Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BAI THU HOACH MODULE 10,11,12,13 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.8 KB, 13 trang )

Bài thu hoạch BDTX Năm học: 2019-2020

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THUẬN NAM
TRƯỜNG TH, THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM
---------------------

TRƯỢNG NỮ HUYỀN UYÊN

-

Trường TH và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Page 1


Bài thu hoạch BDTX Năm học: 2019-2020

PHÒNG GD-ĐT THUẬN NAM
TRƯỜNG TH và THCS
NGUYỄN BỈNH KHIÊM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Tổ chuyên môn: Lý-Hóa-Sinh-CN

Phước Nam, ngày 23 tháng 05 năm 2020

1. Họ và tên: TRƯỢNG NỮ HUYỀN UYÊN

; Giới tính: Nữ

2. Ngày tháng năm sinh: 02/01/1987; Năm vào ngành giáo dục: 2008


3. Trình độ học vấn: Cao đẳng Sư phạm Sinh Học
4. Tổ chuyên môn: Lý – Hóa – Sinh – Công Nghệ
5. Chức vụ: Giáo viên
6. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy Sinh học lớp 81,2 và 91,2,3,4,5,6
.NỘI DUNG 1: (30 tiết)
1. Nội dung bồi dưỡng: Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học.
2. Thời gian bồi dưỡng: Từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020
3. Hình thức bồi dưỡng: - Bồi dưỡng tập trung: 16 tiết
- Tự bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm: 14 tiết
4. Kết quả đạt được: Sau khi nghiên cứu học tập, bản thân nắm bắt, tiếp thu được những
kiến thức sau:
A. Học tập các công văn:
I. Công văn số 3082/SGDĐT-GDTrH ngày 12/9/2019 của Sở GDĐT Ninh Thuận
về việc “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2019-2020
* Các nhóm nhiệm vụ chủ yếu
1. Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp
3. Nâng cao chất lượng giáo dục, triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông mới; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở;
đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả của giáo dục thường xuyên; tăng cường giáo dục đạo
đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên, bảo đảm an toàn
trường học; nâng cao hiệu quả giáo dục dân tộc
4. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và
trình độ đào tạo
5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục
6. Đẩy mạnh phân cấp và thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo
dục
7. Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo
8. Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo
9. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao

* Các nhóm giải pháp cơ bản
1. Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính về giáo dục và đào tạo
2. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục
TRƯỢNG NỮ HUYỀN UYÊN

-

Trường TH và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Page 2


Bài thu hoạch BDTX Năm học: 2019-2020

3. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo
4. Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục
5. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo
II. Công văn Số:618/PGDĐT -THCS, ngày 13 /9/2019 của Phòng GDĐT Thuận
Nam V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học cơ sở năm học 2019-2020.
III. Công văn số 885/SGDĐT-GDTrH ngày 03/6/2015 của SGDĐT Ninh Thuận
về việc hướng dẫn đánh giá tiết dạy THCS theo định hướng phát triển năng lực HS.
IV.Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh
trung học phổ thông
V. Công văn 1113 bộ GDĐT ngày 30/3/2020 v/v hướng dẫn thực hiện điều chỉnh
nội dung dạy học.
Công văn 730 của Sở GDĐT Ninh Thuận v/v hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội
dung dạy học.
VI. Công văn 912 của Bộ GDĐT v/v hướng dẫn kiểm tra đánh giá học kì II năm
2019-2020
B. Các nội dung tập huấn chuyên môn do ngành tổ chức:
I. Tập huấn : Bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán cấp THCS, THPT năm học 2019

1. Hướng dẫn thực hiện Chương Trình GDPT mới
Ở cấp THCS, các môn học bắt buộc: ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục công dân,
khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý, tin học, công nghệ, giáo dục thể chất, nghệ thuật. Môn
học tự chọn: tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2. Ở bậc học này là môn tin học trở thành bắt
buộc (khác với trước đây là tự chọn). Ngoài ra, sự xuất hiện của các môn: lịch sử và địa lý,
khoa học tự nhiên sẽ khiến cách tổ chức dạy học khác so với trước.
Cụ thể Chương trình GDPT mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực,
thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt
động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà
nhà trường và xã hội kỳ vọng. Theo cách tiếp cận này, kiến thức được dạy học không nhằm
mục đích tự thân.
2. Nghiên cứu Chương Trình GDPT mới theo các môn học
CT môn Sinh học tuân thủ việc kế thừa CT hiện hành, vì quá trình phát triển CT đi
theo đường xoắn ốc. CT mới kế thừa CT hiện hành ở những điểm sau:
- Các đơn vị nội dung kiến thức được cấu trúc lại theo định hướng tích hợp phát triển năng
lực và ngành nghề.
- CT mới cũng tiếp tục quán triệt tiếp cận hệ thống để xác định các cấp độ tổ chức của thế
giới sống. Chú trọng phát triển kĩ năng thực hành thí nghiệm và ứng dụng thực tiễn; Vẫn
định hướng dạy học tích cực.
- CT môn Sinh học mới cũng tiếp cận với xu hướng thế giới, thể hiện ở việc: Khi xác định
các năng lực chuyên môn và các kĩ năng tiến trình đã tiếp thu xu hướng thế giới.
I. Tập huấn : Cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán về xây dựng chủ đề giáo dục stem trong
giáo dục trung học
- Các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM có thể tổ chức lồng ghép trong một
tiết dạy học, trong Một bài học chính khóa; tổ chức trong một tiết dạy học hoặc một bài học
ngoại khóa.
- Các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM được xây dựng mới hoặc kết hợp với
một số giờ học tại phòng học bộ môn trong nhà trường nhằm trang bị một số công cụ thực
TRƯỢNG NỮ HUYỀN UYÊN


