Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

DE AN PHAT TRIEN CA PHE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.11 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU.........................................................................................................2
1. Sự cần thiết của đề án..............................................................................................2
2. Các căn cứ xây dựng đề án......................................................................................2
PHẦN II: HIỆN TRẠNG NGÀNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ TỈNH ĐĂK NÔNG...........5
2.1. Tình hình sản xuất cà phê...................................................................................13
2.2. Tổ chức ngành và các chính sách hiện có..........................................................17
2.3. Những tồn tại chính hiện nay trong quá trình sản xuất cà phê...........................18
2.4. Những nguyên nhân cơ bản................................................................................10
PHẦN III: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP, TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ
ƯỚC TÍNH HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN.........................................................................19
3.1. Quan điểm..........................................................................................................19
3.2. Mục tiêu đến 2015..............................................................................................19
3.3. Định hướng đến năm 2020.................................................................................21
3.4. Giải pháp và chính sách.....................................................................................21
3.5. Đề xuất các dự án ưu tiên...................................................................................24
3.5. Kế hoạch và kinh phí thực hiện đề án................................................................24
3.7. Tổ chức thực hiện...............................................................................................24
3.8. Ước tính hiệu quả của đề án...............................................................................26
PHẦN IV: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.........................................................................28
4.1. Kết luận..............................................................................................................28
4.2. Kiến Nghị...........................................................................................................28

1


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của Đề án
Sản xuất nông lâm nghiệp, luôn chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của
tỉnh Đăk Nông, chiếm trên 50% trong tổng GDP của tỉnh.
Cà phê là cây công nghiệp lâu năm, cây trồng chủ lực và chiếm tỷ trọng cao


trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Đặc biệt, cây cà phê vối luôn được xác định là cây
công nghiệp có giá trị xuất khẩu mũi nhọn của tỉnh. Diện tích cây cà phê chiếm gần
40% diện tích đất sản xuất nông nghiệp và 70% trong cơ cấu cây công nghiệp lâu
năm, đóng góp phần lớn trong cơ cấu kinh tế nói chung và trong ngành nông
nghiệp nói riêng. Năm 2012, toàn tỉnh có khoảng 114.724 ha, sản lượng 2012 ước
đạt 209.000 tấn.
Tuy nhiên, việc phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông chưa mang tính
bền vững, chưa phát huy hết tiềm năng về đất đai, khí hậu để nâng cao năng suất,
chất lượng hiệu quả của việc sản xuất cà phê. Ngành cà phê Đăk Nông đang đứng
trước những thách thức đó là: cà phê trồng không theo quy hoạch, trồng trên những
chân đất không phù hợp, không đủ điều kiện canh tác (đất có độ dốc lớn, tầng canh
tác mỏng, nguồn nước không đảm bảo...), chất lượng giống không đảm bảo, mẫn
cảm nhiều loại sâu bệnh hại... năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, công nghệ chế
biến, bảo quản sau thu hoạch còn hạn chế, sức cạnh tranh trên thị trường thấp;
ngoài ra, sự tăng - giảm về diện tích biến động phụ thuộc nhiều vào cung – cầu của
thị trường cà phê nhân; tài nguyên rừng đang bị khai thác, sử dụng quá mức, môi
trường ngày càng bị suy giảm...
Từ những vấn đề trên, việc xây dựng và triển khai đề án “phát triển cà phê
bền vững tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020” là yêu
cầu cấp bách, theo định hướng phát triển nông nghiệp bền vững.
2. Các căn cứ, cơ sở xây dựng Đề án
2.1. Căn cứ xây dựng Đề án
- Nghị quyết của Bộ Chính trị và kế hoạch hành động của Chính phủ về phát
triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên.
- Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP của Chính phủ ngày 02/02/2000 về phát
triển kinh tế trang trại.
- Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP, ngày 15/6/2000 của Chính phủ về một số
chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp;
- Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ

về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.
2


- Quyết định số 25/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH đối với
các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2010.
- Quyết định số 2194/QĐ – TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và
giống thủy sản đến năm 2020;
- Quyết định số 3988/QĐ-BNN-TT ngày 26/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc phê duyệt đề án thâm canh cây công nghiệp lâu năm đến 2010 (Cây
cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè).
- Thông tư liên tịch số 11/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày
01/3/2012 Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho
Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến
năm 2020;
- Căn cứ công văn số 459/BNN-KH, ngày 11/02/2010 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc triển khai Quyết đinh số 2194/QĐ – TTg ngày
25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giống đến năm 2020;
- Tiêu chuẩn ngành: 10 TCN 478-2002 quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và
thu hoạch cà phê vối;
- Quyết định số số 273/QĐ-TT-CCN ngày 03/7/2013 của Cục Trồng trọt về
việc ban hành quy trình tái canh cà phê vối;
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về
nông nghiệp, nông dân và nông thôn và Chương trình hành động số 35-CTr/TU,
ngày 08/12/2008 của Tỉnh ủy Đăk Nông về chương trình hành động thực hiện;
- Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 7/4/2011 của Tỉnh ủy Đăk Nông về phát
triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020.
- Công văn chỉ đạo của UBND tỉnh Đăk Nông số 2150/UBND-NL, ngày

12/9/2008 về việc xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết hội nghị
lần thứ VII BCHTW khóa X;
- Căn cứ Kế hoạch số 313/KH-UBND ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh Đăk
Nông về phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2010-2015, định hướng
đến năm 2020.
- Căn cứ công văn số 3075/UBND-NN ngày 26/07/2012 của UBND tỉnh
Đắk Nông về việc xác định lại một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. Báo cáo số
903/BC-SNN ngày 18/07/2012 của Sở NN&PTNT về việc rà soát, thống nhất số
liệu chung về diện tích đất trồng cây công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.
- Thực hiện Thông báo số 92/TB-UBND, ngày 16/8/2012 của Lãnh đạo
UBND tỉnh, kết luận tại buổi làm việc ngày 10/8/2012.
2.2. Cơ sở khoa học

3


Theo kết quả các chương trình, đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, các
chuyên gia trong và ngoài nước về cây cà phê.
Các ý kiến đóng góp cho Đề án phát triển cà phê bền vững của các cơ quan
chuyên ngành ở TW, các trường, viện nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất, chế
biến, kinh doanh cà phê, các sở, ban, ngành chức năng và các chuyên gia đầu ngành
thuộc lĩnh vực cà phê.
2.3. Cơ sở thực tiễn: Tình hình sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Nông trong
những năm qua
Trong thực tiễn đã xuất hiện nhiều điển hình sản xuất cà phê đạt năng suất
cao; mô hình sản xuất cà phê bền vững, cà phê sạch, cà phê hữu cơ. Một số thương
hiệu cà phê đã có thị trường ổn định.
Đã hình thành hệ thống tổ chức, sản xuất, kinh doanh cà phê. Nhiều hộ dân,
các đơn vị sản xuất, kinh doanh cà phê đã tích lũy kinh nghiệm tốt trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh cà phê của mình.

Điều kiện về đất đai, khí hậu, nguồn nước, vật tư phân bón, kỹ thuật sản xuất
cà phê lao động, tài chính hiện có của tỉnh Đăk Nông.

4


PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐĂK NÔNG
I. Sơ lược điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Đăk Nông là tỉnh nằm về phía Nam, Tây - Nam của vùng Tây Nguyên, tiếp
giáp với các tỉnh Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Phước và có đường biên giới với
Campuchia. Tỉnh có quốc lộ 14 đi qua, là trục giao thông huyết mạch nối các tỉnh
Tây Nguyên với TP. Hồ Chí Minh và miền Đông Nam bộ và quốc lộ 28 nối Đăk
Nông với Lâm Đồng và Bình Thuận; có hai cửa khẩu thông với Campuchia.
Tuy nhiên Đăk Nông có địa hình phức tạp, giao thông đi lại ở các vùng nông
thôn còn khó khăn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém do đó chưa thực sự hấp
dẫn các nhà đầu tư.
2. Khí hậu, thời tiết, lượng mưa
Do tỉnh Đắk Nông nằm trong khỏang (11 040’ - 12049’ ) vĩ độ Bắc, hoàn tòan
thuộc khu vực chí tuyến, khí hậu thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa và có sự ảnh hưởng
của địa hình, độ cao chi phối nên khí hậu có sự khác biệt giữa các vùng trong tỉnh
(Lượng mưa, ẩm độ, nhiệt độ không khí).
Căn cứ vào hệ thống phân loại của W.Koppen và phân vùng khí hậu nông
nghiệp theo các chỉ tiêu do Tổ chức nông lương thế giới (FAO) đề xuất, được chia
thành 3 vùng khí hậu nông nghiệp:
+ Vùng I (vùng bình nguyên Cư Jút + một số xã phía bắc huyện Krông Nô):
Vùng khí hậu nông nghiệp có độ dài mùa sinh trưởng ≤ 220 ngày/năm, tổng tích ôn
(T)90000C.
+ Vùng II (huyện Đăk Mil, Krông Nô và Đăk Song): Vùng khí hậu nông

