Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tài liệu tập huấn chuyên đề toán mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.61 KB, 12 trang )

TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ TOÁN
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Tuyết Nhung
I.

Định hướng đổi mới trong GDMN
Trẻ học mà chơi, chơi mà để học
VD: Hôm nay cô cháu mình cùng chơi….chứ không phải là hôm nay cô cháu mình
cùng học
VD: Học như chơi: Xếp ngôi nhà có nghĩa là dạy trẻ xếp tương ứng 1-1. Đó là xếp
1 đối tượng nhóm này với 1 đối tượng nhóm kia

Có nghĩa là xếp hết các hình vuông trước sau đó mới xếp đến mái nhà, và sau đó
xếp cây dưới mỗi ngôi nhà
Trong giờ học toán trò chơi hay vận động chỉ là phương tiện không phải là mục
đích. Vì vậy khi thiết kế trò chơi hoặc hoạt động cô cần trả lời câu hỏi: Thông qua
trò chơi hoặc hoạt động này giúp trẻ củng cố cái gì?
VD Trò chơi: Thi xem ai nhanh hơn
Chuẩn bị: 5 ghế, 7 trẻ lên chơi
Trẻ tìm ghế chậm thua sẽ phải nhảy lò cò  Phù hợp GDTC
Còn trong giờ toán: Nhận biết nhiều hơn, ít hơn củng cố nhận biết nhóm nào nhiều
hơn, ít hơn, nhóm nào thừa ra là nhiều hơn
MGB:Nhanh
không nhảy lò cò mà sẽ hỏi trẻ: mỗi ghế có
 Chậm
mấy bạn. Số lượng nhóm nào nhiều hơn?Tại sao?
Vì sao? Số lượng nào ít hơn
MGN: cũng trò chơi đó nhưng sẽ dạy trẻ nhận biết nhiều hơn, ít hơn nhóm nào
nhiều hơn. Nhóm nào ít hơn, nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn bao nhiêu, ít hơn
bao nhiêu? Làm thế nào để bằng nhau
 chơi xong cô cho trẻ nhận xétai nhanh , ai châm?; TC này mỗi ghế có mấy bạn? số lượng
nhóm nào nhiều hơn, ít hơn? nhiều hơn bao nhiêu? Tại sao?




Trong giờ toán với mọi tri thức phải được tiến hành qua việc làm trẻ nắm được tri
thức.
+ Cô giáo chỉ là người thiết kế và tổ chức các trò chơi và các hoạt động để trẻ thông
qua trò chơi nắm được kỹ năng
+ Trẻ là người nêu lời nhận xét
Từ đó cô gợi ý trẻ nêu biểu tượng hình thành: trẻ trực tiếp tham gia; trẻ nhận xét;
trẻ nêu biểu tượng
1. MG bé ( 3-4 tuổi)
1.1. Số đếm
- Dạy trẻ tạo nhóm theo 1 dấu hiệu
- Dạy trẻ nhận biết phân biệt, tạo ra các nhóm có 1 và nhiều
- Dạy trẻ kỹ năng ghép tương ứng 1-1 (ghép đôi)
VD: Có 3 hình vuông và 3 hình tam giác
+ Ghép 1-1 là tổng quát
+ Dạy trẻ ghép đôi bằng hoạt động xết nhà
(Bắt buộc xếp hình vuông trước sau đó đến hình tam giác và hình tam giác
kề lên trên hình vuông) (Có thể dùng ghế- bàn; bát- thìa; dép phải- trái)
- Dạy trẻ mối quan hệ nhiều hơn, ít hơn bằng tương ứng 1-1 (không đếm)
- Dạy trẻ đếm để nhận biết số lượng 1-5 (4 tiết đếm)
+ Thực hiện quá trình đếm
+ Xác định kết quả đếm
+ Nêu kết quả đếm
VD: Đếm đến 3
Cô xếp mẫu quả cam
quả cam quả cam
1
2
3