-

Trường TH và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Page 3


Bài thu hoạch BDTX Năm học: 2019-2020

hành thông dụng để tiến hành một số tiết học về GD STEM tại phòng bộ môn; tổ chức thành
một cuộc thi trong phạm vi hẹp của nhóm hoặc lớp hay tổ chức thành một cuộc thi trong
phạm vi rộng trong nhà trường hoặc rộng hơn.
Về yêu cầu khi triển khai các chủ đề GD STEM: Các chủ đề GD STEM khi xây dựng và
triển khai thực hiện phải có:
- Phần hướng dẫn dành cho giáo viên.
- Phần hướng dẫn dành cho học sinh.
 NỘI DUNG 2 : ( 30 tiết)
1. Nội dung bồi dưỡng: Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục
địa phương theo năm học
2. Thời gian bồi dưỡng: tháng 8 năm 2019
3. Hình thức bồi dưỡng: - Bồi dưỡng tập trung: 16 tiết
- Tự bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm: 14 tiết
4. Kết quả đạt được: Sau khi nghiên cứu học tập, bản thân nắm bắt, tiếp thu vận dụng vào
thực tiễn rất tốt và hoàn thành bài thu hoạch đạt loại giỏi : 9 điểm.
 NỘI DUNG 3 : ( 60 tiết)
1. Nội dung bồi dưỡng: Bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của
giáo viên.
Modul 10 : Rào cản học tập của các đối tượng học sinh trung học cơ sở.
Module 11: Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số ở trường
THCS.
Module 12: Khắc phục trạng thái tâm lí căng thẳng trong học tập của học sinh trung học cơ
sở.

Modun 13:
2. Thời gian bồi dưỡng: từ ngày 25 tháng 08 năm 2019 đến ngày 30 tháng 5 năm 2020
3. Hình thức bồi dưỡng: tự bồi dưỡng
4. Kết quả đạt được:
Modul 10 : RÀO CẢN HỌC TẬP CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH THCS
A. KIẾN THỨC:
Nội dung 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RÀO CẢN TÂM LÍ TRONG HỌC TẬP
Hoạt động 1: Làm quen với khái niệm khó khăn tâm lí, rào cản tâm lí và rào cản
tâm lí trong học tập.
1. Khó khăn tâm lí và khó khăn tâm lí trong học tập
* Khó khăn tâm lí trong học tập đó chính là các trở ngại về mặt tâm lí trong quá trình
học tập làm cho học sinh khó đạt hoặc không đạt được mục tiểu học tập. Khó khăn tâm lí
được biểu hiện ở các mặt: mặt nhận thức, cảm xúc tình cảm, hành vi, …
* Có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến những khó khăn
tâm lí
2. Khái niệm về rào cản tâm lí và rào cản tâm lí trong học tập
TRƯỢNG NỮ HUYỀN UYÊN

-

Trường TH và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Page 4


Bài thu hoạch BDTX Năm học: 2019-2020

Rào cản tâm lí trong học tập chẳng qua là những khó khăn tâm lí trong học tập nhưng
ở mức độ cao, có ảnh hưởng đến động lực tiến hành các hành động học tập ở học sinh và có
ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em.
Hoạt động 2: Phân tích những biểu hiện của rào cản tâm lí trong học tập.
1. Về mặt nhận thức

