THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN
PHẨM CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG
2.1.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế.
Việt Nam là một quốc gia mà phương tiện giao thông hiện nay chủ yếu
là xe đạp, xe máy và một phần là xe ô tô nên nhu cầu về mặt hàng săm lốp là
rất lớn.Theo thống kê năm 2000, ở Việt Nam có khoảng 28 triệu xe đạp, 6 triệu
xe máy và 45 nghìn ô tô nhưng đến nay thì số lượng các phương tiện giao
thông này đã tăng cao. Điều này được xem là dễ hiểu bởi ngày nay ở Việt Nam
mức sống của con người đã dần được cải thiện nhu cầu ngày càng cao, thu
nhập bình quân đầu người năm 2001 là: 430 USD và hướng tới năm 2010 con
số này sẽ lên tới 800 USD.
Một lý do khác nữa là lượng xe máy, ô tô nhập khẩu vào Việt Nam khá
lớn dẫn đến tình trạng các phương tiện giao thông tăng lên. Điều này ảnh
hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm săm lốp của Công ty.
Điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng đến kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của
Công ty. Hầu hết các mặt hàng của Công ty, nhất là các mặt hàng chủ yếu có
sức tiêu thụ phụ thuộc vào từng mùa trong năm, mùa nắng tiêu thụ nhiều hơn
và ngược lại. Quý 3 nắng nhất nên bao giờ cũng tiêu thụ mạnh nhất. Quý vào
cuối năm, đồng thời cũng là mùa khai trường nên sức tiêu thụ cũng khá cao.
Ngoài ra, điều kiện về cơ sở hạ tầng như đường xá cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động tiêu thụ săm lốp của Công ty. Ở những vùng đồng
bằng đường xá giao thông thuận lợi nên săm lốp ô tô xe máy, xe đạp thường
mỏng hơn, khách hàng thường chú trọng nhiều hơn đến mẫu mã sản phẩm. Do
đó Công ty thường xuyên phải cải tiến mẫu mã của sản phẩm để phù hợp với
nhu cầu của khách hàng. Ở những vùng nông thôn, miền núi, nhu cầu tiêu thụ
không cao bằng khu vực đồng bằng, sản phẩm săm lốp phải dày, bền để phù
hợp với đặc điểm đường xá ở đây.
2.1.2.Sản phẩm
Mặt hàng săm lốp hiện nay cung cấp cho thị trường Việt Nam bao gồm
rất nhiều các nguồn như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... Và từ các Công ty
nội địa như Cao su Đà Nẵng, Cao su miền Nam và các doanh nghiệp tư nhân
khác...
Công ty Cao su Sao Vàng đang đứng trước một thị trường đầy cạnh
tranh: các Công ty cao su nước ngoài đang ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam
cạnh tranh với Công ty cao su Sao Vàng bằng chất lượng và chủng loại, làm co
hẹp thị trường sản phẩm trong nước. Chất lượng sản phẩm của các Công ty
nước ngoài đang rất được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng bởi có mẫu
mã đẹp, chất lượng tốt, có nhiều chủng loại phong phú, có nhiều hình thức hỗ
trợ sau tiêu thụ cho người bán. Chất lượng sản phẩm săm lốp của các Công ty
nước ngoài có chất lượng hơn hẳn chất lượng các sản phẩm trong nước của
Việt Nam. Thế nhưng sản phẩm cuả các Công ty này chủ yếu là săm lốp ô tô, xe
máy chứ không có sản phẩm săm lốp xe đạp: do đó, Công ty Cao su Sao Vàng có
lợi thế về sản phẩm săm lốp xe đạp bởi đây vốn đã là sản phẩm truyền thống
của Công ty.
Có thể nói Công ty Cao su Sao Vàng đang bị cạnh tranh mạnh từ rất
nhiều phía, nhưng nhờ có sự đánh giá đúng sức mạnh của mình mà các sản
phẩm săm lốp của Công ty luôn đứng vững và ngày càng phát triển.