+ Cô chỉ từng quả và đếm 1, 2, 3 gọi là quá trình đếm.
+ Khi cô khoanh tròn tất cả là 3 quả cam đó gọi là xác định kết quả
+ Vậy có tất cả mấy quả cam? Đó gọi là nêu kết quả đếm
Lưu ý: Cô chỉ và đọc, trẻ cũng phải chỉ và đọc
4 tiết chính là dạy trẻ đếm 2, 3, 4, 5; 1 tiết ôn từ 1-5
- Dạy trẻ tách và gộp (dạy trong 1 tiết)
Tách gộp dạy trẻ sau khi đếm
1.2. Kích thước


- Dạy trẻ nhận biết sự khác nhau rõ nét về độ dài, bề rộng để hình thành mối quan
hệ hơn kém
- So sánh 2, 3 đối tượng (có 4 tiết có 1-2 tiết ôn)
- Dạy trẻ sắp xếp 2 loại đối tượng theo quy tắc (qui tắc 1-1, xếp xen kẽ, qui tắc 2-1
hoặc 1-2) (2-3 tiết)
Lưu ý: Không dạy trẻ xếp theo hình tròn, không dạy trẻ MGB qui tắc tổng quát
VD: 1-1… mà chỉ 1 hoa- 1 lá
1.3. Hình dạng
- Dạy trẻ nhận biết hình tròn, vuông, chữ nhật, tam giác theo mẫu và tên gọi
VD: Chọn cho cô 1 hình tròn (Chọn theo tên gọi)
Chọn cho cô 1 hình giống hình này (chọn theo mẫu)
Trò chơi: Ai có hình nào về nhà có hình đó (nhận biết theo hình mẫu)
Cô nói trẻ hình nào chỉ có bạn có hình đó mới được về nhà (nhận biết hình)
+ Dạy 2 tiết nhận biết hình dạng và 1 tiết ôn
1 tiết hình tròn với hình vuông
1 tiết hình tam giác với hình chữ nhật
Nếu trẻ trong lớp khá giỏi thì trong 2 tiết nhận biết hình dạng cô có thể cho trẻ làm
quen vói tính chất của hình: Đường bao của hình thông qua hoạt động sờ đường
bao và lăn hình
1.4. Định hướng trong không gian

- Dạy trẻ các phía: trên – dưới; trước- sau của bản than trẻ
- Dạy trẻ xác định tay phải, tay trái của trẻ
1.5. Định hướng về thời gian: chưa dạy
2. Lứa tuổi Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)
2.1. Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ nhiều hơn, ít hơn, nhiều bằng nhau bằng
ghép tương ứng 1-1 (không đếm)
Tiết 1: Nhận biết quan hệ nhiều bằng nhau
Tiết 2: Nhận biết quan hệ nhiều hơn, ít hơn (Nhiều hơn, ít hơn; Tạo sự bằng nhau)
VD: có 4 chấm tròn và 3 hình tam giác
+ Dạy trẻ ghép đôi chấm tròn với tam giác
Nhận xét: Đã ghép cái gì với cái gì?
Số lượng nhóm nào nhiều hơn? Số lượng nhóm nào ít hơn? Tại sao
Kết luận: Thừa một chấm tròn, nêu số chấm tròn nhiều hơn số tam giác là 1 và
thiếu 1 tam giác nên số tam giác ít hơn số chấm tròn là 1.


Làm thế nào để số chấm tròn và số tam giác bằng nhau? (Bớt 1 chấm
tròn hoặc thêm 1 tam giác)
2.2. Dạy trẻ đếm để lập sô và nhận biết chữ số 1-5
- Nguyên tắc lập số: số sau bằng số trước them 1 đối tượng nữa
Cách 1: theo chương trình cải cách
Cách 2: theo chương trình đổi mới
VD: 4 bông hoa, 3 lá (them 1 lá bằng 4)
Kết luận cứ 3 thêm 1 là 4
+ Dạy 5 tiết: 4 tiết chính: lập số 2, 3, 4, 5 và 1 tiết ôn
- Dạy trẻ thêm bớt tạo sự bằng nhau để hình thành mối quan hệ về số lượng giữa 2
nhóm (tiết 2) trẻ phải so sánh kết quả đếm
+ Ghép đôi các đối tượng 2 nhóm
+ Đếm số lượng từng nhóm rồi đặt thẻ số
+ So sánh số lượng 2 nhóm bằng kết quả đếm

