CHƯƠNG III GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THANH TOÁN KHÔNG
DÙNG TIỀN MẶT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG
3.1. Định hướng phát triển của chi nhánh Ngân hàng Công
thương Chương Dương
Theo phương châm “ Phát triển – An toàn - Hiệu quả” của Ngân hàng
công thương Việt Nam , Ngân hàng công thương Chương Dương đã đề ra mục
tiêu và nhiệm vụ công tác 2008 như sau:
3.1.1 Mục tiêu
Tập trung chỉ đạo công tác kinh doanh , bám sát định hướng , nhiệm vụ
của ngân hành công thương Việt Nam , đưa hoạt động của chi nhánh đi dúng
hướng đạt được mục tiêu đề ra :
_ Nguồn vốn huy động tăng 20% - 25% so với năm 2007
_Dư nợ cho vay tăng 10% -15% so với năm 2007
_Lợi nhuận hạch toán nội bộ tăng 5% so với kế hoạch
_Duy trì mức nợ quá hạn ở mức dưới 3% tổng dư nợ
3.1.2 Những nhiệm vụ chủ yếu
Để đạt được những mục tiêu đề ra , chi nhánh ngân hàng công thương
Chương Dương đã đề ra các nhiệm vụ chủ yếu sau:
_Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn . Chú trọng khai thác
nguồn vốn dài hạn để cho vay trung , ngắn hạn . Chủ động nắm bắt tình hình
phát triển kinh tế trên địa bàn , diễn biến cung cầu vốn trên thị trường để có
phương án huy động vốn thích hợp . Áp dụng chính sách khách hàng linh hoạt
trong khuôn khổ cho phép của Ngân hàng công thương Việt Nam , Nhất là
chính sách ưu đãi đối với những khách àng có số dư tiền gửi , tiền vay lớn . Chú
trọng phong cách giao dịch văn minh của cán bộ ngân hàng để tạo ấn tượng tốt
đẹp với khách hàng
_ Tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ với các khách hàng truyền thống
, cho vay không phân biệt thành phần kinh tế . Chú trọng cho vay tiêu dùng ,
cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ , khách hàng là cá nhân . Không tạp trung
đầu tư vào một số doanh nghiệp lớn . Từng bước cơ cấu lại khách hàng vay vốn
bằng cách tăng cường tiếp thị thu hút khách hàng mới có phương án sản xuất
kinh doanh hiệu quả để đầu tư vốn .
_ Tiếp tục bám sát chương trình cơ cấu lại nợ theo chủ trương của ngân
hàng nhà nước và hướng dẫn của ngân hàng công thương Việt Nam , tranh thủ
sự ủng hộ và phân phối chặt chẽ của chính quyền địa phương và các cơ quan
chức năng trong việc xử lý tài sản để thu hồi nợ tồn đọng , bằng mọi biện pháp
tích cực để thu hồi nợ quá hạn , khó đòi , phấn đấu hạ tỷ lệ nợ khó đòi thời điểm
cuối năm 2008 xuống dưới 3%
_ Cần hoàn thiện hơn nữa chương trình INCAS . Có phương án triển khai
nối mạng giao dịc với khách hàng lớn , nhằm cập nhật thông tin giao dịch với
khách hàng . Tăng cường khảo sát , lắp đặt thêm máy ATM tại những địa điểm
thích hợp đi đôi với việc tuyên truyền quảng cáo rộng rãi việc sử dụng ATM và
các dịch vụ ngân hàng điện tử để các dịch vụ ngân hàng mới trở nên quen thuộc
đối với mọi đối tượng khách hàng.
_ Tăng cường công tác kiểm tra , kiểm soát nội bộ , kiểm tra chuyên sâu
các nghiệp vụ kế toán , tín dụng thanh toán quốc tế , nguồn vốn .
_ Tăng cường đào tạo và đào tạo lại trình độ nghiệp vụ cho cán bộ , trong
đó chú trọng nghiệp vụ giao dịch theo chương trình hiện đại hoá ngân hàng ,
nghiệp vụ kiểm soát , nghiệp vụ tín dụng , vi tính , ngoại ngữ , các dịch vụ ngân
hàng mới , nhằm nâng cao năng lực trình độ của cán bộ trực tiếp giao dịch với
khách hàng , đáp ứng yêu cầu phát triển công nghệ cao.
