Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

GIAO DIỆN GIỮA IMS VÀ CÁC PHẦN TỬ KHÁC TRONG NGN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 99 trang )

Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN
GIAO DIỆN GIỮA IMS VÀ CÁC PHẦN TỬ KHÁC TRONG NGN
Các thủ tục trong phần này được sử dụng để cung cấp các dịch vụ cho phân hệ đa
phương tiện IP. Các thủ tục đó được diễn tả bằng lươc đồ văn bản các luồng thông tin.
Các thủ tục trong tài liệu này là phương tiện để cho phép phân hệ IMS hỗ trợ các ứng
dụng đa phương tiện IP.
3.1 Thủ tục đăng kí mức ứng dụng
Các phần sau đây nói đến các luồng thông tin của thủ tục đến đăng kí ở phân hệ đa
phương tiện IP bằng cách sử dụng các luồng thông tin khác nhau sẽ được liệt kê một
cách tương ứng.
3.1.1 Luồng thông tin đăng kí với người dùng chưa đăng kí
Đăng kí mức ứng dụng có thể được thực hiện sau khi đã đăng kí truy nhập, và sau đó
kết nối IP cho báo hiệu được tích cực từ mạng truy nhập. Mục đích của luồng thông tin
đăng kí là để các thuê bao có thể chuyển mạng. Với các thuê bao di chuyển trong mạng
nhà của nó, mạng nhà sẽ thực hiện vai trò của các thành phần mạng nhà và các thành
phần của mạng khách.
Hình 3.1 Đăng kí với người dùng chưa đăng kí
1. Sau khi UE nhận được kênh báo hiệu từ mạng truy nhập, nó có thể thực hiện
đăng kí IMS. Để làm điều đó UE gửi luồng thông tin đăng kí tới Proxy (nhận
dạng chung, nhận dạng riêng, tên miền mạng nhà, địa chỉ IP của UE).
2. Khi nhận thông tin đăng kí, P-CSCF thực hiện kiểm tra “tên miền mạng nhà”
để tìm thực thể mạng nhà (e. g I-CSCF). Proxy sẽ gửi luồng thông tin đăng kí
1
Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN
tới I-CSCF (tên/ địa chỉ P-CSCF, nhận dạng chung, nhận dạng riêng, nhận dạng
mạng P-CSCF, địa chỉ IP của UE). Một kĩ thuật phân tích tên–địa chỉ được sử
dụng để quyết định mạng nhà từ tên miền mạng nhà. Nhận dạng P-CSCF là
một chuỗi các nhận dạng tại mạng nhà, mạng đó là mạng mà ở đó P-CSCF
được lắp đặt (ví dụ nhận dạng mạng P-CSCF có thể là tên miền của mạng P-
CSCF).


3. I-CSCF sẽ gửi thông tin lên giao diện Cx để truy vấn HSS (nhận dạng thuê bao
chung, nhận dạng thuê bao riêng, nhận dạng mạng P-CSCF).
HSS sẽ thực hiện kiểm tra người dùng đã được đăng kí hay chưa. HSS sẽ chỉ
thị người dùng đó có được phép đăng kí vào P-CSCF hay không tùy theo thuộc
tính thuê bao của người dùng và những giới hạn của nhà khai thác mạng.
4. Đáp ứng truy vấn Cx sẽ được gửi từ HSS tới I-CSCF có chứa tên của S-CSCF
mà HSS biết. Nếu như sự kiểm tra ở HSS không thành công, đáp ứng truy vấn
Cx sẽ loại bỏ đăng kí.
5. Nếu như I-CSCF không được cung cấp tên của S-SCF thì I-CSCF sẽ gửi một
bản tin Cx-Select-pull (nhận dạng thuê bao chung, nhận dạng thuê bao riêng)
tới HSS để yêu cầu các thông tin liên quan đến S-CSCF được yêu cầu để nó có
thể lựa chọn S-CSCF.
6. HSS sẽ gửi Cx-select-pull-resp tới I-CSCF.
7. I-CSCF sử dụng tên của S-CSCF để có thể quyết định địa chỉ của S-CSCF nhờ
kĩ thuật phân tích tên–địa chỉ. I-CSCF cũng sẽ quyết định tên của một điểm
giao tiếp mạng nhà phù hợp nhờ thông tin nhận được từ HSS. Điểm giao tiếp
mạng nhà có thể là chính S-CSCF hoặc một I-CSCF phù hợp trong trường hợp
ẩn cấu hình mạng. Nếu một I-CSCF được lựa chọn như một điểm giao tiếp
mạng nhà để thực hiện ẩn cấu hình mạng, nó sẽ khác với I-CSCF đóng vai trò
tiếp nhận thông tin đăng kí, và nó sẽ cho phép nhận tên các S-CSCF từ thông
tin giao tiếp nhà. I-CSCF sẽ gửi luồng thông tin đăng kí (tên/ địa chỉ của P-
CSCF, nhận dạng chung, nhận dạng riêng, nhận dạng mạng P-CSCF, địa chỉ IP
của UE, I-CSCF(THIG) trong trường hợp mạng muốn ẩn cấu hình) tới S-CSCF
đã được chọn đó. Điểm giao tiếp mạng nhà sẽ được P-CSCF sử dụng để gửi
báo hiệu thiết lập phiên tới mạng nhà.
8. S-CSCF sẽ gửi Cx-put (nhận dạng chung, nhận dạng riêng, tên S-CSCF) tới
HSS. HSS sẽ lưu trữ tên S-CSCF cho thuê bao đó.
2
Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN

9. HSS sẽ gửi Cx-put-resp tới I-CSCF để báo nhận bản tin Cx-put đã gửi.
10. Khi nhận thông tin từ Cx-put- resp, S-CSCF sẽ gửi luồng thông tin Cx-pull
(nhận dạng thuê bao chung, nhận dạng thuê bao riêng) tới HSS để cho phép tải
về các thông tin có liên quan tới các thuộc tính thuê bao cho nó. S-CSCF sẽ lưu
trữ các tên/ địa chỉ của P-CSCF khi được cung cấp từ mạng khách. Sự mô tả
tên và địa chỉ này để mạng nhà có thể chuyển tiếp báo hiệu phiên kết thúc tiếp
đó tới UE.
11. HSS gửi trả lời bằng bản tin Cx-pull-resp tới S-CSCF. Thông tin người dùng
được chuyển từ HSS tới S-CSCF gồm một hay nhiều thông tin tên/ địa chỉ cần
cho quá trình truy nhập các mặt bằng điều khiển dịch vụ khi người sử dụng đã
được đăng kí tại S – CSCF. S-CSCF sẽ lưu trữ thông tin cho người dùng đã
được chỉ định. Hơn nữa thông tin tên/ địa chỉ, thông tin bảo mật cũng có thể
được gửi cho S-CSCF sử dụng.
12. Dựa trên bộ lọc tiêu chuẩn, S-CSCF sẽ gửi thông tin đăng kí tới mặt bằng điều
khiển dịch vụ và thực hiện bất cứ thủ tục điều khiển dịch vụ thích hợp nào.
13. S-CSCF sẽ đáp lại luồng thông tin 200 OK (thông tin giao tiếp mạng nhà) tới I-
CSCF. Nếu một I-CSCF được lựa chọn như một điểm giao tiếp mạng nhà để
thực hiện ẩn cấu hình mạng, I-CSCF sẽ thực hiện mã hóa địa chỉ S-CSCF vào
trong thông tin giao tiếp mạng nhà.
14. I-CSCF sẽ gửi thông báo 200 OK tới P-CSCF. I-CSCF sẽ giải phóng tất cả
thông tin đăng kí sau khi gửi luồng thông tin 200 OK.
15. P-CSCF sẽ lưu trữ thông tin giao tiếp mạng nhà và sẽ gửi luồng thông tin 200
OK tới UE
3.1.2 Luồng thông tin đăng kí lại cho người dùng đã đăng kí
Đăng kí lại mức ứng dụng theo định kì được thiết lập bởi UE để làm tươi lại một sự
đăng kí đã tồn tại hoặc để cập nhật những thay đổi về trạng thái đăng kí của UE. Đăng
kí lại được thực hiện theo cách sử lí như “luồng thông tin đăng kí với người dùng chưa
đăng kí”. Khi được khởi tạo bởi UE dựa vào thời gian đăng kí đã được thiết lập trong
lần đăng kí trước, UE sẽ giữ một bộ định thời ngắn hơn so với định thời đăng kí ở
mạng.