+ Tạo sự bằng nhau (Nguyên tắc tạo sự bằng nhau về số lượng giữa 2 nhóm)
VD: So sánh số lượng nhóm có 5 áo và 4 mũ
+ Ghép đôi: Xếp tất cả số áo và xếp tất cả số quần dưới mỗi số áo 1 quần
+Đếm số lượng từng nhóm rồi lấy thẻ số đặt vào
+ Nhận xét: Có mấy áo? Mấy quần?
Đã ghép cái gì? Với mỗi cái gì?
Số lượng nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn mấy? Tại sao
Vậy 5 áo nhiều hơn 4 quần là mấy? Tại sao
Số lượng nhóm nào ít hơn? Ít hơn mấy? Tại sao?
Vậy 4 quần ít hơn 5 áo là mấy? Tại sao
+ Kết luận: Thừa 1 áo nên 5 áo nhiều hơn 4 quần
Thiếu 1 quần nên 4 quần ít hơn 5 áo
Làm thế nào để số áo và số quần bằng nhau
2.3. Dạy trẻ tách và gộp
- 3 tiết chính và 1 tiết ôn
- Giữa MGB và MGN khác nhau ở mức độ
+ MGB: tách gộp xong thì đếm
+ MGN: Tách gộp xong đếm và nêu kết quả.
Nêu có nhiều cách khác nhau
2.4. Kích thước
- Dạy trẻ so sánh sắp xếp theo thứ tự: độ dài, bề rộng, chiều cao, độ lớn để hình
thành các mối quan hệ hơn, kém nhau, hơn nhât, kém nhất
- Mỗi biểu tượng dạy 2 tiết (Trừ to- nhỏ)


VD: Tiết 1: Dạy trẻ kỹ năng so sánh kích thước 2 đối tượng để hình thành mối
quan hệ hơn, kém, bằng nhau
Tiết 2: Dạy trẻ so sánh thứ tự 3 đối tượng khác nhau trở lên để hình thành mối
quan hệ hơn nhất , kém nhất.
- Dạy trẻ kỹ năng đo (Đo 1 đối tượng bằng 1 đơn vị đo hoặc bằng 1 thước đo) 4-5 tiết

+ Dạy trẻ kỹ năng đo độ dài (2 tiết): Làm quen với phép đo độ dài
Kỹ năng đo độ dài
+ Dạy trẻ kỹ năng đo dộ lớn: Làm quen với mục đích đo độ lớn
Dạy trẻ kỹ năng đo độ lớn
- Dạy trẻ sắp xếp 2-3 đối tượng theo quy tắc
+ Ở 1-2 tiết đầu dạy trẻ sắp xếp 2 loại đối tượng theo qui tắc (1-2; 2-1; 2-2)
+ 1 tiết sắp xếp quy tắc 3 loại đối tượng theo qui tắc 1-1-1
2.5. Hình dạng
- Dạy trẻ nhận biết phân biệt hình vuông, hình tròn, hình tam giác, chữ nhật (theo
đường bao, theo cạnh)
Cách 1: có 2 mức độ
+ Mức độ 1: Dạy trẻ nhận biết theo đặc điểm đường bao chung (đường bao cong,
thẳng) dạy cỏ 4 hình trong 1 tiết
+ Mức độ 2: Dạy trẻ nhận biết phân biệt theo đường bao riêng của từng hình theo
số cạnh, độ dài cạnh
Nhận biết: Đặc điểm của từng hình
Phân biệt: Sự giống và khác nhau của các hình
Chia làm 2 tiết:
Hình vuông và hình chữ nhật. VD: Hình có tất cả các cạnh bằng nhau
Hình ròn và hình tam giác
Cách 2: Hình vuông và hình chữ nhật.
Hình ròn và hình tam giác (khác nhau?)
Cách 3: 1 tiết nhận biết đường bao chung
1 tiết nhận biết 3 hình: vuông, tam giác, chữ nhật theo đặc điểm đường
bao riêng
Chú ý: Ngoài các nội dung đã nêu ở trên thì các nội dung sau được dạy trong phần
3 của các tiết học chính hoặc dạy trong các tiết ôn tập
- Dạy trẻ chắp ghép các hình đã có thành 1 hình mới hoặc thành 1 đồ vật