Đối với học sinh THCS, trong môi trường học tập mới, phức tạp hơn so với môi trường
học tập ở Tiểu học, ở học sinh xuất hiện những rào cản tâm lí trong học tập, đó là:
- Nhận thức chưa đầy đủ về nhiệm vụ học tập ở THCS.
- Đánh giá chưa đứng những vấn đề cần học tập.
2. Về mặt xúc cảm - tình cảm
Đây là thái độ con người thể hiện trong quá trình học tập. Những học sinh gặp phải
những rào cản tâm lí trong quá trình học tập thường có những biểu hiện như: thiếu khả năng
kiềm chế xúc cảm- tình cảm, thờ ơ với việc học hành.
3. Về mặt hành vi
Đây là biểu hiện cụ thể của chủ thể hoạt động học, là sự phối hợp vận động của toàn bộ
các cơ quan trọng cơ thể, đặc biệt là bộ não và sự tham gia của các giác quan trọng quá trình
học tập. Mặt khác, hành vi còn bị quá trình nhận thức và xúc cảm - tình cảm chi phổi, chính
vì vậy, nếu nhận thức và xúc cảm - tình cảm đứng có thể dẫn đến hành vi thể hiện trong quá
trình học tập đứng. Ngươc lại, nhận thức và xúc cảm - tình cảm chưa đứng thì hành vi học
tập có thể chưa đứng hoặc thiếu chính xác.
Hoạt động 3: Xác định nguyên nhân và ảnh hưởng của rào cản tâm lí đến học tập
của học sinh THCS.
1. Các nguyên nhân của những rào cản tâm lí trong học tập của học sinh trung
học cơ sở
Nguyên nhân chủ quan là do:
- Thiếu kinh nghiệm sống và học tập một cách độc lập.
- Bản thân chưa tích cực chủ động.
- Không tự tin vào bản thân.
- Bản thân chưa có phương pháp học tập hợp lí.
- Bản thân không hứng thú với học tập.
- Chưa biết cách làm quen với cách học tập mới ở THCS.
Nguyên nhân khách quan:
- Môi trường học tập và tính chất học tập ở trường THCS khác Tiểu học.
- Lượng tri thức phải tiếp thu ở THCS quá lớn.
TRƯỢNG NỮ HUYỀN UYÊN


-

Trường TH và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Page 5


Bài thu hoạch BDTX Năm học: 2019-2020

- Kiến thức ở THCS khó hơn so với ở Tiểu học.
- Chịu ảnh hưởng lớn từ cách học ở Tiểu học.
- Bổ trí thời gian học trên lớp cho các môn học chưa hợp lí.
- Điều kiện vật chất, phương tiện liên quan đến hoạt động học tập còn khó khăn.
- Chưa biết tổ chức hoạt động học tập.
- Hoàn cảnh gia đinh khó khãn.
2. Những ảnh hưởng của những rào cản tâm lí tới học tập của học sinh THCS
Thông thường, rào cản tâm lí có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập của học sinh.
Nó làm giảm động lực học tập, không xác định rõ ràng được động cơ học tập và không hình
thành được động cơ học tập tích cực, làm trì trệ quá trình tiến hành các thao tác, hành động
học tập và không đạt được mục đích học tập.
Nội dung 2: CÁCH PHÁT HIỆN VÀ PHÒNG TRÁNH RÀO CÂN TÂM LÍ
TRONG HỌC TẬP
Hoạt động 1: Liệt kê các chỉ báo cho sự xuất hiện các rào cản tâm lí trong học tập.
- Chỉ báo về hoạt động sinh lí.
- Chỉ báo về mặt xúc cảm.
- Chỉ báo về mặt nhận thức.
- Chỉ báo về mặt hành vi.
- Chỉ báo về mặt kĩ năng.
Hoạt động 2: Một số cách phòng tránh các rào cản tâm lí trong học tập.
- Tích cực học tập tích lũy tri thức.
- Học hối kinh nghiệm học tập của những anh chị lớp trên.

- Chủ độngtrong học tập.
- Rèn luyện phương pháp học tập mới.
- Tích cực phát biểu xây dựng bài trong học tập.
- Tạo tâm thế tự tin, sẵn sàng trong học tập.
- Rèn luyện thói quen học tập độc lập.
- Đưa ra ý kiến với giáo viên về phương pháp giảng dạy.
- Bổ trí thời gian, không gian hợp lí cho học tập.
Nội dung 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỒ TRỢ TÂM LÍ CHO HỌC SINH
PHÁT HIỆN VÀ PHÒNG TRÁNH RÀO CẢN TÂM LÍ TRONG HỌC TẬP
Hoạt động 1: Làm quen với một số phương pháp và kĩ thuật phòng tránh các rào
cản tâm lí trong học tập.
Làm chủ cảm xúc bản thân
TRƯỢNG NỮ HUYỀN UYÊN