2.1.3.Đối thủ cạnh tranh
Ở nước ta hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất săm lốp cao su là một
ngành có tốc độ phát triển lớn và đạt doanh thu cao. Tính đến năm 2001 sản
phẩm sản xuất từ cao su đã được tiêu thụ trên 35 tỉnh thành phố, với mức
doanh thu đạt 429,093 tỷ đồng, nộp ngân sách 25,950 tỷ đồng. Với những số
liệu như trên cho thấy thị trường của ngành cao su là một thị trường rất lớn
cạnh tranh gay go và khốc liệt.
Theo thống kê của Thời báo doanh nghiệp Việt Nam thì hiện nay có
khoảng 15 Công ty (cả trong và ngoài nước) đăng ký bán sản phẩm tại thị
trường Việt Nam, trong đó có một số Công ty nổi tiếng như Kenda (Đài Loan),
Beston... với chất lượng và giá cả cạnh tranh.
Trước bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hiện nay, Công ty
Cao su Sao Vàng luôn phải chủ động sáng tạo, đổi mới sản phẩm và không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty luôn phải xác định rõ vị thế của
mình trên thị trường, mức thị phần chiếm là bao nhiêu, để có chiến lược kinh
doanh đúng đắn chống sự tụt hậu.
Bảng 6: Các đối thủ cạnh tranh của Công ty.
SẢN PHẨM CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Săm lốp xe đạp
Công ty cao su Đà Nẵng, Công ty cao su Miền Nam, săm lốp
Thượng Hải Trung Quốc
Săm lốp xe máy
Công ty cao su Đà Nẵng, Công ty cao su Miền Nam, hãng
Genda, liên doanh của VM.VT tổng Công ty cao su, INOUE
Việt Nam (IRV), hàng Thái Lan, Kenda Đài Loan.
Săm lốp ô tô
Công ty cao su Đà Nẵng, liên doanh IAOCOHAMA, hàng
ngoại nhập Ấn Độ,Trung Quốc, Liên Xô, Nhật
Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch thị trường.
Nhìn vào bảng trên ta thấy: Xét trên bình diện các Công ty trong nước,
đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Công ty là Công ty cao su Đà Nẵng, cũng là
một doanh nghiệp Nhà nước đóng ở miền Trung (thành phố Đà Nẵng) cùng
sản xuất săm lốp xe đạp xe máy, ô tô với Công ty Cao su Sao Vàng. Công ty Cao
su Đà Nẵng có quy mô sản xuất lớn, sản phẩm ngày càng có uy tín trên thị
trường: thị phần của Công ty đã chiếm 60% thị phần thị truờng săm lốp các
loại và các tỉnh phía Nam. Công ty Cao su Đà Nẵng đã nâng công suất sản xuất
săm lốp xe máy từ 30.000 bộ mỗi năm lên 300.000 bộ mỗi năm, nâng công suất
sản xuất lốp ô tô từ 60.000 bộ/ năm lên 200.000 bộ /năm. Để mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã thực hiện chính sách giảm giá và nâng
cao chất lượng sản phẩm bằng cách giảm chi phí sản xuất, giảm tối đa các
khoản chi phí hành chính (mỗi năm khoảng từ 5-10%), áp dụng các công nghệ
sản xuất hiện đại, đưa các kỹ sư sang Hàn Quốc để học công nghệ mới, nhập
nguyên liệu (trừ cao su) với chất lượng cao... Để khách hàng biết đến sản phẩm
của mình Công ty đã tìm đến các đơn vị sử dụng nhiều sản phẩm của Công ty
như các mỏ than, công trình xây dựng ... đưa khách hàng chạy thử với giá bằng
80% mà chất lượng tương đương với hàng ngoại nhập.
Một đối thủ cạnh tranh khác nữa của Công ty cao su sao Vàng là Công ty
Cao su Miền Nam, đây là một xí nghiệp của bộ quốc phòng (Z175) chuyên sản
xuất săm lốp xe đạp xe máy, ô tô nhưng cạnh tranh không lớn chủ yếu là cạnh
tranh về săm lốp xe đạp. Công ty cao su Miền Nam đang từng bước đổi mới
trang thiết bị, nâng cao công suất để nâng chất lượng sản phẩm và hạ giá
thành sản phẩm.