3
Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN
Hình 3. 2 Đăng kí lại với người dùng đã được đăng kí
1. Đến khi hết hạn thời gian đăng kí, UE sẽ thực hiện đăng kí lại. Để thực hiện
đăng kí lại UE gửi một yêu cầu đăng kí mới. UE gửi luồng thông tin đăng kí
mới tới Proxy (nhận dạng thuê bao chung, nhận dạng thuê bao riêng, tên miền
mạng nhà, địa chỉ IP của UE).
2. Khi chấp nhận luồng thông tin đăng kí, P-CSCF sẽ kiểm tra “tên miền nhà” để
tìm ra thực thể chỏ tới mạng nhà đó (e. g: I-CSCF). Proxy không sử dụng thực
thể chỉ tới bộ lưu trữ sự đăng kí theo chu kì. Proxy sẽ gửi luồng thông tin đăng
kí tới I-CSCF (tên/ địa chỉ I-CSCF, nhận dạng người dùng chung, nhận dạng
người dùng riêng, nhận dạng mạng P-CSCF, địa chỉ IP của UE). Kĩ thuật phân
tích tên và địa chỉ được sử dụng để quyết định địa chỉ của mạng nhà từ tên
miền mạng nhà. Nhận dạng mạng P-CSCF là một chuỗi để nhận dạng ở mạng
nhà–là mạng, mà P-CSCF đặt tại đó (ví dụ nhận dạng mạng P-CSCF có thể là
tên miền của mạng P-CSCF).
3. I-CSCF sẽ gửi luồng thông tin Cx-Query tới HSS (gồm nhận dạng chung, nhận
dạng riêng, và nhận dạng mạng P-CSCF).
4. HHS sẽ kiểm tra người dùng đó đã đăng kí hay chưa và sau đó chỉ thị rằng một
S-CSCF đã được phân bổ. Cx-Query resp được gửi từ HSS tới I-CSCF.
5. I-CSCF sẽ sử dụng tên của S-CSCF để quyết định địa chỉ của S-CSCF thông
qua kĩ thuật phân tích tên–địa chỉ. I-CSCF cũng quyết định tên của điểm giao
tiếp mạng nhà thích hợp nhờ nhận được những thông tin từ HSS. Điểm giao
tiếp mạng nhà có thể là chính S-CSCF hoặc là một I-CSCF phù hợp khi muốn
ẩn cấu hình mạng. Nếu như I-CSCF được lựa chọn như là một điểm giao tiếp
4
Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN
mạng nhà khi muốn ẩn cấu hình mạng, nó sẽ khác biệt với các I-CSCF trong

việc nhận lưu lượng đăng kí. I-CSCF sẽ gửi luồng thông tin đăng kí (địa chỉ/
tên của P-CSCF, nhận dạng thuê bao chung, nhận dạng thuê bao rieng nhận
dạng mạng P-CSCF, địa chỉ IP của UE, I-SCF trong trường hợp muốn ẩn cấu
hình mạng) tới S-CSCF đã được lựa chọn. Điểm giao tiếp mạng nhà sẽ được P-
CSCF sử dụng để chuyển tiếp báo hiệu khởi tạo phiên tới mạng nhà.
6. S-CSCF sẽ gửi Cx-put (nhận dạng thuê bao chung, nhận dạng thuê bao riêng,
tên S-CSCF) tới HSS. HSS sẽ lưu trữ tên S-CSCF cho thuê bao đó. Chú ý: S-
CSCF có thể biết rằng đó là sự đăng kí lại và không làm hết bản tin Cx-put
request
7. HSS sẽ gửi Cx-put resp tới S-CSCF để báo nhận bản tin Cx-put
8. khi nhận được luồng thông tin đáp ứng Cx-put resp, S-CSCF sẽ gửi luồng
thông tin Cx-Pull (nhận dạng thuê bao chung, nhận dạng thuê bao riêng) tới
HSS để cho phép tải về các thông tin có liên quan với thuộc tính thuê bao tới S-
CSCF. S-CSCF sẽ lưu trữ tên và địa chỉ của P-CSCF khi được mạng khách
cung cấp. Những mô tả tên và địa chỉ đó sẽ được mạng nhà chuyển tiếp đến sau
khi đã quyết định phiên báo hiệu cho UE.
9. HSS sẽ đáp trả luồng thông tin Cx-pull-resp (thông tin người dùng) tới S-
CSCF. S-CSCF sẽ lưu trữ thông tin của người dùng đã được chỉ thị.
10.Dựa vào bộ lọc tiêu chuẩn, S-CSCF sẽ gửi thông tin đăng kí lại tới mặt bằng
điều khiển dịch vụ và bất kì mặt bằng các thủ tục điều khiển dịch vụ thích hợp
nào.
11.S-CSCF sẽ gửi trả luồng thông tin 200 OK (thông tin giao tiếp mạng nhà) tới I-
CSCF. Nếu I-CSCF được chọn như là điểm giao tiếp mạng nhà để ẩn cấu hình
mạng thì I-CSCF sẽ mã hóa địa chỉ của S-CSCF trong thông tin giao tiếp mạng
nhà.
12.I-CSCF sẽ gửi luồng thông tin 200 OK (thông tin giao tiếp mạng nhà) tới P-
CSCF. I-CSCF sẽ phát hành tất cả các thông tin đăng kí sau khi đã gửi luồng
thông tin 200 OK.
13.P-CSCF sẽ lưu trữ thông tin giao tiếp mạng nhà và sẽ gửi luồng thông tin 200
OK tới UE.

