Những vấn đề lí luận chung về tín dụng
ngân hàng
1.1 Tín dụng ngân hàng
Tín dụng ra đời từ rất lâu gắn liền với sự phát triển của loài người mà không
ai có thể xác định rõ thời điểm tín dụng ra đời. Dưới góc độ nghiên cứu sự hình
thành và phát triển của tín dụng có thể chia thời kì phát triển của tín dụng thành
hai thời kì như sau: Thời kì sản suất hàng hóa chưa phát triển và thời kì sản xuất
hàng hóa phát triển.
Thời kì sản xuất hàng hóa chưa phát triển: Trong thời kì xã hội phân cấp, xã
hội nói chung chia thành hai giai cấp: giai cấp thống trị là giai cấp chiếm tỉ lệ
nhỏ trong xã hội như cường hào, địa chủ, tu viện, …; giai cấp bị trị là nông dân,
người lao động, nô lệ, …., lực lượng này chiếm phần đông trong xã hội, họ là
những người vô sản không có tư liệu sản xuất trong tay. Giai cấp thống trị là
người nắm tư liệu sản xuất trong tay (quy trình sản xuất trong tay) trong khi giai
cấp bị trị không có tư liệu sản suất do đó nảy sinh quan hệ tín dụng. Đặc trưng
thứ nhất của thời kì này là tín dụng nặng lãi bản chất là khả năng trang trải của
người sử dụng vốn. Đặc trưng thứ hai thời kì này là mang tính chất phi sản suất
vì nông dân (giai cấp vô sản) thường vay về để ăn chống đói. Đối với Vua chúa
vay về xây thành quách hưởng thụ hoặc vay về xây dựng thành lũy phục vụ cho
các cuộc chiến tranh. Hầu như đều là mục đích tiêu dùng. Do đó cho vay dưới
hình thức này tạo ra hai hướng tiêu cực cho nền kinh tế. Thứ nhất là người sản
xuất nghèo đi do không có tư liệu sản xuất trong tay vì vậy làm nghèo nàn nền
kinh tế. Thứ hai, những người đi vay họ trở thành người vô sản mà vốn tích tụ
tập trung trong tay địa chủ và đây là mầm mống cho hình thức sản xuất tư bản.
Trong thời kì sản xuất hàng hóa phát triển, quan hệ tín dụng gồm nhiều chủ
thể khác nhau như: Cá nhân, Doanh nghiệp… . Họ khác nhau về quyền sở hữu,
khác nhau về đặc điểm tuần hoàn luân chuyển vốn,… do quá trình khác nhau
trong các lĩnh vực sản xuất. Vì vậy xét trong bất kì thời điểm nào của nền kinh
tế luôn có những doanh nghiệp bán được hàng hóa, đó là những doanh nghiệp
thừa vốn một cách tương đối. Mặt khác, có những doanh nghiệp cần dự trữ
nguyên vật liệu, hoặc là phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước… tại
thời điểm nhất định là các doanh nghiệp đang trong giai đoạn thiếu vốn một
cách tương đối. Đối với các doanh nghiệp thừa vốn họ có nhu cầu nhường lại
quyền sử dụng vốn để tăng lợi nhuận trong quá trình sản xuất. Còn đối với các
doanh nghiệp thiếu vốn có nhu cầu đi vay để duy trì sản xuất cũng vì mục tiêu
tạo ra lợi nhuận sau này. Do vậy quan hệ tín dụng xảy ra. Đặc điểm tín dụng
trong thời kì này là mang tính chất mùa vụ.
Giả sử nếu không có quan hệ tín dụng, mà nhà nước điều tiết nền kinh tế một
cách bao cấp thì các doanh nghiệp thừa vốn không muốn bị nhà nước chiếm
dụng vốn, do họ không thích bị nhà nước lấy đi một phần vốn vì vậy họ kê khai
không đúng. Còn đối với các doanh nghiệp thiếu vốn được nhà nước cấp vốn
gây ra tình trạng ỷ lại không thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa. Do vậy hình
thức điều tiết này của nhà nước gây khó khăn cản trở sự phát triển. Điều đó có
nghĩa là quan hệ tín dụng có ý nghĩa hơn vì khi các doanh nghiệp cho vay tạo
thêm lợi nhuận họ không muốn đồng vốn chết. Còn các doanh nghiệp đi vay có
ý thức trả nợ khi có tiền để đỡ chịu thêm khoản lãi.
