Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.86 KB, 28 trang )

8500
9600
1000
1100
11800
12500
1400012000100008000600040002000
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
I. THỰC TRẠNG DU LỊCH Và CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH HIỆN NAY:
1.1. Thực trạng khách du lịch và một số đặc điểm cơ bản:
Thị trường khách du lịch là một yếu tố rất quan trọng, nó mang tính chất
quyết định đối với sự phát triển của ngành du lịch. Việc nghiên cứu và phân tích
thị trường khách du lịch là một cơ sở khoa học để lựa chọn thị trường ưu tiên,
xây dựng chiến lược về thị trường và chiến lược sản phẩm... nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động du lịch
1.1.1 Thị trường du lịch nội địa
0 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Nguồn: Báo cáo thống kê phát triển Du lịch - Tổng cục Du lịch - 2002
1.1.2. Khách du lịch quốc tế
Khách du l ch n i aị ộ đị
(Đơn vị tớnh: ngàn người)
1715637
1520128
1781754000
21401000000
2330050
2395780
2400000
2200000
2000000
1800000


1600000
1400000
1200000
1000000
800000
600000
0 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Nguồn: Báo cáo chính thức lượng khách quốc tế đến Việt Nam - Tổng cục
Du lịch - 5/2003 ()
Thị trường khách quốc tế có thể phân theo 3 tiêu chí cơ bản - [4]
* Theo quốc tịch:
Các thị trường then chốt của Du lịch Việt nam bao gồm Trung Quốc, Đài
Loan, Nhật bản, ASEAN, Tây Âu, Bắc Mỹ... Những đặc điểm cơ bản của thị
trường này được đánh giá như sau:
• Thị trường khách Trung Quốc: Tăng nhanh từ 484.102 khách năm 1999
lên 724.385 khách năm 2002, tăng trung bình 11,5%/năm. Thị phần tăng
từ 27,17% (1999) lên 29,12% (2002). Mục đích chủ yếu qua lại buôn bán,
thăm quan; Phương tiện chủ yếu là đường bộ; Ngày lưu trú trung bình từ
Khách du l ch qu c t n Vi t Namị ố ế đế ệ
(Đơn vị tớnh: lượt người)
3-4 ngày; Mức chi tiêu thấp: Trung bình 25USD/ngày; Đóng góp vào
tổng thu nhập thấp : năm 2002 chiếm 27,56% về số khách nhưng chỉ
chiếm 3,4%/tổng thu nhập toàn ngành.
• Thị trường khách Đài Loan: Tăng từ 70.143 khách (1992) lên 224.127
khách (1995); Chiếm thị phần 16-18%. Từ 1996-1999: giảm nhanh, chỉ
còn 173.920 khách năm 1999 (chiếm 9,76%). Tuy nhiên, đến năm 2002
lượng khách Đài Loan đã đạt 211.072 lượt người. Mục đích chủ yếu là
thương mại kết hợp thăm quan; Phương tiện chủ yếu là máy bay; Khả
năng chi tiêu cao.
• Thị trường khách Nhật Bản: Tăng 113.514 khách (1999) lên 279.769 lượt

người Năm 2002, trung bình tăng 23,7%/năm; Thị phần chiếm 10,6%
tổng số khách; Mục đích chính: Tham quan du lịch, thương mại…
Phương tiện chủ yếu là máy bay; Lưu trú trung bình 5-7 ngày; Khả năng
chi tiêu cao: TB 141,1USD/ngày/người; đóng góp cao cho thu nhập của
Ngành: năm 2002 chiếm tới 11,5%.
• Thị trường khách ASEAN: Chiếm khoảng 12,9%, chủ yếu là Thái Lan,
Singapore, Malaysia, Campuchia. Mục đích chính: Thương mại 57,1%;
thăm thân 21,4%; tham quan du lịch… Ngày lưu trú ngắn, trung bình 2-3
ngày. Phương tiện chính là đường bộ… Khả năng chi tiêu lớn, đặc biệt là
khách thương mại (150USD/ngày/người). Khả năng đóng góp cho tổng
doanh thu của ngành 10% năm 2002.
• Thị trường khách Tây Âu: Chủ yếu là Anh, Pháp, Đức. Thị trường này
tăng khá nhanh: trung bình 28,9% (1999-2001), chiếm thị phần khoảng 7-
10% tổng số khách. Là thị trường quan trọng, khách có khả năng chi trả
rất cao. Mục đích chủ yếu là tham quan du lịch (86,7%), thương mại
(4,5%), thăm thân (3,4%). Thời gian lưu trú thường dài, trung bình 1-3
tuần, phổ biến tù 7-10 ngày. Chi tiêu trung bình đạt 76USD/ngày/người.
Đóng góp cho tổng doanh thu của ngành 15,1% năm 2002.
• Thị trường Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ và Canada): là thị trường có mức tăng
trưởng cao, trung bình 48,5%/năm (1999-2002); Thị phần tăng nhanh từ
3,31% (1992) lên 11,81% (1999). Mục đích chủ yếu: tham quan du lịch
(80,1%), thương mại (12,6%), thăm thân (2,1%) và các mục đích
khác(5,2%). Ngày lưu trú trung bình khoảng 7-10 ngày. Phương tiện
chính là máy bay; Chi tiêu trung bình khoảng 100USD/ngày/người
(thương mại là 165USD, tham quan du lịch 84,5USD…) đóng góp cho
tổng doanh thu của ngành rất cao, đạt 22,7% năm 2002.
* Theo mục đích chuyến đi:
• Tham quan du lịch: Mức độ tăng trưởng tương đối cao, đạt trung bình
20,07%/năm (1999-2002), từ 837.550 khách năm 1999 lên 1.138200
khách năm 2002. Về thị phần: từ 47%-55% trong tổng số khách. Có khả