_ Chăm lo đời sống cán bộ nhân viên , phối hợp chặt chẽ và phát huy tốt
vai trò của tổ chức đoàn thể . Thường xuyên phát động phong trào thi đua gắn
với nhiệm vụ kinh doanh nhằm động viên toàn thể cán bộ công nhân viên hoàn
thành tốt nhiệm vụ kinh doanh năm 2008
Trên cơ sở những yêu cầu đổi mới và phát triển của nền kinh tế thị trường
. Từ năm 1990 đến nay các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã được
cải tiến , bổ sung , sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới . Nhiều công cụ thanh
toán được áp dụng , mạng lưới thanh toán được mở rộng . Việc đổi mới công
nghệ ngân hàng thể hiện hệ thống máy tính cùng thiết bị được trang bị ở hầu hết
các hệ thống ngân hàng . Việc ứng dụng tin học vào công tác thanh toán đã
mang lại hiệu quả cao , tốc độ thanh táon không không dùng tiền mặt nhanh hơn
, chính xác , an toàn hơn .
3.2. Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi
nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương
3.2.1 Những cơ hội và thách thức khi các ngân hàng thương mại tham gia
vào lộ trình WTO
Thực hiện những cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng trong Hiệp định
thương mại Việt – Mỹ và đàm phán gia nhập WTO đã và đang đặt ra cho hệ
thống ngân hàng thương mại VN những thách thức vô cùng to lớn. Trong đó,
ngân hàng là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập WTO của VN, đến
năm 2010 lĩnh vực ngân hàng sẽ mở cửa hoàn toàn các dịch vụ cho khối ngân
hàng nước ngoài. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã và sẽ tác động
trực tiếp đến hệ thống NHTM VN qua việc cho phép các ngân hàng có vốn đầu
tư nước ngoài và những ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại VN và
được đối xử theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc. Khi đó, các quốc gia nằm
trong khuôn khổ các hiệp định sẽ đều có cơ hội để tham gia vào thị trường tài
chính – ngân hàng VN.
*Những cơ hội
_Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng vị thế của ngân hàng Việt Nam, nhất
là trên thị trường tài chính khu vực
_Có cơ hội khai thác và sử dụng hiệu quả lợi thế của các hoạt động ngân
hàng hiện đại đa chức năng , có thể sử dụng vốn , công nghệ, kinh nghiệm quản
lý từ các ngân hàng xà các nước phát triển.
_Nhờ hội nhập quốc tế, các ngân hàng trong nước sẽ tiếp cận được với thị
trường tài chính thế giới dễ dàng hơn, hiệu quả tăng lên trong sử dụng và huy
động vốn. Các ngân hàng trong nước sẽ phản ứng nhanh nhạy, điều chỉnh linh
hoạt hơn theo tín hiệu của thị trườngủtong nước và quốc tế nhằm tối đa hoá lợi
nhuận và giảm thiểu rủi ro.
_Hội nhập còn tạo ra động lực thúc đẩy trong việc nâng cao tính minh
bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam
*Những thách thức
Theo kết quả khoả sát theo chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc
(UNDP) phối hợp cùng bộ kế hoạchvà đầu tư thực hiện thì có 42% doanh
nghiệp và 50% người dân được hỏi đều trả lời rằng :Khi mở của thị trường tài
chính họ sẽ lựa chọn vay tiền từ các ngân hàng nước ngoài chứ không phải là
của ngân hàng trong nước, và có 50% doang nghiệp và 62% người dân cho rằng
sẽ lựa chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền vào. Với năng lực cạnh tranh
dưới mức trung bình (chỉ đạt 4/10 điểm) ,các ngân hàng trong nước sẽ phải đối
mặt với những thách thức sau :
_Các ngân hàng trong nước sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về khách hàng
trong nước và hêệ thống kênh phân phối .Rủi ro đến với hệ thống ngân hàng
trong nước tăng lên do các ngân hàng nước ngoài nắm quyền kiểm soát một số
tổ chức trong nước thông qua hình thức góp vốn mua cổ phần.
_Hội nhập làm tăng các giao dịch vốn đồng thời cũng làm tăng rủi ro của
hệ thống ngân hàng trong khi cơ chế qiản lý và hệ thống thông tin giám sát của
ngân hàng Việt Nam chưa thật tốt, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.
_Việc mở của thị trường tài chính cho các ngân hàng nước ngoài gia nhập
thị trường trong nước làm tăng thêm các đối thủ cạnh tranh có ưu thế về năng
lực tài chính , khả năng cạnh tranh trình độ công nghệ và quản lý kinh doanh
hơn hẳn các ngân hàng Việt Nam.
_Với những cam kết cắt giảm thuế quan và xoá bỏ chính sách bảo hộ của
nhà nước sẽ lằm tăng cường độ cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Một số doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính và nguy cơ gia tăng nợ quá
hạn là khó tránh khỏi cho các ngân hàng Việt Nam.
