PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP DUY TRÌ MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÁN NHÂN TẠO CỦA CÔNG TY
CHẾ BIẾN VÁN NHÂN TẠO.
1-/ Phương hướng, mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh duy trì và mở
rộng thị phần của Công ty chế biến ván nhân tạo.
a, Phương hướng.
Công ty chế biến ván nhân tạo cũng như tất cả các đơn vị kinh tế khác hoạt
động trong nền kinh tế thị trường luôn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố. Các
yếu tố đó tạo thành môi trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Với chính sách đổi mới, Việt Nam đã từng bước hoà nhập với nền kinh tế
thế giới và khu vực. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của các nước
ASEAN để thực hiện mậu dịch tự do (AFTA) vào năm 2003, gia nhập tổ chức
thương mại thế giới (WTO) và diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình
Dương (APEC). Và năm 2002 là năm có nhiều thách thức đối với nền kinh tế
Việt Nam nói chung và với ngành chế biến lâm sản nói riêng. Trong đó có Công
ty chế biến ván nhân tạo.
Từ những khó khăn gần như ở tình trạng ngừng hoạt động Công ty chế
biến ván nhân tạo đã từng bước vượt qua những khó khăn nhất là khi chuyển
đổi sang cung cách hoạt động sang một môi trường mới - nền kinh tế thị trường.
Công ty chế biến ván nhân tạo đã từng bước khẳng định vị trí của mình là một
doanh nghiệp đi đầu trong ngành, Công ty đã đưa ra phương hướng sản xuất
kinh doanh trong những năm tới. Công ty tiếp tục tìm thị trường mới duy trì và
phát triển thị phần của Công ty trên thị trường ván nhân tạo, tạo được uy tín của
khách hàng, tiếp tục đổi mới cơ chế sản xuất kinh doanh tập trung đẩy mạnh sản
xuất kinh doanh có hiệu quả đảm bảo kết quả sản xuất kinh doanh có lãi để có
khả năng hoàn trả được cả gốc lẫn lãi của vốn vay. Hơn thế nữa Công ty cần
phải trả càng nhanh càng tốt vì tốc độ cạnh tranh của ván nhân tạo kể cả ván
trang trí bề mặt, đồ mộc ván nhân tạo trên thị trường ngày càng khốc liệt, mỗi
một ngày giá thành sản phẩm càng đắt, hàng hoá bán ra ngày càng hạ đặc biệt là
khó khăn đối với Công ty là phải cạnh tranh hàng nhập có chất lượng cao, giá
hạ. Công ty cần phải tiếp tục đào tạo, bổ sung đội ngũ lao động có tay nghề cao
để nâng cao chất lượng sản phẩm tăng cường tham gia các hiệp hội kinh tế, liên
doanh liên kết với các Công ty nước ngoài để học hỏi được kinh nghiệm về
quản lý, sản xuất kinh doanh...
b, Mục tiêu cần đạt được trong những năm tới của Công ty để chế biến ván
nhân tạo.
Trong thời gian qua, Công ty đã có những bước tiến vượt qua những khó
khăn mà tưởng như không thể giữ vững được vị trí của mình trên thị trường tiêu
thụ ván nhân tạo trong lúc có sự cạnh tranh gay gắt của ván nhân tạo ngoại nhập.
Để phát triển hơn nữa Công ty đã có kế hoạch sản xuất với các mục tiêu cụ thể sau.
- Về sản xuất:
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra với khu vực nói chung
và với nền kinh tế nói riêng trong đó có Công ty chế biến ván nhân tạo, cùng
với sự nhập lậu tràn lan của hàng ngoại nhập bằng nhiều con đường khác nhau.
Vì thế sản lượng hàng năm giảm dần. Hiện nay Công ty đưa ra mục tiêu cao
hơn nâng sản lượng sản xuất tiêu thụ từ 1621,8 m
3
ván dăm vào năm 2001 lên
4500 vào những năm tiếp theo và từ 866,2 m
3
ván sợi ép, vào năm 2001 lên
2000 m
3
vào những năm tới gấp 3 lần so với năm 2001.