-

Trường TH và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Page 6


Bài thu hoạch BDTX Năm học: 2019-2020

Hiểu bản chất của cảm xúc
Chấp nhận cảm xúc tiêu cực
Suy nghĩ trước khi hành động.
Thay đổi nếp suy nghĩ.
Hoạt động 2: Làm quen với một số phương pháp trợ giúp học sinh trung học cơ sở
phòng tránh các rào cản tâm lí trong học tập.
Bên cạnh việc nhờ sự trợ giúp từ hình thức tham vấn học đường, để ứng phó hoặc
phòng tránh những rào cản tâm lí ảnh hưởng đến học tập, học sinh có thể nhờ sự tư vấn và
trợ giúp của những người khác như thầy, cô giáo, cha mẹ, bạn bè hoặc những người có uy tín

với bản thân. Thông qua đó, học sinh có thể nhận được những lời khuyên hữu ích cho vấn đề
về rào cản tâm lí mà mình đang phải đổi mặt đề từ đó tìm ra cách ứng phó cũng như phòng
tránh hợp lí cho bản thân.
B. VẬN DỤNG:
1. Phân tích các nguyên nhân của rào cản tâm lí trong học tập của học sinh THCS:
2. Phân tích một số ảnh hưởng của rào cản tâm lí đến việc học của học sinh:
3. Phân tích cụ thể các chỉ báo biểu hiện rào cản tâm lí tới học tập của học sinh:
4. Phân tích các biện pháp phòng tránh các rào cản tâm lí trong học tập:
5. Hướng dẫn học sinh thực hành về phương pháp phòng tránh rào cản tâm lí trong học
tập của học sinh:
Thực hiện các biện pháp giảm stress như đã nêu ở trên (gồm: ngâm tắm; hát; chơi đùa
với thú nuôi; thư giãn bằng câu chuyện hài …)
KẾT LUẬN CHUNG
Để đạt được hiệu quả cao trong công tác trợ giúp học sinh trung học cơ sở phòng
tránh các rào cản tâm lí trong học tập thì bên cạnh việc nhờ sự trợ giúp từ hình thức tham vấn
học đường, để ứng phó hoặc phòng tránh những rào cản tâm lí ảnh hưởng đến học tập, học
sinh có thể nhờ sự tư vấn và trợ giúp của những người khác như thầy, cô giáo, cha mẹ, bạn
bè hoặc những người có uy tín với bản thân.
 Tự đánh giá:
+ Tiêu chí 1: Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung chương
trình, tài liệu BDTX: 5,0 điểm
+ Tiêu chí 2: Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt
động dạy học và giáo dục: 4,0 điểm
Module THCS 11: CHĂM SÓC, HỖ TRỢ TÂM LÍ HỌC SINH NỮ, HỌC SINH
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THCS
I. Chăm sóc, hỗ trợ tâm lý học sinh nữ ở trường THCS.
1. Tìm hiểu tâm lý học sinh THCS.
* Đặc trưng cơ bản của học sinh THCS.
TRƯỢNG NỮ HUYỀN UYÊN


-

Trường TH và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Page 7


Bài thu hoạch BDTX Năm học: 2019-2020

Ở lứa tuổi này các em mong muốn chứng tỏ mình là người lớn, được đối xử như người lớn.
* Những điều kiện phát triển tâm lý.
- Sự phát triển về mặt thể chất (sinh lý).
- Sự thay đổi của điều kiện sống.
* Một số đặc điểm tâm lý của thiếu niên.
- Có khả năng phân tích, tổng hợp khi tri giác các sự vật, hiện tượng.
- Nhu cầu khẳng định mình của các em phát triển mạnh mẽ, các em rất muốn được
chứng minh, thể hiện mình trước mọi người.
- Các em có nhu cầu lớn trong giao tiếp với mọi người. Có khát vọng được bạn bè
thừa nhận, tôn trọng.
- HS đã bắt đầu quan tâm đến tình bạn khác giới. Điều này ảnh hưởng đến tính
ngượng ngùng, e thẹn của các em.
- Bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đến bản thân, đến những phẩm chất của mình. Các
em có nhu cầu tự đánh giá và so sánh mình với người khác.
- Tình cảm ở lứa tuổi này phức tạp hơn, các em dễ xúc độn, dễ bị kích động, tình cảm
mang tính chất bồng bột, khả năng kiềm chế còn kém.
2. Nghiên cứu và chăm sóc, hỗ trợ tâm lý đối với học sinh THCS.
* Một số trường hợp cụ thể trong chăm sóc tâm lý học sinh THCS:
- Học sinh gặp sự căng thẳng.
- Học sinh gặp rào cản về giới
3. Một số gợi ý chăm sóc tâm lý.
- Làm cho HS cảm thấy an toàn.
- Làm cho HS cảm thấy được yêu thương.