Nhìn chung hai đối thủ cạnh tranh của Công ty Cao su Sao Vàng đều có
những thế mạnh và những điểm yếu riêng so với Công ty ta.
Thế mạnh của đối thủ là việc sản xuất săm lốp xe đạp, có uy tín và bề dày
kinh nghiệm, khả năng tiếp thị tốt. Tuy nhiên, việc thực hiện dịch vụ sau phân
phối chưa tốt. Bên cạnh đó, ưu điểm của Công ty cao su Sao vàng là: trình độ
tay nghề cao, thực hiện dịch vụ đồng bộ, trọn gói, chất lượng đảm bảo, ngoài
ra mạng lưới phân phối đã mở rộng, cụ thể là Công ty đã có chi nhánh ở thành
phố Hồ Chí Minh.
Ngoài hai đối thủ cạnh tranh trên, xí nghiệp còn phải cạnh tranh với
hàng hoá nhập khẩu và hàng liên doanh. Hiện nay trên thị trường bày bán rất
nhiều các sản phẩm săm lốp với kiểu dáng, chất lượng tốt của nhiều hãng khác
nhau như hãng Kenda (Đài Loan), hãng Genda sản xuất tại Việt Nam, liên
doanh VM.VT tổng Công ty cao su, hàng Thái Lan, Nhật... Mặt khác, người tiêu
dùng Việt Nam thường có xu hướng thích dùng hàng ngoại, nhất là ở các
thành phố . Đây chính là khó khăn lớn nhất mà Công ty Cao su Sao Vàng gặp
phải.
Có thể nói, Công ty Cao su Sao Vàng đang bị cạnh tranh mạnh từ phía
các đối thủ cạnh tranh của mình. Thông qua việc phân tích một cách tổng thể
những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh cũng như khái quát tình
hình thị trường Việt Nam hiện nay, sẽ là cơ sở để Công ty đưa ra được những
kế hoạch tiêu thụ và chiến lược kinh doanh phù hợp để đạt hiệu quả hơn và
dần chiếm lĩnh ngày càng được nhiều thị phần.
Bảng 7: Bảng so sánh thị phần giữa Công ty Cao su Sao vàng và
các đối thủ cạnh tranh.
TÊN CÔNG TY
THỊ PHẦN TƯƠNG ĐỐI TRÊN THỊ TRƯỜNG
SĂM LỐP
XE ĐẠP
SĂM LỐP
XE MÁY
SĂM LỐP
Ô TÔ
Công ty Cao su Sao Vàng 27% 20% 3%
Công ty cao su Đà Nẵng 20% 14% 4%
Công ty Cao su Miền Nam 35% 18% 5%
Các Công ty khác 18% 48% 88%
Nguồn: Tổng hợp qua các báo Thời báo kinh tế, Đầu tư.
2.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG
TY CAO SU SAO VÀNG TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.1. Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cao su Sao
Vàng
Không phải tất cả các thị trường đều được hình thành như nhau, có
những thị truờng tạo ra nhiều cơ hội hơn hẳn thị trường khác. Những yếu tố
có thể ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của thị trường có thể là sức cầu, tỷ lệ tăng
trưởng, mức độ cạnh tranh hiện tại hay tiềm ẩn. Bằng việc xem xét chi tiết
từng yếu tố này mà Công ty cao su Sao Vàng đã xây dựng cho mình một chiến
lược tiêu thụ hợp lý để có thể thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách
hàng hiện tại và trong tương lai.
