Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

041_Hệ thống quản lý thông tin du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.03 KB, 2 trang )

- 62 -
HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN DU LỊCH


Châu Ngọc Tuấn
MSSV: 0122133
Email:

Người hướng dẫn: TS. Lê Trọng Bài

1. Giới thiệu
Những năm gần đây, khi đất nước ta đang
trên đà phát triển kéo theo sự phát triển về mọi
mặt của nền kinh tế xã hội, đời sống của người
dân ngày càng được nâng cao, cộng với việc mở
cửa giao lưu với bạn bè thế giới đã làm cho
ngành du lịch nước ta phát triển mạnh mẽ.

Được
đánh giá là một ngành “công nghiệp không
khói”, du lịch đã được mở rộng và đầu tư mạnh
mẽ. Tuy nhiên việc kinh doanh du lịch thì còn
nhiều hạn chế, đó là sự bất cập trong việc quản
lý các thông tin du lịch, sự manh múm thiếu liên
kết trong việc tổ chức các hoạt động du lịch.

Để
giải quyết các vấn đề trên, đã có nhiều phương
pháp có hiệu quả được tiến hành với sự trở giúp
của công nghệ thông tin. Trong khuôn khổ khóa
luận này chúng tôi sẽ phân tích thiết kế hệ thống


quản lý thông tin du lịch, hệ thống được triển
khai ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, hỗ
trợ hiệu quả cho các hoạt động của doanh
nghiệp đó.
Hệ thống quản lý thông tin du lịch là h

thống hoạt động trên môi trường Internet, nó có
nhiệm vụ tiếp nhận, lưu trữ, xử lý các thông tin
từ phía các đối tác và khách hàng, từ đó giúp
cho người quản lý (nhà kinh doanh du lịch) có
những thông tin cần thiết để tổ chức các hoạt
động kinh doanh du lịch một cách hiệu quả,
kinh tế, mang lại lợi nhuận cao.
2. Mô tả hệ thống

Hệ thống có 3 tác nhân là: đối tác, khách
hàng và người quản trị hệ thống.
2.1 Đối tác
Đối tác ở đây chính là các nhà cung cấp
các dịch vụ, các nhà kinh doanh du lịch liên kết
với chúng ta. Ta có thể chia các đối tác thành
các loại như sau:
- Các nhà cung cấp các dịch vụ ăn uống
nghỉ ngơi.
- Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển.
- Các nhà cung cấp dịch vụ tham quan.
- Các công ty kinh doanh du lịch.
2.2 Khách hàng
Khách hàng là các du khách, những người
sử dụng hệ thống để tìm kiếm thông tin và gửi

đến hệ thống những yêu cầu của mình. Khi đến
với Website hệ thống, khách hàng có thể xem
xét và lựa chọn các khách sạn, các tour du lịch
được giới thiệu trên Website, hoặc cũng có thể
tự đặt tour du lịch cho riêng mình. Sau đó khách
hàng gửi đến nhà quản trị các thông tin đó, và
nhà quản trị sẽ trả lời khách hàng ngay trong
thời gian ngắn nhấ
t có thể.
2.3 Nhà quản trị
Nhà quản trị là các thành viên của công ty,
những người quản lý và sử dụng các thông tin
nhận được các đối tác và khách hàng. Ta có thể
chia nhà quản trị thành ba bộ phận: bộ phận
quản trị thành viên, và bộ phận xử lý thông tin.
- 63 -
- Bộ phận quản trị thành viên: Bộ phận
quản trị thành viên là bộ phận có quyền lớn
nhất trong ba bộ phận. Bộ phận này có
chức năng thêm mới, sửa đổi, xóa các thành
viên của hệ thống.
- Bộ phận xử lý thông tin: Bộ phận này có
chức năng quản lý các đối tác và các dịch
vụ mà đối tác cung cấp. Bên cạnh đó bộ
phận này còn có chức năng xử lý các đă
ng
ký mà khách hàng gửi tới và quản lý các
tour du lịch.
3. Triển khai hệ thống
Hệ thống được triển khai trên môi trường

Internet dưới dạng một Website. Dựa vào quy
mô và yêu cầu đặt ra của hệ thống chúng tôi đề
nghị sử dụng các công nghệ sau:
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Microsoft SQL
Server 2000.
Công cụ phát triển: sử dụng JSP (Java Server
Page).
4. Nhận xét
Đây là bài toán có tính thực tế cao, khi triển
khai sẽ giải quyết được một khối lượng công
việc rất lớn. Trong khuôn khổ khóa luận này, về
đối tác mới chỉ giới hạn ở một số nhà cung cấp
dịch vụ, chúng ta có thể mở rộng hệ thống để
các đối tác có thể cung cấp nhiều dịch vụ hơn
nữa, để khách hàng có thêm sự lựa chọn. Bên
cạnh đ
ó, có thể thêm các chức năng quản trị cho
nhà quản trị hệ thống, tin học hóa các công việc
mà nhà quản trị phải làm.

Tài liệu tham khảo
[1] Nhập môn UML – NXB Thống kê.
[2] Phân tích thiết kế hệ thống hướng đối
tương bằng UML – NXB Giáo dục.

×