5
Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN
3.2 Thủ tục xóa đăng kí mức ứng dụng
3.2.1 Xóa đăng kí khởi tạo di động
Khi UE muốn xóa đăng kí trong IMS, UE sẽ thực hiện xóa đăng kí mức ứng dụng.
Xóa đăng kí được thực hiện do đăng kí đã hết giờ.
Hình 3.3 Xóa đăng kí với người dùng đã được đăng kí.
1. UE quyết định khởi tạo xóa đăng kí. Để xóa đăng kí UE thực hiện một yêu cầu
REGISTER mới với giá trị thời hạn là không giây. UE gửi luồng thông tin
REGISTER tới Proxy (nhận dạng người dùng chung, nhận dạng người dùng
riêng, tên miền mạng nhà, địa chỉ IP của UE)
2. Khi nhận được luồng thông tin đăng kí, P-CSCF sẽ thực hiện kiểm tra tên miền
mạng nhà để tìm ra thực thể chỉ tới mạng nhà (ví dụ I-CSCF). Proxy không sử
dụng các thực thể chỉ tới bộ lưu trữ các đăng kí định kì. Proxy sẽ gửi luồng
thông tin đăng kí tới I-CSCF (tên/địa chỉ P-CSCF, nhận dạng người dùng
chung/ riêng, nhận dạng mạng Proxy, địa chỉ IP của UE). một kĩ thuật phân tích
tên địa chỉ được sử dụng để quyết định địa chỉ mạng nhà từ tên miền mạng nhà.
Nhận dạng mạng P-CSCF là một chuỗi để nhận dạng mạng nhà (nhận ra mạng
mà P-CSCF đặt tại đó) ví dụ: nhận dạng mạng P-CSCF có thể là tên miền của
mạng P-CSCF.
3. I-CSCF sẽ gửi luồng thông tin Cx-Query tới HSS (nhận dạng thuê bao
chung/riêng, nhận dạng mạng P-CSCF).
6
Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN
4. HSS sẽ xác định người dùng này hiện đã đăng kí chưa. HSS sẽ gửi Cx-Query
Resp (chỉ thị thực thể điểm như S-CSCF) tới I-CSCF.
5. I-CSCF sẽ sử dụng tên của S-CSCF để xác định địa chỉ của S-CSCF thông qua
kĩ thuật phân tích tên–địa chỉ và sau đó sẽ gửi luồng thông tin xóa đăng kí

(tên/địa chỉ P-CSCF, nhận dạng chung, nhận dạng riêng, địa chỉ IP của UE, I-
CSCF trong trường hợp mạng muốn ẩn cấu hình) tới S-CSCF.
6. Dựa vào bộ lọc tiêu chuẩn, S-CSCF sẽ gửi thông tin xóa đăng kí
tới mặt bằng điều khiển dịch vụ và bất kì mặt bằng các thủ tục điều khiển dịch
vụ cần thiết nào. Mặt bằng điều khiển dịch vụ sẽ xóa tất cả các thông tin thuê
bao liên quan đến thuê bao này.
7. tùy thuộc vào nhà khai thác lựa chọn S-CSCF có thể gửi Cx-Put
(nhận dạng người dùng chung, nhận dạng người dùng riêng, xóa tên S-CSCF)
hoặc Cx-Put (nhận dạng người dùng chung, nhận dạng người dùng riêng, giữ
tên S-CSC), với những thuê không được coi là đã đăng kí lâu ở S-CSCF. Sau
đó HSS sẽ xóa bỏ hoặc giữ lại tên S-CSCF cho thuê bao đó theo yêu cầu. Trong
cả hai trường hợp, trạng thái của nhận dạng thuê bao không được lưu trữ vì
không được đăng kí ở HSS. Nếu như tên của S-CSCF được giữ lại thì HSS sẽ
cho phép xóa bỏ sự phục vụ S-CSCF bất cứ lúc nào.
8. HSS sẽ gửi đáp ứng Cx-Put Resp tới S-CSCF để báo nhận Cx-Put
9. S-CSCF sẽ đáp lại bằng luồng thông tin 200 OK tới I-CSCF. S-
CSCF sẽ phát hành tất cả các luồng thông tin về đặc tả đăng kí này của thuê
bao sau khi gửi luồng thông tin 200 OK.
10. I-CSCF sẽ gửi luồng thông tin 200 OK tới P-CSCF.
11. P-CSCF sẽ gửi luồng thông tin 200 OK tới UE. P-CSCF đưa ra tất
cả thông tin đăng kí đối với đăng kí này của thuê bao sau khi gửi luồng thông
tin 200 OK.
3.2.2 Xóa đăng kí khởi tạo mạng
Nếu như xảy ra kết thúc phiên không tốt (ví dụ: Pin yếu hoặc di động di chuyển
nhanh), khi một Proxy Server còn đang phục vụ một phiên nhưng bộ nhớ tràn sẽ xảy ra
lỗi phục vụ dẫn đến treo máy. Để đảm bảo cho S-CSCF vận hành ổn định để mang các
mức dịch vụ thì đòi hỏi phải có một kĩ thuật để kết thúc các phiên không thành công đó.
Kĩ thuật này sẽ ở cùng mức với giao thức SIP để đảm bảo truy nhập độc lập với phân hệ
IM CN.
7

Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN
IM CN có thể thiết lập các thủ tục “Xóa đăng kí khởi tạo mạng” theo các nguyên
nhân sau:
 Bảo dưỡng mạng: Ép buộc phải xóa đăng kí thuê bao. Ví dụ: trong trường hợp
không tương thích dữ liệu ở node lỗi, trong trường hợp mất SIM. . . Xóa ngữ
cảnh hiện thời của người dùng xung các các node đăng kí, và bắt buộc phải
đăng kí mới trong trường hợp này.
 Mạng/ lưu lượng được quyết định: Phân hệ IM CN phải hỗ trợ kĩ thuật để ngăn
chặn đăng kí hai lần hoặc lưu trữ thông tin trái ngược nhau. Trường hợp này sẽ
xảy ra lúc trao đổi các tham số hợp đồng chuyển mạng giữa hai nhà vận hành.
 Lớp ứng dụng được quyết định: Dịch vụ có khả năng được hỗ trợ bởi phân hệ IM
CN tới lớp ứng dụng có thể có các thông số ghi rõ tất cả các đăng kí phận hệ
IM CN đã bị xóa đi hoặc chỉ những thông số đó từ một hoặc một nhóm các đầu
cuối người dùng.
 Quản lí thuê bao: Nhà vận hành có thể phải giới hạn người dùng truy cập tới
phân hệ IM CN đến khi xác định hợp đồng đã hết hạn, xóa các thuê bao IM,
phát hiện sự gian lận. Trong trường hợp thay đổi các thuộc tính dịch vụ của
người dùng ví dụ người dùng thuê bao các dịch vụ mới, để cho phép điều đó thì
S-CSCF với các khả năng mới có thể được yêu để đáp ứng các yêu cầu mà S-
CSCF đã đượcphân bổ cho thuê bao không đáp ứng được. Trong trường hợp
này mạng sẽ cho phép thay đổi S-CSCF bằng cách sử dụng xóa đăng kí khởi
tạo mạng bằng các thủ tục HSS.
Phần sau cung cấp các ngữ cảnh thể hiện xóa đăng kí ứng dụng SIP. Chú ý rằng các
luồng lưu lượng đã được ngăn chặn một cách nghiêm ngặt nhờ sử dụng các tên bản tin
giao thức SIP rõ ràng.
Có hai loại thủ tục xóa đăng kí khởi tạo mạng được đề ra:
 Thỏa thuận với sự hết thời gian đăng kí
 Cho phép mạng bắt ép xóa đăng kí sau bất kì lí do hợp lí nào xảy ra.
3.2.2.1 Xóa đăng kí ứng dụng khởi tạo mạng – hết thời gian đăng kí

