có mối
liên hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Tôn giáo nào cũng cần phải truyền bá các giáo
thuyết, tư tưởng, nên ngôn ngữ trở thành công cụ không thể thiếu. Ngược lại, nhờ
tham gia vào công tác truyền bá giáo nghĩa mà ngôn ngữ được bảo tồn, phong phú
và phát triển. Sự ảnh hưởng qua lại giữa ngôn ngữ và tôn giáo sâu đậm đến nỗi giới
Ngôn ngữ học phương Tây cho rằng: “Nếu lựa chọn một nhân tố xã hội có thể làm
nảy sinh ra những ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với lịch sử ngôn ngữ, và ngược lại
cũng chịu ảnh hưởng nhất định của ngôn ngữ thì đó chính là tôn giáo.” [126, tr.303]
Cho nên, việc nghiên cứu ngôn ngữ tôn giáo là cần thiết và luôn hứa hẹn những
khám phá hữu ích.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2009, Phật giáo và Công giáo là hai
tôn giáo lớn nhất nước với số tín đồ lần lượt là 6.802.318 và 5.677.086 người [5,
tr.281]. Mỗi tôn giáo, theo cách thế của mình, đều có những đóng góp mang dấu ấn
riêng cho văn hóa–xã hội Việt Nam. Phật giáo phát sinh từ Ấn Độ rồi truyền vào
Việt Nam theo hai ngả: Nam Tông qua Thái Lan, Bắc Tông qua Trung Quốc, nên
mang nhiều nét đặc trưng Á Đông. Công giáo khởi phát từ Trung Á, phát triển
mạnh ở châu Âu rồi sau đó trở lại Á châu và vào Việt Nam, nên mang nhiều màu
sắc của văn minh phương Tây. Bên cạnh sự ảnh hưởng của Khổng giáo và Lão giáo
trong một quá trình lịch sử lâu dài, Phật giáo và Công giáo là hai tôn giáo tác động
vào xã hội-văn hóa Việt Nam đến tận thời hiện đại. Sự tác động này góp phần làm
giàu nền văn hóa bản địa và làm nên bộ mặt văn hóa-xã hội Việt Nam ngày nay vừa

có những giá trị Á Đông bền vững, vừa có khả năng dễ dàng tiếp cận, tiếp thu các
giá trị văn hóa-văn minh phương Tây. Hiện trạng này làm nên lí do quan trọng cho
các nghiên cứu về tôn giáo tại Việt Nam nói chung, các giá trị ảnh hưởng đến văn
hóa-xã hội của tôn giáo nói riêng, mà trong đó không thể không đề cập đến lĩnh vực

1


ngôn ngữ tôn giáo. Tuy nhiên, tình hình chung cho thấy, lĩnh vực nghiên cứu này
tại Việt Nam chưa được chú ý thỏa đáng, nhất là với Công giáo. Trong khi đó, tôn
giáo này có những đóng góp khả dĩ cho tiếng Việt, đặc biệt được coi là có công lớn
trong việc tạo ra chữ Quốc ngữ. Cho nên, việc nghiên cứu từ ngữ Công giáo tại
Việt Nam chắc chắn sẽ mang lại những khám phá hữu ích, không chỉ để hiểu tôn
giáo này hơn, nhưng còn thấy được sự phát triển của một bộ phận tiếng Việt, vì từ
ngữ Công giáo tại Việt Nam cũng là một phần của từ ngữ Việt Nam.
Tuy nhiên, từ ngữ Công giáo tại Việt Nam là một phạm trù lớn. Chúng tôi lựa
chọn phạm trù nhỏ hơn nhưng quan trọng trong đời sống tôn giáo, là từ ngữ trong
kinh nguyện, cụ thể là trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt
Nam. Qua khảo sát sơ bộ trước khi lựa chọn đề tài, chúng tôi nhận thấy các từ ngữ
Công giáo trong kinh nguyện vừa là các khái niệm giáo lí, thần học…có thể có vai
trò như các thuật ngữ, vừa có những đơn vị từ ngữ sử dụng trong đời sống thông
thường; vừa có những từ ngữ mang dấu vết lịch sử thời kì đầu chữ Quốc ngữ, vừa
có những từ ngữ hiện đại… Lớp từ ngữ này, có thể nói, là hình ảnh khá đầy đủ các
đặc trưng của từ ngữ Công giáo tại Việt Nam. Trong bối cảnh các nghiên cứu về từ
ngữ Công giáo tại Việt Nam còn rất ít ỏi, đề tài Từ ngữ Công giáo trong các bản
kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam, không chỉ cho các kết quả
nghiên cứu về đặc điểm từ ngữ Công giáo trong kinh nguyện giúp cho việc hiểu
biết và sử dụng kinh nguyện Công giáo; nhưng đồng thời có thể đạt được các kết
quả nghiên cứu về đặc điểm của từ ngữ Công giáo tại Việt Nam nói chung, góp
phần hướng tới việc chuẩn hóa từ ngữ Công giáo tiếng Việt, đáp ứng nhu cầu tìm

hiểu, phát triển các tôn giáo phù hợp với chính sách tôn giáo tại Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng
tại Việt Nam có mục đích xác định và làm rõ các từ ngữ Công giáo trong các bản
kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam với các mục tiêu cụ thể như:
2


