Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP 22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.77 KB, 16 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở
XÍ NGHIỆP 22 - CÔNG TY22 - BPQ
I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA XÍ
NGHIỆP 22 TRONG NHỮNG NĂM TỚI
1.Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu và mở rộng thị trường
Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên và cần thiết đối với bất kì một
doanh nghệp nào khi bắt đầu kinh doanh, đang kinh doanh hoặc muốn mở
rộng và phát triển kinh doanh. Vì bản thân thị trường không phải là yếu tố bất
biến mà thị trường luôn biến động, đầy bí ẩn và thay đổi không ngừng. Do đó,
hiểu biết tốt về thị trường là chìa khoá của sự thành công. Một doanh nghiệp
không thể khai thác hết tiềm năng của mình cũng như không thể thoả mãn tốt
nhu cầu nếu không có được những thông tin đầy đủ về thị trường.
Thông qua nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ nắm được những thông
tin cần thiết về giá cả, cung cầu sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đang
và sẽ kinh doanh. Nghiên cứu thị trường là một trong những giải pháp quan
trọng để tổ chức kinh doanh có hiệu quả trong điều kiện nền kinh tế thị trường
hiện nay.
Trong thời gian qua Xí nghiệp 22 đã có những đầu tư và quan tâm nhất
định đến công tác nghiên cứu thị trường song kết quả lại chưa cao. Hiện nay,
phòng kinh doanh của Xí nghiệp đang cùng một lúc đảm nhiệm quá nhiều chức
năng từ nghiên cứu thị trường, đảm bảo các yếu tố vật chất đầu vào, đôn đốc,
triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh, vận chuyển bốc xếp, dự trữ quản đến
xuất bán cho khách hàng…nên công tác nghiên cứu thị trường đặc biệt là
nghiên cứu thị trường nước ngoài hầu như chưa làm được gì nhiều, những
thông tin cần thu thập còn rời rạc, phân tán, thiếu tập trung nên rất khó phân
tích để đưa ra kết luận cuối cùng. Vì vậy trong thời gian tới, Xí nghiệp nên
thành lập một phòng thị trường / marketing, phòng này có nhiệm vụ thu thập,
xử lí và phân tích các thông tin liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm trên
thị trường đầu ra và công tác tạo nguồn cung ứng nguyên nhiên vật liệu trên
thị trường đầu vào, đồng thời thực hiện nhiệm vụ dự báo nhu cầu và xu hướng
tiêu dùng của người tiêu thụ trên thị trường. Để từ đó giúp cho giám đốc có