Hình sau thể hiện thủ tục xóa đăng kí ứng dụng kết cuối phân hệ IM CN khởi tạo từ
mạng dựa vào sự hết thời gian đăng kí. Một giá trị định thời được cung cấp lúc khởi tạo
đăng kí và được làm tươi lại bởi lần đăng kí phía sau. Lưu lượng đó cho rằng bộ định
thời đã hết hạn. Vị trí (mạng nhà hoặc mạng khách) của P-CSCF hoặc S-CSCF không
được chỉ định vì ngữ cảnh vẫn giống như tất cả các trường hợp khác.
8
Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN
Hình 3.4 Xóa đăng kí khởi tạo mạng – hết thời gian đăng kí
1. Thời gian đăng kí ở P-CSCF và ở S-CSCF đã hết hiệu lực. P-CCSCF cập nhật
cơ sở dữ liệu bên trong của nó để xóa thuê bao đã được đăng kí. Nó cho rằng
bất kì một PDP Context GPRS nào cũng sẽ được điều khiển bằng các phương
tiện độc lập.
2. dựa vào bộ lọc tiêu chuẩn, S-CSCF sẽ gửi thông tin xóa đăng kí tới mặt bằng
điều khiển dịch vụ và bất kì mặt bằng các thủ tục điều khiển dịch vụ nào phù
hợp. Mặt bằng điều khiển dịch vụ xóa tất cả các thông tin thuê bao liên quan
đến thuê bao này.
3. Tùy thuộc vào sự lựa chọn của nhà khai thác, S-CSCF có thể gửi là bản tin Cx-
put (nhận dạng thuê bao chung, nhận dạng thuê bao riêng, xóa tên S-CSCF)
hoặc Cx-Put (nhận dạng thuê bao chung, nhận dạng thuê bao riêng, giữ tên S-
CSCF) với thuê bao không đăng kí dài lâu ở S-CSCF. Sau đó HSS sẽ xóa hoặc
giữ lại tên của S-CSCF cho thuê bao đó tùy theo yêu cầu. Trong cả hai truờng
hợp đó, trạng thái nhận dạng thuê bao được lưu trữ như chưa được đăng kí ở
HSS. Nếu như tên của S-CSCF được giữ lại thì HSS sẽ cho phép xóa sự phục
vụ của S-CSCF bất cứ lúc nào.
4. HSS sẽ gửi Cx-Put Resp tới S-CSCF để báo nhận sự gửi Cx-Put.
3.2.2.2 Xóa đăng kí ứng dung khởi tạo mạng-liên quan đến quản lí
Trong nhiều nguyên nhân khác (ví dụ đầu cuối thuê bao, đầu cuối bị mất. . ) chức
năng quản trị mạng nhà sẽ quyết định sự cần thiết xóa một đăng kí SIP của người dùng.
Chức năng này khởi tạo thủ tục xóa đăng kí và có thể sẽ được thiết lập ở các phần tử

khác nhau phục thuộc vào lí do chính để khởi tạo xóa đăng kí.
Một thành phần mạng nhà như vậy là HSS, là nơi biết S-CSCF nào phục vụ người
dùng nào và để thực hiện mục đích đó nó sử dụng giao diện Cx để xóa đăng kí. Một
thành phần mạng nhà khác có thể khởi tạo xóa đăng kí là S-CSCF, trong trường hợp này
9
Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN
nó tạo dụng Cx-Put để thông tin với HSS. Các phần an ninh/ tin cậy khác cũng có thể
khởi tạo xóa đăng kí tới S-CSCF.
Các luồng thông tin sau thể hiện xóa đăng kí ứng dụng (SIP) kết cuối phân hệ IM
CN được khởi tạo từ mạng dựa và hoạt động quản lý. Các thành phần truyền tải IP (ví
dụ SGSN, GGSN) không được cho biết. Nếu như truy nhập gói hoàn thành thì bị từ
chối, một kĩ thuật quản lí lớp truyền tải sẽ được sử dụng. Trong ngữ cảnh này không sử
dụng kĩ thuật quản lí địa chỉ để cập nhật thông tin thuê bao như thông tin EIR, nhận thực
truy nhập. . . Ngữ cảnh này chỉ địa chỉ đặc tả hoạt động xóa đăng kí ứng dụng SIP là có
hiệu lực.
Khi được quyết định bởi nhà vận hành, các phiên được thiết lập nhờ các thủ tục phát
hành phiên được khởi tạo từ mạng.
Xóa đăng kí khởi tạo mạng bởi HSS – quản lý
Hình 3.5 Xóa đăng kí ứng dụng khởi tạo mạng bởi HSS – quản lí
1. HSS khởi tạo xóa đăng kí, gửi một bản tin Cx-Deregister (nhận dạng thuê bao)
chứa lí do để xóa đăng kí.
2. Dựa vào bộ lọc tiêu chuẩn, S-CSCF sẽ gửi thông tin xóa đăng kí tới mặt bằng
điều khiển dịch vụ và bất kì các mặt bằng các thủ tục điều khiển dịch vụ nào
hợp lí.
3. S-CSCF đưa ra bản tin De-register và chuyển tiếp về P-CSCF cho UE này và
cập nhật cơ sở dữ liệu bên trong của nó để xóa UE đã đăng kí đó. Lí do xóa
đăng kí nhận từ HSS sẽ được đưa và bản tin nếu có thể.
4. P-CSCF thông tin cho UE về việc xóa đăng kí và chuyển lí do xóa đăng kí cho
UE nếu có thể. Đến khi mất liên lạc với di động, nó mới cho phép UE đó không

cần nhận thông tin xóa đăng kí.
10
Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN
5. P-CSCF gửi đáp ứng tới S-CSCF và cập nhật cơ sở dữ liệu bên trong của nó để
xóa đăng kí của UE.
6. Khi có thể, UE gửi một đáp ứng tới P-CSCF để báo nhận xóa đăng kí. Một UE
không có khả năng giao tiếp hoặc nằm ngoài P-CSCF sẽ không thể trả lời cho
yêu cầu xóa đăng kí. P-CSCF sẽ thực hiện xóa đăng kí trong bất kì trường hợp
nào ví dụ sau khi bộ định thời đã hết giờ.
Nếu UE không tự động thực hiện xóa đăng kí khi đến kì xóa đăng kí thì người dùng
sẽ được thông tin về sự xóa đăng kí và các lí do nếu có thể.
CHÚ Ý: Bước 4 và bước 5 có thể thực hiện song song P-CSCF trả lời cho S-CSCF
trước khi nhận được cầu trả lời từ UE.
7. S-CSCF đáp trả các thực thể đã khởi tạo xử lí.
CHÚ Ý: Phần an ninh/ bảo mật khác cũng có thể yêu cầu để xóa đăng kí thông
qua HSS, quản lí.
Xóa đăng kí khởi tạo mạng bởi S-CSCF
Một mặt bằng dịch vụ cũng có thể quyết định sự cần thiết để xóa đăng kí SIP của
người dùng. Chức năng này thiết lập thủ tục xóa đăng kí và sinh ra ở mặt bằng dịch vụ.
Hình sau thể hiện một sự điều khiển dịch vụ khởi tạo xóa đăng kí ứng dụng SIP kết
cuối IMS. Các thành phần truyền tải IP (ví dụ SGSN, GGSN) không được thông báo.
Nếu truy nhập gói thành công thì sẽ bị xóa bỏ một kĩ thuật quản lí lớp truyền tải sẽ được
sử dụng kĩ thuật quản lí địa chỉ không đựoc sử dụng trong ngữ cảnh này để để cập nhật
thông tin thuê bao, như thông tin EIR, trao quyền truy nhập vv. Ngữ cảnh này chỉ địa
chỉ các đặc tả hoạt động xóa đăng kí ứng dụng SIP là có hiệu lực.
Vì được quyết định bởi các nhà khai thác, nên các phiên được phát hành bằng cách
sử dụng các thủ tục phát hành phiên khởi tạo mạng.
11
Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT

Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN
Hình 3.6 Xóa đăng kí ứng dụng khởi tạo mạng-mặt bằng dịch vụ
1. S-CSCF nhận thông tin xóa đăng kí từ mặt bằng điều khiển dịch vụ và thực
hiện bất kì các thủ tục điều khiển dịch vụ hợp lí nào. Thông tin này có thể bao
gồm cả lí do xóa đăng kí.
2. SCSCF phát bản tin xóa đăng kí về phía P-CSCF cho UE này và cập nhật cơ sở
dữ liệu bên trong của nó để xóa đăng kí UE này. Lí do xóa đăng kí cũng được
truyền đi nếu có thể.
3. P-CSCF thông báo cho UE biết về sự xóa đăng kí và chuyển tiếp không chỉnh
sửa lí do xóa đăng kí nếu có thể. Đến khi mất liên lạc với di động thì nó mới
cho phép UE không cần nhận thông tin về xóa đăng kí.
4. P-CSCF gửi đáp ứng tới S-CSCF và cập nhật cơ sở dữ liệu bên trong của nó để
xóa đăng kí của UE.
5. Khi có thể, UE gửi đáp ứng tới P-CSCF để báo nhân sự xóa đăng kí. Một UE
mất liên lạc hoặc nằm ngoài vùng phủ sóng của P-CSCF sẽ không thể trả lời
yêu cầu xóa đăng kí. P-CSCF sẽ thực hiện xóa đăng kí trong trường hợp này ví
dụ: bộ định thời cho yêu cầu này đã hết hạn.
Nếu như UE không tự động xóa đăng kí khi đã đến kì hạn, người dùng sẽ được
thông báo về sự xóa đăng kí và các lí do xóa nếu có thể.
CHÚ Ý: Bước 4 và 5 có thể thực hiện song song, P-CSCF có thể gửi câu trả lời tới
S-CSCF trước khi nhận được câu trả lời của UE.
6. S-CSCF gửi một sự cập nhật về sự xóa đăng kí thuê bao trong chính nó tới
HSS.
7. HSS khẳng định lại sự cập nhật đó.
CHÚ Ý: Các phần bảo mật/an ninh khác cũng có thể khởi tạo xóa đăng kí.
12
Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN
3.3 Các thủ tục liên quan đến phiên đa phương tiện IP
Các phiên cơ sở giữa các thuê bao di động luôn luôn liên quan đến hai S-CSCF (mỗi

S-CSCF cho một thuê bao). Một phiên cơ sở giữa một thuê bao và một đầu cuối PSTN
sẽ liên quan đến một S-CSCF cho UE đó, một BGCF để lựa chọn gateway PSTN và một
MGCF cho PSTN.
Phiên lưu lượng được chia thành ba phần: Phần khởi tạo, phần liên kết S-CSCF/
MGCF, phần kết thúc. Phần khởi tạo cư trú ở tất cả các thành phần của mạng giữa UE
(hoặc PSTN) và S-CSCF cho UE đó (hoặc MGCF phục vụ MGW). Phần kết thúc cư trú
ở tất cả các thành phần mạng nằm giữa S-CSCF cho UE đó (hoặc MGCF phục vụ
MGW) và UE (hoặc PSTN).
3.3.1 Kĩ thuật thiết lập mạng mang
Để thực hiện các thủ tục, mạng cần biết người dùng đầu cuối để thông báo trước–
trước khi thiết lập mạng mang và tích cực các PDP Context. Điều này đưa ra lí do cho
người dùng đầu cuối lựa chọn loại phương tiện và bộ mã hóa phù hợp trước khi thiết lập
tài nguyên cho người dùng đó.
Hình sau thể hiện kĩ thuật thiết lập mạng mang mà trong đó thông báo trước đã xảy
ra trước khi khởi tạo các thủ tục thiết lập mạng mang được thực hiện. Hơn nữa sự tương
tác người dùng cũng sẽ được thực hiện sau khi thiết lập mạng mang được thực hiện như
trong hình vẽ. Nếu người khởi tạo phiên nhận nhiều câu trả lời thì có nghĩa là phiên đó
đã bị rẽ nhánh trong mạng và UE sẽ lựa chọn một cấu hình trong số các đáp ứng đó.
Trong trường hợp nhiều đáp ứng, tài nguyên mà UE yêu cầu sẽ là lôgic OR các tài
nguyên được chỉ định trong các đáp ứng để tránh tình trạng cấp phát tài nguyên không
cần thiết. UE sẽ không bao giờ yêu cầu nhiều tài nguyên hơn so vời dự định trong bản
tin INVITE.
Thực thể “CSCFs khác” trong hình bao gồm một vài các CSCFs: I-CSCF và các S-
CSCF.
13
Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN
Hình 3.7 Thiết lập mạng mang tùy chọn thông báo trước
1. UE(A) khởi động thủ tục thiết lập phiên tới UE(B) bằng đề xuất SDP.
2. người dùng UE(B) được thông báo trước.

3. Một chỉ thị về thông báo trước sẽ được gửi cho UE(A).
4. Người dùng tại UE(B) sau đó sẽ tương tác và nói ra mong muốn của anh ta hay
cô ta về phiên.
5. UE(B) đưa ra SDP chấp nhận dựa vào sự thiết lập của thiết bị đầu cuối, các
thuộc tính, các thuộc tính cấu hình trước của đầu cuối, và các mong muốn của
người dùng.
6. SDP chấp nhận được chuyển tới UE(A) trong phần tải trọng trong đáp ứng SIP.
7. Khởi tạo các thủ tục thiết lập phiên được thực hiện. Trong suốt bước thiết lập
mạng mang này, tài nguyên cho UE(A) và cho UE(B) để truy nhập mạng được
đặt trước nhờ các thủ tục PDP Context. Tài nguyên mang trong các mạng ngoài
cũng sẽ được đặt trước tại thời điểm này.
14
Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN
8. Đầu cuối UE(B) bắt đầu đổ chuông.
9. Chỉ thị thông báo được chuyển tới UE(A).
10. Người dùng tại UE(B) sẽ tương tác và nói ta mong muốn của anh ta hay cô ta
về phiên đó.
11. UE(A) và UE(B) sẽ thực hiện các thủ tục chỉnh sửa mang vào thời điểm đó nếu
như thiết lập mang được đặt trước trong bước 7 và mong muốn của người dùng
B thay đổi. Trong bước chỉnh sửa mang, tài nguyên cho UE(A) và UE(B) được
thay đổi nhờ sự thay đổi các PDP Context, và sự đặt trước tài nguyên ở mạng
ngoài cũng sẽ được thay đổi.
12. Thủ tục thiết lập phiên được báo nhận.
3.3.2 Phân phối thông tin và sự kiện
S-CSCF và các server ứng dụng (SIP-AS, IM-SSF, OSA-SCF) sẽ cho phép gửi dịch
vụ bản tin thông báo tới các điểm đầu cuối. Điều này được thực hiện nhờ trao đổi thông
tin request/ respone SIP chứa trong thông tin dịch vụ và danh sách các điểm URI để
định vị thông tin đã được mô tả trong các khuôn dạng phương tiện khác.
Hơn nữa các điểm đầu cuối cũng sẽ cho phép gửi thông tin tới các điểm khác, thông