- Làm cho các em thấy được tôn trọng.
- Làm cho HS cảm thấy mình có giá trị.
=> Tóm lại: Học sinh lứa tuổi THCS cần được giáo viên hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâp
lý. Hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâm lý cho HS THCS là nhằm giúp các em vượt qua được
những khó khăn, rào cản trong học tập, trong quan hệ với những người xung quanh.
II. Chăm sóc, hỗ trợ tâm lý cho HS người dân tộc thiểu số ở trường THCS.
1. Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của HS người dân tộc thiểu số:
- Đặc điểm về tri giác.
- Đặc điểm về tư duy, ngôn ngữ, trí nhớ.
- Đặc điểm về tình cảm và giao tiếp xã hội.
2. Biện pháp tư vấn tâm lý với học sinh người dân tộc thiểu số.
* Một số hình thức tư vấn tâm lý:
- Tiến hành khảo sát các hành vi của HS.
- Tiến hành phỏng vấn HS.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục mang tính cụ thể hóa cho HS gặp khó khăn.
- Tổ chức các buổi tư vấn tâm lý cho HS.
- Tiến hành liệu pháp cá nhân đối với HS.
KẾT LUẬN CHUNG
Để đạt được hiệu quả cao trong công tác chăm sóc, hỗ trợ tâm lý cho học sinh nữ, HS
người dân tộc thiểu số ở trường THCS.
- Đối với học sinh nữ: Học sinh lứa tuổi THCS cần được giáo viên hướng dẫn, tư vấn
và chăm sóc tâp lý. Hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâm lý cho HS THCS là nhằm giúp các
em vượt qua được những khó khăn, rào cản trong học tập, trong quan hệ với những người
xung quanh.
- Đối với học sinh dân tộc thiểu số: Tiến hành khảo sát các hành vi, phỏng vấn HS, xây dựng
kế hoạch giáo dục mang tính cụ thể hóa cho HS gặp khó khăn, tổ chức các buổi tư vấn tâm lý
TRƯỢNG NỮ HUYỀN UYÊN

-


Trường TH và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Page 8


Bài thu hoạch BDTX Năm học: 2019-2020

cho HS.
 Tự đánh giá:
+ Tiêu chí 1: Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung chương
trình, tài liệu BDTX: 5,0 điểm
+ Tiêu chí 2: Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt
động dạy học và giáo dục: 4,5 điểm
MODULE 12: KHẮC PHỤC TRẠNG THÁI TÂM LÍ CĂNG THẲNG TRONG HỌC
TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. Khái quát chung về stress:
1. Khái niệm stress:
- Stress là hiện tượng rất phức tạp và rất khó định nghĩa chính xác. Trong cuộc sống thường
nhật khái niệm này thường được dùng để mô tả trạng thái bực bội hoặc tâm lí bất an.
- Stress xuất hiện khi áp lực vượt quá khả năng thông thường để ứng phó.
- Stress là tình trạng căng thẳng thể hiện mối tương tác giữa tác nhân công kích và phản ứng
của cơ thể.
- Stress là phản ứng của con người đối với một tác nhân được coi là có hại cho cơ thể và tâm
lí con người.
2. Nguyên nhân gây ra stress:
Có các nguyên nhân cơ bản sau:
- Môi trường bên ngoài.
- Từ xã hội và gia đình.
- Các vấn đề về thể chất.
- Có tới 68% người bị stress là do công việc.
- 75% dân số đã từng trải qua ít nhất bị stress 2 tuần/1 lần
II. Khái niệm về stress trong học tập:

1. Đặc điểm tâm sinh lí cơ bản:
- Phát triển không cân đối giữa chiều cao và cân nặng.
- Sự phát triển về mặt sinh lí.
- Điều kiện sống có nhiều thay đổi theo hướng mở rộng.
- Xu hướng muốn vươn lên làm người lớn.
- Đời sống tình cảm sâu sắc và phức tạp.
2. Khái niệm về stress trong học tập:
Đó là những biến đổi tâm lí khi các em giải quyết những vấn đề trong học tập; là những
biến đổi trong quá trình nhận thức của học sinh.
Nếu những vấn đề, những mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh không được giải
quyết, sẽ dẫn đến mất cân bằng tâm sinh lí của học sinh. Stress trong học tập của học sinh
THCS nảy sinh.
3. Nguyên nhân dẫn đến stress trong học tập:
- Thống kê trong một công trình nghiên cứu cho thấy, 86.63% do bố mẹ đặt ra yêu cầu kết
quả học tập khi năm học bắt đầu. Trong số đó, 11.18% xuất sắc, 46.82% giỏi, 39.11% khá và
chỉ 2.89% bố mẹ đưa ra ở mức trung bình.
- Bên cạnh đó 45.06% cho rằng chương trình học ở mức độ nặng, khó và quá khó, có 33.05%
cho rằng căng thẳng trong học tập.
- Ngoài ra, về việc học tập ở trường, 28.47% lo lắng về chuyện học tập ở trường, 4.92% sợ bị
điểm kém, 32.71% sợ thầy cô mắng, trách phạt, 20.34% cho biết mệt mỏi, căng thẳng,
15.08% không tập trung được vào việc học; nhiều học sinh cảm thấy mệt mỏi và căng với
thời gian học tập.
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS, CÁC PHƯƠNG PHÁP
TRƯỢNG NỮ HUYỀN UYÊN

