- 26 -
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG HỌC THÍCH NGHI
TRONG ĐÀO TẠO ĐIỆN TỬ
Kiều Thị Kim Oanh
MSV: 0220241
Email:
Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Việt Anh
1. Giới thiệu
Học thích nghi là một vấn đề đang được giới
e-Learning rất quan tâm. Không những giúp
cho học viên tiết kiệm thời gian, của cải và học
bất cứ lúc nào học viên muốn như đối với e-
Learning, học thích nghi còn giúp cho học viên
được học những thứ họ muốn học, học những
thứ phù hợp với trình độ của họ.
2. Cơ sở lý thuyết
Hiện nay trên thế giới, có 2 cách tiếp cận để
sinh khóa học theo nhu cầu, đó là: Sinh phần
mềm dạy học thích nghi (Adaptive Courseware
Generation) và Sinh phần mềm dạy học động
(Dynamic Courseware Generation).
Trong Sinh phần mềm dạy học thích nghi,
toàn bộ nội dung khóa học được sinh thích nghi
trước khi hiển thị nó cho người học, thay vì dần
dần sinh ra một khóa học trong cả tiến trình
học. Trong Sinh phần mềm dạy học
động, hệ
thống theo dõi tiến trình học viên trong toàn bộ
sự tương tác của anh ta với khóa học và làm
thích ứng động khóa học tùy vào sự cần thiết và
những yêu cầu cụ thể của học viên. Nếu sự thực
hiện của học viên chưa đạt, khóa học được lập
lại kế hoạch một cách động. Lợi ích của cách
tiếp cận này đó là nó áp dụng nhiều tính thích
nghi t
ới mức có thể với người học cá nhân.
Do tính ưu việt hơn hẳn, tôi lựa chọn hướng
tiếp cận thứ 2: Sinh phần mềm dạy học động.
Với cách tiếp cận này, chúng ta dựa vào việc
thu thập nhu cầu của học viên kết hợp với đánh
giá trình độ của học viên để đưa ra khóa học
thích hợp.
Để thu thập nhu cầu của học viên, chúng ta
d
ựa vào bài test nhu cầu để lấy yêu cầu của học
viên, để biết được học viên muốn học những
phần nội dung nào trong khóa học.
Để đánh giá trình độ của học viên, chúng ta
đưa ra một bài test trình độ. Bài test này giúp
chúng ta biết được trình độ của học viên ở mức
nào, họ có đủ kiến thức cơ bản để tiếp tục học
phần nội dung nào của khóa học.
Kết hợ
p thông tin thu thập về nhu cầu của
học viên và những thông tin về trình độ của học
viên, hệ thống sẽ đưa ra một khóa học phù hợp
nhất cho học viên.
3. Thực nghiệm
1) Xây dựng khóa học C++
Khóa học C++ được xây dựng gồm 3 phần
chia thành 15 buổi, mỗi buổi bao gồm 1 số LO
(Learning Object).
Các LO là các đơn vị bài giảng được soạn
thảo dưới dạng file .pdf.
Phần I: Giới thiệu về C++
Phần II: Các vấn đề cơ bản về C++
Phần III: C++ nâng cao
Và một phần rất quan trọng là file
Course.php. Đây là file chứa thuật toán để sinh
ra khóa học ứng với mỗi trường h
ợp của học
viên. Ứng với mỗi học viên, sau khi file
Course.php được kích hoạt sẽ sinh ra file
sv***.xml, đây là file đầu vào để có khóa học
của học viên đó.
2) Xây dựng hệ quản trị
Hệ quản trị được xây dựng sử dụng ngôn
ngữ PHP. Hình ảnh về cấu trúc các file, thư
mục như sau:
- 27 -
Một số file cơ bản phục vụ cho tính “thích
nghi” như sau:
interview.php : thu thập nhu cầu học của học
viên
exam.php: kiểm tra trình độ của học viên
course.php: thuật toán sinh khóa học phù
hợp với từng học viên
thư mục C++Course: các tài nguyên của hệ
thống
Thư mục profile: gồm các file sv***.xml
sinh ra bởi course.php đối với mỗi học viên.
3) Xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ quản trị
Cơ sở dữ liệu course gồm 5 bảng: class,
course, los, questions và user.
Bảng class: bảng này đánh giá độ phức tạp
của mỗi buổi. Dựa vào bảng này để đưa ra khóa
học rút ngắn về số buổi
Bảng course: lưu các thuộc tính của các
khóa học
Bảng los: gồm các thuộc tính của LO. 2
thuộc tính quan trọng nhất là Difficult (độ khó),
NecessityDegree (mứ
c độ bắt buộc phải có
trong bài giảng).
Bảng questions: chứa các câu hỏi thi và đáp
án.
Bảng user: chứa thông tin về học viên (tên
đăng nhập, loại khóa học lựa chọn, điểm các
bài test…)
4. Kết quả và kết luận
Khóa luận đã đưa ra được một phương pháp
luận xây dựng khóa học thích nghi và cũng đã
xây dựng được một hệ thống và một môn học
thử nghiệm.
Với tài khoản user1, học tuần tự. Khi không
qua bài test học phần, hệ thống không cho phép
học phần tiếp theo và bắt thi lại cho đến khi
qua.
Khi tạo tài khoản đăng nhập user2 và thử
tham gia vào hệ thống, lựa chọn chỉ họ
c phần
II, qua bài test, hệ thống đưa ra khóa học gồm
phần II.
Như vậy, tính thích nghi đã được thể hiện.
Tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá người học
và LO còn ít, hệ thống cần mở rộng các tiêu chí
ấy để làm mịn hệ thống. Mặt khác, hoàn thiện
tính thích nghi khi học viên lựa chọn số buổi ít
hơn quy định.
Tài liệu tham khảo
[1] Pythagoras Karampiperis và
Demetrios Sampson, Adaptive Learning Object
in Intelligent Systems, Journal of Interactive
Learning Research, 2004, 15(4), 347 -364
[2] Peter Bursilovsky, Methods and
Techniques of adaptive hypermedia, User
Modeling and user adapted interaction, 1996,
6(2), 87 -129