tin này sẽ được chuyển đi nhờ sử dụng các bản tin báo hiệu SIP. Các bản tin báo hiệu
SIP phù hợp sẽ được chuyển theo tuyến báo hiệu SIP IMS gồm S-CSCF hoặc cũng có
thể là Server ứng dụng SIP. Kĩ thuật sử dụng cho định tuyến, bảo mật thanh toán vv
được xác định trong các phiên SIP IMS cũng sẽ được sử dụng cho các bản tin báo hiệu
SIP để chuyển thông tin tới các điểm đầu cuối. Độ dài thông tin được truyền bị hạn chế
bởi kích thước bản tin vì vậy phân mảnh và tái hợp thông tin không cần thiết ở UE.
Kĩ thuật này sẽ được đưa ra như sau:
 IMS có các khả năng để điều khiển các loại phương tiện truyền thông khác
nhau. Nó có thể cung cấp các khuân dạng phương tiện truyền thông khác nhau
như văn bản, hình ảnh, video.
 UE sẽ hỗ trợ các sự kiện liên quan đến trao đổi thông tin, sự trao đổi thông tin
của UE phụ thuộc cấu hình và khả năng của nó.
 Một UE không tham gia vào một dịch vụ trao đổi thông tin sẽ không thể trao
đổi thông tin về phiên với một UE khác.
15
Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN
Hình 3.8 Cung cấp các sự kiện dịch vụ liên quan đến các điểm đầu cuối
1. Khi một sự kiện dịch vụ xảy ra, S-CSCF hoặc các server ứng dụng sẽ muốn
biết thông tin về các điểm đầu cuối, S-CSCF hoặc các Server ứng dụng phát
các bản tin yêu cầu thể hiện người dùng. Nội dung sẽ gồm văn bản mô tả sự
kiện dịch vụ, danh sách các URI hoặc các dịch vụ thông tin sửa đổi khác.
2. P-CSCF chuyển tiếp các bản tin yêu cầu này.
3. UE diễn tả các thông tin liên quan đến dịch vụ, để giới hạn nó chỉ làm theo cấu
hình và khả năng của nó.
4. Có thể sau khi tương tác với người dùng, UE sẽ cho phép gói thông tin trong
đáp ứng để gửi tới S-CSCF.
5. P-CSCF sẽ chuyển tiếp đáp ứng đó.
3.4 Tổng quan về các thủ tục luồng phiên
Nội dung của phần này mô tả tổng quan và liệt kê các thủ tục cho luồng phiên từ đầu

cuối đến đầu cuối. Với mỗi phiên đa phương tiện IP các thủ tục luồng phiên được thể
hiện như sau.
16
Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN
Hình 3.9 Tổng quan về các phần của luồng phiên
Các thủ tục sau đây được xác định:
Trong chuỗi khởi tạo:
• (MO#1) Khởi xướng di động, chuyển mạng
• (MO#2) Khởi xướng di động, mạng nhà.
• (PSTN-O) Khởi xướng PSTN.
Trong chuỗi kết cuối:
• (MT#1) Kết cuối di động, chuyển mạng
• (MT#2) Kết cuối di động, mạng nhà.
• (MT#3) Kết cuối di động, chuyển mạng miền chuyển mạch kênh.
• (PSTN-T) Kết cuối PSTN.
Trong chuỗi S-CSCF/ MGCF tới S-CSCF/ MGCF:
• (S-S#1) Khởi tạo và kết thúc phiên được phục vụ bởi các nhà vận hành mạng
khác nhau.
• (S-S#2) Khởi tạo và kết cuối phiên được phục vụ bởi cùng một nhà vận hành.
• (S-S#3) Khởi tạo phiên với đầu cuối PSTN ở cùng mạng với S-CSCF.
• (S-S#4) Khởi tạo phiên với đầu cuối PSTN trong mạng khác với S-CSCF.
Các phương tiện truyền thông được yêu cầu và chấp nhận để có thể nhận được nhiều
bước thương lượng hoặc chỉ sử dụng một bước thương lượng. Trong các luồng lưu
lượng đó, ít nhất là có hai bước thương lượng được sử dụng. Nhưng các chuỗi đáp ứng
tiếp theo có thể sẽ không mang thông tin truyền thông nào mà chỉ khảng định lại sự thiết
lập hợp đồng về phương tiện truyền thông.
17
Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN

Ví dụ một thuê bao không chuyển mạng thiết lập một phiên đến một thuê bao không
chuyển mạng khác, hai thuê bao này thuộc cùng một nhà khai thác mạng, thì nó có thể
xây dựng một phiên hoàn chỉnh từ đầu cuối tới đầu cuối theo các thủ tục như sau:
• (MO#2) Khởi tạo di động–mạng nhà.
• (S-S#2) Nhà khai thác mạng đơn.
• (MT#2) Kết cuối di động mạng nhà.
Có một số lượng rất lớn các phiên đầu cuối tới đầu cuối được xác định theo các thủ tục
này. Chúng được xây dựng từ sự kết hợp các thủ tục khởi tạo, Serving-to-Serving, và
thủ tục kết cuối như được xác định trong bảng dưới đây. Trong mỗi hàng của bảng thì
bất kì một thủ tục khởi tạo nào trong danh sách cũng có thể được kết hợp với bất kì một
thủ tục Serving-to-Serving nào và cũng có thể kết hợp với bất kì một thủ tục kết cuối
nào.
Điều khiển dịch vụ có thể xảy ra vào bất kì thời điểm nào trong quá trình một phiên.
Thủ tục khởi tạo Thủ tục từ S-CSCF tới S-CSCF Thủ tục kết cuối
MO#1 khởi tạo di động, chuyển
mạng, mạng nhà điều khiển dịch
vụ
MO#2 khởi tạo di động trong
vùng phục vụ của mạng nhà
PSTN-O Khởi tạo PSTN
S-S#1 Nhà khai thác mạng khác
thực hiện khởi tạo và kết cuối
với mạng nhà điều khiển kết
cuối.
S-S#2 Một nhà khai thác thực
hiện khởi tạo và kết cuối với
mạng nhà điều khiển kết cuối.
MT#1 Kết cuối di động chuyển
mạng, mạng nhà điều khiển dịch
vụ.

