Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Thực trạng chất lượng cho vay của Ngân hàng VPBank Phòng Giao Dịch Hai Bà Trưng Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.09 KB, 23 trang )

Thực trạng chất lượng cho vay của Ngân hàng VPBank Phòng Giao
Dịch Hai Bà Trưng Hà Nội
2.1.Tổng quan về Ngân hàng VPBank - PGD Hai Bà Trưng Hà Nội
2.1.1 .Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng VPBank Hai Bà Trưng Hà Nội
Ngân hàng VPBank là tên giao dịch quốc tế của ngân hàng các Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh Việt Nam. Được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-CP
của Thống Đốc NHNN Việt Nam cấp ngày 12/08/1993 với thời hạn 99 năm. Ngân hàng
bắt đầu hoạt động từ ngày 04/09/1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày
04/09/1993.
Hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn đối với các tổ chức và dân cư. Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối
với các tổ chức và dân cư từ nguồn vốn của ngân hàng, kinh doanh ngoại hối, chiết
khấu thương phiếu hối phiếu và các chứng từ có giá khác. Cung cấp các dịch vụ giao
dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNNVN.
Vốn điều lệ hoạt động ban đầu là 20 tỷ đồng và hiện nay vốn điều lệ của VPBank
đã lên tới 1500 tỷ đồng ( tháng 7/2007 ). Hiện nay VPBank đã có hơn trên 90 chi nhánh
và PGD hoạt động tai hơn 34 tỉnh thành trên cả nước.VPBank là một ngân hàng kiên trì
thực hiện chiến lược bán lẻ. Phấn đấu trong một vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ
hàng đâu khu vực phía bắc và nằm trong 5 ngân hàng dẫn đầu NHTMCP trong cả nước.
Địa chỉ: Hội sở chính: Số 8-Lê Thái Tổ- Hà Nội
PGD Hai Bà Trưng được thành lập ngày 03/11/2003. Trước năm 2007 là chi
nhánh trực thuộc chi nhánh VPBank Hà Hội. Từ năm 2007 chuyển về trực thuộc chi
nhánh VPBank Đông Đô. Là một PGD vừa và nhỏ. Do được thành lập khá sớm đến nay
đã được gần 5 năm hoạt động(3/11/2003), Hoạt động đã có uy tín trên địa bàn và đã có
một lượng khách đáng kể, nằm trên địa bàn nhiều dân cư thuận lợi cho việc tiếp cận với
khách hàng là dân cư và tổ chức kinh tế tại địa bàn cũng như các địa bàn lân cận. Song
cũng do quy mô nhỏ mà PGD vẫn chưa đáp ứng được vốn vay của nhiều khách hàng
lớn và hoạt động tín dụng chủ yếu vẫn là cho vay các khách hàng truyền thống trên địa
bàn. Do vậy việc nâng cao chất lượng cho vay tại PGD là một vấn đề chiến lược giúp
PGD khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn cũng như đóng góp chung vào sự
lớn mạnh của toàn hệ thống ngân hàng VPBank.