Thị trường tiêu thụ hiện nay của Công ty rất lớn trải rộng từ Bắc đến
Nam với 5 chi nhánh và hơn 200 đại lý, hiện chiếm khoảng 50% thị phần toàn
quốc về ngành hàng cao su. Khu vực tiêu thụ mạnh nhất ở miền Bắc với các địa
bàn trọng điểm là Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình...Tại các khu vực này, chỉ có
Công ty là nhà sản xuất các sản phẩm cao su lớn nhất và có uy tín lâu năm
nhất. Có thể xem xét qua bảng sau:
Bảng 8: Tình hình tiêu thụ phân theo khu vực của
Công ty Cao su Sao Vàng
Đơn vị: Chiếc
CHỦNG LOẠI
MIỀN BẮC MIỀN TRUNG MIỀN NAM
SỐ LƯỢNG TỶ
TRỌNG
SỐ LƯỢNG TỶ
TRỌNG
SỐ LƯỢNG TỶ
TRỌNG
Săm xe đạp 8.356.124 72 1.235.589 11 2.086.672 18
Lốp xe đạp 4.263.458 43 2.548.369 26 3.155.688 32
Săm xe máy 856.234 53 248.651 15 502.035 31
Lốp xe máy 356.157 51 102.496 15 235.847 34
Săm lốp ôtô 85.236 54 33.156 21 38.433 25
Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch thị trường
Sản lượng sản xuất và tiêu thụ tại miền Bắc vẫn gia tăng mạnh trong
những năm qua. Với săm lốp xe đạp, miền Bắc luôn chiếm trên 53% tổng sản
lượng tiêu thụ toàn quốc. Với săm lốp xe máy cũng tương tự, năm 2001 miền
Bắc chiếm 51 % lượng lốp xe máy tiêu thụ và 53% đối với săm xe máy. Lốp ô tô
chuẩn đã tiêu thụ tại miền Bắc đạt tỷ trọng 54%. Pin R
2
O tiêu thụ tại miền Bắc
giảm dần trong mấy năm qua: điều này được lý giải bởi miền Bắc là nơi tập
trung nhiều các Công ty pin trong và ngoài nước như pin Văn Điển, Duracel...
Trong khi đó, tại miền Trung và miền Nam, các sản phẩm này của Công
ty đang phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm của các đơn vị cao su tại
khu vực vốn gần địa bàn tiêu thụ và truyền thống, uy tín, chất lượng không
kém. Tại miền Trung, tỷ trọng tiêu thụ mặt hàng săm lốp xe đạp và xe máy thấp
(Săm xe đạp chiếm 11%, lốp xe đạp 26%, lốp xe máy15%...) bởi tại đây Công ty
chưa có chính sách tiêu thụ tốt, Công ty chưa chú trọng tới đặc tính chất lượng
của loại săm lốp dùng cho khu vực này. Mà người dân tại đây vốn quen dùng
sản phẩm của Công ty Cao su Đà Nẵng, có chất lượng và kiểu dáng thích hợp
với nhu cầu của họ. Một phần nữa là Công ty sử dụng biện pháp giảm giá để
cạnh tranh tại thị trường miền Trung nhưng chưa đạt được hiệu cao. Giá sản
phẩm của cao su Sao vàng luôn cao hơn giá các sản phẩm cùng loại của cao su
Đà Nẵng mặc dù Công ty đã giảm giá tối đa cho các sản phẩm này.
Bảng 9: Bảng giá sản phẩm tại miền Trung
Đơn vị tính: Đồng
CHỦNG LOẠI SẢN PHẨM CÔNG TY
CAO SU SAOVÀNG
CÔNG TY
CAO SU ĐÀ NẴNG
Lốp xe đạp 14.500 14.20
Lốp xe máy 44.000 44.000
Săm xe đạp 4.300 4.100
Săm xe máy 14.000 13.500
Nguồn: Tổng hợp từ báo giá của Công ty Cao su Sao Vàng, Công ty Cao
su Đà Nẵng.