Trong quan hệ tín dụng có một nguyên tắc muôn thủa đó là nguyên tắc về sự
tin tưởng. Do vậy Cá nhân, Doanh nghiệp… đang thừa vốn một cách tương đối
khi cho vay với Doanh nghiệp, Cá nhân… đang thiếu vốn một cách tương đối
không phải tất cả họ đều tin tưởng lẫn nhau từ đó xuất hiện một người thứ ba có
đủ năng lực tài chính đảm bảo cho sự tin tưởng của tất cả mọi người đứng ra
làm trung gian. Có quan điểm cho rằng ngân hàng hình thành khi mà những
người đãi vàng ở miền Tây nước Mĩ gửi tất cả số tiền của mình kiếm được cho
một người trong giữ hộ (hình thức gửi tiền hình thành). Khi họ có nhiều người
gửi mà không phải tất cả đều rút tiền ra cùng một lúc trong khi trong xã hội có
những thương nhân thiếu vốn. Do đó những người nghĩ ra cho vay một phần
vốn của mình để lấy lãi. Sau này, ngân hàng hình thành từ những ông chủ này
cùng nhà nước chính quyền.
Quan hệ tín dụng có hai chức năng chính là:
• Tập trung vốn trong nền kinh tế : Trong nền kinh tế những người thừa
vốn là: Dân cư, doanh nghiệp thừa vốn một cách tạm thời, Nước ngoài,
Chính phủ, …. Và những người thiếu vốn là các doanh nghiệp, chính
phủ, dân cư… như vậy qua hình thức tín dụng vốn được tập trung vào
tay người sản xuất.
• Kiểm soát giám đốc bằng đồng tiền đối với hoạt động kinh tế quốc dân:
thông qua hoạt động tiền tệ kiểm soát tính hợp lệ thông qua quan hệ vay
và cho vay.
Nguyên nhân cơ bản hình thành ngân hàng thương mại:
• Thứ nhất: Ngân hàng thương mại được thành lập từ những ông chủ có
nguồn vốn lớn. Họ là những người có danh tiếng và sự tin tưởng của
người dân vào chính quyền.
• Thứ hai: Do vị trí quan trọng của ngân hàng trên thị trường cùng với vai
trò của nó trong việc “tạo tiền” trong nền kinh tế cũng như quản lí của
chính quyền về tài chính đối đất nước.
Chính vì các lí do nói trên, từ đó ngân hàng thương mại và tín dụng ngân hàng
hình thành như một tất yếu trong quá trình phát triển của loài người.
1.1.1 Khái niệm
Từ sự hình thành và phát triển của ngân hàng và tín dụng ngân hàng ta có thể
đưa ra một khái niệm chung về tín dụng ngân hàng:
Tín dụng ngân hàng: Là mối quan hệ tín dụng của ngân hàng với các chủ thể
còn lại trong nền kinh tế trong đó ngân hàng vừa là người đi vay và vừa là
người cho vay bằng tiền. Như vậy chủ thể trong quan hệ này một bên là ngân
hàng hoặc là các tổ chức tương tự như ngân hàng (quĩ tín dụng nhân dân) nhưng
đều là hoạt động dưới hình thức huy động vốn cho vay với nền kinh tế. Điều
khác biệt của tín dụng ngân hàng đối với tín dụng thương mại đó là cho vay
bằng tiền.
Về mặt ưu điểm thì tín dụng ngân hàng khắc phục gần hết nhược điểm của tín
dụng thương mại, như chiều vận động thì tiền ưu điểm hơn hẳn so với chiều vận
động của hàng hóa. Hơn nữa về quy mô các ngân hàng và các tổ chức tín dụng
thì quy mô là rất lớn do hoạt động ngân hàng có thể đi vay và cho vay. Bất cứ
đối tượng nào có nhu cầu vay mà nhu cầu đó là chính đáng, hiệu quả thì ngân
hàng đều đáp ứng được nhu cầu đó. Khác với tín dụng thương mại, tín dụng
ngân hàng cho phép chính phủ có thể kiểm soát với các doanh nghiệp và từ đó
kiểm soát nền kinh tế.
Tuy nhiên tín dụng ngân hàng có nhược điểm so với tín dụng thương mại đó
là rủi ro trong tín dụng ngân hàng. Các rủi ro này chia ra 2 loại rủi ro trong hoạt
động đi vay & rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Rủi ro trong việc
đi vay là việc khách hàng rút tiền ra đột ngột trước hạn ảnh hưởng cân đối vốn.
Trong khi tín dụng thương mại khó có thể sử dụng tài sản sai mục đích. Nhưng
trong tín dụng ngân hàng thì đối tượng vay vốn rất dễ sử dụng vốn sai mục đích.
Hơn nữa mức độ tín dụng ngân hàng tăng trưởng quá mức gây ra tình trạng lạm
phát.