+ cho trẻ tìm các đồ vật hoặc 1 bộ phận của đồ vật có hình dạng giống các hình đã
học
+ Cho trẻ tạo ra các hình bằng các hoặt động vẽ, nặn, gấp, xếp
+ Cho trẻ nhận biết các hình theo đặc điểm đường bao bằng xúc giác
2.6. Định hướng trong không gian
- Dạy trẻ xác định phía phải, phía trái của bản than trẻ.
- Dạy trẻ các định phía trên- dưới; trước- sau của người khác
(Vật chuẩn là người chứ không phải đồ vật, con vật)
Lưu ý: Với các nội dung chung thì không dạy trên tiết học toán cung cấp kiến thức
mới mà thực hiện trong các tiết ôn tập
VD: Dạy trẻ xác định vị trí của đồ vật so với trẻ (đề tài này dạy trong tiết ôn tập)
2.7. Định hướng về thời gian
- Dạy trẻ xác định các buổi: sang, trưa, chiều, tối của 1 ngày
3. Lứa tuổi Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
3.1. Số đếm
- Dạy trẻ đếm để lập số và nhận biết chữ số 6-10 (dạy 6 tiết có: 5 tiết chính là số 6,
7, 8, 9, 10 và 1 tiết ôn từ 6-10)
Cách 1: Theo chương trình cải cách
Cách 2 theo chương trình đổi mới
- Dạy trẻ so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau để hình thành mối quan hệ
+ Quan hệ về số lượng giữa 2 nhóm (giống MGN)
+ Quan hệ giữa 2 số tự nhiên (Số lớn hơn, số bé hơn)
+ Quan hệ về vị trí giữa 2 số tự nhiên (Số đứng liền trươc, số liền sau) (Dạy trong
phần 3 của tiết học)
VD: So sánh thêm bớt nhóm có 6 và 7
Ghép đôi 7 hoa với 6 quả
Lấy 7 hoa ra thành hàng ngang Sau đó lấy 6 quả ra đặt dưới mỗi hoa 1 quả
Đếm số lượng hoa và quả rồi gắn thẻ số
So sánh 7 hoa và 6 quả: 7 hoa nhiều hơn 6 quả vì thừa ra 1 hoa
6 quả ít hơn 7 hoa vì thiếu 1 quả

So sánh nhóm 7 và 6: Nhóm 7 nhiều hơn nhóm 6 là 1
Nhóm 6 ít hơn nhóm 7 là 1
So sánh nhóm 7 nhiều hơn nhóm 6; nhóm 6 ít hơn nhóm 7
So sánh vị trí số 6 và số 7: Số nào ít hơn, số nào nhiều hơn.
Vậy số 7 đứng sau số 6 vì 7 lớn hoan. Số 6 đứng tước số 7 vì số 6 nhỏ hơn
+ Dạy trẻ số liền trước và số liền sau
+ Dạy trẻ sắp xếp các chữ số theo thứ tự
+ Tìm số đứng trước, sau 1 số VD: trước số 4 là số mấy? Sau số 4 là số mấy?