Địa chỉ: 222A-Lò Đúc-Hai Bà Trưng-Hà Nội
2.1.2 .Quyền hạn và nghĩa vụ của PGD Hai Bà trưng Hà Nội
*Quyền tổ chức quản lý kinh doanh
Trong khuôn khổ các quy định của NHNN và ngân hàng VPBank dưới sự quản lý
trực tiếp của chi nhánh Đông Đô, PGD có quyền chủ động trong thực hiện tổ chức quản
lý kinh doanh nhằm mục tiêu kinh doanh và nhiệm vụ do chi nhánh cấp trên giao hoặc
uỷ nhiệm phù hợp với quy định của pháp luật.
Hợp tác với khách hàng trong quan hệ kinh tế, dân sự theo quy định của pháp luật.
Khới kiện các tranh chấp kinh tế dân sự liên quan đến hợp đồng của PGD.
Ký kết các văn bản thoả thuận, các hợp đồng kinh tế dân sự phục vụ mục đích kinh
doanh trong phạm vi hoạt động cảu PGD.
Yêu cầu khách hàng vay vốn cung cấp tài liệu thông tin về tình hình sản xuất
kinhdoanh và tài chính để xem xét cấp tín dụng, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của
khách hàng.
Từ chối các quan hệ tín dụng, các quan hệ kinh doanh khách hàng với khách hàng
nếu thấy quan hệ này trái với các quy định của pháp luật hoặc không đem lại hiệu quả
kinh tế cho PGD hoặc không có khả năng thu hồi vốn.
Trích lập và sử dụng các quỹ để phục vụ các yêu cầu kinh doanh theo yêu cầu của
Ngân hàng VPBank.
Phối hợp và hợp tác với các đơn vị thành viên của Ngân hàng VPBank trong hoạt
động huy động vốn, cho vay, thanh toán và các hoạt động khác.
*Nghĩa vụ tổ chức quản lý kinh doanh:
Thực hiện nghiêm túc các kế hoạch kinh doanh được giao và định hướng PGD đã
được ngân hàng VPBank phê duyệt. Triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chế
độ do ngân hàng VPBank ban hành trong các hoạt động.
Chịu sự kiểm tra, giám sát toàn diện của chi nhánh Đông Đô và Ngân hàng VPBank.
Sử dụng có hiệu quả , bảo toàn và phát triển vốn và các nguồn lực khác được giao để
thực hiện các mục tiêu kinh doanh và nhiệm vụ được cấp trên giao, chịu trách nhiệm về
tính chính xác của các báo cáo.
PGD có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản chế độ

kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định.
2.1.3 .Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các Phòng Ban
* Bộ máy tổ chức của PGD gồm: Trưởng Phòng (Giám Đốc) PGD và hai Bộ phận
Phòng ban ( bộ phận giao dịch – kho quỹ, bộ phận tín dụng (
Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PGD Hai Bà Trưng Hà Nội

Trưởng phòng
)Giám đốc PGD(
Bộ phận giao
dịch và kho quỹ
)Phó phòng kiêm
kế toán nội bộ
PGD(
Bộ phận tín dụng
)Phó phòng tín
dụng PGD(
Cơ cấu nhân sự được điều phối bởi chi nhánh cấp 1
- PGD hiện có 18 cán bộ nhân viên
- Có độ tuổi trung bình 28 tuổi
- Trình độ chuyên môn: 6 cán bộ trên đại học, còn lại trình độ đại học.
*Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban
- Quyền hạn và nhiệm vụ của trưởng phòng PGD: Trưởng phòng là người đại diện
theo uỷ quyền và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động của PGD, thực hiện công
tác quản lý hoạt động tai PGD trong phạm vi phân cấp quản lý, phù hợp với các quy
chế của NH VPBank. Trưởng phòng PGD phải chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc
, trước pháp luật về hoạt động kinh doanh, về các mục tiêu nhiệm vụ, về kết quả kinh
doanh cảu PGD.
-Quyền hạn và nhiệm vụ của các phó phòng PGD: Giúp trưởng phòng điều hành
hoạt động tại bộ phận theo sự phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Trưởng
phòng, trước pháp luật về kết quả công việc được phân công phụ trách. Các Phó phòng