Có thể thấy được vai trò vô cùng quan trọng của ngân hàng đối với nền kinh
tế. Nó được gắn liền với sự phát triển tất yếu của loài người.
1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng
Trong quá trình phát triển kinh tế tín dụng ngân hàng đã phát huy được tính
ưu việt của mình thể hiện qua các vai trò sau:
• Tín dụng giúp cho quá trình sản suất kinh doanh diễn ra một cách liên tục
giúp ổn định nền kinh tế: Vốn của doanh nghiệp là nhất định tuy nhiên
nhu cầu vốn trong từng giai đoạn, quá trình sản xuất khác nhau. Có thể họ
cần nhiều hơn vốn họ có hay cần ít hơn số vốn mà họ có tùy từng thời
điểm khác nhau. Từ đó nếu không có quan hệ tín dụng thì hoạt động sản
xuất kinh doanh không diễn ra một cách liên tục. Vì vậy, hàng hóa trong
các thời điểm khác nhau trên thị trường cũng khác nhau và có thể tạo ra
cú sốc về cung cầu hàng hóa làm mất ổn định nền kinh tế. Chính vì vậy
quan hệ tín dụng góp phần duy trì sự ổn định và phát triển nền kinh tế
một cách liên tục. Khi đó các doanh nghiệp có thể là con nợ của doanh
nghiệp này nhưng lại có thể là chủ nợ của doanh nghiệp khác.
• Tín dụng góp phần vào thúc đẩy sự tăng trưởng phát triển cho nền kinh tế
: Theo mô hình tăng trưởng kinh tế của hadossma I = F×K và mô hình
của keyns G = I×K. Do vậy muốn có tăng trưởng phải có tiết kiệm và
phải biến tiết kiệm thành đầu tư mà đây lại là chức năng của tín dụng. Do
vậy tín dụng tạo ra sự tăng trưởng một cách nhảy vọt. Như các nước đang
phát triển vẫn có thể sản xuất hàng hóa ở trình độ công nghệ cao tạo động
lực phát triển cho nền kinh tế.
• Tín dụng góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng: Sử dụng tín dụng
để xóa đói giảm nghèo. Cho vay có phương tiện tạo ra của cải vật chất
nâng cao mức sống.
• Tín dụng ngân hàng có vai trò là phân bổ các nguồn lực như một công cụ
chính sách của nhà nước. Thông qua chính sách tín dụng, hạn mức tín
dụng, qui chế ưu tiên vốn có thể di chuyển nơi được sử dụng theo đúng
chính sách định hướng của nhà nước. Có thể coi tín dụng là công cụ vĩ
mô của nhà nước. Ví như khuyến khích cho hoạt động đánh bắt xa bờ
người ta đầu tư ưu tiên cho vay mua thuyền, hay khuyến khích cho công
nghiệp hóa dầu thì ưu tiên đầu tư khu công nghiệp Dung Quất...
• Tín dụng ngân hàng được sử dụng chống lạm phát ổn định tiền tệ như
việc thay đổi lãi suất ảnh hưởng nhu cầu tín dụng có tác dụng quan trọng
đối với tổng đầu tư, tác động đến tổng cầu, sản lượng…
• Tín dụng ngân hàng là cửa ngõ thực hiện giao lưu về kinh tế. Thông qua
tín dụng người ta kiểm soát lượng vốn đi ra đi vào của nền kinh tế.
Như vậy vai trò của tín dụng ngân hàng là rất lớn đối với nền kinh tế.
1.1.3 Các loại hình tín dụng ngân hàng
Khi nghiên cứu về các hình thức tín dụng ngân hàng theo quan điểm chung
nhất người ta phân chia thành bốn hình thức tín dụng: Chiết khấu thương phiếu,
Cho vay, Tín dụng thuê mua, Tín dụng hình thức bảo lãnh.
1.1.3.1 Chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá
Đây là hình thức tín dụng ngân hàng chiết khấu các thương phiếu trong hoạt
động tín dụng thương mại.
Để tìm hiểu rõ về vấn đề này trước hết ta phải hiểu Tín dụng thương mại, Tín
dụng nhà nước là gì?
- Tín dụng thương mại:
Là quan hệ tín dụng được thể hiện giữa những người sản xuất và kinh
doanh với nhau. Đối tượng là hàng hóa, chủ thể cho vay là những người sản
xuất và người kinh doanh hàng hóa. Do vậy tín dụng thương mại không có sự
tham gia của ngân hàng hay chính phủ, hộ gia đình. Ở đây chỉ có sự quan hệ
giữa những người sản xuất và kinh doanh hàng hóa với nhau trên giác độ hàng
hóa. Chỉ là quan hệ bán chịu hàng hóa và bên mua hàng trả cho bên sản xuất
một thương phiếu.