-

Trường TH và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Page 9



Bài thu hoạch BDTX Năm học: 2019-2020

HỖ TRỢ TÂM LÍ CHO HỌC SINH
1. Quản lí được căng thẳng của bản thân:
Một số cách đối phó vời stress:
- Hãy xem xung quanh có điều gì có thể thay đổi để xoay chuyển tình hình khó khăn.
- Đừng để tâm đến những việc lặt vặt, việc nào thật quan trọng thì làm làm trước, tạm gạt bỏ
những việc không thật sự quan trọng sang một bên.
- Tránh những phản ứng thái quá.
- Không được trốn tránh bằng những trò vô bổ.
- Đặt những mục tiêu cụ thể cho bản thân, cắt bớt khối lượng công việc.
- Thay đổi cách nhìn nhận mọi việc.
- Chữa stress bằng các hoạt động thể chất.
2. Phương pháp trợ giúp học sinh ứng phó với stress trong học tập:
- Chăm sóc sức khỏe và tránh những nguy hiểm có thể có.
- Can thiệp sớm một cách trực tiếp, chủ động và bình tĩnh.
- Tập trung vào những vấn đề của hiện tại.
- Cung cấp những thông tin chính xác vè những gì đã xảy ra.
- Không nói những điều không có khả năng thực thi.
- Cung cấp và đảm bảo về những trợ giúp tâm lí.
- Tập trung vào những lợi thế, khả năng phục hồi của học sinh.
- Khuyến khích ý chí tự lực.
- Quan tam đến cảm xúc của những người xung quanh.
*Một số biện pháp giúp giảm bớt căng thẳng tâm lí:
- Thể dục, thể thao hay vận động.
- Cười thoải mái, thư giãn: nghe nhạc, đọc sách, xem phim…
- Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí.
- Ngủ đủ giấc,ngủ sâu, ngủ đúng giờ.
- Sự chia sẻ, hỗ trợ từ người thân, bạn bè.
- Sắp xếp thời gian hợp lí, có kĩ năng lập kế hoạch.

- Rèn luyện tư duy tích cực…
- Để giảm stress cho học sinh, nhà trường nên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể, tổ
chức thảo luận dân chủ để hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và nội dung của các phong trào thi đua,
sau đó sẽ lựa chọn các hoạt đông cụ thể phù hợp với sở thích hứng thú, năng lực, nhu cầu
tâm lí của học sinh.
- Các hoạt động kích thích cho học sinh cơ hội tìm kiếm, phát hiện tri thức, hình thành những
kĩ năng phù hợp, những cảm xúa tích cực, kĩ năng sống cần thiết.
- Nhà trường cần sáng tạo nhiều hình thức tuyên truyền, vận động các phong trào thi đua, đổi
mới, nâng cao chất lượng dạy và học. tham gia các phong trào sẽ giúp các em hình thành tự
tin, giảm stress đáng kể.
KẾT LUẬN CHUNG
Để đạt được hiệu quả cao trong công tác khắc phục trạng thái tâm lí căng thangwe
trong học tập của học sinh THCS: nhà trường nên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập
thể, tổ chức thảo luận dân chủ để hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và nội dung của các phong trào
thi đua, sau đó sẽ lựa chọn các hoạt đông cụ thể phù hợp với sở thích hứng thú, năng lực, nhu
cầu tâm lí của học sinh. Nhà trường cần sáng tạo nhiều hình thức tuyên truyền, vận động các
phong trào thi đua, đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học. tham gia các phong trào sẽ giúp
các em hình thành tự tin, giảm stress đáng kể.
 Tự đánh giá:
+ Tiêu chí 1: Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung chương
trình, tài liệu BDTX: 5,0 điểm
TRƯỢNG NỮ HUYỀN UYÊN