- Dạy trẻ tách gôp (tiết 3)
- Dạy trẻ so sánh số lượng từ 3 nhóm khác nhau trở lên để hình thành mối quan hệ
nhiều nhất, ít nhất và dạy trẻ tạo sự bằng nhau về số lượng giữa các nhóm bằng
nhiều hơn 2 cách
Chú ý: Việc dạy trẻ đếm để nhận biết số lượng từ 1-10 và đếm theo khả năng ở lớp
nhỡ và lớp lớn không thực hiện trên tiết dạy chính mà dạy trẻ tích hợp trong các
hoạt động khác và các môn học khác.
Dạy trẻ kỹ năng ghép đôi ở MGL và MGN không thực hiện trong các tiết
học riêng biệt mà thực hiện tích hợp trong các hoạt động và các môn học khác
Khi dạy trẻ MG đếm không có khái niệm đếm ngược chỉ có hoạt động
dạy trẻ đọc số tự nhiên theo thứ tự giảm dần, không dạy trẻ đếm từ phải sang trái và
ngược lại.
Khi dạy trẻ MGN và MGL nhận biết các chữ số cô không dạy trẻ cộng
hoặc trừ, them hoặc bớt, tách hoặc gộp 2 số tự nhiên
3.2. Kích thước
- Dạy trẻ đo để hình thành các mối quan hệ:
+ Dạy trẻ đo 1 đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau để hình thành mối quan hệ
giữa kết quả đo và kích thước các đơn vị đo.
Dạy 2 tiết:  Đo độ dài 1 đối tượng bằng các thước đo khác nhau
 Đo độ lớn 1 đối tượng bằng các thước đo khác nhau

+ Dạy trẻ đo các đối tượng khác nhau bằng 1 đơn vị đo để hình thành mối quan hệ
giữa kết que đo và kích thước các đối tượng
Dạy 2 tiết:  Đo độ dài các đối tượng khách nhau bằng 1 đơn vị đo
 Đo độ lớn các đối tượng khách nhau bằng 1 đơn vị đo
Lưu ý: Khi dạy đo ở MGN trẻ chỉ cần 2 việc: Thực hiện quá trình đo và xác định
kết quả đo. Còn ở MGL: Thực hiện quá trình đo; xác định kết quả đo; so sánh các
kết quả đo với nhau; nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo hoặc giũa các đối tượng
đo; giải thích mối quan hệ vừa nêu.


Trong phần 2 của các phần đo cô cần chuẩn bị đơn vị đo và đối tượng đo
sao cho kết quả đo là nguyên lần và nhỏ hơn hoặc = 10. Trong phần 1 và 3 của tiết
học có thể không nguyên lần và lớn hơn 10. Khi đó cô dạy trẻ cách diễn đạt mối
quan hệ “hơn” hoặc “gần bằng”. Nguyên tắc làm tròn, chọn số nguyên gần bằng
giữa 2 số nguyên
VD: Chiều dài băng giấy xanh = 42 cm
Chiêu dài băng giấy đỏ = 48 cm
Thước đo có chiều dàu = 10 cm
Chiều dài băng giấy xanh= 4.2 lần
Chiều dài băng giấy đỏ = 4.8 lần
Cô dạy trẻ trực quan bằng hình chữ nhật
Hơn 4 lần
Gần 5 lần
Khi dạy trẻ đo độ dài hoạt động mẫu của cô phải sử dụng đơn vị đo là vật có bề rộng
3.3. Hình dạng
- Dạy trẻ nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật theo mặt
bao (dạy 3 tiết  1 tiết nhận biết phân biệt khối cầu- khối trụ
 1 tiết nhận biết phân biệt khối vuông –khối chữ nhật
 1 tiết ôn
Các nội dung sau được dạy trong phần 3 của các tiết học chính hoặc dạy trong các

tiết ôn tập và trong các hoạt động khác:
+ Dạy trẻ chắp ghép các hình, các khối thành 1 hình mới hoặc 1 khối mới
+ Tìm các đồ vật có hình dạng giống các khối
+ Cho trẻ tạo ra các khối = hoạt động nặn các khối, dán mặt bao các khối vuông,
chữ nhật
+ Dạy trẻ phân loại các hình, các khối theo đặc điểm đường bao hoặc mặt bao
3.4. Định hướng trong không gian
- Dạy trẻ xác định phía phải, phía trái của người khác
- Dạy trẻ xác định phía trên-dươi, trước- sau của đối tượng không phải người
- Dạy trẻ xác định phía phải, phía trái không phải người
- Ôn xác định vị trí của đồ vật so với bản than trẻ, với người khác, với các đối
tượng khác
3.5. Định hướng về thời gian