Thương phiếu có hai loại. Loại thứ nhất do người mua phát hành ra người ta
gọi kì phiếu. Loại thứ hai do người bán phát hành ra là hối phiếu. Ngày nay
hình thức chủ yếu là hối phiếu tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay chưa có hối
phiếu.
Đặc điểm của thương phiếu
• Thứ nhất là trên thương phiếu không có mục đích của khoản nợ. Chỉ cho
người ta biết nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp mua đối với doanh
nghiệp bán. Khắc phục tính pháp lí cho biết nghĩa vụ tài chính từ đó xác
định cung bậc xử lí căn cứ vào số tiền ghi trong thương phiếu.
• Thứ hai là tính phải trả một cách vô điều kiện khi đến hạn. Khi không
thực hiện được nghĩa vụ tài chính doanh nghiệp bắt buộc phải tuyên bố
phá sản. Luật thanh toán quốc tế: Tất cả các hối phiếu LC1931. Nếu
không có tiền phải tuyên bố phá sản. Thực tế các ngân hàng phục vụ cho
doanh nghiệp có trách nhiệm trả tiền, người ta thường thông báo trước từ
2 đến 3 ngày làm việc của ngân hàng để cho doanh nghiệp chuẩn bị trước
tránh rủi ro.
• Thứ ba là thương phiếu được lưu thông như tiền (ví dụ: thương phiếu này
có thể trả nợ thay cho thương phiếu khác, …).
Với các lí do trên, tín dụng thương mại góp phần giảm khối lượng tiền mặt
trong lưu thông giảm áp lực lạm phát. Ở Việt Nam đang cấm áp dụng hình thức
tín dụng thương mại bởi ảnh hưởng của một số nhược điểm: Ví dụ như qui mô
doanh nghiệp tăng một cách không giới hạn. Mặt khác tín dụng thương mại gây
ra tình trạng vượt quá sự kiểm soát của nhà nước.
- Tín dụng nhà nước:
Là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với dân cư và với các chủ thể khác. Trong
đó nhà nước là người đi vay tiền nhằm mục đích bù đắp cho nhu cầu chi tiêu
của nhà nước. Việc nhà nước vay tiền của dân cư chi phí cơ hội sẽ thấp hơn việc
nhà nước vay tiền của các doanh nghiệp. Việc nhà nước vay tiền của các doanh
nghiệp sẽ làm giảm tăng trưởng của nền kinh tế. Do vậy đối tượng huy động
vốn chủ yếu của nhà nước nên là dân cư.
Về công cụ chính phủ sử dụng trái phiếu chính phủ:
• Loại thứ nhất là trái phiếu chính phủ do chính quyền nhà nước trung
ương phát hành ra thường có thời hạn dài.
• Loại thứ hai là trái phiếu địa phương đáp ứng nhu cầu chi tiêu của địa
phương. Tuy nhiên, để được phát hành trái phiếu địa phương phải được
sự cho phép của Chính phủ.
• Loại thứ ba là trái phiếu công trình huy động nguồn lực tài chính đáp ứng
cho nhu cầu công trình. Ở Việt Nam có trái phiếu công trình đường dây
5000KW… . Sự khác nhau của trái phiếu công trình với trái phiếu khác là
trái phiếu công trình có mục đích cụ thể. Đặc điểm giống nhau là thời hạn
dài.
• Loại thứ tư là tín phiếu kho bạc. Đó là các công cụ huy động vốn trong
nước.
• Loại thứ năm là trái phiếu quốc tế. Đó là trái phiếu của nước này nhưng
phát hành ở nước khác bằng đồng tiền của nước sở tại.
• Loại thứ sáu là trái phiếu Châu Âu. Đó là trái phiếu phát hành nước khác
nhưng bằng đồng tiền của nước phát hành.
Xét về ưu điểm thì tín dụng nhà nước có ưu thế tuyệt đối. Với nhà nước thì tín
dụng nhà nước đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của nhà nước, không gây ra lạm
phát và không bao giờ phải trả nợ bởi vì đây là loại nợ luân chuyển.
Vậy chiết khấu thương phiếu là việc doanh nghiệp bên bán nhận thương phiếu
của doanh nghiệp bên mua. Để đáp ứng nhu cầu thanh toán, doanh nghiệp bên
bán đem thương phiếu (kì phiếu) đến ngân hàng chiết khấu. Ngân hàng sẽ thu
khoản phí gọi là lãi suất chiết khấu. Ngân hàng giữ thương phiếu chờ đến hạn,
ngân hàng sẽ chuyển thương phiếu đến doanh nghiệp bên mua đòi tiền (nếu