nghiệp có độ dài mùa sinh trưởng từ 220 - 240 ngày, 8000T≤90000C.
+ Vùng III (Đăk Glong, thị xã Gia Nghĩa, Tuy Đức, Đăk R’lấp): Vùng khí hậu
nông nghiệp có độ dài mùa sinh trưởng > 240 ngày, 85000C  T  80000C
Tài nguyên khí hậu của 3 vùng khí hậu nông nghiệp trên như sau:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm các vùng dao động trong khoảng 22,00
25,0 C, trong đó vùng III có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn nhiệt độ trung bình
năm của vùng I và vùng II từ 2-30C.
Nhiệt độ trung bình tháng nhỏ nhất >18 0C, nhiệt độ trung bình tháng nóng
nhất không vượt quá 280C. (Chi tiết tại biểu Biểu 01).
- Mưa, ẩm độ: Tổng lượng mưa năm dao động khá lớn giữa các vùng (có khi
lên tới 1000 mm), ngay trong cùng một vùng khí hậu nông nghiệp, giữa các tiểu
vùng với nhau lượng mưa có khi chênh lệch 500-600 mm. Nơi có lượng mưa thấp
nhất: Khu vực phớa Bắc huyện Cư Jút (vùng I) lượng mưa trung bình 1600-1700
mm. Nơi có lượng mưa cao nhất: Khu vực Đăk Glong, thị xã Gia Nghĩa, Tuy Đức,
5


Đăk R’lấp (vùng III) lượng mưa trung bình năm 2500- 2700 mm. Tuy vậy, phân
phối mưa theo thời gian trong nội bộ vùng sai khác không nhiều: Số tháng mùa
mưa (tháng có lượng mưa >100 mm) trong năm tương đối đồng nhất. (Biểu 01)
Trị số độ ẩm không khí trung bình năm > 80%. Các vùng có lượng mưa năm
lớn là những vùng có trị số độ ẩm trung bình cao và ngược lại.
- Bức xạ nắng: Bức xạ Đăk Nông đầy đủ, lượng bức xạ lý tưởng không có sự
chênh lệch nhiều giữa các vùng khí hậu nông nghiệp và đều đạt khoảng 230-250
Kcal/cm2/năm. Tổng số giờ nắng các vùng đạt 2200 – 2500 giờ/năm.
Biểu 1: Đặc trưng khí hậu các tiểu vùng khí hậu Nông nghiệp tỉnh Đắk Nông
Đặc trung khí
hậu

ĐV


TVI
a
Đắk
Win

TVIb
Cầu 14

TVIIa
Đắk
Mil

TVIIb
Nam
Nung

TVIIc
Đức
Xuyên

TV IIIa
Đắk
R’lấp

TVIIIb
TX, Đắk
Glong

Nhiệt độ TB năm


0

25,1

24,8

22,4

22,0

23,8

22,3

22,4

Nhiệt độ TB tháng
lạnh nhất

0

22,5

22,4

19,8

19,5


22,2

20,1

20,1

Nhiệt độ TB tháng
nóng nhất

o

27,7

27,2

24,5

24,2

27,1

23,8

23,9

Nhiệt độ thấp nhất

0

12,0


11,3

7,6

Biên độ nhiệt năm

0

5,9

5,0

3,8

Biên độ nhiệt độ
ngày đêm

o

21,2

16,1

22,6

Tổng nhiệt

0


C

916
0

9058

8181

8035

8730

8145

8182

Lượng mưa trung
bình năm

mm

172
1

1739

1791

2300


1940

2700

2503

Lượng mưa tháng
khô nhất

mm

2,9

Số tháng mưa
>100mm

Tháng

7

7

7

7

7

7


7

Độ ẩm không khí
TB năm

%

78,0

82,0

85,0

86,0

85,0

86,0

85,0

C
C
C
C
C
C

0,9


12,2

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm cơ sở cho phát triển
nông nghiệp bền vững tỉnh Đắk Nông)
Qua số liệu trên cho thấy tài nguyên khí hậu chủ yếu vùng sản xuất nông
nghiệp tỉnh Đăk Nông khá phong phú, chế độ nhiệt thích hợp và nhiệt độ, ánh sáng
tương đối đều quanh năm. Tuy nhiên, khí hậu trong năm có hai mùa là mùa khô và
mùa mưa tương đối rõ ràng: Mùa mưa kéo dài 7 tháng từ tháng 4 đến hết tháng 10,
mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau. Mùa khô tổng lượng mưa chỉ chiếm
6


khoảng 8-10% lượng mưa cả năm nên nhiều vùng khô hạn gay gắt, đặc biệt ở khu
vực huyện Cư Jút và một số xã phía Bắc huyện Krông Nô. Mặt khác, mùa khô gió
thường lớn cấp 4-5 nên ảnh hưởng lớn đến một số cây trồng. Mùa mưa, lượng mưa
chiếm 90% lượng mưa cả năm, cung cấp đủ nước cho sản xuất. Tuy nhiên, những
tháng mưa tập trung (7, 8, 9) gây xói mòn, rửa trôi, một số khu vực bị sạt lở, lũ quét
ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân.
3. Địa hình
Đắk Nông nằm ở phía Nam – Tây nam của Tây nguyên đoạn cuối dãy
Trường Sơn, có độ cao so với mặt nước biển từ 260 m (ở phía Bắc) – gần 1.980 m
(ở phía Tây Nam). Địa hình cao dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông Bắc – Tây Nam.
Có thể chia địa hình thành ba loại chính:
- Cao nguyên Bazan: Phân bố ở khu vực trung tâm và Tây Nam tỉnh độ cao
khoảng 600 đến gần 1980m, thuộc địa bàn các huyện Đăk Mil, Đăk Song, Đăk
R’lấp, đỉnh cao nguyên tương đối ít dốc; sườn cao nguyên rất dốc, chia cắt mạnh;
chủ yếu loại đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ bazan;
- Địa hình gò đồi: Phân bố ở khu vực phía Bắc, có độ cao trung bình từ 160600, thuộc địa bàn huyện Cư Jut, Krông Nô; đá mẹ chủ yếu là đá bazan; có ít đá mẹ
biến chất và đá sét. Đá biến chất và đá sét phân bố ở chân và sườn dốc, phía trên là

lớp phủ bazan.
- Địa hình thung lũng được bồi tụ: Phân bổ ven các suối nhỏ, hẹp. Quá trình
hình thành đất chủ đạo: Quá trình bồi tụ mẫu chất phù sa, dốc tụ.
Các chỉ tiêu đặc trưng chủ yếu về địa hình của các khu vực trên địa bàn tỉnh
Đăk Nông cụ thể tại biểu sau:
Biểu 2: Địa hình các các huyện, thị xã
Đắk
Song

Đắk
G’long

Cư Jút

Krông


Đắk
Mil

Đắk
R’Lấp

Tuy
Đức

Gia
Nghĩa

-Hmax


750

800

440

620

520

760

740

610

-Hmin

580

550

260

360

360

520


380

540

-Htb

665

675

350

490

440

640

600

575

Loại địa hình:

Cao
nguyên
bazan

Cao

nguyên
bazan

Gò đồi

Gò đồi

Cao
nguyên
bazan

Cao
nguyên
bazan

Cao
nguyên
bazan

Cao
nguyên
bazan

-Imax

30

35

30


35

28

32

30

32

-Itb

17,5

21,5

17,0

20,0

16,0

18,5

17,0

18,0

-Imin


5

8

4

5

4

5

4

4

Hạng mục
Độcao:H(m)

Độ dốc:I(o)

7


4. Tài nguyên đất đai
Tỉnh Đăk Nông hiện nay có 08 đơn vị hành chính cấp huyện : gồm có 01 thị
xã và 7 huyện. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 651.561,52 ha; trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp là: 306.748,89 ha.
+ Đất lâm nghiệp là: 279.510,15 ha.