- Dạy trẻ xác định các buổi: sang, trưa, chiều, tối của 1 ngày
- Dạy trẻ xác định các ngày ngày trong 1 tuàn
- Dạy trẻ xác định hôm qua, hôm nay, ngày mai
Chú ý: Biểu tượng thời gian không bắt buộc dạy trong tiết học mà dạy tích hợp
trong các hoạt động khác
II. Phương pháp
1. Phương pháp chung:
1.1 Phương pháp hoạt động với đồ vật (phương pháp trọng tâm)
Có 3 mức độ:
Mức 1: - Có lời hướng dẫn và hành động mẫu của cô
+ Cô làm mẫu trẻ xem cô làm (trẻ không làm) chỉ có ở MGB
+ Cô và trẻ cùng làm từng thao tác trẻ làm xong thao tác này cô và trẻ
mới thực hiện tiếp thao tác khác (MGL, N)
Mức 2: Có lời hướng dẫn nhưng không có hành động mẫu của cô (cô không có
hành động làm mẫu) Cô hướng dẫn trẻ từng thao tác bằng lời trẻ làm xong thao tác

này cô mới được hướng dẫn tiếp thao rtacs khác, sau khi trẻ thực hiện xong hành
động cô mới đưa ra mẫu của cô để trẻ kiểm tra kết quả
Chú ý: Cô không được hướng dẫn bằng lời tất cả các thao tác sau đó mới cho trẻ
làm
Mức 3: Không có lời hướng dẫn và hành động mẫu của cô. Cô chỉ đưa ra yêu cầu
giải quyết trẻ đưa vào vốn kiến thức kinh nghiệm để lựa chọn cách tiến hành cho
phù hợp, khi đó ản phẩm của trẻ không giống nhau. Để đánh giá kết quả của trẻ cô
cần dựa vào các tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Yêu cầu của cô
Tiêu chí 2: Sản phẩm của trẻ
TH1: Sản phẩm của trẻ đã phù hợp với yêu cầu của cô đưa ra thì cô dừng lại
nêu kết luận
TH2: Nếu sản phẩm của trẻ chưa thật rõ ràng so với yêu cầu của cô đưa ra thì
cô dựa vào tiêu chí 3
Tiêu chí 3: Ý tưởng của trẻ


VD: Cô yêu cầu trẻ 4-5 tuổi: Cháu hãy chọn 2 đồ vật có độ dài mà cháu thích sau
đó cho trẻ nêu kết quả:
TH1: Trẻ chọn 1 thước kẻ, 1 que tính. Cô hỏi: cô yêu cầu làm gì? Con chọn được
gì? Chiều dài của 2 đồ vật này như thế nào với nhau? Co cho trẻ trả lời: thước kẻ
dài hơn que tính. Vì sao con biết? Trẻ phải thực hiện kĩ năng đặt trùng khít 1 đầu để
so sánh (đồ vật rõ nét cần đặt cạnh nhau)
TH2: Trẻ chon 1 que tính, 1 quyển sách. Cô hỏi: Con làm gì? Tại sao con lại chọn
que tính và quyển sách? Cô cần giải thích: quyển sách có bề rộng không có độ dài,
vì vậy không đo dộ dài được, nên con trọn đồ vật khác. Nếu quyển sách có chiều
dài và chiều rộng vậy có thể so sánh chiều dài của quyển sách. Cô cho trẻ so sánh
que tính với chiều dài.
1.2. Phương pháp dùng lời
- Phương pháp dùng lời:

+ Lời phải ngắn gọn chính xác, rõ ràng
+ Lời hướng dẫn phải giúp trẻ nắm được nội dung các việc cần làm.
+ Cô chỉ được đặt ra câu hỏi sau khi trẻ đã được quan sát hoặc thực hiện xong các
hoạt động
Nhóm 1: Cô hỏi sao chép bề ngoài yêu cầu:
Nhắc lại những yêu cầu cô đưa ra
Nêu những sự vật hiện tượng quan sát được
Nhóm 2: Câu hỏi nhận thức sao chép của trẻ phải giải thích 1 nội dung nào đó mà
trẻ đã được cô kết luận
VD: Tại sao cháu biết thước kẻ dài hơn que tính? Vì thước kẻ có phần thừa ra
Nhóm 3: Nhận thức sáng tạo: trẻ tự tìm ra câu trả lời dựa vào vốn hiểu biết của trẻ
VD: Làm thế nào để biết số hoa và số lá số lượng nhóm nào nhiều hơn, số lượng
nhóm nào ít hơn.
1.3. Phương pháp dạy tích hợp
- Khi dạy toán có sự dụng những môn học khác làm phương tiện để giúp trẻ tiếp
thu các kiến thức toán và củng cố các kiến thức toán vừa học.
VD: Tạo hình, thể chất, âm nhạc…


- Dạy môn học khác củng cố kiến thức toán
VD: dạy văn học: kể truyện trẻ đếm số nhân vật trong truyện
VD: dạy tạo hình: Vẽ cây xanh. Trẻ vẽ 2 cây cô cho trẻ so sánh chiều cao của 2 cây.
Trẻ vẽ cây có quả cô cho trẻ đếm số quả.
III. Hướng dẫn thiết kế các trò chơi các hoạt động
1. Các căn cứ để thiết kế các trò chơi, các hoạt động
- Căn cứ vào nội dung chương trình các môn toán
- Căn cứ vào khả năng nhận biết và kinh nghiệm của trẻ về trò chơi hoặc hoạt động
cô dự định tổ chức
- Mục tiêu của chủ đề
- Dựa vào trình độ khả năng của giáo viện.

2. Cấu trúc 1 trò chơi:
- Tên trò chơi
- Lứa tuổi
- Mục đích: củng cố gì
- Chuẩn bị: ghi đầy đủ đồ dùng của cô, của trẻ
- Hướng dẫn trẻ chơi: ghi đầy đủ trình tự lời hướng dân cách chơi của cô
- Nhận xét kết quả: lời nhận xét, hệ thống câu hỏi của cô và câu trả lời đúng của trẻ
VD: Dạy trẻ 4-5 tuổi lập số 5, nhận biết số 5
TC: Tìm nhà
+ Lứa tuổi 4 – 5 tuổi
+ Mục đích: củng cố khả năng luyện đếm vào nhận biết chứ số trong phạm vi 5
+ Chuẩn bị: Đồ dùng của cô: 3 ngôi nhà trên mỗi ngôi nhà gắn 1 thẻ số 3, 4, 5
Đồ dùng của trẻ: mỗi trẻ 1 lô tô có 3, 4, 5 đồ vật
+ Hướng dẫn trẻ chơi:
Cô giới thiệu vị trí và đặc điểm của từng ngôi nhà
Cô phát cho mỗi trẻ 1 lô tô
Cô cho trẻ đếm trên lô tô có bao nhiêu đồ vật. sau đó gọi 3 trẻ đại diện nêu
kết quả đếm
Cô kết luận:
Hướng dẫn chơi: các cháu vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tìm nhà thì các con
có lô tô bao nhiêu đồ vật thì về nhà có số tương ứng. gọi 2- 3 trẻ chơi thư nếu chưa
được chơi bao giờ
Tổ chức chơi
- Nhận xét kết quả
Cho trẻ trong từng ngôi nhà tự kiểm tra xem có bạn nào về nhầm nhà không
Cô kiểm tra kết quả của từng nhà


Cô kết luận .




×