- Về doanh thu:
Trong mấy năm qua vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng mạnh tới quá trình tiêu thụ
sản phẩm nên doanh thu đạt thấp. Những năm tới đây, khi đã chiếm lại được thị
phần của mình Công ty đặt ra mục tiêu với doanh thu từ 14 tỷ đồng đến 15 tỷ
đồng.
- Về giá thành sản phẩm:
Công ty tiếp tục tiến hành phát động phong trào tự giác, nâng cao năng
suất lao động, tự chủ trong mọi khâu sản xuất để phấn đấu cùng giảm giá thành
sản phẩm từ 5% - 10% trên một đơn vị sản phẩm. Tiếp tục áp dụng các biện
pháp để chống lỗ, sản xuất ổn định, kinh doanh có lãi.
2-/ Một số biện pháp cơ bản nhằm duy trì mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm của Công ty chế biến ván nhân tạo.
Trong điều kiện hiện nay, Công ty phải cạnh tranh trực tiếp với hàng ngoại
nhập tràn lan có chất lượng cao, giá rẻ và với các sản phẩm thay thế. Do vậy để
tồn tại và phát triển Công ty đã và đang hết sức coi trọng công tác duy trì và mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Để thực hiện được các mục tiêu trên Công ty cần thực hiện một số giải
pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dưới đây:
a, Tăng cường các hoạt động nghiên cứu thị trường và dự báo thị trường.
Như phân tích ở trên hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty trong
thời gian còn nhiều mặt yếu kém và chưa được tổ chức đồng bộ, chặt chẽ, các
hình thức thu nhập thông tin còn quá ít. Để khắc phục tình trạng này Công ty
nên:
- Tuyển dụng những cán bộ có năng lực, chuyên môn sâu về nghiên cứu thị
trường.
- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường dưới nhiều hình thức hơn
nữa: nghiên cứu qua tài liệu sách báo, niên giám thống kê, qua các cuộc phỏng
vấn khách hàng trực tiếp qua hội nghị khách hàng, qua điều tra, qua các hội chợ
triển lãm, qua các cuộc bình chọn, qua bạn hàng, thăm dò khách hàng của đối
thủ cạnh tranh, qua người bán hàng.
- Quản lý chặt chẽ các nguồn thông tin giữa đại lý, chi nhánh, gửi báo cáo
hàng tháng về tình hình tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần cử
các chuyên viên của mình xuống địa bàn để khảo sát và đánh giá tình hình thực
tế. Nhất là phải cử cán bộ thị trường vào các tỉnh phía Nam và các thị trường
nông thôn.
- Cần có sự phân đoạn thị trường cho từng loại sản phẩm, điều này làm cho
công tác nghiên cứu thị trường đảm bảo hiệu quả hơn.
Về công tác dự báo thị trường, Công ty một mặt phải sử dụng triệt để các
kết quả hoạt động nghiên cứu thị trường, mặt khác phải áp dụng các công cụ dự
báo định lượng để phân tích xu hướng vận động của nhu cầu thị trường. Từ đó
giúp cho Công ty định hướng được phương thức sản xuất và tiêu thụ một cách
chính xác hơn.
b, Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty có hiệu quả hay không phụ thuộc
vào sức cạnh tranh của sản phẩm. Nói cách khác, sản phẩm của Công ty có
được thị trường chấp nhận hay không. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản
phẩm cùng loại với sản phẩm của Công ty đa phần là các loại ván nhân tạo được
nhập một cách tràn lan từ các nước trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia,
Philippin... Vì thế Công ty cần phải làm một số việc sau đây để nâng cao sức
cạnh tranh của sản phẩm.
- Lựa chọn nguồn nguyên nhiên vật liệu có chất lượng cao.
Công ty Cửa hàng
Khách hàng
Công ty Đại lý chi nhánh
Khách hàng
- Thay đổi các công nghệ cũ bằng các công nghệ sản xuất mới để từ đó
nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, hạ giá thành sản
phẩm, nâng cao chất lượng.
- Không ngừng cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm cho phù hợp với
từng khu vực.