+ Đất phi nông nghiệp là: 42.306,69 ha.
+ Đất chưa sử dụng là: 21.326,91 ha.
Đất đai của tỉnh với nền địa chất khá phức tạp có nhiều loại đá khác nhau như
là: Đá bazan, đá mác ma bazơ, đá mác ma acid, đá trầm tích,.v..v. Có tầng đất dầy
trên 70 cm, chiếm 66,31%; từ 30-70 cm, chiếm 20,14%. Độ dốc < 15 0, chiếm
41,30%; từ 15-200, chiếm 16,38%; trên 200 chiếm 39,71% và sông suối chiếm
2,61% diện tích tự nhiên. Qua đó cho thấy đất có khả năng sản xuất nông nghiệp
của tỉnh khoảng 204.000-227.424 ha, trong đó đất trồng cây lâu năm dao động
trong khỏang 138.374 -162.000 ha và đất trồng cây hàng năm 42.000-89.050 ha
(Nguồn Quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 của Đề án “Bổ
sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp – nông thôn đến năm 2020”.
Theo điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp năm 1978-1979,
điều tra và phúc tra từ 1997-2000, điều tra bổ sung, chỉnh lý, xây dựng bản đồ đất
tỷ lệ 1/100.000 của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền Trung
năm 2004-2005, áp dụng hệ thống phân loại đất năm 1984 kết hợp tham khảo hệ
thống phân loại đất của FAO-UNESCO. Trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có 8 nhóm, 19
đơn vị phân loại đất.
Theo ATLAS Đăk Nông (12/2007), phân loại đất trên địa bàn Đăk Nông gồm
một số nhóm đất chính:
+ Đất nâu vàng trên đá bazan (Fu);
+ Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét và biến chất (Fs);
+ Đất vàng đỏ trên đá mác ma axit (Fa);
+ Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq);
+ Đất mùn vàng đỏ trên đá phiến thạch sét và biến chất (Hs);
+ Đất mùn vàng đỏ trên đá mác ma axit (Ha);
+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D);
+ Đất xói mòn trơ sỏi đá ((E);
+ Đất phù sa không được bồi chua (Pc);
+ Đất phù sa glây (Pg);
+ Đất phù sa ngòi suối (Py);

+ Đất xám trên phù sa cổ (X);
+ Đất xám trên đá mác ma axit và đất cát (Xa);
8


+ Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá bazan (Rk);
+ Đất nâu thẫm trên đá bazan (Ru);
+ Đất đỏ nâu trên đá bazan (Fk);
Số liệu các loại đất thống kê được theo bản đồ ATLAS Đăk Nông của các
huyện, thị xã của tỉnh Đăk Nông như sau:
Biểu 3: Các loại đất đai chủ yếu của các huyện, thị xã
Ký hiệu
loại đất
Fu

Đắk
Song

Đắk
G’long


Jút

Krông


Đắk
Mil


Đắk
R’Lấp

Tuy
Đức

Gia
Nghĩa

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

10

10

8


10

5

5

40

Fs

70

Fa

8

80

20

5

50

Hs

7

8


Py

5

Xa

30

Ru

70

Fk

80

10

8

Đất khác

10

3

4

Tổng


100

100

100

15

65

90

50

4

5

5

5

5

100

100

100


100

100

* Đánh giá về tiềm năng đất đai
Sự đa dạng về đất đai và địa hình đã tạo điều kiện cho Đăk Nông có thể đa
dạng hóa cây trồng theo hướng “đất nào, cây đó” đồng thời cũng tạo điều kiện cho
viêc lựa chọn các loại cây trồng thích hợp để thay thế diện tích cây trồng kém hiệu
quả kinh tế.
5. Tài nguyên nước
a. Hệ thống sông suối, nguồn nước mặt
Tỉnh Đắk Nông nói chung và các huyện trong vùng xây dựng Đề án phát
triển cây Điều và chuyển đổi cây Điều nói riêng đều thuộc lưu vực của hai con
sông Đồng Nai (Tuy Đức; Gia Nghĩa; Đắk R’Lấp, Đắk Glong, Đắk Song); và sông
Sêrêpôk (Krông Nô; Đắk Mil; Cư Jút). Các suối thuộc lưu vực của hai con sông
này đều có chiều dài ngắn, độ dốc không lớn và không khô kiệt trong mùa khô.
Một số sông chính:
* Sông Sêrêpôk: là chi lưu cấp I của sông Mê Kông, do hai sông Krông Knô
và sông Krông Ana hợp thành. Diện tích lưu vực trên lãnh thổ Việt Nam là 18.200
9


km2, trong đó thuộc địa phận tỉnh Đăk Nông 3.600 km 2. Dòng chính Sêrêpôk dài
125 km - ranh giới 2 tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông, đoạn qua địa bàn Đăk Nông lòng
sông hẹp và dốc, hình thành các bậc thang và các thác nước lớn như thác Trinh Nữ,
thác Dray Hlinh, thác Lin Da,... tạo nên những cảnh quan đẹp, có khả năng phát
triển du lịch, thuỷ điện để phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh và lợi ích quốc gia.
* Sông Krông Knô: bắt nguồn từ dãy núi Chư Jiang Sin có đỉnh cao 2.442
mét, diện tích lưu vực 3.920 km2, chiều dài dòng chính 150 km.

* Sông Đồng Nai: có diện tích toàn lưu vực 37.400 km2, chiều dài 635 km.
Các nhánh chính chảy qua địa bàn tỉnh Đăk Nông:
* Suối Đăk RTih: Chảy theo hướng Bắc - Nam, chiều dài suối trong địa phận
tỉnh là 54 km, diện tích lưu vực 678 km2, độ dốc tại thượng nguồn 21%.
* Suối Đăk Nông: Bắt nguồn từ phía Tây- Nam dãy Nam Nung cao trên 1500
mét, chiều dài suối chính qua địa phận Đăk Nông 487 km, diện tích lưu vực 299
km2. Lưu lượng trung bình 12,44 m3/s, lớn nhất 87,8 m3/s, nhỏ nhất 0,5 m3/s. Mô
duyn dòng chảy lớn nhất 338 m3/s/km2, nhỏ nhất 1,9 m3/s/km2 và trung bình 47,9
m3/s/km2.
* Suối Đăk Rung: Bắt nguồn từ các dãy núi cao khu vực Thuận Hạnh, chảy
qua địa bàn Đăk Nông với chiều dài 90 km, diện tích lưu vực khoảng 29 km2.
Ngoài ra, trên địa bản tỉnh còn nhiều suối trong hệ thống sông Sêrêpôk và
sông Đồng Nai, phân bố rải rác các khu vực. Các suối trên hầu hết có nước quanh
năm, một số suối lượng nước lớn, có khả năng xây dựng các công trình thuỷ lợi,
thuỷ điện với nhiều quy mô khác nhau phục vụ cho sản xuất và đời sống. Trên địa
bàn còn có nhiều hồ như hồ Trúc, hồ Ea Tlinh, hồ Tây, hồ Đăk Rông,... cung cấp
nước cho sản xuất, sinh hoạt, tạo cảnh quan đẹp, phát triển du lịch sinh thái, đồng
thời tạo môi trường sạch nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Đăk Nông không nhiều. Hệ thống sông
suối phân bố tương đối đều, lượng mưa bình quân 2.000 mm/năm, lượng nước vào
dòng chảy các sông suối rất lớn. Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không đều theo
thời gian và không gian, địa hình dốc, chia cắt phức tạp, khả năng giữ nước kém
nên mùa mưa gây ngập úng cục bộ một số vùng ven sông Krông Nô (tháng 9-10),
Krông Ana (tháng 10-11), đồng thời gây thiếu nước cho một số khu vực trong mùa khô.
b. Nước ngầm:
Theo đánh giá của Đoàn địa chất 704 thuộc liên đoàn địa chất miền Nam
cũng như kết quả các lỗ khoan thăm dò và khai thác cấp nước sinh hoạt cho khu
trung tâm, các khu dân cư theo chương trình nước sạch nông thôn cho thấy nguồn
nước ngầm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông không nhiều và không đều giữa các khu vực.
- Khu vực phía Nam và trung tâm tỉnh nước ngầm thuộc loại trung bình và

nghèo, lưu lượng các lỗ khoan khai thác và thăm dò phổ biến từ 1- 2 l/s, phù hợp
khai thác nước phân tán và cấp nước cho các khu dân cư.