đại diện ký kết các văn bản hợp đồng, chứng từ thuộc pham vi chức năng nhiệm vụ
hoạt đông của bộ phận mình phụ trách.
-Chức năng nhiệm vụ của Phòng tín dụng :
Thiết lập duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, tiếp thị tất cả các sản
phẩm dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng, trực tiếp tiếp nhận các thông tin phản
hồi từ khách hàng. Nhân hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ chuyển đến
ban phòng có liên quan để thực hiện theo chức năng.
Phân tích DN, khách hàng theo quy trình nghiệp vụ.
Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay, tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị chức
năng có liên quan. Sau đó quyết định trong hạn mức được giao hoặc trình duyệt các
khoản cho vay bảo lãnh tài trợ thương mại.
Quản lý hậu giải ngân ( kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện vay vốn của khách hàng )
giám sát liên tục các khách hàng vay về tình hình sử dụng vốn vay, thường xuyên trao
đổi với khách hàng để nắm vững tình trạng của khách hàng. Thực hiện cho vay, thu nợ
theo quy định. Sử lý, gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, chuyển nợ quá
hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ.
Thực hiện thẩm định các dự án cho vay và giám sát chất lượng khách hàng, xếp loại
rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá sếp hạng khách hàng.
Định kỳ kiểm tra giải ngân vốn vay và theo dõi việc sử dụng vốn vay từ khách hàng,
kiểm soát giám sát các khoản vay vượt mức việc trả nợ, giá trị tài sản đảm bảo và các
khoản vay đã đến hạn, hết hạn.
Phân tích tình hình kinh tế và tham gia xây dựng các chính sách tín dụng.
Quản lý danh mục tín dụng , quản lý rủi ro tín dụng.
-Chức năng nhiệm vụ của Phòng giao dịch –kho quỹ
Thực hiện giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ xin vay đã được phê duyệt
Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi, chuyển tiền, rút tiền của khách hàng,
cung cấp dịch vụ thẻ cho khách hàng.
Thực hiện giao dịch thu đổi mua bán ngoại tệ giao ngay trong quyền hạn được cho
phép.
Giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng

Tiếp nhận hồ sơ, thông tin phản hồi từ khách hàng.
Công tác kho quỹ được thực hiện bởi kế toán nội bộ, thực hiện các nhiệm vụ tiền tệ,
kho quỹ. Quản lý thhu chi tiền mặt, quản lý vàng bạc, kim loại quý, quản lý chứng chỉ
có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, thực hiện xuất nhập tiền mặt để đảm bảo thanh
khoản tiền mặt cho PGD. Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán ( Bảng cân
đối kế toán, báo cáo thu nhập, chi phí, báo cáo lưu chuyển tiền tệ..) của PGD. Thực
hiện kế toán thu chi nội bộ.
2.1.4 .Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VPBank PGD Hai Bà Trưng
Hà Nội
2.1.4.1 .Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng VPBank PGD Hai Bà Trưng Hà Nội
* Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh ( không quá 12 tháng (
* Cho vay trung dài hạn để mua sắm, đổi mới, nâng cấp, cải tạo tài sản cố định
* Cho vay trả góp mua nhà, sửa chữa nhá cửa, mua ô tô- xe máy, mua sắm các tài sản
hoặc phục vụ nhiều mục đích tiêu dùng khác.
* Cho vay hỗ trợ xuất nhập khấu với lãi suất ưu đãi.
* CHo vay thi công các công trình đầu tư xây dựng cơ bảndựa trên cam kết đảm bảo
thanh toán của chủ đầu tư.
* Cho vay cầm cố bằng chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung.
* Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán
* Cho vay mua cổ phiếu của các DN cổ phần hoá.
* Mua bán các giấy tờ có giá.
* Tham gia cho vay đồng tài trợ cùng với các tổ chức tín dụng khác.
* Dịch vụ tư vấn và bảo hiểm nhân thọ
* Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của khách hàng là cá nhân, hộ gia
đình, tổ chức kinh tế dưới nhiều hình thức phong phú.
- Tiền gửi bù lạm phát
- Tiết kiệm thường, tiết kiệm rút gốc linh hoạt
- Tiền gửi thanh toán thông thường
- Tiền gửi lãi suất bậc thang
- Tiền gửi siêu lãi suất