- Tăng cường tìm kiếm các đối tác liên doanh để từ đó cho ra đời những
sản phẩm mới, có sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
c, Tổ chức và quản lý có hiệu quả mạng lưới tiêu thụ.
Về mạng lưới tiêu thụ của Công ty có thể phân ra làm hai kênh phân phối
chủ yếu.
Kênh 1:
Kênh 2:
Kênh 1:
Là loại kênh đang được Công ty khuyến khích phát triển nhanh nhằm mở
rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Loại kênh này giúp Công ty tận dụng được
cơ sở vật chất của các cửa hàng, tạo điều kiện chuyên môn hoá sản xuất quay
vòng vốn. Tuy vậy, hiện nay loại kênh này chưa phát huy được tác dụng của nó.
Một mặt do Công ty mới chỉ chú trọng đến việc mở rộng số lượng mà chưa
quan tâm đến hiệu quả hoạt động của các cửa hàng này, nên đôi khi khó kiểm
soát được hoạt động của các cửa hàng đặt ở xa Công ty. Do vậy để nâng cao
hiệu quả của kênh tiêu thụ này, Công ty cần làm một số việc sau đây.
- Tăng cường thêm hệ thống cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm ở các
trục đường lớn, có lượng người và xe cộ đi lại đông như Đường Giải Phóng,
Cầu Giấy và ở các đường khác...
- Uỷ quyền cho các cửa hàng bán sản phẩm trong các cửa hàng bán buôn,
ký hợp đồng tiêu thụ với khối lượng lớn.
- Ngoài ra, Công ty nên trực tiếp liên hệ với các doanh nghiệp có nhu cầu
sử dụng sản phẩm ván nhân tạo để có được các hợp đồng dài hạn.
Kênh 2:
Đây là kênh Công ty sử dụng chưa tốt, chưa phát huy được tác dụng của
loại kênh này. Cụ thể là kênh này Công ty bán hàng phải qua một số trung gian
và thường phải bán với khối lượng lớn. do vậy để hoàn thiện thêm kênh 2 Công
ty cần làm một số việc sau:
- Tăng cường công tác thẩm tra tình hình hoạt động của các đơn vị tổ chức
cá nhân xin làm đại lý về tài chính, năng lực phân phối hàng hoá, uy tín...
- Tăng cường đội ngũ cán bộ, quản lý chặt các chi nhánh đại lý lớn, tránh
để tình trạng bị lợi dụng uy tín của Công ty để làm ăn phi pháp hoặc không thực
hiện các cam kết đối với Công ty.
- Ngoài các biện pháp quản lý hành chính, Công ty nên có các chế độ ưu
đãi một cách linh hoạt đối với các đại lý nhằm khuyến khích họ làm tốt hơn
công tác của mình, phát huy được năng lực bản thân, phù hợp với mục tiêu thị
trường của Công ty.Trong một số trường hợp cần thiết có thể uỷ quyền cho các
đại lý trong việc xử lý các tình huống theo cách riêng của họ có lợi cho Công ty.
Ngoài việc tổ chức và quản lý tốt hơn kênh tiêu thụ trên thì Công ty cần
phải làm một số việc sau để từng bước nâng cao hiệu quả của mạng lưới tiêu thụ
nói riêng và hoạt động tiêu thụ nói chung, hay nhằm duy trì và mở rộng thị
trường tiêu thụ của Công ty.
+ Không ngừng mở rộng mạng lưới tiêu thụ ra cácvùng nông thôn. Điều
này làm cho Công ty vừa mở rộng được thị trường vừa tránh được sự cạnh tranh
của các đối thủ ở các thị trường thành thị.
+ Nâng cấp các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm nhất là về cơ sở vật
chất, trang thiết bị bán hàng sao cho xứng với vị trí và uy tín của Công ty.
+ Tăng cường các phương thức bán hàng và các phương thức thanh toán,
tạo điều kiện cho mọi khách hàng mua được hàng. Bên cạnh các phương thức
bán buôn bán lẻ Công ty nên áp dụng các phương thức bán chịu, bán ký gửi, bán
trả góp...
d, Tăng cường hoạt động hỗ trợ cho tiêu thụ sản phẩm.