- Tìm hiểu con đường hình thành các từ ngữ Công giáo nghiên cứu, từ đó góp
phần xác lập con đường hình thành lớp từ ngữ Công giáo nói chung tại Việt Nam.
- Mô tả các đặc điểm ngôn ngữ học của các từ ngữ Công giáo trong các bản
kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam.
- Tìm hiểu khả năng hội nhập vào tiếng Việt toàn dân của lớp từ ngữ Công
giáo tại Việt Nam thông qua việc nghiên cứu hoạt động của các từ ngữ Công giáo
trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam trong một số tác
phẩm văn học Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu từ ngữ Công giáo trong và ngoài nước nói
chung, tình hình nghiên cứu từ ngữ Công giáo trong kinh nguyện, nhất là trong
kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam nói riêng.
- Xác lập cơ sở lý luận cho luận án, gồm những vấn đề như: Mối quan hệ
giữa ngôn ngữ và tôn giáo, từ ngữ và các đặc điểm về từ ngữ vay mượn ,…
- Khảo sát các đơn vị ngôn ngữ trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận
Dòng tại Việt Nam và xác định các đơn vị từ vựng Công giáo.
- Phân loại và mô tả các đặc điểm ngôn ngữ của các đơn vị từ ngữ Công giáo
trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam.
- Tìm hiểu khả năng hoạt động của lớp từ ngữ Công giáo trong các bản kinh
nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam trong một số sáng tác văn học dân

gian và một số tác phẩm văn chương Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh
nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam.

3


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Xuất phất từ quan điểm của ngành Từ vựng học truyền thống, luận án nghiên
cứu các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại
Việt Nam dưới các phương diện chính như: Sự hình thành và tiếp nhận, các đặc
điểm cấu trúc, ngữ nghĩa và hoạt động của các từ ngữ Công giáo trong đời sống
tiếng Việt… Cụ thể, luận án nghiên cứu con đường hình thành các từ ngữ Công
giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam. Việc tiếp
nhận các từ ngữ Công giáo gốc Ấn Âu diễn ra như thế nào, chịu những tác động
biến đổi gì. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của các từ ngữ Công giáo
không chỉ cho thấy những đặc điểm chung của từ ngữ tiếng Việt, nhưng còn có
những đặc trưng riêng của lớp từ này, qua đó làm nỗi bật sự khác biệt trong mối
tương quan với tiếng Việt nói chung và với các biệt ngữ khác, cụ thể là biệt ngữ
Phật giáo nói riêng. Dưới cái quan điểm về mối quan hệ hữu cơ giữa ngôn ngữ và
tôn giáo, nghiên cứu hoạt động của từ ngữ Công giáo trong đời sống tiếng Việt
thông qua các bản kinh nguyện Dòng tại Việt Nam, biểu thị qua một số sáng tác
dân gian và văn chương Việt Nam, cho thấy mối tương quan qua lại giữa của nhóm
biệt ngữ Công giáo với tiếng Việt toàn dân trong đời sống tiếng Việt.
3.3. Ngữ liệu nghiên cứu
Để có nhận xét cách đầy đủ tình hình ngôn ngữ trong một tôn giáo, người ta
cần nghiên cứu ngôn ngữ trong nhiều phạm vi khác nhau. Cụ thể với Công giáo,
người ta phải nghiên cứu ngôn ngữ của Thánh Kinh, ngôn ngữ của Thần học, ngôn

ngữ của Phụng vụ, ngôn ngữ của kinh nguyện, ngôn ngữ của Triết học Công giáo…
với khối tư liệu rất lớn. Chúng tôi nhận thấy kinh nguyện chiếm vị trí quan trọng
trong các tư liệu trên. Kinh nguyện Công giáo không chỉ đơn thuần thực hiện chức
năng cầu nguyện vốn có, nhưng thường hàm chứa nội dung Kinh Thánh, Giáo lý,
Giáo luật nên còn mang giá trị giáo dục đức tin và đời sống tôn giáo. Vì thế, kinh
nguyện Công giáo vừa mang tính chất thánh thiêng khi khi thực hành chức năng
cầu nguyện, vừa mang tính chất thực tiễn khi thực hiện chức năng giáo dục. Do đó,