- Tiết kiệm VND bù trượt giá USD
- Huy động tiết kiệm VNĐ bảo đảm bằng USD
* Thực hiện bảo lãnh cho khách hàng:
- Bảo lãnh dự thầu
- Bảo lãnh thanh toán
- Bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu
- Bảo lãnh vay vốn
- Và các loại bảo lãnh khác
* Mở L/C nhập khẩu và các dịch vụ thanh toán hàng nhập khẩu
* Chi trả kiều hối và chuyển tiền giữa Việt Nam và các nước.
* Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union .
* Các dịch vụ ngân quỹ
- Kiểm định ngoại tệ, kiểm định tiền mặt, đổi tiền măt lấy ngân phiếu hoặc đổi ngân
phiếu lấy tiền mặt.
- Xác nhận số dư tài khoản
- Chi trả lương cho cán bộ nhân viên của các DN tại VPBank hoặc trực tiếp tại địa
chỉ do khách hàng chỉ định .
*Dịch vụ tư vấn đĩa ốc: Đây là dịch vụ mới được VPBank triển khai cho khách hàng
nhằm giúp cho khách hàng có các phương án tốt nhất để lựa chọn khi có nhu cầu mua,
bán hoặc hoàn thiện các thủ tục về nhà đất. VPBank sẽ cung cấp cho khách hàng tất cả
các thông tin về lĩnh vực đĩa ốc như :
- Dịch vụ giao bán cho thuê nhà, xưởng, văn phòng.
- Dịch vụ trung gian tìm mua, thuê nhà, xưởng, văn phòng.
- Dịch vụ pháp lý về nhà, đất: tư vấn pháp lý,tư vấn tài chính.
- Dịch vụ thanh toán mua, bán nhà đất qua VPBank
- Các dịch vụ khác về nhà đất:: Hợp thức hoá xây dựng nhà, mua bán, sang nhượng
nhà..…;
2.1.4.2 .Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Hai Bà Trưng thời gian qua.
a. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động mang tính chất truyền thống của mọi ngân hàng, đóng

vai trò ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn huy động được
giúp ngân hàng thực hiện nhiệm vụ là thủ quỹ của nền kinh tế. Nó là một công cụ điều
hành quan trọng giúp Ban Giám Đốc quản lý sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo vốn thanh
toán an toàn, hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng đó PGD Hai Bà Trưng luôn chú
trọng đến công tác huy động vốn .
Bảng 2.1.Tình hình huy động vốn của PGD
ĐV: triệu đồng
Huy động
vốn
31/12/200531/12/2006Tăng
trưởng so
với 2005
Năm 2007Tăng
trưởng so
với 2005
TG không
kỳ hạn
4.1293.9560.96%4.5331.1%
TG có kỳ
hạn
59.29398.3851.66%147.1022.48%
Tổng TG63.422102.3411.61%151.6352.39%
) Theo bảng cân đối kế toán 2006,2007 PGD Hai Bà Trưng(
Từ bảng trên cho thấy PGD Hai Bà Trưng có tôc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi khá
mạnh. Năm 2006 tăng so với 2005 tăng tới 61%, Năm 2007 Tăng so với năm 2005 tăng
tới 139%. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn huy động được tăng dần trong từng năm và
chiếm tỷ trọng rất lớn so với tổng nguồn tiền gửi huy động được. Thể hiện năm 2005
chiếm 93%, 2006 chiếm 96%, 2007 chiếm 97 % so với tổng nguồn tiền gửi huy động
được. Đây là nguồn vốn rất lợi thế nó đóng vai trò là một nguồn vốn đối ứng ổn định,
chi phí trả lãi thấp. Do kỳ hạn của nguồn vốn này xác định từ đó giúp ban lãnh đạo đưa