MT#2 Kết cuối di động trong
vùng phục vụ của mạng nhà
MT#3 kết cuối di động chuyển
mạng miền chuyển mạch kênh.
MO#1 Khởi tạo di động, chuyển
mạng, mạng nhà điều khiển dịch
vụ
MO#2 Khởi tạo di động trong
cùng phục vụ của mạng nhà
S-S#3 Kết cuối PSTN trong
cùng mạng với S-CSCF
S-S#4 Kết cuối PSTN trong
mạng khác với S-CSCF
PSTN-T Kết cuối PSTN
Bảng 3.1 Kết hợp các thủ tục phiên
18
Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN
3.5 Thủ tục từ S-CSCF/ MGCF tới S-CSCF/ MGCF.
Phần này diễn tả chi tiết lưu lượng mức ứng dụng để xác định các thủ tục từ S-CSCF
tới S-CSCF.
Phần này chứa bốn thủ tục luồng phiên, thể hiện sự khác nhau trên tuyến báo hiệu giữa
S-CSCF khởi tạo phiên, và S-CSCF kết thúc phiên.
Tuyến báo hiệu này phụ thuộc vào:
 Người khởi tạo và người kết cuối có được phục vụ bởi cùng một nhà khai thác
hay không.
 Các nhà vận hành mạng có muốn ẩn cấu hình mạng hay không.
S-CSCF điều khiển khởi tạo phiên để thực hiện phân tích địa chỉ đích để quyết định
thuê bao đó có thuộc cùng mạng hay thuộc mạng khác.
Nếu như sau khi phân tích thấy rằng thuê bao đó thuộc mạng khác thì yêu cầu sẽ

được chuyển (tùy chọn qua I-CSCF trong phạm vi tổ chức của một nhà vận hành) tới
một điểm thực thể biết rõ hơn trong mạng của nhà khai thác đích, I-CSCF. I-CSCF truy
vấn HSS về thông tin vị trí hiện tại. Sau đó I-CSCF chuyển tiếp yêu cầu đó tới S-CSCF.
Nếu như sau khi phân tích địa chỉ đích thấy thuê bao đó thuộc cùng mạng thì S-
CSCF gửi yêu cầu đó tới I-CSCF nội bộ, I-CSCF truy vấn HSS về thông tin vị trí hiện
tại rồi gửi trở về S-CSCF.
3.5.1 (S-S#1) Các nhà khai thác mạng khác nhau thực hiện khởi tạo và kết
thúc
S-CSCF thực hiện phân tích địa chỉ đích để quyết định thuê bao đích đó thuộc về
một nhà khai thác khác. Và vì vậy yêu cầu đó được chuyển tiếp (tùy chọn qua một I-
CSCF trong phạm vi tổ chức của nhà khai thác) tới một điểm thực I-CSCF thể biết rõ
hơn trong mạng của nhà khai thác đích. I-CSCF sẽ truy vấn HSS về thông tin vị trí hiện
tại và tìm vị trí của thuê bao trong vùng phục vụ của mạng nhà hay là chuyển mạng. Vì
vậy I-CSCF chuyển tiếp yêu cầu đó tới S-CSCF đang phục vụ thuê bao đích.
Chuỗi khởi tạo đó tham gia vào thủ tục S-S chung này như sau:
MO#1: Khởi tạo di động, chuyển mạng. Khởi tạo S-S#1 là nhờ một mạng khách.
MO#2: Khởi tạo di động, mạng nhà. Khởi tạo S-S#1 là nhờ mạng nhà.
PSTN-O: Khởi tạo PSTN. khởi tạo S-S#1 là mạng nhà. Thành phần với nhãn S-
CSCF#1 là MGCF của thủ tục PSTN-O.
19
Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN
Chuỗi kết cuối tham gia vào thủ tục này như sau:
MT#1: Kết cuối di động, chuyển mạng. Mạng kết cuối S-S#1 là một mạng khách.
MT#2: Kết cuối di động, vị trí tại vùng phục vụ của mạng nhà. Mạng kết cuối S-S#1
là mạng nhà.
MT#3: Kết cuối di động, chuyển mạng miền chuyển mạch kênh. Mạng kết cuối S-
S#1 là mạng chuyển mạch kênh.
Hình 3.10 Thủ tục phục vụ tới phục vụ-các nhà khai thác khác nhau (phần 1).
20

Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN
Hình 3.11 Thủ tục phục vụ tới phục vụ-các nhà vận hành mạng khác nhau (phần 2)
Thủ tục S-S#1 như sau:
1.Yêu cầu INVITE được gửi từ UE tới S-CSCF#1 nhờ thủ tục luồng khởi tạo
2.S-CSCF#1 thực hiện bất kì một logic điều khiển dịch vụ nào phù hợp với phiên
này.
3.S-CSCF#1 thực hiện phân tích địa chỉ đích để xác định nhà vận hành mạng nào
đang quản lí thuê bao đích đó. Với S-S#1, luồng (2) là bản tin giữa các nhà khai
thác với I-CSCF của thuê bao kết cuối. Nếu như nhà khai thác khởi tạo muốn
ẩn cấu hình mạng bên trong của họ thì S-CSCF#1 chuyển yêu cầu INVITE qua
I-CSCF(THIG)#1(lựa chọn b);mặt khác S-CSCF(THIG)#1chuyển trực tiếp yêu
cầu INVITE tới I-CSCF#2 là điểm biết rõ về mạng của thuê bao kết cuối (lựa
chọn a).
 Nếu nhà khai thác mạng khởi tạo không mong muốn ẩn cấu hình mạng
của họ thì yêu cầu INVITE sẽ được gửi trực tiếp đến I-CSCF#2.
 Nếu nhà khai thác mạng khởi tạo mong muốn ẩn cấu hình mạng của họ thì
yêu cầu INVITE được chuyển tiếp qua I-CSCF của mạng khởi tạo.
 Yêu cầu INVITE được gửi từ S-CSCF#1 tới S-CSCF(THIG)#1
 I-CSCF(THIG)#1 thực hiện thay đổi cấu hình ẩn để yêu cầu và chuyển
tiếp nó tới I-CSCF#2.
21
Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN
4.I-CSCF#2 (ở biên của mạng thuê bao phía cuối) sẽ truy vấn HSS về thông tin vị
trí hiện tại. Nếu như I-CSCF#2 không thể quyết định khi dựa và những phân
tích số đầu cuối, truy vấn HSS lỗi thì nó sẽ gửi “Cx-Location-query” tới HSS
để có thông tin vị trí của đích. Nếu I-CSCF#2 không thể quyết định dựa vào sự
phân tích số đầu cuối, truy vấn HSS sai, thì nó sẽ không gửi bản tin “Cx-
location-query”, cấp phát một MGCF cho một đầu cuối PSTN và tiếp tục với