10


- Khu vực phía Bắc và Đông Bắc tỉnh nguồn nước ngầm nghèo, thậm chí rất
nghèo, trừ một vài điểm xuất lộ cá biệt.
c. Các Hồ đập thủy lợi, thủy điện:
Tòan tỉnh có 213 Hồ đập thủy lợi và thủy điện với hệ thống Hồ đập trên khả
năng tưới tiêu là đảm bảo cho các khu vực.
d. Đánh giá chung về tài nguyên nước ở tỉnh Đăk Nông:
Nguồn nước ở tỉnh Đăk Nông là khó khăn, thể hiện qua các đặc điểm sau:
- Khu vực phía Nam và khu vực trung tâm mặc dù có lượng dòng chảy trong
năm vào loại trung bình và tương đối phong phú, nhưng lượng dòng chảy trong
mùa khô lại rất hạn chế, thêm vào đó địa hình rất phức tạp, chia cắt mạnh, chênh
lệch độ cao giữa mực nước trong các sông, suối với các khu canh tác lớn, nên rất
khó khăn cho khai thác nước phục vụ sản xuất.
- Khu vực phía Bắc và Đông Bắc tỉnh có lượng dòng chảy nghèo, đặc biệt
trong mùa khô; địa hình không thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa có dung
tích đủ khả năng điều tiết để đáp ứng yêu cầu tưới trong mùa khô.
- Nguồn nước ngầm chỉ đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt, khả năng khai thác
phục vụ sản xuất nông nghiệp rất hạn chế.
6. Các nguồn tài nguyên khác
Đắk Nông cũng là một tỉnh có nhiều nguồn tài nguyên phong phú như Bôxít;
tài nguyên rừng; tài nguyên du lịch và đặc biệt là tiềm năng về thủy điện góp một
phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
II. Đặc điểm kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh
1. Dân số và lao động
Biểu 04: Tổng hợp phân bố dân số, diện tích tự nhiên của các huyện và thị xã

Hạng

Tổng

Đắk
G’long


Jút

Krông


808

1.449

720

813

510.57

59.433

40.839

92.309

Nam


31.155

21.408

Nữ

28.278
73,6

mục
Diện tích tự
nhiên(km2 )
Tổng dân
số: (Người)

6.513

Mật độ dân số:
Người/km2

Đắk
Song

Đắk
Mil

Đắk
R’Lấp


Tuy
Đức

Gia
Nghĩa

682

634

1.123

284

64.520

91.856

77.482

40.428

43.703

48.388

33.821

48.151


40.616

21.192

22.885

19.431

43.921

30.699

43.705

36.866

19.236

20.818

28,2

128,2

79,4

134,7

122,2


36,0

153,9

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 của Cục thống kê tỉnh Đăk Nông)
2. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
+ Giao thông: Hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh Đăk Nông thông suốt với
các tỉnh trong vùng và cả nước, đường liên huyện, liên xã cơ bản khép kín 71/71 xã,
khu vực dân cư trong tỉnh.
11


- Quốc lộ: Gồm 3 tuyến với tổng chiều dài 311 km, trong đó 220 km đã trải
nhựa và 91 km đường đất, bao gồm các tuyến:
- Quốc lộ 14: Đoạn qua tỉnh dài 155 km, chạy qua địa bàn 5/6 huyện, thị xã
trong tỉnh, nối các tỉnh Bắc Tây Nguyên với các tỉnh miền Đông đi Thành phố Hồ
Chí Minh. Toàn tuyến đã được thảm nhựa, công trình thoát nước vĩnh cửu theo tiêu
chuẩn cấp III đường miền núi, chất lượng tương đối và sắp được nâng cấp.
- Quốc lộ 14C: Chạy dọc theo biên giới Việt Nam - Căm Pu Chia, đoạn trong
địa bàn tỉnh dài 98 km, qua các huyện Cư Jút, Đăk Mil, Đăk Song, Đăk R’lấp và
Tuy Đức. Tuyến đường này đã và đang thực hiện dự án đầu tư nâng cấp tiêu chuẩn
đường cấp IV miền núi. Trong tương lai đây sẽ là một trong các tuyến đường huyết
mạch của tỉnh trên tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH).
- Quốc lộ 28: Từ Thị xã Gia Nghĩa qua huyện Đăk Glong đi Lâm Đồng, đoạn
qua tỉnh dài 58 km. Hiện nay đã được nâng cấp và thảm nhựa tiêu chuẩn đường cấp
IV miền núi. Đây là điều kiện quan trọng để liên kết phát triển kinh tế nói chung và
ngành du lịch nói riêng giữa hai tỉnh Đăk Nông với Lâm Đồng và Bình Thuận.
- Tỉnh lộ: Gồm 6 tuyến từ tỉnh lộ 1 đến tỉnh lộ 6, tổng chiều dài 318 km,
trong đó đường nhựa khoảng 244 km, chiếm 76%, còn lại đường đất 24%.
- Đường liên huyện: Tổng chiều dài trên 300 km, nhựa hoá được khoảng

15%, còn chủ yếu đường đất và cấp phối đất đồi tiêu chuẩn đường cấp IV, V miền
núi. Cầu cống trên các tuyến chủ yếu cầu tạm nên đi lại rất khó khăn.
+ Điện: Đến cuối năm 2010 trên địa bàn tỉnh có 71/71 đơn vị hành chính xã,
phường thị trấn đạt 100%, có điện lưới quốc gia. Tỉnh đã đầu tư và đưa vào vận
hành trạm 110 KV - 16 MVA, hệ thống phụ tải chủ yếu điện sinh hoạt. Toàn tỉnh có
95,91% số hộ ở nông thôn sử dụng điện còn 4,09% số hộ chưa sử dụng điện
(Nguồn niên giám thống kê 2010). Nguyên nhân do công trình điện của 1 xã thuộc
huyện Krông Nô chưa hoàn chỉnh, mặt khác nhiều xã có điện tới trung tâm nhưng
còn thôn, buôn ở xa chưa có lưới điện, thêm vào đó một số hộ ở quá phân tán
không có khả năng xây dựng lưới điện.
+ Thông tin liên lạc: Thông tin liên lạc phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông
thôn phát triển nhanh, đến cuối năm 2010 mạng lưới bưu điện đã phát triển tới tất
cả các huyện và 71/71 đơn vị hành chính xã, phường. Toàn tỉnh có 1 bưu cục trung
tâm, 7 bưu cục huyện, 121 bưu cục khu vực, 41 máy vô tuyến điện, 16 trạm thông
tin vệ tinh của tổng đài HOST, 71/71 xã, phường, thị trấn 100% được trang bị điện
thoại đến UBND xã. Số thuê bao điện thọai cố định 81.626 thuê bao. Các huyện
100% số xã, phường, được phủ sóng phát thanh, 69 xã phường phủ sóng truyền
hình, 68 xã, phường có trạm truyền thanh (Nguồn niên giám thống kê 2010).
+ Cơ sở dịch vụ thương mại: Hệ thống thương mại, dịch vụ được tăng
cường. Trung tâm thương mại dịch vụ Gia Nghĩa đã được đầu tư nâng cấp và đưa
vào sử dụng. Một số huyện đã xây dựng trung tâm thương mại, hầu hết các xã đã có
chợ nông thôn. Thương mại, dịch vụ tư nhân hoạt động khá, đáp ứng nhu cầu sản
xuất và đời sống của nhân dân...
12


PHẦN III: HIỆN TRẠNG VỀ SẢN XUẤT,
KINH DOANH CÀ PHÊ TỈNH ĐĂK NÔNG
2.1. Tình hình sản xuất cà phê
2.1.1. Diện tích, cơ cấu tuổi cây, năng suất và sản lượng

Năm 2012, toàn tỉnh có 114.724 ha, chủ yếu là cà phê vối ( chiếm 99,8%
diện tích), trong đó có 97.487 ha cà phê kinh doanh, sản lượng thu hoạch đạt
209.000 tấn. Về cơ cấu diện tích tập trung chủ yếu thuộc các hộ tư nhân, chiếm trên
85% tổng diện tích cà phê toàn tỉnh, quy mô bình quân mỗi hộ khoảng 0,8 ha.
Đặc biệt trong những năm gần đây giá thu mua cao kéo theo diện tích cà phê
liên tục tăng. Việc mở rộng diện tích cà phê ngay cả trên những chân đất không đủ
điều kiện trồng và chăm sóc như: thiếu nước tưới, đất có độ dốc lớn, đất bạc màu,
đất có tầng canh tác mỏng < 50cm,…. Phần lớn các vườn cây đều ở độ tuổi cà phê
kinh doanh (chiếm trên 84% tổng diện tích).
Bảng 5: Diện tích, sản lượng cà phê phân theo huyện
Năm
Diện tích, năng suất