năng thanh toán tương đối cao: 70-80USD/ngày/người, ngày lưu trú trung
bình khoảng 7-8ngày. Năm 2002 chiếm 55% thị phần về khách nhưng
chiếm 62,7% thị phần về doanh thu.
• Khách thương mại du lịch: chiếm khoảng 14,9-18,9% thị phần, tăng
trưởng trung bình: 10,1% năm(1999-2002). Tuy nhiên khách có khả năng
chi trả tương đối cao: 160USD/ngày/người, thời gian lưu trú khoảng 5-6
ngày, khả năng đóng góp cho tổng doanh thu lớn: năm 2002 chiếm 16,9%
số khách nhưng chiếm 20,9% tổng doanh thu.
• Khách thăm thân: tăng từ 337.086 khách (chiếm 18,92% tổng số ) năm
1999 lên 430.994 khách năm 2002, tuy nhiên mức tăng không ổn đinh
qua các năm. Trung bình tăng 10,9%/năm. Mức chi tiêu thấp (khoảng
20USD/ngày/người), ít lưu trú trong hệ thống khách sạn. Năm 2002
chiếm 16,4% tổng số khách nhưng chỉ chiếm 8,5% thị phần về doanh thu.
Sự biến động về thị phần nói chung không ảnh hưởng nhiều đến tổng thu
nhập chung của ngành Du lịch.
* Theo phương tiện vận chuyển:
• Đường không: từ 1.022.073 khách (1999) tăng lên 1.540.108 khách năm
2002. Mỗi năm tăng 11,47%. Thị phần tăng nhẹ qua các năm. Ngày lưu
trú trung bình khoảng 7-8 ngày. Mức chi tiêu trung bình khoảng 90-
95USD/ngày/người. Sự đóng góp trong tổng thu nhập rất lớn, năm 2002
chỉ chiếm 58,35% thị phần nhưng chiếm 87,7% tổng doanh thu.
• Đường bộ: Tăng từ 571.749 người năm 1999 lên 778.800 người năm
2002, tăng trung bình 12%/năm. Thị phần tăng nhanh và liên tục Ngày
lưu trú trung bình thấp, mức chi tiêu thấp (20-50USD/ngày/người), đóng
góp cho thu nhập hạn chế. Năm 200 chiếm 30,11% thị phần về số lượng
nhưng chỉ chiếm 8,9% thị phần về thu nhập.
• Đường biển: Tăng từ 187.932 khách năm 1999 lên 309.080 năm 2002
tăng 15,145%. Đối tượng là khách Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan, Trung
quốc, Tây âu… Lưu trú ngắn, khoảng 2-3 ngày, không sử dụng các dịch
vụ lưu trú mà chỉ sử dụng một số dịch vụ trên mặt đất như phương tiện