4


chúng rất gần gũi và thiết yếu trong đời sống tín hữu. Xét về mặt ngôn ngữ, từ ngữ
trong kinh nguyện Công giáo có thể phản ánh tương đối đầy đủ khuôn mặt ngôn
ngữ của cộng đồng tôn giáo này.
Hiện nay, năm 2020, Việt Nam có 27 giáo phận Công giáo. Do đặt dưới sự coi
sóc của các linh mục dòng thánh Đa Minh từ năm 1757, nên các giáo phận: Hải
Phòng, Bùi Chu, Bắc Ninh, Thái Bình, Lạng Sơn được gọi là các giáo phận thuộc
dòng thánh Đa Minh và gọi tắt là các Giáo phận Dòng. Mảnh đất của các giáo phận
này được coi là nôi khai sinh của Công giáo tại Việt Nam, phát triển rất mạnh trong
những năm trước biến cố di cứ 1954, tạo nên những nét văn hoá Công giáo phong
phú. Các bản kinh nguyện hiện nay tại Việt Nam thường được hình thành trong
cộng đồng Công giáo các giáo phận này.
Chính vì thế, luận án lựa chọn các bản kinh nguyện của các giáo phận kể trên
làm tư liệu nghiên cứu.
Thuật ngữ “bản kinh” được sử dụng theo cách gọi của cuốn kinh nguyện xuất
bản đầu tiên (năm 1865) với tên gọi “Bản kinh tụng đọc toàn niên” tương đương
với cách gọi thuần Việt “Sách kinh đọc quanh năm” sau này. Như thế, “bản kinh”
được hiểu là “sách kinh” như từ ngữ các xuất bản sau đó sử dụng.
Đặc điểm tư liệu các bản kinh nguyện được
chọn nghiên cứu như sau:

- Bản Kinh Tụng Đọc Toàn Niên xuất bản năm
1865, là cuốn sách kinh in bản gỗ cổ nhất, dày 413
trang, được Linh mục Nguyễn Hưng phục nguyên
năm 2007, mất vài trang không đáng kể. Bản kinh
này rất quan trọng cho việc nghiên cứu các kinh cũ
trước khi có sự thống nhất và hiệu chỉnh kinh của
Hội Đồng Kinh năm 1924. Đây cũng là bản kinh có giá trị cho việc nghiên cứu các
từ ngữ lịch sử của lớp từ vựng Công giáo tại Việt Nam nói riêng và tiếng Việt nói
chung.

5


- Bản Toàn Niên Kinh Nguyện
Địa Phận Dòng Thánh Đaminh, Nhà
Thiện bản Đaminh xuất bản năm 1953
tại Hà Nội. Sách dày 442 trang.
- Cuốn Toàn Niên Kinh Nguyện
của Giáo phận Bùi Chu xuất bản năm
1956, dày 451 trang có ba phần, gồm:
các kinh Hội Đồng Kinh năm 1924 đã sửa chữa và những những kinh giáo dân Địa
phận Bùi Chu quen đọc.
- Sách Kinh Địa Phận Hải Phòng, in tại Hòn Gai năm 1958, dày 335 trang.

- Sách Kinh Địa
Phận Hải Phòng, Bùi
Chu, Thái Bình, in năm
1970 tại Gia Định,dày
384 trang.
- Sách Kinh Giáo

Phận Bùi Chu, dày 200
trang, được Đức giám

6


mục J.M Vũ Duy Nhất chuẩn in (imprimatur) năm 1983, do Tòa giám mục Bùi Chu
phát hành nội bộ.
- Cuốn Kinh Bản Công Giáo Giáo Phận Bắc Ninh in năm 1992 dày 279 trang,
do Tòa giám mục Bắc Ninh xuất bản theo giấy phép xuất bản số 54/CXB cấp ngày
23/3/1992.
- Bản Toàn Niên Kinh Nguyện Giáo Phận Hải Phòng, dày 308 trang, do Tòa
giám mục Hải Phòng in năm 2010.
- Sách Kinh của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng dày 32 trang, là bản phôtô
lưu hành nội bộ, không có năm xuất bản.

Tiêu chí lựa chọn những bản kinh làm tư liệu nghiên cứu là vừa phản ánh sự
phát triển của từ ngữ Công giáo trong kinh nguyện về mặt lịch đại: Từ Bản kinh
tụng đọc toàn niên in năm 1865 là bản kinh được in đầu tiên sau khi có tên gọi
Giáo phận Dòng (năm 1757) mà chúng tôi hiện sưu tập được, cho đến bản Toàn
niên kinh nguyện xuất bản năm 2010 là bản mới nhất; vừa phản ánh cục diện từ ngữ
Công giáo trong kinh nguyện hiện nay của đủ các Giáo phận Dòng mà nay đã chia
tách độc lập.
Để nghiên cứu hoạt động của từ ngữ Công giáo trong đời sống tiếng Việt,
(thông qua nghiên cứu các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các
Giáo phận Dòng tại Việt Nam), tác giả lựa chọn các cứ liệu tục ngữ, ca dao và văn
7


học viết để chứng minh luận điểm của luận án. Về tư liệu văn học viết, đề cao tính