-

Trường TH và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Page 10


Bài thu hoạch BDTX Năm học: 2019-2020


+ Tiêu chí 2: Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt
động dạy học và giáo dục: 4,0 điểm
Modun 13: NHU CÂU VÀ ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THCS
TRONG XÂY DỤNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1.Tìm hiếu nhu cầu và nhu cầu học tập cùa học sinh trung học cơ sở.
a.Nhu cầu
Nhu cầu là hình thức liên hệ giữa cơ thể sống và thế giới bên ngoài, nguồn gốc tính tích cực
của cơ thể sống.
Nhu cầu được thể hiện trong hành vi của con người khi nó ảnh hưởng tới sự lưa chọn động
Cơ.
Những đặc điểm quan trọng của nhu cầu là đặc điểm về tính đối tượng, tính chu kì, tính bền
vững, nội dung và phương thức thoả mãn.
b.Nhu cầu học tập
Nhu cầu học tập là một trong những nhu cầu tinh thần đặc trưng ở người. Nhu cầu
học tập là đòi hỏi của ngừoi học đối với sự lĩnh hội nội dung tri thức và các quá trình,
phương pháp học lập - những cái chưa từng có trong kinh nghiệm cá nhân - cần được thỏả
mãn để tồn tại và phát triển.
Các đặc điểm đặc trưng của nhu cầu học tập:
- cường độ: để biết đuợc cường độ nhu cầu, một trong những dấu hiệu cần tìm hiểu là mức
độ phân ánh mù hay rõ ràng của ý thúc về đổi tượng và phương thức thỏả mãn nhu cầu đó.
- Độ bền vững : Ở học sinh, tính bền vững của nhu cầu học tập được hình thành và phát triển
ngay trong chính hoạt động học tập.
- Mặt nội dung đổi tượng: Nội dung đổi tương của nhu cầu học tập đuợc con người ý thúc và
thể nghiệm dưỏi dạng những động cơ xác định. Những động cơ này được bộc lộ ra với tư
cách là những tác nhân thúc đẩy hành động học tập qua những mỗi liên hệ xúc cảm tri tuệ do
sụ thoả mãn hay không thoả mãn gây nên.
c. Tìm hiểu động cơ và động cơ học tập của học sinh
Động cơ
- Động cơ là đối tượng vật chất hay tinh thần, từ tường kích thích, thúc đẩy và định hứỏng
hoạt động.

- Động cơ tạo ra tâm thế tích cực. Tâm thế tích cực càng cao, ý thức càng cao, hoạt động
được khởi đầu càng “hết mình", thì khi bị “ách tắc", hẫng hụt càng cao, càng đau, nó ra tâm
trạng nặng nề, căng thẳng.
Động cơ học tập
- Động cơ học tập là những gì trú thành cái kích thích, thúc đẩy tính tích cực học tập ở học
sinh nhằm đạt kết quả nhận thức và hình thành phát triển nhân cách.
- Phân loại động cơ học tập: Người ta còn có thể phân loại động cơ học tập thành động cơ
được ý thức và không được ý thức, động cơ được nhận thức và động cơ thực tế.
- Trong khi nghiên cứu động cơ của học sinh với các trình độ học lực khác nhau đã phân biệt
các nhóm động cơ nhận thức sau:
+ Những động cơ liên quan đến bản thân quá trình học tập, biểu hiện ở sự tích cực về trí tuệ,
nỗ lực vượt khó khăn trong quá trình nhận thức.
+ Động cơ liên quan đến sự thoả mãn tính hiếu kì, biểu hiện ở sự nỗ lực giành tri thức trong
quá trình học tập, bị lôi cuốn bởi các sự kiện, tri thức.
- Phương pháp và kĩ thuật xác định nhu cầu và động cơ học tập của học sinh trung
học cơ sở:
+ Tìm hiếu nhu cầu - động cơ học tập qua điều tra bằng phi ếu hỏi (phương
pháp Ankét)
+ Tìm hiếu nhu cầu - động cơ học tập qua điều tra bằng hình thức trắc nghiệm
TRƯỢNG NỮ HUYỀN UYÊN

-

Trường TH và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Page 11


Bài thu hoạch BDTX Năm học: 2019-2020

d. Tìm hiểu phương pháp và kĩ thuật xác định nhu cầu và động cơ học tập của học sinh
trung học cơ sở