vận chuyển, lệ phí tham quan, mua hàng lưu niệm, lệ phí visa. Mức chi
tiêu hạn chế, trung bình 25USD/ngày/người, khả năng đóng góp vào thu
nhập của ngành không đáng kể. Năm 2002 chiếm 10,54% thị phần về
khách nhưng chỉ chiếm 2-4% tổng thu nhập.
Qua việc nghiên cứu các tiêu chí nêu trên, ta có thể đánh giá chung về phát
triển thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt nam như sau:
+ Về số lượng, trong ba năm 1999-2002, số khách du lịch quốc tế đến Việt nam
có gia tăng nhưng không ổn định, hầu hết các chỉ tiêu đều giảm ở năm 2000.
+ Thị trường Trung quốc có tốc độ gia tăng cao, liên tục, chiếm thị phần lớn
nhất (có thể nói là phát triển bền vững), nhưng đây là thị trường có mức chi
tiêu thấp nhất, có ngày lưu trú thấp nhất nên hiệu quả về kinh tế chưa cao.
+ Các thị trường có khả năng chi tiêu cao như Nhất bản, Hàn quốc, Pháp, Mỹ..
có mức tăng trưởng tương đối ổn định . Mặc dù thị trường này có lúc suy
giảm cả về số lượng lẫn thị phần và ảnh hưởng đến thu nhập của ngành
nhưng sự suy giảm này là không đáng kể. Với những thị trường này cần có
những chiến lược cụ thể (về sản phẩm, về giá cả …) để khuyến khích và thu
hút ngày càng nhiều, góp phần tăng trưởng ổn định và lâu dài các thị trường
nói trên.
+ Thị trường khách tham quan du lịch thuần tuý là thị trường có thị phần lớn
nhất, có ngày lưu trú dài nhất, có khả năng chi trả tương đối cao. Thị trường
này phát triển tương đối ổn định và hiệu quả, đóng góp một phần lớn cho
tổng thu nhập của ngành. Đối với thị trường này cần mở rộng các điểm tham
quan mới, tổ chức các tour mới hấp dẫn để thu hút ngày càng nhiều khách
hơn.
+ Thị trường khách du lịch thương mại chiếm thị phần thấp nhất, nhưng đây lại
là thị trường có khả năng chi tiêu cao nhất, có khả năng đóng góp đáng kể
cho tổng thu nhập toàn ngành; đây cũng là thị trường có ý muốn quay trở lại
Việt Nam .Tuy nhiên trong thời gian qua thị trường này phát triển không ổn
định, có chiều hướng suy giảm cả về số lượng lẫn thị phần. Đối với thị trường
này cần có những chính sách, những ưu đãi nhất định về đầu tư để thu hút và

hấp dẫn họ vào Việt Nam.
Thị trường khách du lịch hàng không là thị trường quan trọng nhất:
Chiếm thị phần cao nhất, có khả năng chi tiêu cao nhất, có ngày lưu trú dài nhất,
đóng góp cho tổng thu toàn ngành lớn nhất. Tuy nhiên, trong thời gian qua lại
tăng trưởng chậm, mặc dù số lượng có tăng lên nhưng thị phần có xu hướng
giảm dần. Đây là một yếu tố không có lợi cho sự phát triển của du lịch Việt
Nam. Để thu hút được nhiều khách du lịch hàng không, cần có sự phối hợp kinh
doanh giữa hai ngành Du lịch và Hàng không. Khách du lịch đường bộ và
đường biển vào Việt Nam phát triển nhanh cả về số lượng, tốc độ tăng trưởng
cũng như thị phần. Tuy nhiên, đây là những thị trường có khả năng chi tiêu
thấp, ngày lưu trú ngắn… nên đóng góp cho tổng thu nhập của ngành còn hạn
chế. Sự biến động của các thị trường này ảnh hưởng rất nhỏ đến hiệu quả kinh
doanh của ngành du lịch.
1.2. Sự phù hợp giữa các chương trình du lịch với nhu cầu thị trường:
Qua các thống kê của báo du lịch cho thấy, hầu hết các chương trình du
lịch được đem ra quảng cáo, bán hiện nay đều chưa đáp ứng được những nhu
cầu cụ thể của du khách. Các chương trình đó đơn thuần chỉ là những chương
trình được tạo ra để trưng bày, để chào mới. Thị trường khách nói chung chưa
được xem xét, nghiên cứu một cách kỹ càng. Chính vì vậy các chương trình du
lịch được thiết kế chưa sát với nhu cầu thị trường. Dưới đây là một số ý kiến
của khách đi du lịch ở Việt nam:
* Một khách nước ngoài đi Tour xuyên việt 10 ngày do công ty Deithelm Travel
Việt nam tổ chức, ông nói rằng:
- Ông hài lòng về chất lượng và phong cách phục vụ
- Thời gian của chương trình quá ngắn
- Một số điểm như Hà nội, Hạ Long không đủ thời gian để tham quan và tìm
hiểu
- Ông góp ý: với chương trình 10 ngày nên tạo những điểm nhấn quan trọng,
không nên chia số ngày đều nhau cho mỗi điểm mà nên dành nhiều thời
gian hơn cho các điểm du lịch đẹp, hấp dẫn.