“phi biệt ngữ hoá” các từ ngữ Công giáo, tác giả cố gắng lựa chọn các sáng tác mà
từ ngữ Công giáo phải được sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp đời thường, không
trực tiếp nói đến đề tài Công giáo hoặc được viết dành riêng cho người Công giáo.
Trong khi các tác phẩm viết liên quan đến bối cảnh Công giáo tại Việt Nam không
nhiều, chúng tôi chọn lựa được 12 sáng tác đáp ứng các tiêu chí đặt ra. Số tác phẩm
này chưa phải là nhiều nhưng có nội dung phản ánh trải dài từ trước Cách mạng
tháng Tám đến thời kỳ Đổi mới; từ bối cảnh đời sống nông thôn ra đến thành thị; từ
pham vi giao tiếp của người nông dân đến phạm vi giao tiếp của giới trí thức…Đó
là các tác phẩm Dì Hảo, Đời thừa, Nỗi truân chuyên của khách mà hồng, Tư cách
mõ của Nam Cao; Tiểu thuyết Bỉ vỏ, truyện ngắn Một tuổi thơ văn, Những ngày
thơ ấu của Nguyên Hồng; Truyện ngắn Cha và con và…, Thời gian của người,
Xung đột, Nằm vạ, tuỳ bút Đi tìm cái tôi đã mất của Nguyễn Khải.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Với đối tượng, giới hạn, phạm vi và mục đích như trên, công việc nghiên cứu
của đề tài Từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng
tại Việt Nam được triển khai như sau:
Trước tiên, chúng tôi khảo sát, xác định các đơn vị từ vựng là từ ngữ Công
giáo phân biệt với các lớp từ ngữ khác. Sau đó, tác giả phân loại và mô tả các đặc
điểm ngôn ngữ học của các đơn vị này. Cuối cùng, luận án nghiên cứu sự hoạt
động của lớp từ ngữ này trong tiếng Việt nói chung.
Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp và
thủ pháp nghiên cứu chuyên biệt chủ yếu sau:
1) Phương pháp khảo sát văn bản: Phương pháp này có mục đích thu thập các
từ ngữ Công giáo được sử dụng trong các văn bản tư liệu, làm đối tượng nghiên
cứu của luận án.

8


2) Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học để tìm hiểu, phân loại và miêu tả các từ

ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện. Trong đó, chúng tôi chủ yếu sử dụng
các thủ pháp sau:
+ Thủ pháp phân tích chức năng: Để xác định nghĩa của các đơn vị từ vựng
trong bối cảnh / ngữ cảnh cụ thể.
+ Thủ pháp phân tích cấu trúc: Để làm rõ vấn đề cấu tạo của các đơn vị từ ngữ
Công giáo được nghiên cứu.
+ Thủ pháp phân tích thành tố nghĩa: Để khảo sát ngữ nghĩa của các nhóm
từtrong lớp từ ngữ Công giáo.
+ Thủ pháp thống kê và phân loại: Nhằm phân loại các đơn vị có chung đặc
điểm để nghiên cứu thành đặc điểm chung của từng nhóm từ ngữ, sau đó đưa ra tỉ
lệ thống kê để đánh giá khả năng tạo sinh từ ngữ Công giáo trong mối tương quan
với từ ngữ toàn dân.thống kê các đơn vị từ ngữ Công giáo và phân loại các đơn vị
này theo các tiêu chí ngôn ngữ học.
+ Thủ pháp phân tích quy chiếu: Để kết nối các biểu thức từ ngữ khác nhau
cùng quy chiếu một thực thể.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Thông qua việc nghiên cứu các từ ngữ mang nội dung ý nghĩa có tính hệ
thống, được sử dụng trong cộng đồng Công giáo tại Việt Nam, luận án xác định có
tồn tại lớp từ ngữ Công giáo trong tiếng Việt; đồng thời, làm rõ hệ thống từ ngữ
Công giáo so với từ ngữ tôn giáo khác.
- Khảo sát, miêu tả và phân tích các đơn vị từ vựng được xác định là các từ
ngữ Công giáo, luận án tìm ra các con đường hình thành, chỉ ra cơ chế tạo sinh (đặc
điểm cấu trúc) của lớp từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo
phận Dòng tại Việt Nam nói riêng và lớp từ ngữ Công giáo trong tiếng Việt nói
chung. Luận án cũng góp phần làm rõ các đặc điểm Việt hóa các từ ngữ Công giáo
vay mượn trong tiếng Việt.