1. Tìm hiểu nhu cầu, động cơ - học tập qua quan sát hoạt động học tập của học sinh
Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, tính tích cực nhận thức - biểu hiện
của nhu cầu học tập của học sinh thường bộc lộ qua các dấu hiệu sau:
- Có chú ý học tập hay không?
- Có hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động học tập hay không? (phát
biểu ý kiến xây dựng bài, ghi chép…?
- Có hoàn thành các nhiệm vụ được giao hay không?
- Có ghi nhớ tốt nhưng điều đã học hay không?
- Có hứng thú học tập hay không?
- Có tự giác học tập không hay bị bắt buộc bởi tác động bên ngoài?
- Tích cực nhất thời hay thường xuyên, liên tục?
- Chủ động hay bị động khi thực hiện các nhiệm vụ học tập?
- Công việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp có chu đáo hay không?
- Có kiên trì vượt khó hay không?
- Có những cảm xúc trí tuệ mang tính tích cực hay không?
- Mức độ hiểu biết về mục đích, nhiệm vụ học tập như thế nào?
2. Tìm hiểu nhu cầu, động cơ học tập qua điều tra bằng phiếu hỏi (phương pháp
Ăngkét)
Phiếu hỏi được xây dựng theo mục tiêu tìm hiểu của giáo viên. Có thể tìm hiểu về
hứng thú môn học, về mục đích học tập, về mức độ nhu cầu động cơ qua sắc thái xúc cảm trí
tuệ hoặc qua nội dung đối tượng nhu cầu học tập theo cách phân chia của Marcova.
Ta xét hai ví dụ sau:
Ví dụ 1: Nghiên cứu hứng thú học tập của học sinh bằng phương pháp Ăngket.
Ví dụ 2: Nghiên cứu hứng thú của học sinh bằng Ăngkét của A.E, Gôlômstốc.
3. Tìm hiêu nhu cầu - động cơ học tập qua điều tra bằng hình thức trắc nghiệm.
Xây dựng các trắc nghiệm khách quan làm bộc lộ ở nghiệm thể những nhu cầu - động
cơ học tập. Chẳng hạn:
- Xây dựng tình huống: Giáo viên bị mất tiếng, yêu cầu học sinh tự nghiên cứu tài
liệu, sau đó kiểm tra xem học sinh có chủ động, tự giác trong học tập hay không.
- Giới thiệu một số tài liệu tham khảo, sau 1-2 tuần, kiểm tra xem học sinh có tự giác

tìm hiểu hay không.
- Trong giờ kiểm tra, cho hai đề để học sinh tự chọn, trong đó có đề có nhiều cách
giải, chọn đề nào là tùy thuộc vào mong muốn của học sinh, điểm số không phụ thuộc vào số
cách giải. Nếu học sinh chọn đề có nhiều cách giải thì chứng tỏ có nhu cầu.
e. Vận dụng phương pháp và kĩ thuật xác định nhu cầu và động cơ học tập của
học sinh trong quá trình xây dựng kế hoạch dạy học.
- Xây dựng kế hoạch dạy học bao giờ cũng phải dựa trên cơ sở mục tiêu, chương trình
chung và trên cơ sở đặc điểm tâm lí học sinh - trong đó có đặc điểm nhu cầu- động cơ học tập của
các em.
- Xây dựng kế hoạch dạy học không chỉ có dự kiến hoạt động dạy học dựa trên nhu cầu động cơ học tập của học sinh mà còn có cả dự kiến hoạt động hình thành và phát triển chính nhu
cầu và động cơ ấy. Có hai con đường hình thành động cơ học tập cho học sinh:
+ Con đường thứ nhất - Từ dưới lên
+ Con đường thứ hai – Từ trên xuống
KẾT LUẬN CHUNG
Để đạt được hiệu quả cao trong công tác xây dựng kế hoạch dạy học dựa trên nhu cầu
và động cơ học tập của HS: Một điều đáng quan tâm khi xây dựng kế hoạch học tập là cần tập
TRƯỢNG NỮ HUYỀN UYÊN

-

Trường TH và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Page 12


Bài thu hoạch BDTX Năm học: 2019-2020

trung vào việc chuẩn bị cho các hoạt động của học sinh. Tránh trường hợp đưa học sinh vào tình
trạng thụ động, giáo viên là người độc diễn, dễ gây nhàm chán. Bởi lẽ nhu cầu được hoạt động
của học sinh là rất cao, việc thoả mãn nhu cầu này luôn kích thích các em tích cực học tập và làm
nảy sinh các nhu cầu mới cao hơn. vì vậy, trong kế hoạch dạy học phải thể hiện được sự đổi mới
phương pháp, hình thức dạy học theo hướng tích cực để học sinh thực sự trở thành chủ thể của

quá trình dạy học.
 Tự đánh giá:
+ Tiêu chí 1: Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung chương
trình, tài liệu BDTX: 5,0 điểm
+ Tiêu chí 2: Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt
động dạy học và giáo dục: 4,5 điểm

Duyệt của tổ trưởng

Thuận Nam, ngày 23 tháng 05 năm 2020
Người lập kế hoạch

Thạch Minh Nhiên

Trượng Nữ Huyền Uyên
Duyệt của Ban Giám Hiệu

TRƯỢNG NỮ HUYỀN UYÊN

-

Trường TH và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Page 13



×