(Tuần báo Du lịch số 24 (189)ngày 15/6/2001)
* Thêm một ý kiến khách cho các chương trình du lịch cuối tuần ngắn ngày cho
khách nội địa: Về cơ bản, các chương trình du lịch cuối tuần thuận tiện cho
khách du lịch công sở và trường học. Đối với các đối tượng khác thì các
chương trình này thường không được coi là phù hợp, bởi vì với đối tượng
khách này:
- Họ thường đi nghỉ cùng gia đình, bạn thân cho nên họ không thích đi ghép
đoàn, họ thích tự do hơn về thời gian và tham quan
- Họ thường đi tự túc vì đã theo tour là phải theo tập thể, theo những quy định
chung của chương trình về ăn ngủ, nghỉ...
- Các điểm du lịch và chương trình du lịch của các công ty tương đối giống
nhau nên tạo cảm giác nhàm chán
- Đối với khách Việt đi tour 2 ngày thì chưa thoả mãn, thừa thời gian, còn 1
ngày thì các sản phẩm, dịch vụ còn đơn điệu.
(Tuần báo Du lịch số 23 (188) ngày 8/6/2001)
Từ những nhận xét của khách, ta thấy rằng nội dung các chương trình còn
chưa phù hợp với thời gian của chương trình. Một số chương trình thừa thời
gian, tạo cho khách cảm giác nhàm chán, ngược lại, một số chương trình thì quá
ít thời gian để tham hết các điểm... Có thể kết luận: Các chương trình du lịch ở
nước ta chưa phong phú và đa dạng, nhiều sản phẩm du lịch mang tính đơn điệu
và lặp lại, nội dung chương trình chưa có sự đổi mới để tạo yếu tố hấp dẫn, nội
dung nghèo nàn và chương trình thường bị cắt khúc giữa các vùng, chất lượng
dịch vụ chưa tương xứng với giá cả, các chương trình chậm đổi mới do vậy
chưa bám sát được nhu cầu thực tế của thị trường.
II. TÌNH HÌNH KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY
1. Tình hình chung:
Hiện trên cả nước có 14 Sở du lịch, 47 Sở thương mại du lịch,trên 1000
doanh nghiệp lữ hành thuộc mọi thành phần, trong đó có 108 doanh nghiệp lữ
hành quốc tế, 150 nghìn lao động trực tiếp, 3000 lao động gián tiếp trong ngành

du lịch, 13 trường và trung tâm dạy nghề khách sạn, 9 trường đại học có khoa
Du lịch. [5]
Hầu hết các hoạt động lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp là việc đón
khách nước ngoài vào Việt nam để du lịch, trước đây chủ yếu là du khách các
nước gần kề hoặc có quan hệ với Việt nam, đến nay Việt Nam đã đón được rất
nhiều khách từ khắp các châu lục do Việt nam mở rộng quảng bá về Du lịch.
Các doanh nghiệp quốc doanh kinh doanh du lịch quốc tế vẫn chiếm ưu
thế, thu nhập tăng đều mỗi năm vừa hoàn thành nộp ngân sách Nhà nước vừa
tăng thu nhập cho nhân viên. Ngoài ra, các doanh nghiệp này còn đầu tư vốn,
mở rộng trang thiết bị, đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng
dịch vụ... Tuy nhiên, so với tốc độ phát triển các ngành khác, ngành du lịch
quốc tế có phần tăng trưởng chậm hiệu quả kinh tế chưa cao, lợi nhuận không
ổn định, mặc dù chất lượng quản lý đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa
đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp lữ hành quốc tế nước ngoài.
Trong nền kinh tế thị trường, ngành dịch vụ phát triển khá nhanh, đặc biệt
là dịch vụ du lịch. Đầu những năm 90, doanh nghiệp lữ hành mọc lên như nấm,
một số công ty sản xuất quốc doanh cũng tham gia kinh doanh lĩnh vực này.
Một số công ty nhà nước đứng ra bảo trợ cho một số công ty tư nhân mở văn
phòng du lịch và được coi như một chi nhánh của công ty. Các cửa hàng ăn
uống, shop bán lưu niệm xuất hiện ngày càng nhiều, phần lớn là để đáp ứng nhu
cầu ngày một cao của người Việt Nam và khách nước ngoài.
Tuy nhiên, cho một mục tiêu lâu dài, sự quản lý không chặt chẽ sẽ gây ra
những ảnh hưởng không tốt cho hoạt động du lịch cả nước. Nhiều công ty nhỏ
và văn phòng du lịch vì không đủ kinh nghiệm mở rộng và khai thác thị trường,
không đủ sức cạnh tranh với các công ty chuyên môn lớn nên đã hạ giá thành
kéo theo chất lượng dịch vụ kém, rút ngắn thời gian thực hiện tour và gây ra
một tâm lý mất tin tưởng ở du khách. Khi đến mùa du lịch, tình trạng “chiến
tranh giá cả” đã xảy ra, gây ra ảnh hưởng xấu cho uy tín của ngành Du lịch Việt
Nam và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của lữ hành quốc tế. Nhiều doanh
nghiệp Nhà nước bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đã giúp các doanh nghiệp lữ