9



- Qua việc nghiên cứu hoạt động của từ ngữ Công giáo trong đời sống tiếng
Việt thông qua một số sáng tác dân gian và văn chương, luận án đánh giá mối
tương quan hữu cơ giữa Công giáo với nền văn hóa – xã hội tại Việt Nam được
biểu hiện qua ngôn ngữ.
- Cuối cùng, luận án đóng góp thêm một nghiên cứu cụ thể cho ngành Việt
ngữ học, theo như chuyên ngành của luận án.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lí luận:
- Nghiên cứu đặc điểm từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các
Giáo phận Dòng tại Việt Nam góp phần bổ sung những vấn đề mang tính lý luận
của Ngôn ngữ học qua một ngữ liệu cụ thể; góp phần làm rõ các đặc điểm về con
đường hình thành, cấu trúc, ngữ nghĩa của lớp từ ngữ Công giáo, cùng sự vận động
của chúng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Luận án là một nghiên cứu chuyên ngành về mặt ngôn ngữ trong lãnh vực
tôn giáo, cụ thể là Công giáo tại Việt Nam.
- Trên cơ sở khảo sát, miêu tả và phân tích lớp từ ngữ Công giáo trong tư cách
là biệt ngữ, luận án đóng góp thêm một nghiên cứu cụ thể về biệt ngữ nói chung và
biệt ngữ Công giáo nói riêng cho Việt ngữ học.
- Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể phục vụ cho công tác nghiên cứu
tôn giáo nói chung và ngôn ngữ Công giáo nói riêng.
- Dựa trên các kết quả nghiên cứu đạt được, luận án có thể hướng tới hình
thành một tập ngữ vựng Công giáo góp phần phục vụ cho những ai có nhu cầu tìm
hiểu tôn giáo này. Tập ngữ vựng cũng giúp các tín hữu Công giáo hiểu chính xác
hơn các từ ngữ trong kinh nguyện, hầu việc cầu nguyện và thực hành tôn giáo tích
cực hơn và có chiều sâu hơn.

10



7. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án gồm 4
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết liên quan đến
đề tài nghiên cứu
Chương 2: Con đường hình thành các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh
nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam
Chương 3: Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của các từ ngữ Công giáo trong
các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam
Chương 4: Từ ngữ Công giáo trong đời sống tiếng Việt

11


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề
Lí thuyết là cơ sở lí luận cho các nghiên cứu khoa học. Đề tài: Từ ngữ Công
giáo trong các bản kinh nguyện của các Giáo phận Dòng tại Việt Nam được xác
định thuộc vào lĩnh vực Từ vựng học của chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam. Vậy
nên, chương đầu tiên của luận án sẽ đề cập đến những vấn đề lí luận cần thiết như:
các đặc điểm của từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt và những vấn đề chung về từ ngữ
và tôn giáo.
Tuy nhiên, trước khi trình bày vấn đề lí thuyết chính yếu nêu trên, chương thứ
nhất này của luận án sẽ khảo cứu tổng quan tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ và
tôn giáo nói chung, cùng phạm vi hẹp và hầu như chưa được nghiên cứu kỹ liên
quan trực tiếp đến đề tài là lớp từ ngữ Công giáo trong kinh nguyện tại Việt Nam.
Cuối cùng, để cung cấp một cái nhìn tổng quát về đối tượng nghiên cứu, tác
giả sẽ giới thiệu sơ lược về Công giáo và lịch sử truyền giáo của Công giáo tại Việt

Nam; mối tương quan giữa Công giáo với nền văn hóa Việt…như là bối cảnh của
vấn đề nghiên cứu.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu các vấn đề về ngôn ngữ và tôn giáo có lịch sử lâu đời, phạm
vi rộng và chuyên sâu, vì hai lĩnh vực này có mối quan hệ gắn bó mật thiết với
nhau. Đề tài nghiên cứu các từ ngữ Công giáo trong các bản kinh nguyện của các
Giáo phận Dòng tại Việt Nam là một phạm vi hẹp của việc nghiên cứu từ ngữ Công
giáo. Do đó, chúng tôi sẽ tổng quan trực tiếp tình hình nghiên cứu từ ngữ Công
giáo để xác lập vị trí của đề tài nghiên cứu và kế thừa các kết quả nghiên cứu đi
trước, giúp ích cho việc triển khai đề tài nghiên cứu.