ra quyết định về quy mô hoạt động tín dụng và sử dụng hiệu quả nguồn tiền gửi huy
động được. Ngân hàng áp dụng lãi suất huy động tương đối cao, áp dụng lãi suất thực
dương với nhiều mức lãi suất tương ứng với các kì hạn tiền gửi khác nhau đáp ứng nhu
cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Từ ngày 18/2/2008 NH VPBank đã chính thức áp
dụng trên toàn hệ thống biểu lãi suất mới tăng rất mạnh ở các kì hạn 1,2,3,6,7,9 và 12
tháng với mức điều chỉnh tăng thấp nhất là 0,6 %/năm và cao nhất lên tới 1,02%/năm.
Cùng với việc tăng mạnh lãi suất huy động, từ ngày 18/2/2008 VPBank chính thức triển
khai sản phẩm huy động vốn hoàn toàn mới, khá đặc biệt " tiền gửi bù lạm phát " và là
ngân hàng duy nhất triển khai hình thức huy động vốn này trên thị trường, "Tiền gửi bù
lạm phát" áp dụng đối với các khách hàng là cá nhân và tổ chức gửi tiền VNĐ tính lãi
cuối kỳ tại VPBank loại 12 tháng theo hình thức gửi thông thường. Ngoài mức lãi suất
ban đầu khách hàng sẽ được VPBank cam kết bù thêm 1 phần hoặc toàn bộ phần chênh
lệch giữa lãi suất tiền gửi và tỷ lệ lạm phát thực tế. Sản phẩm huy động vốn này rất phù
hợp với thực trạng lạm phát tại Việt Nam hiện nay, hứa hẹn cho ngân hàng thu hút được
một lượng khách hàng lớn đến gửi tiền tại Ngân hàng .
Những thành quả đạt được đó còn phải kể đến chính sách khách hàng của PGD luôn
cố gắng mang lại cho khách hàng những dịch vụ uy tín tiện ích, phục vụ khách hàng
chu đáo, nhanh chóng. Với mục tiêu hàng đầu là không ngừng tăng trưởng nguồn tiền
gửi hàng năm.
b. Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại doanh thu chủ yếu cho PGD, là một
nghiệp vụ có thế mạnh của PGD. PGD đã tích cực trong việc tìm kiếm và thu hút khách
hàng bằng nhiều chính sách khách hàng hấp dẫn. Kết quả hoạt động tín dụng như sau:
Bảng 2.2.Tinh hình tín dụng của PGD năm 2006,2007
ĐV: triệu đồng
Tổng dư nợ theo
kỳ hạn
Năm 2005Năm 2006So với năm
2005
Năm 2007So vơi năm

2005
Cho vay ngắn
hạn
17.39032.346186%66.313381%
Cho vay trung
hạn
36.31442.110116%53.751148%
Cho vay dài hạn9.06518.782207%24.498270%
Tổng cộng62.76993.238149%144.562230%
) Bảng cân đối kế toán năm 2006,2007 PGD Hai Bà Trưng(
Dư nợ tín dụng của PGD tăng trưởng liên tục đạt những mức tăng trưởng cao trong
các năm, năm 2006 tăng 49%, Năm 2007 tăng 130% so với năm 2005. Và vượt 53 % so
với kế hoạch năm 2007. Điều này thể hiện PGD đã thực hiện hoạt động cho vay có hiệu
quả hơn, đồng nghĩa với khả năng tạo lợi nhuận cho PGD cũng tăng lên.
Dư nợ theo kỳ hạn: Cho vay vốn trung vẫn chiếm tỷ trọng cao song giảm dần qua các
năm. Năm 2005 chiếm 58% tổng vốn cho vay; năm 2006: 45%; Năm 2007: 37,2%.
Ngược lai cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng năm 2005 chiếm: 27,7% ; 2006: 34,7%;
2007: 45,9%. Qua đó ta thấy được sự thay đổi của tiền trong cơ cấu dư nợ tín dụng của
PGD, Nó có xu hướng biến động theo nhu cầu vay của khách hàng. Nhu cầu vay vốn
ngắn hạn tăng do nhu cầu tiêu dùng và bổ sung vốn lưu động trên địa bàn tăng lên.
Đồng thời nó cũng là chiến lược tập trung mảng cho vay vốn đối với các cá nhân, tổ

×