2008

2009

Tổng số

70.928 20,18 73.561 20,30 76.282 20,54 81.019 22,17 97.487 21,44

1. TX: Gia Nghĩa

4.500

22,3
0

4.495


23,2
4

4.495

23,3
6

2. Huyện Đăk G'long

3.900

19,4
8

4.050

19,7
0

4.132

3. Huyện Cư Jút

1.524

1.707

22,9
0


4. Huyện Đăk Mil

18.73
4

22,2
5

18.94
6

5. Huyện Krông Nô

4.667

24,0
6

6.917

6. Huyện Đăk Song

13.60
4

7. Huyện Đăk R'lấp
8. Huyện Tuy Đức

NS


DT
KD

2012

DT
KD

NS

DT
KD

2011

Huyện, thị xã

NS

DT
KD

2010

23,7
0

DT
KD


NS

6.572

21,00

20,26 4.640

21,01 4.336

22,48

1.891

23,11

2.077

23,87 2.077

21,00

22,5
7

18.94
6

22,66


20.44
1

22,4
0

20.21
5

22,40

22,3
9

9.028

22,7
3

10.89
5

23,4
8

13.89
7

23,41


13.60
21,61 4

21,61

13.64
9

21,5
4

13.94
9

22,00 22.289 20,81

16.508

17,3
0

16.14
5

17,5
5

16.26
5


17,81 16.378

21,7
9

16.162 22,02

7.491

14,9
2

7.697

14,3
5

7.876

14,7
6

20,3
4

11.939

22,80


4.477

NS

8.162

17,83

Chú thích: DT KD: diện tích kinh doanh (ha), NS: năng suất(tạ/ha); (Nguồn số liệu: Niên giám thống kê
năm 2011 và kết quả tổng hợp số liệu của Sở Nông nghiệp & PTNT năm 2012 tại Báo cáo số 903/BCSNN ngày 18/07/2012 của Sở NN&PTNT về việc rà soát, thống nhất số liệu chung về diện tích đất trồng
cây công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.)

13


Theo tổng hợp từ các địa phương trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020 có
khoảng 24.658 ha cà phê cần tái canh, trong đó: diện tích cà phê > 30 năm là 568
ha, >25 năm là 1.969 ha, > 20 năm là 5.568 ha và trên 15 năm là 16.553 ha. Trong
số diện tích cần tái canh, ngoài diện tích quá già cỗi không thể phục hồi, thì mặc dù
số diện tích còn lại có số năm canh tác chưa nhiều nhưng cần phải tái canh do sử
dụng giống kém chất lượng, mẫn cảm nhiều loại sâu bệnh hại, kỹ thuật canh tác
kém cho nên chất lượng vườn cây thấp, khó có khả năng phục hồi, dẫn đến năng
suất thấp, kém hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, còn một số diện tích cà phê trên những
chân đất không phù hợp cần chuyển đổi sang cây trồng khác.
Bên cạnh đó các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất như: trồng cây
che bóng, tạo tán tỉa cành phù hợp, bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh hại, cải
tạo giống (giống cà phê ghép, giống đạt chất lượng chỉ chiếm khoảng 30% tổng
diện tích cà phê), cải tạo các vườn già cỗi…chưa được người dân quan tâm chú
trọng dẫn đến năng suất cà phê tại Đắk Nông đang còn thấp, trung bình 21 tạ/ha
thấp hơn bình quân chung trong khu vực Tây Nguyên từ 2-4 tạ/ha.

2.1.2. Giống
Hơn 80% diện tích cà phê sử dụng cây giống thực sinh, độ đồng đều của
vườn thấp, năng suất, chất lượng không cao (Sâu hại, bệnh rỉ sắt, trái ít, quả nhỏ,
đốt cành thưa, chín không đều, chín không tập trung … chiếm tỷ lệ khoảng 25% 30% số cây trên diện tích vườn).
2.1.3. Sử dụng phân bón
Qua điều tra thực tế cho thấy có dưới 50% số hộ nông dân sử dụng phân bón
vô cơ phù hợp với quy trình kỹ thuật; phần còn lại bón phân còn mất cân đối, thiếu
hợp lý (bón phân quá cao hoặc thấp, tỷ lệ phân bón không cân đối…so với nhu cầu
cây cà phê), nguyên nhân do trình độ hiểu biết của nông dân còn hạn chế, điều kiện
tài chính hạn hẹp, bón phân còn tùy tiện, theo kinh nghiệm, nên hiệu quả kinh tế
mang lại không cao và gây ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ dùng phân hữu cơ còn thấp
(khoảng 10%) so với quy trình kỹ thuật, nên làm cho đất ngày một suy thoái.
2.1.4. Sử dụng nước
Hiện có hai hình thức tưới nước chủ yếu là tưới gốc (chiếm 85%) và tưới
phun (chiếm 15%). Tùy theo điều kiện thời tiết từng năm, số lần tưới từ 2- 5
đợt/năm; ở những vùng thuận lợi về nước tưới, người dân sử dụng lượng nước
trung bình từ 2.500 – 2700 m3/ha/vụ, cao hơn so với khuyến cáo khoảng 650
m3/ha/vụ. Tưới nước là biện pháp kỹ thuật có tác dụng quyết định đến năng suất cà
phê, nhưng tưới nước nhiều quá sẽ gây lãng phí mà năng suất không tăng.
Nguồn nước chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng tưới cà phê, do chưa có
quy hoạch thủy lợi, các công trình thủy lợi không đáp ứng được nhu cầu nước tưới.
2.1.5. Sử dụng đất
14


Hiện có trên 85% diện tích cà phê là do các hộ nông dân quản lý. Phần lớn
các hộ đều dành từ 80 – 85% quỹ đất trồng cà phê thuần loại, tỷ lệ diện tích trồng
cà phê có cây che bóng chiếm khoảng 15 – 20%.
Nghiên cứu các loại mô hình trồng cà phê thấy rằng có cây che bóng thì khả
năng chắn gió, giữ ẩm tốt hơn trong mùa khô hạn, năng suất ổn định hơn, tuổi thọ

cây cao hơn. Với giá cà phê trên thị trường biến động thất thường, cần tăng hiệu
quả canh tác trên một đơn vị sử dụng đất bằng các biện pháp trồng xen cà phê với
các cây che bóng bằng cây ăn trái, lấy gỗ, cây đặc sản.
2.1.6. Phòng trừ sâu bệnh hại
Sâu bệnh gây hại chủ yếu trên cây cà phê là rệp sáp hại quả, hại rễ, bệnh rỉ
sắt hại lá, thán thư, tuyến trùng hại rễ. Việc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh chưa hợp lý,
phần lớn người dân thường phun thuốc đại trà trên toàn lô, ngay cả khi chưa phát
hiện sâu bệnh. Nhiều hộ dân chưa phân biệt được được các triệu chứng gây hại của
từng đối tượng sâu, bệnh hại nên đưa ra các biện pháp phòng trừ chưa hợp lý và
hiệu quả cao, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Việc triển khai chương trình
IPM trên cây cà phê tuy có hiệu quả cao nhưng còn ít, chưa phát triển thành phong
trào cộng đồng rộng khắp trên toàn tỉnh.
2.1.7. Thu hoạch
Thời vụ thu hái cà phê từ tháng 10 đến đầu tháng 1 năm sau. Số lần thu hoạch
từ 1 - 3 đợt/năm. Việc thu hái sớm còn phổ biến (khi trên cây còn nhiều quả xanh,
quả non, tỷ lệ chín chỉ đạt 50-60%), nguyên nhân do tâm lý người dân sợ mất trộm,
áp lực thiếu nhân công, giảm thời gian bảo vệ, giảm chi phí nhân công, mặt khác giá
bán của cà phê nhân thu hái xanh không bằng hoặc thấp hơn không đáng kể so với
hái chín... Khuynh hướng thu hái khi tỷ lệ quả xanh nhiều trở nên phổ biến hơn, vì
việc mua bán sản phẩm cà phê chỉ mang tính thỏa thuận giữa bên mua và bán, không
theo tiêu chuẩn quy định nào, trong khi đó hái chín chi phí thu hái cao hơn (vì tăng
nhân công), do kéo dài thời gian bảo vệ; từ đó, chưa tạo nên sức ép thúc đẩy đổi mới
phương pháp thu hoạch, bảo quản chế biến sau thu hoạch.
2.1.8. Công tác chế biến, bảo quản sau thu hoạch
Phương pháp chế biến nông dân áp dụng phổ biến hiện nay là chế biến khô
chiếm 80% sản lượng. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, chi phí thấp phù
hợp với điều kiện của nông dân. Nhược điểm là tốn diện tích sân phơi, thời gian
phơi kéo dài do vậy làm tăng chi phí chế biến, chất lượng cà phê thấp. Ngoài ra còn
có phương pháp chế biến ướt và chế biến “nửa ướt” (chiếm 20%).
Trong phạm vi hộ nông dân, các cơ sở chế biến nhỏ lẻ, máy móc thiết bị rất

sơ sài, chủ yếu là sân phơi xi măng chiếm 90%, sử dụng máy sấy chiếm 10%. Do
diện tích sân phơi thiếu nên cà phê thu hoạch về đổ đống hoặc phơi quá dày. Trình
độ kỹ thuật sau thu hoạch của người dân còn thấp, thu hái quả non, quả xanh còn