12


1.2.1. Các nghiên cứu từ ngữ Công giáo trên thế giới
Xem xét các công trình nghiên cứu về từ ngữ Công giáo trên thế giới, chúng
tôi thấy đối tượng này được nghiên cứu dưới các góc độ ngôn ngữ sau:
1.2.1.1. Nghiên cứu từ ngữ Công giáo dưới góc độ Từ vựng học truyền thống
Tôn giáo và ngôn ngữ là hai phạm trù có mối quan hệ gắn bó đặc biệt với
nhau. Thứ nhất, tôn giáo cần ngôn ngữ để truyền bá giáo nghĩa. Thứ hai, khi truyền
bá giáo nghĩa, tôn giáo lại cần ngôn ngữ để giải thích giáo nghĩa. Chính công việc
giải thích giáo nghĩa là nguồn gốc đầu tiên hình thành nên lớp từ vựng tôn giáo
riêng biệt. Như thế, sự hình thành các từ ngữ tôn giáo xuất hiện rất sớm so với sự ra
đời của tôn giáo. Đây cũng là bối cảnh xuất hiện của lớp từ ngữ Công giáo trên thế
giới. Lí do cụ thể nữa cho sự xuất hiện việc nghiên cứu các từ ngữ Công giáo ngay
từ thời kì đầu của lịch sử tôn giáo này, là vì từ thế kỉ thứ nhất, Công giáo
(Catholicism), đã trở thành một tôn giáo đa ngôn ngữ và đa dân tộc: Các tín hữu ở
Hi Lạp sử dụng tiếng Hi Lạp. Các tín hữu ở Palestina, Syria, Mesopotania sử dụng
tiếng Aram (còn gọi là tiếng Syriaque hay tiếng Do Thái bình dân). Các tín hữu ở
vùng Bắc Phi sử dụng tiếng La Tinh. Do đó, vấn đề dịch thuật các khái niệm Công

giáo được đặt ra như một nhu cầu thiết yếu để đáp ứng việc truyền bá, giảng dạy và
giao tiếp trong phạm vi tôn giáo. Các tư liệu trong giai đoạn này chủ yếu đề cập
đến lĩnh vựng từ vựng và ngữ nghĩa.
Nguồn tư liệu đề cập đến phương diện từ ngữ Công giáo cổ xưa nhất và
thường được kể đến là các tác phẩm của các Giáo phụ (père de l’Église), chẳng hạn
tác phẩm “Chú giải Kinh Thánh” của Đức giám mục Ephrem xứ Syria (306 - 307);
tập sách nổi tiếng “De Trinitate” (Bàn về Thiên Chúa Ba Ngôi) của Đức giám mục
Hilario thành Poitiers (315 - 367); tập sách “Confessio” (Tự thuật) và “City of
God” (Thành trì của Thiên Chúa) của Đức thánh giám mục Augustino. Tác phẩm
được coi là sớm nhất ghi chép và giải thích các từ ngữ Công giáo là tài liệu “Thư
gửi người Magnesie” của Đức giám mục Ignace phụ trách Tổng giáo khu Antioche,
khoảng đầu thế kỉ thứ II, dưới thời hoàng đế Trajan. Tài liệu này lần đầu ghi nhận

13


và giải thích các thuật ngữ Công giáo như: Kitô hữu (Christophores): tức là người
mang Đức Kitô; Giáo lý (Christomathie): giáo huấn của Đức Kitô; Kitô giáo
(Christianisme): cuộc đời của người Ki-tô hữu (ngày nay hiểu là đạo Kitô hay hệ
thống lý thuyết đạo Kitô)… [63, tr.47].
Tuy vậy, như nhận xét của tác giả Jeroen Darquennes (2011), sang thế kỷ XX,
việc nghiên cứu từ ngữ tôn giáo thường đi liền với từ ngữ Công giáo là tôn giáo
chiếm vị trị độc tôn ở lục địa châu Âu cho đến hết thời Trung cổ, mới thực sự được
đề cập dưới khía cạnh học thuật theo đường hướng của Ngôn ngữ học [138, tr.1-2].
Otto Jesperson (1912), ngay đầu thế kỉ XX, trong cuốn Sự tăng trưởng và cấu trúc
của tiếng Anh, nghiên cứu về lịch sử phát triển của tiếng Anh, đã dành khá nhiều
trang cho phần liệt kê và phân tích nguồn gốc các từ ngữ có gốc Kitô giáo được du
nhập vào tiếng Anh qua ngôn ngữ La Tinh, Hy Lạp hay tiếng Pháp. Qua đó, tác giả
cho rằng từ vựng Công giáo là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự
biến đổi nội tại của tiếng Anh hiện đại [139]. Donald M. Ayers cũng có công trình

