CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỊCH VỤ TRỢ GIÚP XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM
A-Phần mở đầu
Trong chính sách phát triển của mỗi quốc gia, chính sách an sinh xã hội
đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó là nhân tố bảo đảm công bằng xã hội,
vừa là nhân tố ổn định vừa là nhân tố động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó, chính sách an sinh xã hội còn khơi dậy tinh thần đoàn kết, iups
đỡ lẫn nhau trong cộng đồng xã hội. Trên lĩnh vực đối ngoại thì nó là “chất
xúc tác” giúp các nước, các dân tộc hiểu biết và xích lại gần nhau hơn, không
phân biệt thể chế chính trị, văn hóa và màu da. Chính vì vai trò quan trọng của
an sinh xã hội mà bất kì quốc gia nào cũng đều quan tâm tới vấn đề này.
Trong các chính sách an sinh xã hội, ngoài các chế độ bảo hiểm xã hội, cứu
trợ xã hội, ưu đãi xã hội, các quỹ dự phòng và bảo hiểm thương mại thì những
chương trình dịch vụ trợ giúp xã hội đóng một vai trò tích cực đối với ASXH.
Các dịch vụ này đều được Nhà nước đứng ra cung cấp
Trên thế giới, các dịch vụ trợ giúp xã hội đều được các chính phủ quan
tâm, nó là một phần trong chương trình hoạt động của các quốc gia. Có thể các
dịch vụ hỗ trợ này không được thể hiện trực tiếp nhưng lại có một ý nghĩa
quan trọng trong việc đảm bảo công bằng xã hội, giảm bớt những chênh lệch
về mức sống giữa các tầng lớp dân cư.
Ở Việt Nam, các chương trình hỗ trợ xã hội ngày càng được mở rộng về
hình thức cũng như nội dung hỗ trợ. Nhà nước ngày càng quan tâm đến vấn đề
này. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các chương trình hỗ trợ xã hội ở Việt Nam
trong các phần sau.
1
B- Dịch vụ trợ giúp xã hội ở Việt Nam
I- Tổng quan về dịch vụ hỗ trợ xã hội
1. Khái niệm dịch vụ hỗ trợ xã hội
Để hạn chế những mặt trái của nền kinh tế thị trường, đảm bảo công
bằng xã hội, Nhà nước thường thực hiện phân phối lại thu nhập của các
thành viên xã hội dưới hai hình thức: các chương trình phân phối công
khai và các chương trình phân phối ngầm. Các chương trình phân phối
công khai là hệ thống các chính sách an sinh xã hội. Nó có đặc điểm là
đây là những khoản trợ cấp trực tiếp. Còn chương trình phân phối ngầm
là những khoản trợ cấp gián tiếp. Nghĩa là, những đối tượng nhận trợ cấp
này không được trợ cấp bằng tiền hay hiện vật mà Nhà nước trực tiếp
cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ cần với giá thấp hoặc miễn phí.
Đây được gọi là các dịch vụ hỗ trợ an sinh xã hội.
2. Các dịch vụ hỗ trợ ASXH
Tùy theo điều kiện từng nước mà triển khai những dịch ụ hỗ trợ khác
nhau. Trong đó có một số dịch vụ thường được thực hiện là:
2.1 Chương trình trợ giúp pháp lý
Đối tượng của chương trình này là những người có thu nhập thấp và
trình độ học vấn không cao. Trong xã hội hiện đại, khi mà mọi người đều
sống và làm việc theo pháp luật, các vấn đề phát sinh đều liên quan tới
luật pháp. Những đối tượng có thu nhập thấp không đủ khả năng tài
chính để tiếp cận những dịch vụ pháp lý, hoặc những người có trình độ
học vấn không cao thì không đủ hiểu biết do đó họ sẽ bị thiệt thòi hoặc
có những hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, Nhà nước cần đứng ra cung
2
cấp những dịch vụ trợ giúp pháp lý cho những đối tượng này thông qua
các Trung tâm tư vấn pháp luật miễn phí, chỉ định luật sư bào chữa miễn
phí...
2.2 Các chương trình trợ giúp giá
Trong xã hội có những đối tượng không đủ khả năng mua được những
hàng hóa cần thiết. Do vậy, Nhà nước đưa ra những chương trình trợ giá
để những đối tượng này mua được hàng hóa, dịch vụ với giá rẻ như: trợ
cấp giao thông để làm giảm giá vé xe buýt giúp cho người nghèo trong
việc đi lại; trợ cấp nông nghiệp nhằm giúp nông dân có thu nhập cao hơn
đồng thời đảm bảo an ninh lương thực.