15


chiếm tỷ lệ cao, hầu như làm theo kinh nghiệm nên sản phẩm giảm chất lượng (mất
màu, biến màu, đen, vỡ, mốc…), bị nhiễm nấm bệnh …khá phổ biến.
2.1.9. Chất lượng cà phê
Hiện trên địa bàn tỉnh chưa có tổ chức quản lý chịu trách nhiệm giám sát chỉ tiêu
chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu. Do đó, chưa thực hiện công tác kiểm tra hoạt
động chế biến, thu mua cà phê của các doanh nghiệp và tiêu chuẩn, chất lượng cà phê
xuất xưởng.
Hiện tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 mới được thông báo cho IOC vào năm 2007
và đã được IOC chấp nhận nhưng trên thực tế chúng ta chưa triển khai áp dụng tiêu
chuẩn này.
2.1.10. Tiêu thụ
Cà phê phục vụ chủ yếu cho xuất khẩu chiếm trên 90% sản lượng. Do tác
động bởi quy luật cung cầu và giá cả thị trường thế giới, nên giá cà phê biến động
rất mạnh.
Cà phê Robusta hiện được xuất khẩu đến hơn 51 nước và vùng lãnh thổ trên
thế giới. Việc xuất khẩu cà phê chủ yếu là thông qua hình thức trung gian, chưa
tham gia giao dịch trực tiếp trên các sàn giao dịch thế giới.
Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều áp dụng tiêu chuẩn chất lượng theo
hình thức thỏa thuận, hình thành qua quá trình buôn bán với các nhà nhập khẩu
nước ngoài. Các tiêu chí dùng phân biệt chất lượng là: tỷ lệ % cỡ hạt, tạp chất, đen,
vỡ, mùi vị, dư độc chất. Về cơ bản là không theo tiêu chuẩn TCVN 4193:1993,
TCVN 4193:2001 và chưa áp dụng TCVN 4193:2005.
Hiện có khoảng 8% sản lượng cà phê được chế biến, tiêu thụ trong nước.

Theo Ngân hàng thế giới thì mức tiêu thụ cà phê nước ta khoảng 0,5 kg/người/năm,
theo đó thị trường nội địa chiếm 10% sản lượng, tương đương khoảng 70.000
tấn/năm. Trong khi đó năm 2006, mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người ở các
nước EU là 5 kg/người/năm, cao nhất là Luxembourg 13,49 kg, Phần Lan 11,92 kg
và Đan Mạch 9,19 kg.
2.1.11. Sản xuất cà phê theo hướng bền vững
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 22.598 ha cà phê chiếm khoảng 19,69% tổng
diện tích đạt chứng nhận như: 4C, UTZ, RA... Tuy nhiên, phần lớn chất lượng cà
phê trong tổng sản lượng cà phê nhân chưa cao, chưa thực sự đáp ứng được tiêu
chuẩn, nhu cầu xuất khẩu nhằm đem lại giá trị sản phẩm cao hơn. Vì thế, cần phải
phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế của tỉnh để nâng cao năng suất, chất lượng cà
phê nhưng vẫn bảo vệ được môi trường.
Chương trình IPM đã triển khai từ năm 2004 - 2012 được 31 lớp, đào tạo
được 930 nông dân, diện tích áp dụng IPM khoảng 3.000 ha, còn manh mún chưa
phát triển thành phong trào cộng đồng mạnh mẽ.
16


2.1.12. Tái canh cà phê
Toàn tỉnh hiện có khoảng 24.658 ha cà phê năng suất, chất lượng thấp cần
tiến hành tái canh trồng mới. Do đó nhu cầu về giống thực sinh chất lượng tốt,
giống ghép giá thành hợp lý, chất lượng đảm bảo phục vụ sản xuất trong thời gian
tới là rất lớn.

2.1.13. Cải tạo cà phê
Toàn tỉnh hiện có 114.724 ha cà phê, qua điều tra, đánh giá thực trạng vườn
cây và trên cơ sở khoa học cho thấy có khoảng 80.000 ha cần ghép cải tạo với tỷ lệ
ghép cải tạo từ 15-25% diện tích (khoảng 16.000 ha) để nâng cao độ đồng đều của
vườn cây. Số chồi cần phục vụ ghép cải tạo khoảng 32 triệu chồi ghép.
2.1.14. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Khoảng 10.000 ha cà phê trồng sai quy chuẩn, không phù hợp, một số diện
tích tái canh không thành công cho hiệu quả thấp cần chuyển đổi sang cây trồng
khác hợp lí hơn để sản xuất mang lại hiệu quả cao và bền vững hơn.
2.2. Tổ chức ngành và các chính sách hiện có
2.2.1. Tổ chức ngành gồm 2 thành phần chính
- Thành phần Quốc doanh gồm các công ty cà phê, các công ty xuất nhập
khẩu, các tổng công ty trực thuộc Trung ương quản lý;
- Thành phần Tư nhân gồm các chủ trang trại, chủ hộ nông dân (chiếm đại đa
số), các công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân;
- Chưa có tổ chức, cá nhân sản xuất cà phê tham gia Hiệp hội cà phê – ca cao
Việt Nam.
2.2.2. Các chính sách hiện có của Trung ương và địa phương
Gồm có các chính sách chung như Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật doanh
nghiệp, các chính sách cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng
đầu tư, quỹ tín dụng xuất khẩu, hàng rào thuế quan…
Nhìn chung các chính sách trên đã tạo điều kiện để ngành cà phê của tỉnh đạt
kết quả như hiện nay. Tuy nhiên, các chính sách còn chưa thực sự tiếp cận với
người sản xuất, kinh doanh cà phê. Việc thực thi các chính sách ở một số địa
phương chưa triệt để. Vẫn còn tình trạng mất an ninh trật tự trong mùa thu hái cà
phê và ý thức tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của người dân, các đại lý và
doanh nghiệp chưa nghiêm.
2.2.3. Các cam kết khi gia nhập WTO
17


- Cam kết mở rộng thị trường: Xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan trong
quản lý xuất, nhập khẩu cà phê; có mức cam kết thuế và lộ trình cắt giảm thuế.
- Trợ cấp trong nước: Hạn chế mức trợ cấp “hộp đỏ” dưới mức 10% giá trị
sản lượng ngành cà phê (như trợ giá, hỗ trợ lãi suất dự trữ, trợ cấp riêng…).
- Trợ cấp xuất khẩu: Chỉ duy trì hai hình thức trợ cấp xuất khẩu mà các nước

đang phát triển được áp dụng là: i) Trợ cấp cước phí vận chuyển cho hàng xuất
khẩu; ii) Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.
- Quyền kinh doanh: Các doanh nghiệp nước ngoài được quyền xuất, nhập
khẩu cà phê.
- Ngành dịch vụ hỗ trợ cà phê chậm phát triển, dịch vụ vật tư, kỹ thuật…
2.3. Những tồn tại chính hiện nay trong quá trình sản xuất cà phê
Qua phân tích đánh giá, bên cạnh những điểm mạnh và các cơ hội trong
tương lai thì ngành sản xuất cà phê hiện nay còn bộc lộ những yếu kém, tồn tại là:
- Sản xuất tự phát, thiếu quy hoạch, môi trường tự nhiên bị suy thoái, nguồn
nước ngầm bị cạn kiệt, khí hậu thay đổi, có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất
lượng cà phê.
- Một số lượng lớn diện tích trồng cà phê ở những vị trí đất không đủ tiêu
chuẩn: nghèo dinh dưỡng, tầng đất mỏng, độ dốc cao, không có hoặc thiếu nguồn
nước tưới.
- Các quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hái cà phê không được tuân
thủ đúng mức, giống cà phê phần lớn năng suất và chất lượng chưa cao.
- Chất lượng cà phê còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường thế giới.
- Công nghiệp chế biến chưa phát triển, còn thô sơ, nhỏ lẻ…
- Ngành dịch vụ hỗ trợ cà phê phát triển, dịch vụ vật tư, kỹ thuật…
2.4. Những nguyên nhân cơ bản
- Về quản lý ngành: Cho đến nay chưa có cơ quan quản lý mang tính chuyên
nghiệp cho ngành cà phê, công tác quy hoạch, định hướng, bảo hiểm và đề xuất các
chính sách hỗ trợ thực hiện chưa được đầy đủ, chưa phù hợp. Chưa xác định được
các yếu tố cần đột phá, dẫn đến sản xuất nông nghiệp tự phát, nhỏ lẻ, chưa tạo được
mô hình sản xuất - chế biến - tiêu thụ một cách khoa học và hiệu quả. Công tác
tuyên truyền, vận động, hướng dẫn sản xuất cà phê theo quy hoạch, đảm bảo khoa
học kỹ thuật, đảm bảo môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt được
chất lượng cao chưa triệt để; hệ thống tổ chức thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ
chưa hiện đại, thiếu chuyên nghiệp.
- Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc trồng, chăm sóc, thu hái, chế