hành nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân không được phép kinh doanh lữ hành
quốc tế trốn thuế, thậm chí một số văn phòng du lịch và thương mại nước ngoài
không được phép kinh doanh du lịch cũng tham gia kinh doanh.
Trong những năm qua, quản lý trong ngành du lịch chưa tốt và hoạt động
du lịch cũng chưa xứng với tiềm năng, song lực lượng lao động du lịch cũng
tăng đáng kể. Thống kê ở bảng dưới đây cho thấy sự tăng trưởng mạnh về
nguồn lao động ở Du lịch Việt nam
81.760
98.700
120.000
130.000
135.000
150.000
0
30.000
60.000
90.000
120.000
150.000
180.000
1995 1996 1997 1998 1999 2000
Nguån: ViÖn NCPT Du lÞch - 2001
Lao ®éng trong ngµnh du lÞch giai ®o¹n 1995 - 2000
Trong những năm gần đây, do sức cạnh tranh của thị trường, việc đào tạo
và bồi dưỡng nhân viên cho du lịch, đặc biệt là các công ty liên doanh đòi hỏi
chất lượng cao. Do chiến lược phát triển tổng thể của Tổng cục Du lịch Việt
Nam nên nguồn nhân lực cho du lịch rất dồi dào, tuy nhiên vẫn thiếu nhân viên
có trình độ thực sự cao cấp. Nguồn nhân lực du lịch ở trình độ cơ sở chiếm
khoảng 85%. Đây cũng là một mặt kém sức hấp dẫn du khách nước ngoài. Hầu
hết các doanh nghiệp đào tạo nhân viên bằng cách thuê giáo viên du lịch giảng

dạy ngắn hạn, nên nhân viên thường thiếu kỹ năng phục vụ ở mức độ cao.
Hầu hết các công ty kinh doanh lữ hành thiếu những nhà quản lý tốt. Quản
lý ở đây thường do kinh nghiệm lâu năm được đề bạt, họ có kinh nghiệm, kiến
thức thực tế nhưng thiếu trình độ quản lý.
Một dự án nghiên cứu được tiến hành ở một số công ty du lịch lớn: Công
ty Du lịch Hà nội, Công ty dịch vụ và du lịch Hà nội, Công ty hướng dẫn và
điều hành du lịch, Công ty Du lịch Sài Gòn, công ty Thương mại và Du lịch
Bến Thành cho thấy những người quản lý đã qua đào đạo quản lý chuyên môn
chỉ chiếm khoảng 20%, số còn lại được đào tạo qua các khoá ngắn hạn từ 1 đến
2 tháng. Thực tế khoá đào tạo ngắn như vậy trình độ của họ không được nâng
cao bao nhiêu. Đây là thực trạng chung của các doanh nghiệp Nhà nước.
Trong cả nước hiện nay có khoảng 2.850 hướng dẫn viên du lịch được cấp
thẻ hướng dẫn, trong đó chỉ 50% là thẻ chính thức, còn lại là loại thẻ tạm thời.
Hướng dẫn viên được đào tạo qua đại học chiếm 70%. Họ có khả năng giao
dịch với du khách bằng một số ngoại ngữ phổ thông. Tuy nhiên, họ thiếu hiểu
biết về lịch sử, văn hoá, địa lý... Vì thế số hướng dẫn được đánh giá cao còn hạn
chế. Chất lượng hướng dẫn viên tuy có đủ về số lượng và đáp ứng được nhu cầu
trung bình của du khách, nhưng xét về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp thì
chưa đủ để đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi cao của khách sang trọng. Hơn nữa,
nhiều sinh viên tốt nghiệp các trường khác như luật, văn hoá, ngoại ngữ, kinh
tế... chưa xin được việc làm đúng sở trường, họ chỉ cần thông thạo ngoại ngữ
một chút là có thể xin làm hướng dẫn tạm thời. Chính vì vậy mà lực lượng làm
du lịch dồi dào nhưng đáp ứng được như yêu cầu là không nhiều. Đây cũng là lý
do làm chất lượng tour bị giảm sút.

×