Có thể nói rằng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang đứng
trước những cơ hội to lớn cho sự phát triển của mình, song những thách thức và
yếu kém kể trên chắc sẽ gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam. nếu không có những cải cách thích hợpvà đồng bộ với tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế.
3.2.2 Kinh nghiệm mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại các nước
khác
Những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, việc ứng dụng CNTT
vào hoạt động thanh toán rất được coi trọng, có tác động mạnh mẽ, thúc đẩy sử
dụng các phương tiện thanh toán KDTM, giảm tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt
trong nền kinh tế.
- Tại Đức, trong lĩnh vực mở và sử dụng tài khoản cá nhân, sau khi kết
thúc chiến tranh Thế giới thứ II, đặc biệt là từ khi thống nhất nước Đức, kinh tế
của họ được phục hồi và phát triển nhanh, đạt được những tiền đề quan trọng về
thu nhập bình quân đầu người, về luật pháp, về công nghệ và mật độ ngân hàng.
Vì vậy việc cải tạo, xoá bỏ tập quán dùng tiền mặt trong thanh toán của dân cư
thực hiện tương đối dễ dàng, nhanh chóng: trong một ngày đã đồng loạt chuyển
toàn bộ công việc trả lương của các doanh nghiệp, cơ quan vào tài khoản cá
nhân do ngành ngân hàng đảm nhiệm. Đây là biện pháp hành chính, manh tính
bắt buộc đối với mọi người dân phải có nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ chung của
đất nước.
Séc là một trong những phương tiện thanh toán KDTM được khách hàng
sử dụng phổ biến nhất so với các phương tiện khác, bởi nó có những ưu điểm,
lợi thế riêng và được thực hiện theo luật. Luật Séc được xây dựng trên cơ sở
Công ước Thế giới về Séc ban hành năm 1933. Hiệp hội ngân hàng là tổ chức
phi Chính phủ, được phép ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ ngân
hàng, trong đó có quy trình thanh toán bằng séc giữa các chi nhánh ngân hàng
thương mại khác hệ thống và khác địa phương.
Ngân hàng Trung ương hoặc Hiệp hội ngân hàng có nhiệm vụ tổ chức các
Trung tâm xử lý và thanh toán séc. Mỗi trung tâm được tổ chức thành hai bộ
phận, một bộ phận xử lý séc trong hệ thống, một bộ phận xử lý séc ngoài hệ
thống và khác địa phương. Quy trình tiếp nhận, xử lý và luân chuyển séc rất
khoa học, chặt chẽ, thực hiện trên mạng máy tính thông qua việc truyền, nhận
các bản chụp tờ séc giữa các ngân hàng liên quan với độ bảo mật cao. Hiện nay
Hiệp hội ngân hàng đã tổ chức thanh toán séc bằng điện tử, rất nhanh chóng,
chính xác.
- Tại Hàn Quốc, thanh toán bằng tiền mặt chiếm tỷ lệ khoảng 20% trong
tổng phương tiện thanh toán, thanh toán KDTM chiếm 80%. Có được kết quả
trên là do Hàn Quốc hoạch định được chiến lược tổng thể, dài hạn; đã xây dựng
và tổ chức quản lý, vận hành được hệ thống thanh toán và các phương tiện
thanh toán dựa trên nền tảng cơ sở pháp lý đồng bộ gồm Luật hối phiếu, Luật
kinh doanh thẻ tín dụng, Luật séc cùng một số luật chuyên biệt điều chỉnh về
lĩnh vực thanh toán. Hàn Quốc đã xây dựng Trung tâm thanh toán bù trừ đầu
tiên tại Seoul, do cơ quan Thanh toán bù trừ và viễn thông tài chính Hàn Quốc
(KFTC) trực tiếp vận hành, đến năm 1995 có 50 trung tâm trên toàn quốc. Tham
gia vào hệ thống này là ngân hàng Trung ương và những ngân hàng lớn cùng
một số tổ chức phi tài chính. Tại các Trung tâm thanh toán bù trừ, các phương
tiện séc, hối phiếu… được thanh toán bù trừ cho nhau bằng các nghiệp vụ với
sự hỗ trợ đắc lực của mạng máy tính.
Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động ngân hàng, nhất là trong lĩnh vực
thanh toán được ngân hàng Trung ương rất quan tâm, thành lập Vụ Công nghệ
thông tin, có các phòng chuyên môn để quản lý, vận hành, bảo trì máy tính và
hệ thống thông tin. Hiện nay, tại trung tâm chính có các máy Mainframe và máy
chủ Server với hệ điều hành UNIX và Windows 2000, XP… hệ quản trị cơ sở