biến, bảo quản cà phê chưa được rộng khắp.
18


- Mức chênh lệch thấp về giá thu mua giữa cà phê đạt chất lượng theo quy
định và cà phê chưa đạt chất lượng, nên chưa khuyến khích người sản xuất cà phê
theo hướng chất lượng cao.
- Cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo việc phát triển cà phê như: Đường giao thông,
công trình thủy lợi, sân phơi, máy móc thiết bị, hệ thống kho bảo quản… còn thiếu,
lạc hậu, chưa đạt yêu cầu.
- Chính sách chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ. Trong quá trình tổ chức thực
hiện chưa phát huy được hiệu quả.
PHẦN IV: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP,
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ƯỚC TÍNH HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
3.1. Quan điểm
Phát triển cà phê bền vững là sự phát triển trên cơ sở nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả và sản xuất hàng hóa có năng lực cạnh tranh theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng được nhu cầu hiện tại
mà không ảnh hưởng, tổn hại đến các thế hệ tương lai.
Phát triển cà phê bền vững trên cơ sở hài hòa các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường
và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trong đó:
- Về kinh tế bao gồm phát huy lợi thế tự nhiên, nâng cao hiệu quả sử dụng tài
nguyên, có hiệu quả kinh tế cao, trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hạ
giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm.
- Về xã hội tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm
nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo ổn định vững chắc quốc phòng an
ninh, nhất là an ninh nông thôn.
- Về môi trường cần sử dụng hợp lý tài nguyên đất, tài nguyên nước, áp dụng
kỹ thuật canh tác, chế biến theo cách thân thiện với môi trường.
3.2. Mục tiêu đến 2015

- Đến năm 2015, ổn định và tập trung đầu tư thâm canh diện tích cà phê kinh
doanh đạt: 110.000 ha, sản lượng bình quân giai đoạn 2013- 2015 đạt trên 280.000
tấn/niên vụ, 50% diện tích cà phê có trồng cây che bóng.
Bảng 6: Kế hoạch phát triển cà phê bền vững giai đoạn 2013 - 2015
2013

2014

2015

Năm
DT GT

DT KD

NS

DT GT

DT KD

NS

DT GT

DT KD

NS

Tổng số


116.000

98.210

23,27

117.205

100.000

24,77

118.970

110.000

26,19

1. TX: Gia Nghĩa

8850

6677

23,6

9070

6787


25,10

9270

7087

26,55

Huyện, thị xã

19


0
2. Đăk G'long

8600

4421

23,0
8

8765

4511

24,58


8915

6111

26,03

3. Cư Jút

3000

2162

22,6
0

3160

2252

24,10

3305

3552

25,55

4. Đăk Mil

20800


20313

24,0
0

20865

20418

25,50

20920

21218

26,95

5. Krông Nô

15800

13982

24,0
1

15890

14082


25,51

16640

15482

26,96

6. Đăk Song

25300

22384

23,41

25510

22494

24,91

25705

24194

26,36

7. Đăk R'lấp


16600

16247

23,6
2

16745

17342

25,12

16875

18542

26,57

8. Tuy Đức

17050

12024

20,4
3

17200


12114

21,93

17340

13814

23,38

Chú thích: DT GT: diện tích gieo trồng(ha), DT KD: diện tích kinh doanh(ha),
NS: năng suất(tạ/ha).
- Xác định bước đột phá trong giai đoạn này là sử dụng giống mới – năng
suất - chất lượng cao trong sản xuất và xây dựng công nghệ tiên tiến về chế biến,
bảo quản sau thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm cà phê.
- 40% diện tích cà phê được canh tác theo hướng bền vững dựa trên các bộ
nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê 4C, bộ tiêu chuẩn UTZ Certified, Rain
Forest và các bộ tiêu chuẩn tiên tiến khác.
- Với yêu cầu ngày càng cao của thị trường chế biến, xuất khẩu cần phải có
sản phẩm cà phê có chất lượng ngày càng cao hơn, cần phải xây dựng được 30
vườn mẫu sản xuất cà phê bền vững và hiệu quả cao. Các vườn mẫu này là cơ sở để
nhân rộng chương trình sản xuất cà phê bền vững ra toàn tỉnh.
- Xây dựng 23 mô hình mẫu cà phê ghép cải tạo năng suất chất lượng cao
trên toàn tỉnh.
- Xây dựng được 2 cơ sở sản xuất giống đảm bảo chất lượng cung cấp chồi
ghép và cây giống tại 2 vùng trọng điểm sản xuất cà phê trên địa bàn nhằm cung
cấp giống tốt, có chất lượng cao cho nhu cầu giống cà phê tỉnh nhà và một phần của
các tỉnh lân cận.
- Mở lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh cà

phê cho khoảng 4.000 nông dân.
- Hiện trạng cây cà phê trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay đang dần già cỗi,
giống cũ cho năng suất thấp, cần phải tái canh, giai đoạn này diện tích tái canh đạt
40% tổng diện tích cần tái canh trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai áp dụng TCVN 4193:2005 cho 50% sản lượng cà phê xuất khẩu
trở lên. Tham gia phổ biến bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê 4C bộ tiêu
chuẩn UTZ Certified, Rain Forest và các bộ tiêu chuẩn tiên tiến khác.
20


- Tăng tỷ lệ chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan đạt 5% trở lên trên sản lượng
của niên vụ.
- Tăng cường phối hợp để có khoảng 30% sản lượng cà phê được giao dịch
qua Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk.
- 60% diện tích cà phê trong vùng quy hoạch được tưới nước chủ động và
tiếp tục mở rộng diện tích được tưới chủ động trong những năm tiếp theo; xây dựng
thêm 10.000 m2 kho bảo quản phục vụ cho nhu cầu bảo quản, kí gửi cà phê của
người sản xuất; 400.000 m2 sân phơi và 300 máy sấy nông sản.
- Xây dựng thương hiệu, chuỗi giá trị cà phê trên địa bàn tỉnh.
- Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt khoảng trên 450 triệu USD.
- Giải quyết việc làm cho khoảng 150.000 lao động trực tiếp và 50.000 lao
động gián tiếp.
3.3. Định hướng đến năm 2020
- Tiếp tục duy trì ổn định diện tích 115.000 - 120.000 ha, sản lượng đạt bình
quân 340.000 – 350.000 tấn/niên vụ, 75% diện tích cà phê trồng có trồng cây che
bóng và tiến tới 100% diện tích trồng cà phê có cây che bóng.
- 70% nông dân trồng cà phê được đào tạo, tập huấn kỹ thuật tiên tiến trong
sản xuất, kinh doanh cà phê.
- 75-80% diện tích cà phê được canh tác theo hướng bền vững dựa trên các
bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê 4C, bộ tiêu chuẩn UTZ Certified, Rain

Forest và các bộ tiêu chuẩn tiên tiến khác.
- Cà phê được tái canh hằng năm và cải tạo hết những diện tích kém hiệu
quả, cà phê già cỗi…
- Triển khai áp dụng TCVN 4193:2005 cho 70% sản lượng cà phê xuất khẩu
trở lên. Tham gia phổ biến bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê 4C bộ tiêu
chuẩn UTZ và các bộ tiêu chuẩn tiên tiến khác.
- Tăng tỷ lệ chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan đạt 15% trở lên sản lượng
của niên vụ.
- Có khoảng 50% sản lượng cà phê được giao dịch qua Trung tâm giao dịch
cà phê Buôn Ma Thuột…
- 80% diện tích cà phê trong vùng quy hoạch được tưới nước chủ động và
tiếp tục mở rộng trong những năm tiếp theo; xây dựng chủ động về kho bảo quản,
kho ngoại quan, sân phơi và máy sấy nông sản.
- Phát triển chuỗi giá trị cà phê trên địa bàn tỉnh luôn hoạt động với hiệu quả
chất lượng cao. Có được những thương hiệu cà phê uy tín.
- Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 500 triệu USD.
21