nghiên cứu về từ vựng Công giáo trong tiếng Anh hiện đại khi thống kê, đi tìm
nguồn gốc La Tinh và Hy Lạp, cùng chú giải ngữ nghĩa lớp từ vựng này trong tác
phẩm English words from Latin and Greek elements [135].
Chu Văn Tuấn trong cuốn Nghiên cứu những vấn đề cơ bản Nhân loại học
ngôn ngữ có các khảo cứu về nghĩa lớp từ vựng Công giáo gốc La Tinh trong tiếng
Anh. Theo tác giả này, xét dưới góc độ biến đổi nghĩa, từ ngữ Công giáo khi du
nhập vào các ngôn ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng, phân thành hai loại: không
thay đổi về nghĩa và có thay đổi về nghĩa. Chẳng hạn: Những từ ngữ Công giáo gốc
La Tinh vẫn giữ nguyên nghĩa tôn giáo khi vào tiếng Anh, như: temple (đền thờ),
altar (bàn thờ), monastery (tu viện), preach (rao giảng)…; Những từ ngữ Công giáo
gốc La Tinh bị thay đổi nghĩa khi vào tiếng Anh, như: dogma: vừa mang nghĩa gốc
là “giáo lí”, vừa mang nghĩa mới là “ý kiến”; Heresy: vừa mang nghĩa gốc là “dị
giáo” (đối với Công giáo), vừa mang nét nghĩa mới là “các dị giáo, dị thuyết nói
chung”; Infallibility: vừa mang nét nghĩa gốc là “tính bất khả ngộ” (của Giáo

14


hoàng), vừa mang nét nghĩa mới là “sự hoàn hảo, không thể sai lầm nói chung”…
[126, tr.308-315].
1.2.1.2. Nghiên cứu từ ngữ Công giáo dưới góc độ Ngôn ngữ học nhân học
Thế kỉ XX là thế kỉ bùng nổ của nhiều ngành khoa học, trong đó có Ngôn ngữ
học. Vấn đề ngôn ngữ và tôn giáo không chỉ được nghiên cứu đơn thuần dưới góc
độ các đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa, nhưng được đặt dưới nhiều gốc độ để thấy
được nhiều mặt của đối tượng. Xuất phát từ quan điểm nhìn tôn giáo như là bản
chất, là yếu tính của con người, một số nhà ngôn ngữ học nghiên cứu phạm trù
ngôn ngữ và tôn giáo theo cái nhìn của Ngôn ngữ học nhân học (Anthropological
linguistics). Ngôn ngữ học nhân học còn gọi là Nhân học ngôn ngữ hay Ngôn ngữ
học nhân chủng là một phân môn quan trọng của Nhân học (Anthropology), là một
hệ thống lý luận Ngôn ngữ học vĩ mô với sự giao thoa của nhiều ngành khoa học và

mới được chú ý nhiều vào những thập niên đầu thế kỷ XX [126, tr.4].
Theo Lý Tùng Hiếu, góp công đầu trong việc hình thành chuyên ngành Ngôn
ngữ học nhân học là Franz Boas, Edward Sapir và Benjamin Lee Whorf ở Mỹ và
Claude Lévi-Strauss (1908), Emile Benveniste… ở Pháp [36, tr.6]. Các tác giả này
đã đi sâu vào phân tích, chứng minh mối liên hệ nội tại giữa ý nghĩa cơ bản của từ
ngữ với các tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị, tôn giáo của nền văn hoá cổ đại hiện
đang còn ảnh hưởng đến nền văn hoá hiện đại.
Muộn hơn, chúng ta có thể kể đến các nhà Ngôn ngữ học nhân học có các
công trình nghiên cứu từ ngữ Công giáo như Robert Mc Crum (1986), Chu Văn
Tuấn (2000)…
Robert Mc Crum trong tác phẩm Lịch sử tiếng Anh (The Story of English)
nghiên cứu và đưa ra các nhận xét về tác động của ngôn ngữ thánh sự tiếng La Tinh
của Giáo hội Công giáo đối với tiếng Anh. Ông coi tác động này như là một trong
các yếu tố quan trọng biến tiếng Anh cổ (Old English) thành tiếng Anh hiện đại
(Modern English). Theo ông, do sự phát triển mạnh mẽ của Công giáo tại Anh quốc
mà trong 500 năm đầu từ khi du nhập mà ngôn ngữ thánh sự bằng tiếng La Tinh

15


từng bước thâm nhập vào dân gian, văn hóa… kéo theo từ ngữ La Tinh cũng từ đó
mà thâm nhập vào tiếng Anh. Đây là một trong những yếu tố quan trọng làm nên
cuộc cách mạng văn hóa trong lịch sử Anh ngữ. Tác động này trong giai đoạn
chuyển tiếp tiếng Anh cổ và tiếng Anh hiện đại, không chỉ không chỉ đơn thuần để
các từ ngữ mới, hơn 400 trong số đó còn tồn tại đến ngày nay, mà còn cho tiếng
Anh khả năng diễn đạt tư tưởng trừu tượng. Tác giả viết: “The importance of this
cultural revolution in the story of the English language is not merely that is
strengthned and enriched Old English with new words, more than 400 of which
sarvive to this day, but also that is gave English the capacity to express abstract
thought.” (Sự quan trọng của cuộc cách mạng về văn hóa trong lịch sử tiếng Anh