những quyết định đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế. Để công tác
nghiên cứu thị trường đạt hiệu quả cao Xí nghiệp nên sử dụng kết hợp hai
phương pháp nghiên cứu tại hiện trường và phương pháp nghiên cứu tại bàn
làm việc.
Vấn đề đầu tiên mà Xí nghiệp quan tâm khi tổ chức nghiên cứu thị trường
là phải xác đinh cho được thị trường cần tập trung để nghiên cứu. Việc xác
định chính xác thị trường này có ý nghĩa rất lớn đối với Xí nghiệp nó giúp cho
những thông tin thu thập được tập trung hơn, đúng mục tiêu hơn giúp cho Xí
nghiệp lựa chọn được những cơ hội thật sự hấp dẫn và tránh được những rủi
ro tới Xí nghiệp khi tham gia kinh doanh trên thị trường này.
Nội dung chủ yếu của nghiên cứu thị trường mà Xí nghiệp phải đạt được
trong quá trình nghiên cứu là :
+ Nghiên cứu khái quát thị trường.
+ Nghiên cứu chi tiết thị trường.
Trong khi nghiên cứu khái quát thị trường Xí nghiệp phải đạt được các yêu
cầu sau:
+ Xác định được qui mô thị trường : Điều này giúp cho Xí nghiệp hiểu được
tiềm năng của thị trường.
+ Đánh giá qui mô thị trường bằng các đơn vị khác nhau : Số lượng người
mua, khối lượng hàng hoá tiêu thụ, tổng số bán thực tế, thị phần mà doanh
nghiệp có thể đáp ứng và thoả mãn tốt.
+ Thấy được xu thế vận động, biến đổi của thị trường : Từ đó có hướng
chuẩn bị các phương án và biện pháp kịp thời.
Đối với nghiên cứu chi tiết thị trường Xí nghiệp cũng phải đạt được một số
yêu cầu sau :
+ Phải nghiên cứu nhu cầu và yêu cầu của khách hàng về sản phẩm bánh
kẹo mà Xí nghiệp đang sản xuất kinh doanh.
+ Xác định tỉ trọng thị trường mà doanh nghiệp đạt được.
+ So sánh về chất lượng, giá cả, mẫu mã,…của sản phẩm, các hoạt động
yểm trợ và xúc tiến tiêu thụ mà Xí nghiệp thực hiện so với đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, Xí nghiệp cũng cần đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu thị
trường. Bởi vì, cán bộ công nhân viên trong bộ phận này thường phải đi khảo
sát, điều tra, thu thập thông tin từ phía các đại lý, các thị trường mà Xí nghiệp
muốn xâm nhập và tiếp cận nên đòi hỏi một khoản chi phí nhất định. Những
cán bộ công nhân viên được tuyển dụng và trong bộ phận này phải là người có
sức khoẻ, trình độ, năng lực, khả năng phân tích sáng tạo, năng động, nhạy bén
với thời cuộc và có tinh thần trách nhiệm cao.
2. Nâng cao chất lượng sản phẩm và công tác quản lý chất lượng
Chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với bất kì một doanh nghiệp
nào khi tham gia kinh doanh. Doanh nghiệp có thể tồn tại được hay không là
tuỳ thuộc rất lớn vào sức sống của sản phẩm. Sản phẩm chỉ có thể tiêu thụ
được khi nó đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Trong những năm qua Xí nghiệp 22 vẫn luôn chú trọng tới công tác nâng
cao chất lượng sản phẩm và quản lí chất lượng nhưng kết quả vẫn chưa đạt
được như mong muốn. Vì vậy trong thời gian tới để nâng cao khả năng cạnh
tranh và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, Xí nghiệp cần phải thực hiện
tốt một số biện pháp sau :
* Đổi mới máy móc thiết bị và qui trình công nghệ
Thế giới ngày nay đang bị cuốn hút vào cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại, tri thức khoa học đã xâm nhập vào mọi mặt của đời sống xã hội
và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Cạnh tranh bằng chất lượng ngày
càng chiếm ưu thế, tính cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng hàm lượng
chất xám và công nghệ có trong sản phẩm. Do đó, đổi mới máy móc thiết bị và
qui trình công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm là yêu cầu ngày càng
bức thiết. Để đổi mới máy móc thiết bị và qui trình công nghệ Xí nghiệp có thể
dựa vào các nguồn sau:
+ Nâng cao khả năng tự nghiên cứu bằng cách xây dựng một đội ngũ cán
bộ kĩ thuật có chuyên môn cao, đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ cho công
tác nghiên cứu thử nghiệm, tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học…
+ Sử dụng công nghệ truyền thống hiện có do trong nước sản xuất, cải tiến

hiện đại hoá công nghệ truyền thống.
+ Nhập công nghệ máy móc thiết bị tiến tiến từ những nước có công nghệ
nguồn thông qua mua / chuyển giao công nghệ, giảm bớt hiện tượng mua bán
qua trung gian.
Đối với Xí nghiệp 22 hiện nay hệ thống dây truyền, thiết bị sản xuất và
phục vụ sản xuất vẫn còn lạc hậu và thiếu rất nhiều. Tuy nhiên để có được
trình độ công nghệ và máy móc thiết bị cao hơn, Xí nghiệp không nhất thiết
phải đầu tư ồ ạt. Việc đầu tư đổi mới công nghệ phải dựa trên nhu cầu, thị
hiếu về sản phẩm và phải có kế hoạch đầu tư cho từng giai đoạn không thể
một sớm một chiều có thể thay đổi được.Vì vậy trong thời gian tới Xí nghiệp 22
cần tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực sau :
+ Tiếp tục hoàn thiện dây truyền sản xuất, mua mới một dây truyền bánh
bích qui nữa để nâng cao năng suất, chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng được tốt hơn.
+ Nâng cấp nhà xưởng, nhà kho, cơ sở hạ tầng trong khuôn viên của Xí
nghiệp.
+ Đầu tư trang thiết bị chuyên dùng : Mua mới một số phương tiện vận tải
để thay thế một số đã cũ và cũng để nâng cao năng lực vận tải, thiết bị phục vụ
công tác dự trữ bảo quản, phòng cháy và chữa cháy…
* Nâng cao chất lượng sản phẩm trong khâu thiết kế
Giai đoạn thiết kế sản phẩm là khâu đầu tiên quyết định tới chất lượng của
sản phẩm. Kết quả của khâu này là tiêu chuẩn quan trọng mà các sản phẩm
sản xuất ra phải bảo đảm, là căn cứ để kiểm tra đánh giá chất lượng sản
phẩm. Vì vậy, khi xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, các cán bộ
kĩ thuật cần phải tuân thủ một số các yêu cầu sau : Sản phẩm sản xuất ra phải
phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và tâm lí của người tiêu dùng; tối thiểu hoá chi
phí; bảo đảm khả năng cạnh tranh, và phù hợp với tình hình thực tế của Xí
nghiệp.
Với những sản phẩm truyền thống có thế mạnh : Bánh qui hương thảo
300g, 500g...mặc dù loại sản phẩm này đã có thị trường tiêu thụ vững chắc