- Giải quyết việc làm cho khoảng 200.000 lao động trực tiếp và 50.000 lao
động gián tiếp.
3.4. Giải pháp
3.4.1. Giải pháp tổ chức, quản lý ngành cà phê
- Xây dựng quy hoạch phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh.
- Củng cố, tổ chức sắp xếp lại các công ty cà phê hiện có trên địa bàn toàn
tỉnh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Thành lập Hiệp hội cà phê của tỉnh và tham gia Hiệp hội cà phê – ca cao
Việt Nam.
- Xây dựng tổ chức kiểm định chất lượng sản phẩm cà phê trên địa bàn tỉnh.
- Thành lập các nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, hợp tác công tư

(PPP), dịch vụ cung ứng, tiêu thụ và tiếp nhận đầu tư, chuyển giao công nghệ, liên
kết bốn nhà, có các doanh nghiệp vào liên kết, từ khâu sản xuất, bảo quản chế biến
sau thu hoạch, tiêu thụ… phối hợp với nhau phát huy thế mạnh của từng vùng.
- Tổ chức hệ thống chế biến, gắn chế biến với vùng nguyên liệu có quy mô
phù hợp với năng lực từng vùng. Chú trọng đầu tư máy móc, thiết bị đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật, công suất chế biến cho cả vùng và đạt chất lượng sản phẩm, bảo vệ
môi trường.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, thu hái cà phê, bảo đảm an ninh trật tự... Hình
thành hệ thống quản lý giám định chất lượng ở các cơ sở sản xuất, chế biến cà phê
xuất khẩu. Tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành, mọi người cùng xây dựng, thực
hiện phát triển cà phê bền vững từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và
tiêu thụ. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu cho mình,
thực hiện cơ chế giá thu mua theo chất lượng, phát triển thương hiệu.
3.4.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật
- Tiếp tục sử dụng những giống cà phê chất lượng cao, kháng sâu, bệnh, có
năng suất cao và ổn định đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận, để đưa vào
sản xuất đại trà. Nếu cần phải nhập nội các loại giống tốt.
- Áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất cà phê đã được nghiên cứu ban
hành, tuân thủ thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy trình kỹ thuật đã được ban
hành, chuyển giao kỹ thuật cho người sản xuất cà phê.
- Tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình sản xuất cà phê bền vững, mô hình
sản xuất cà phê sạch.
- Chuyển giao, ứng dụng máy móc, thiết bị trong nước, nước ngoài nhằm
đảm bảo cho sản xuất chế biến cà phê, phù hợp với yêu cầu thực tế và giá cả hợp
lý.
22


3.4.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách

3.4.3.1. Chính sách đất đai
- Rà soát hoàn chỉnh quy hoạch đất đai, cấp chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Khuyến khích người trồng cà phê liên doanh, liên kết, hình thành vùng sản
xuất có quy mô lớn, tạo thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng khoa học
công nghệ.
- Tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế thuê đất xây dựng các cơ
sở chế biến cà phê phù hợp với quy hoạch vùng nguyên liệu.
3.4.3.2. Chính sách giống
Ngân sách tỉnh hỗ trợ xây dựng 2 cơ sở giống, vườn nhân chồi tại 2 huyện
trọng điểm. Cung cấp đủ cây giống đảm bảo chất lượng.
3.4.3.3. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực
- Ngân sách hỗ trợ công tác khuyến nông, khuyến công (mở lớp đào tạo, tập
huấn cho nông dân; xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và nhân rộng mô hình).
- Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực giỏi, liên kết với các nhà khoa
học, viện nghiên cứu hỗ trợ đào tạo, tư vấn kỹ thuật và cung cấp thông tin.
- Liên doanh liên kết với các công ty trong và ngoài nước, kêu gọi các nhà
đầu tư nước ngoài nhằm tranh thủ học tập kinh nghiệm và đẩy nhanh quá trình áp
dụng các tiêu chuẩn chất lượng cao.
3.4.3.4. Chính sách thương mại
- Hỗ trợ pháp lý, cung cấp thông tin, dịch vụ trong việc áp dụng các phương
thức mua bán qua sàn giao dịch trong nước và quốc tế, thị trường kỳ hạn.
- Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại trong và ngoài nước
- Sản phẩm Cà phê trước khi xuất khẩu phải được giám định, kiểm tra chất
lượng theo tiêu chuẩn quy định.
- Có chính sách khuyến khích thu mua có lợi cho người sản xuất cà phê theo
tiêu chuẩn chất lượng quy định.
3.4.3.5. Chính sách Tài chính – ngân hàng
- Hỗ trợ kinh phí áp dụng tiêu chuẩn chất lượng TCVN 4193:2005.
- Cải cách thủ tục vay vốn thuận lợi hơn, thời gian vay vốn đủ dài, phù hợp
với chu kỳ sản xuất kinh doanh cà phê.

- Thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư để thu hút các nguồn lực
thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cà
phê.
3.4.4. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng
23


- Ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn, các Chương trình, kết hợp với doanh
nghiệp và nhân dân, đầu tư xây dựng các công trình giao thông, điện, thủy lợi, các
cơ sở kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng cà phê.
- Huy động mọi nguồn lực để đầu tư mở rộng hệ thống kho, sân phơi, máy
sấy nông sản.
- Riêng về thủy lợi (nguồn nước đáp ứng nhu cầu sản xuất cà phê):
+ Hoàn chỉnh quy hoạch thủy lợi thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn
toàn tỉnh và quy hoạch chi tiết thủy lợi trên địa bàn các huyện, thị xã.
+ Đầu tư xây dựng mới các công trình thủy lợi theo quy hoạch và nâng cấp,
sữa chữa các công trình thủy lợi hiện có (trên cơ sở tận dụng những ưu thế về tự
nhiên).
3.5. Đề xuất các dự án ưu tiên
+ Xây dựng phương án tái canh cây cà phê trên địa bàn toàn tỉnh.
+ Cơ sở sản xuất giống;
+ Quy hoạch sản xuất cà phê;
+ Trồng xen cây ăn quả, che bóng;
+ Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm;
+ Phát triển chế biến tiêu thụ;
+ Phát triển thủy lợi;
+ Xây dựng thương hiệu;
+ Tín dụng cho sản xuất, kinh doanh cà phê.
3.6. Kế hoạch và kinh phí thực hiện đề án
Tổng mức đầu tư các hạng mục và hoạt động chính từ năm 2013- 2015 dự

kiến 40.790.655.714 đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước 12.690.750.571 đồng;
vốn từ dự án, doanh nghiệp và tư nhân 28.472.955.143 đồng.(bảng phụ lục tổng dự
toán kèm theo – chưa tính đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi)
Giai đoạn 2015 - 2020 chỉ mang tính chất định hướng và dự kiến một số chỉ
tiêu cần đạt được. Sau khi đánh giá tình hình thực hiện giai đoạn I, sẽ điều chỉnh,
bổ sung cho giai đoạn II.
3.7. Tổ chức thực hiện
3.7.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp xây dựng kế hoạch phân bổ
kinh phí đầu tư hàng năm và kế hoạch đến năm 2015 để thực hiện.

24


- Tham mưu cho UBND tỉnh làm việc với các Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ
vốn đầu tư thực hiện Đề án.
- Xây dựng kế hoạch xúc tiến kêu gọi đầu tư sản xuất, kinh doanh, chế biến
cà phê. Ưu tiên tinh chế các sản phẩm cà phê.
- Xây dựng kế hoạch quảng bá, giới thiệu các sản phẩm cà phê trong và
ngoài nước, tổ chức hội chợ
3.7.2. Sở Tài chính
- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp cân đối nguồn vốn sự
nghiệp thực hiện Đề án.
3.7.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND thành lập Ban Chỉ
đạo phát triển cà phê bền vững của tỉnh.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, ban hành Đề án phát triển
cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Đôn đốc, kiểm tra
theo dõi tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình các đơn vị triển khai thực hiện Đề án.
- Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện

Đề án.
- Chủ trì phối hợp với các Sở Nội vụ, Công thương, Tài chính và Liên minh
HTX, Hội nông dân để tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Hiệp hội cà phê của
tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị cà phê.
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch cà phê. Thực hiện việc chuyển đổi diện tích
cà phê ở những vị trí không thích hợp sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu
quả hơn.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho nông dân; xây dựng và
nhân rộng mô hình sản xuất cà phê bền vững.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất giống, xây dựng kế hoạch nhân chồi ghép,
ươm đủ giống chất lượng cao cung cấp cho sản xuất.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát và tập trung chỉ đạo sản
xuất.
- Xây dựng kế hoạch thành lập các Hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất kinh
doanh cà phê, liên doanh, liên kết các doanh nghiệp với hộ nông dân, thu hoạch đầu
tư, hợp tác công tư (DPP).
3.7.4. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất; tham mưu, chỉ đạo,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình trồng cà phê.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×