Tầm quan trọng của cuộc cách mạng văn hóa này trong câu chuyện về tiếng Anh
không chỉ đơn thuần là củng cố và làm phong phú cho tiếng Anh cổ bằng những từ
ngữ mới, hơn 400 trong số đó còn tồn tại đến ngày nay, mà còn cho tiếng Anh khả
năng diễn đạt các tư tưởng trừu tượng.” [Dẫn theo 126, tr.308-309].
Chu Văn Tuấn (2000) dành một chương cho các vấn đề ngôn ngữ tôn giáo,
trong đó đặc biệt chú ý đến từ ngữ Kitô giáo, trong công trình mang tên Nghiên cứu
những vấn đề cơ bản Nhân loại học ngôn ngữ. Theo ông, ngôn ngữ và tôn giáo đã
tìm ra “mối lương duyên” đặc biệt, nhất là ở các tôn giáo độc thần thờ Thiên Chúa
lấy Thánh Kinh làm kinh điển. Kinh Thánh coi ngôn ngữ chính là một “Ngôi vị”
của Thiên Chúa: “Ngay từ lúc tạo thành đã có Ngôi Lời (Ngôn ngữ), Ngôi Lời hằng
tồn cùng Thiên Chúa, Ngôi Lời chính là Thiên Chúa.” (In the beginning was the
Word, and the Word was with God, and the Word was God) [126, tr.304].
Bên cạnh việc chứng minh ảnh hưởng nói chung của các tôn giáo vào ngôn
ngữ trên thế giới qua quá trình sáng lập, truyền bá, tác giả cuốn Nghiên cứu những
vấn đề cơ bản Nhân loại học ngôn ngữ đặc biệt nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng của
Kitô giáo với các ngôn ngữ châu Âu. Đặc biệt, việc ảnh hưởng qua lại giữa tiếng Hi
Lạp và La Tinh là hai ngôn ngữ công cụ để truyền bá giáo nghĩa của Giáo Hội với
các ngôn ngữ bản địa của các dân tộc tiếp nhận Kitô giáo đã trở thành “nguyên

16


nhân quan trọng tạo nên sắc thái muôn hình muôn vẻ của các loại ngôn ngữ trên thế
giới như hiện nay.” [126, tr.305].
Tuy vậy, Chu Văn Tuấn cũng cho rằng tôn giáo cũng có những ảnh hưởng
không tốt đối với ngôn ngữ, cản trở sự phát triển của ngôn ngữ. Trong thời kì này,
tất cả các loại ngôn ngữ viết đều buộc phải lấy tiếng La Tinh của Giáo hội làm
chuẩn, nếu sử dụng tiếng địa phươngthì bị coi là phạm giới, sẽ bị trừng phạt. Cho
nên, tiếng Hungari từ lâu đã có một hình thức khẩu ngữ, nhưng khó trở thành ngôn
ngữ chung của cả nước [126, tr.306].

Cuối cùng, chủ yếu dựa trên các cứ liệu từ ngữ Công giáo, tác giả Chu Văn
Tuấn đưa ra một sơ đồ nghiên cứu đối tượng này dưới góc độ Ngôn ngữ học nhân
học gồm các khía cạnh: Mối liên hệ giữa ngôn ngữ và tôn giáo; Sự ảnh hưởng của
tôn giáo lên ngôn ngữ (cụ thể là tiếng Anh); và Tìm nguồn gốc văn hóa cho các từ
ngữ tôn giáo [126, tr.303-333].
1.2.1.3. Nghiên cứu từ ngữ Công giáo dưới góc độ Ngôn ngữ học xã hội
Cũng trong thế kỉ XX, nhiều nhà Ngôn ngữ học nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ
và tôn giáo dưới góc độ Ngôn ngữ học xã hội. Khuynh hướng này được nhiều nhà
nghiên cứu ủng hộ và nhanh chóng đạt được nhiều thành công. Các từ ngữ Công
giáo cũng được nhiều công trình chú ý nghiên cứu cách trực tiếp hoặc gián tiếp mà
Einar Haugen được coi là một trong số những người tiên phong. Trong nghiên cứu
có tên gọi: Tiếng Na Uy ở Hoa Kỳ (The Norwegian language in America: A study
in bilingual behavior, Philadelphia: University of Pennsylvania Press) xuất bản năm
1953, Einar Haugen trình bày các biến đổi trong tiếng Na Uy do tác động của các
yếu tố mang tính tôn giáo, nhất là Kitô giáo, đối với cộng đồng nói thứ tiếng này tại
Hoa Kỳ. Đây là hướng tiếp cận điển hình của ngành Ngôn ngữ học xã hội.
Tương tự, Joshua A. Fishman (1966) sử dụng các phương pháp đa ngành để
tiếp cận con đường mà nhân tố tôn giáo can thiệp tới tiến trình chuyển biến hay ổn
định, bền vững của một ngôn ngữ trong hoàn cảnh nhập cư tại Mỹ.
Sau đó ít năm, năm 1968, W. Stewart (1968) chính thức coi ngôn ngữ và tôn

17


×