nhưng trong thời gian tới Xí nghiệp cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa khâu thiết
kế các chuẩn kĩ thuật cho sản phẩm nhằm tạo ra những sản phẩm có chất
lượng cao đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Đối với sản phẩm kẹo mặc dù bao gói tương đối đẹp nhưng hình dáng của
viên kẹo lại chưa được đẹp lắm. Để viên kẹo có góc cạnh hơn trong quá trình
bao gói, Xí nghiệp nên thiết kế một hệ thống thiết bị làm nguội nhanh để sau
công đoạn dập khuôn / cắt những viên kẹo này sẽ qua bộ phận làm nguội và do
đó nó có thể giảm tỉ lệ biến dạng đáng kể.
Đối với sản phẩm bột canh Xí nghiệp cần có biện pháp cải tiến hữu hiệu
hơn nhằm phù hợp hơn khẩu vị của người tiêu dùng, cũng như làm tăng độ
khô và trắng của muối.
* Nâng cao chất lượng sản phẩm ở khâu cung ứng
Sản phẩm có chất lượng cao hay thấp là phụ thuộc rất lớn vào chất lượng
của nguyên vật liệu đầu vào : Bột mì, đường, sữa các loại, hương liệu, bơ…Vì
vậy, để nâng cao chất lượng trong khâu cung ứng Xí nghiệp phải lựa chọn
được những bạn hàng có uy tín trên thị trường có đủ khả năng cung ứng
nguyên vật liệu cho Xí nghiệp có chất lượng tốt, đồng bộ, giá cả hợp lí, đủ về số
lượng, đúng về thời gian. Xí nghiệp cần phải tính toán lượng vật trữ dự trữ tối
ưu tránh tồn đọng quá nhiều điều này sẽ dẫn đến hiện tượng ứ đọng vốn. Quản
lý và tổ chức tốt công tác tiếp nhận, bảo quản và cung ứng cho các phân
xưởng…Bên cạnh bạn hàng truyền thống Xí nghiệp cũng cần phải đa dạng hoá
nguồn hàng cung ứng để có thể chủ động ứng phó với mọi tình hình, tạo được
sự đối trọng đối với đối tác về giá cả, phương thức và thời gian thanh toán có
lợi cho Xí nghiệp, từng bước qui hoạch,và nâng cấp lại hệ thống kho tàng để
công tác bảo quản dự trữ được tốt hơn.
* Nâng cao chất lượng sản phẩm ở khâu sản xuất
Thực chất của công tác nâng cao chất lượng trong khâu sản xuất là công
tác quản lý chất lượng để sản phẩm sản xuất ra đạt được những tiêu chuẩn
như thiết kế. Vì vậy trong quá trình sản xuất, các cán bộ kĩ thuật phải thường
xuyên theo dõi tình hình sản xuất ở tất cả các công đoạn từ khâu phối liệu cho

tới nướng bánh / nấu kẹo, xác định tỉ lệ nguyên vật liệu để đưa vào phối liệu
sao cho phù hợp, kiểm tra lò nướng để điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp và
nhiệt toả ra đều khắp khay nướng nhằm giảm tỉ lệ bánh quá lửa / non lửa, đến
kiểm tra thành phẩm là công đoạn cuối cùng để đi đến quyết định có cho sản
phẩm nhập kho để xuất bán cho khách hàng hay không, ngăn ngừa việc đưa
sản phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng ra thị trường làm giảm uy tín của
Xí nghiệp. Đồng thời phải tiến hành các biện pháp nâng cao tay nghề cho
người lao động, khuyến khích lợi ích vật chất và trách nhiệm vật chất để tạo
động cơ hoạt động.
3. Đa dạng hoá sản phẩm và cải tiến mẫu mã, bao bì
3.1 Đa dạng hoá sản phẩm
Đa dạng hoá sản phẩm là việc tăng lên của các danh mục sản phẩm được
sản xuất kinh doanh, làm thay đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng có lợi thông
qua việc khai thác triệt để các nhu cầu của thị trường nhằm mục đích thu lợi
nhuận.

×