2.3 Bảo đảm các phương tiện hỗ trợ cho người khuyết tật
Đối tượng những người khuyết tật là những người chịu nhiều thiệt
thòi trong xã hội, vì ậy ngoài những khoản trợ cấp trực tiếp thì xã hội còn
cung cấp những dịch vụ giúp họ hòa nhập cuộc sống như: xây dựng lối đi
riêng cho người đi xe lăn, các chương trình truyền hình dành cho người
câm điếc...
2.4 Hỗ trợ người di cư
Đây là một chương trình phổ biến ở những nước phát triển. Hằng
năm, ở những nước này có một lượng lớn người di cư bất hợp pháp gây
ra tình trạng bất ổn xã hội. Do vậy, việc chính phủ những nước này đưa
ra các chương trình hỗ trợ về chỗ ở, tìm việc làm hoặc hồi hương là rất
cần thiết.
2.5 Các dịch vụ tư vấn và giới thiệu việc làm
Trong nền kinh tế hiện đại, tình trạng thất nghiệp hay thuyên chuyển
để tìm được công việc phù hợp hơn là điều tất yếu. Vì vậy, các trung tâm
dịch vụ tư vấn việc làm ra đời giúp cho cung và cầu lao đọng diễn ra
nhanh hơn. Các dịch vụ này đã giúp người lao động nhanh chóng tìm
được việc làm, ổn định cuộc sống. Còn những người chủ sở hữu lao động
cũng nhanh chóng thuê được nhân công để ổn định và phát triển sản xuất.
3
II- Các dịch vụ hỗ trợ xã hội ở Việt Nam
1. Trợ giúp pháp lý
Ở Việt Nam , hệ thống các cơ quan trợ giúp pháp lý được thành lập từ
năm 1997 theo quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 06 tháng 9 năm 1997
của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Luật trợ giúp pháp lý đã được Quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29
tháng 06 năm 2006. Người được trợ giúp pháp lý theo Luật này bao
gồm:1. người nghèo. 2. người có công với cách mạng. 3. người già cô
đơn, người tàn tật, trẻ em không nơi nương tựa. 4. người dân tộc thiểu số
thường trú ở những nơi có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.
Trong những năm qua, công tác trợ giúp pháp lý đã có nhiều tiến bộ
từ công tác quản lý tới hoạt động. Các trung tâm trợ giúp pháp lý miễn
phí trong thời gian qua đều do Sở Tư pháp quản lý và chỉ đạo thực hiện,
đến nay thì hoạt động này đã được mở rộng ra tất cả các tổ chức chính
trị-xã hội-, xã hội-nghề nghiệp, cụ thể như: Hội Luật gia, Hội Liên hiệp
phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh…và
trong thời gian tới sẽ được triển khai đến các địa phương tạo thành một
sức mạnh tổng hợp trong việc trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo
và đối tượng chính sách.
Theo luật trợ giúp Pháp lý thì có 4 hình thức trợ giúp pháp lý được sử
dụng, gồm: 1. tư vấn pháp luật; 2. tham gia tố tụng; 3. đại diện ngoài tố
tụng; 4. các hình thức trợ giúp pháp lý khác.
Tư vấn pháp luật nghĩa là trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên, luật sư,
vư vấn viên pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp
pháp lý bằng việc hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin
pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
4
Tham gia tố tụng tức là trợ giúp viên pháp lý, luật sư tham gia tố
tụng hình sự để bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý là người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc để bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp
pháp lý là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Bên cạnh đó, trợ giúp
viên pháp lý, luật sư tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính để bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc
dân sự, vụ án hành chính.
Đại diện ngoài tố tụng là trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện đại
diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý khi họ không thể tự
bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc đại diện ngoài tố
tụng được thực hiện trong phạm vi yêu cầu của người được trợ giúp pháp
lý.
Các hình thức trợ giúp pháp lý khác là trợ giúp viên pháp lý, luật sư
thực hiện các hình thức trợ giúp pháp lý khác cho người được trợ giúp
pháp lý bằng việc giúp đỡ họ hoà giải, thực hiện những công việc liên
quan đến thủ tục hành chính, khiếu nại và các hoạt động khác theo quy
định của pháp luật.
Tính đến hết tháng 10-2007, Cục Trợ giúp pháp lý và trung tâm trợ
giúp pháp lý các tỉnh, thành phố đã thực hiện trợ giúp pháp lý cho hơn 1
triệu lượt người nghèo, người trong diện chính sách, dân tộc thiểu số, trẻ
em và các đối tượng khác.
Như vậy, qua hơn 10 năm thực hiện, chương trình trợ giúp pháp lý
đã đạt được những kết qua khả quan. Tuy nhiên, chương trình này vẫn
còn gặp những hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới. Trong đó
cần mở rộng hơn nữa đối tượng được trợ giúp, phổ biến chương trình tới
5