bước 6.
5.HSS trả lời địa chỉ của Serving-CSCF hiện thời đang phục vụ thuê bao kết cuối.
6.I-CSCF#2 chuyển yêu cầu INVITE tới S-CSCF(S-CSCF#2) kết cuối phiên.
7.S-CSCF#2 thực hiện bất kì một logic điều khiển dịch vụ nào phù hợp để thiết lập
phiên này.
8.Chuỗi tiếp tục với các bản tin đã được quyết định bởi thủ tục kết cuối.
9.Các khả năng truyền thông của người dùng đích được thông báo theo tuyến báo
hiệu như các thủ tục kết cuối.
10. S-CSCF#2 chuyển tiếp SDP tới I-CSCF#2.
11. I-CSCF#2chuyển tiếp SDP tới S-CSCF#1. Dựa vào sự lựa chọn trong bước thứ
3, SDP sẽ được gửi trực tiếp tới S-CSCF#1(11a) hoặc có thể được gửi qua I-
CSCF(THIG)#1 (11b1 hoặc 11b2).
12. S-CSCF#1 chuyển tiếp SDP tới người khởi tạo như các thủ tục khởi tạo.
13. Nhà khởi tạo quyết định đưa ra dòng các phương tiện truyền thông, và chuyển
tiếp thông tin này tới S-CSCF#1 bằng các thủ tục khởi tạo.
14-15: S-CSCF#1 chuyển tiếp SDP đã được đưa ra đó tới S-CSCF#2. Chuyển tiếp
này có thể được định tuyến thông quan I-CSCF#1 hoặc I-CSCF#2 dựa vào cấu
hình khai thác của I-CSCF.
16. S-CSCF#2 chuyển tiếp SDP đó tới điểm đầu cuối như các thủ tục kết cuối
17-20:Điểm đầu cuối kết cuối báo nhận sự cung cấp SDP và chuyển qua tuyến
phiên tới các điểm đầu cuối phía khởi tạo.
21-24: Các điểm đầu cuối phía khởi tạo báo nhận đặt trước tài nguyên thành công
và các bản thông báo được chuyển tiếp tới các điểm đầu cuối kết cuối.
25-28: Điểm đầu cuối phía kết cuối báo nhận sự đáp ứng và bản tin này được gửi
tới điểm đầu cuối phía khởi tạo qua tuyến phiên đã được thiết lập.
22
Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN
29-32: Điểm đầu cuối kết cuối phát ra tín hiệu chuông và bản tin thông báo này
được gửi tới điểm đầu cuối phía khởi tạo qua tuyến phiên đã thiết lập.

33-35: Sau đó các điểm đầu cuối phía kết cuối gửi bản tin 200 OK qua phiên đã
thiết lập tới điểm đầu cuối phía khởi tạo.
36-38: Điểm đầu cuối phía khởi tạo báo nhận sự thiết lập phiên và gửi tới điểm
đầu cuối phía kết cuối thông qua tuyến phiên đã thiết lập.
3.5.2 (S-S#2) Một nhà khai thác mạng thực hiện khởi tạo và kết cuối
S-CSCF thực hiện phân tích địa chỉ đích để biết rằng các thuê bao đó thuộc cùng
một nhà khai thác mạng. Vì vậy yêu cầu đó được chuyển tiếp tới I-CSCF nội hạt. I-
CSCF truy vấn HSS để biết thông tin vị trí hiện thời để định vị thuê bao trong vùng
phục vụ tại mạng nhà, hay chuyển mạng. Vì vậy I-CSCF chuyển tiếp yêu cầu tới S-
CSCF đang phục vụ thuê bao đích.
Chuỗi khởi tạo tham gia vào thủ tục S-S chung này như sau:
MO#1: Khởi tạo di động, chuyển mạng. Mạng khởi tạo S-S#2 vì vẫye là mạng
khách.
MO#2: Khởi tạo di động, mạng nhà. Mạng khởi tạo S-S#2 là mạng nhà.
PSTN-O: Khởi tạo PSTN. Mạng khởi tạo S-S#2 là mạng nhà. Thành phần có nhãn
S-CSCF#1 là MGCF của thủ tục PSTN-O.
Chuỗi kết cuối tham gia vào thủ tục S-S chung này như sau:
MT#1: Kết cuối di động, chuyển mạng. mạng kết cuối S-S#2 là một mạng khách.
MT#2: Kết cuối di động, mạng nhà. Mạng kết cuối S-S#2 là mạng nhà.
MT#3: Kết cuối di động, chuyển mạng miền chuyển mạch kênh. Mạng kết cuối S-
S#2 là mạng chuyển mạch kênh.
23
Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN
Hình 3.12 Thủ tục từ Serving tới Serving – Cùng nhà khai thác
Thủ tục S-S#2 như sau:
1.Yêu cầu INVITE được gửi từ UE tới S-CSCF#1 băng các thủ tục luồng khởi tạo.
2.S-CSCF#1 thực hiện bất kì một logic điều khiển dịch vụ nào phù hợp để khởi tạo
phiên.
3.S-CSCF#1 thực hiện phân tích địa chỉ đích để xác định thuê bao thộc nhà khai

thác mạng nào. Khi thuê bao là nội hạt thì yêu cầu được chuyển tới I-CSCF nội
hạt.
4.I-CSCF sẽ truy vấn HSS để lấy thông tin vị trí hiện tại. Nếu I-CSCF không thể
đưa ra quyết định khi phân tích sô thuê bao đích, mà truy vấn HSS sai, thì nó sẽ
gửi “Cx-location-query” tới HSS để có thông tin định vị thuê bao đích. Nếu I-
CSCF không thể đưa ra quyết định khi phân tích số thuê bao đích, truy vấn
24
Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 3: Giao diện giữa IMS và các phần tử khác trong NGN
HSS sẽ sai, thì nó sẽ không gửi bản tin “Cx-location-query” mà cấp phát một
MGCF cho một đầu cuối PSTN và tiếp tục với bước #6.
5.HSS đáp trả lời địa chỉ của Serving-CSCF hiện thời đang phục vụ thuê bao kết
cuối.
6.I-CSCF chuyển tiếp yêu cầu INVITE tới S-CSCF(S-CSCF#2) sẽ điều khiển kết
cuối phiên.
7.S-CSCF#2 thực hiện bất kì một logic điều khiển dịch vụ nào phù hợp để thiết lập
phiên.
8.Chuỗi vẫn tiếp tục với luồng lưu lượng bản tin đã được quyết định bởi các thủ
tục kết cuối.
9-12. Điểm đầu cuối kết cuối đáp ứng bằng một câu trả lời cho SDP đã đề nghị và
bản tin này được chuyển theo tuyến phiên đã được thiết lập.
13-16: Người khởi tạo quyết định đưa ra yêu cầu truyền thông và chuyển tiếp
thông tin này tới S-CSCF#1 bằng các thủ tục khởi tạo. Bản tin này được
chuyển tiếp thông qua tuyến phiên đã được thiết lập tới điểm đầu cuối kết cuối.
17-20. Điểm đầu cuối phía kết cuối đáp ứng lại SDP đã yêu cầu và đáp ứng này
được chuyển tới các điểm đầu cuối khởi tạo bằng tuyến phiên đã thiết lập.
21-24. Điểm đầu cuối phía khởi tạo gửi thông tin đặt trước tài nguyên thành công
về phía điểm đầu cuối kết cuối thông qua tuyến phiên đã thiết lập.
29. Điểm đầu cuối kết cuối gửi bản tin báo hiệu tới S-CSCF#2.
30. S-CSCF#2 chuyển tiếp bản tin chuông đó tới I-CSCF.

31. I-CSCF chuyển tiếp bản tin báo hiệu chuông tới S-CSCF#1.
32. S-CSCF#1 chuyển tiếp bản tin chuông báo hiệu đó tới người khởi tạo trên thủ
tục khởi tạo.
33. Đáp ứng SIP cuối cùng là 200 OK được gửi từ điểm đầu cuối phía kết cuối qua
các tuyến báo hiệu. Đây là đáp ứng đặc thù được phát ra khi thuê bao chấp
nhận thiết lập phiên lối vào. Bản tin được gửi tới S-CSCF#2 thông qua các thủ
tục kết cuối.
34. S-CSCF#2 thực hiện bất kì một logic điều khiển dịch vụ nào hợp lí để hoàn
thành thiết lập phiên.
35. Bản tin 200 OK được chuyển tới I-CSCF.
25
Nguyễn Văn Quân (A), D2001VT

×