Đối với thị trường miền Nam, tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm săm lốp chưa
cao so với miền Bắc nhưng cũng chiếm một phần quan trọng trong tổng doanh
số bán ra của Công ty. Tỷ trọng săm xe đạp thấp chỉ chiếm khoảng 18% tổng
giá trị tiêu thụ, nhưng tỷ trọng săm lốp xe máy, săm lốp ô tô lại cao hơn so với
miền Trung (30-34%). Đây là một thị trường tiềm năng nhưng Công ty chưa
khai thác được bởi vấp phải sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại.
Trong thời gian tới, Công ty cần phải tiếp tục củng cố và tăng thị phần
tại thị trường miền Bắc, tìm cách xâm nhập, mở rộng, chiếm lĩnh thị trường
miền Nam và miền Trung không chỉ bằng các sản phẩm truyền thống mà cả
bằng giá cả và chủng loại đa dạng của Công ty như phụ tùng máy, sản phẩm
nghiền, đồ cao su, Cuaroa thang...
2.2.2. Phân tích hình thức tiêu thụ sản phẩm
Trong những năm gần đây hàng ngoại nhập của Nhật Bản, Thái Lan,
Trung Quốc... và rất nhiều các sản phẩm săm lốp của những hãng cạnh tranh
đang tràn ngập thị trườngViệt Nam: để dành được thị trường và khách hàng
buộc Công ty phải xem xét tới các đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra được
chính sách phân phối hợp lý .
Dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường, xuất phát từ những mục tiêu
thương mại của doanh nghiệp (thế lực, an toàn, lợi nhuận): Công ty Cao su Sao
Vàng đã lựa chọn chính sách phân phối rộng đối với sản phẩm săm lốp ở khu
vực miền Bắc, còn đối với miền Trung và miền Nam Công ty áp dụng chính sách
phân phối chọn lọc. Công ty đã thành lập 6 chi nhánh ở Quảng Bình, Thái Bình,
Quảng Ninh, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Quy Nhơn và gần 200 đại lý các
điểm bán hàng nằm rải rác, phân bổ trên 35 tỉnh và thành phố trong cả nước.
Bên cạnh đó Công ty còn tiếp tục khai thác một số thị trường mới và tìm kiếm
thị trường nước ngoài. Ngoài ra Công ty còn tổ chức vận động vật lý hàng hoá
bằng các hình thức như phân loại, chỉnh lý bao gói, đóng gói hoàn thiện sản
phẩm trước khi đưa ra lưu thông. Chính sách này phù hợp với sản phẩm săm
lốp phục vụ cho rất nhiều người, nhiều đối tượng ở các khu vực, vùng khác
nhau.
Do đặc điểm của sản phẩm săm lốp nên Công ty Cao su Sao Vàng có rất
nhiều chi nhánh, tổng đại lý, đại lý như chi nhánh cao su Thái Bình, Xí nghiệp
pin Xuân Hoà... Từ các chi nhánh có vai trò chắp nối các tổng đại lý đến các đại
lý như Công ty thương mại Minh Khai (Hải Phòng), HTX Minh Thành (Thanh
Hoá)...
Trên thực tế Công ty cao su Sao vàng thực hiện tiêu thụ sản phẩm qua
các kênh phân phối sau theo mô hình Các kênh phân phối sau (Trang bên).
Công tyCao suSaoVàng Ngườitiêudùngcuốicùng
Đại lý
Đại lý
Đại lýChi nhánh Tổng đại lý
Tổng đại lý
Sơ đồ 4: Các kênh phân phối của Công ty
(1)
(2)
(3)
(4)
Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch Thị trường.
∗
Kênh 1:
Đây là kênh trực tiếp phân phối hàng hoá đến tay ngươi tiêu dùng ngay
tại nơi Công ty sản xuất mà không qua trung gian, tỷ lệ phân phối của kênh
này là 10% sản phẩm săm lốp xe đạp, 10% sản phẩm săm lốp xe máy và 8%
săm lốp ô tô. Đây là kênh phân phối thông qua các cửa hàng giới thiệu sản
phẩm và phòng trưng bày của Công ty cho nên Công ty trực tiếp tiếp xúc với
khách hàng thông qua các nhân viên bán hàng của Công ty. Vì thế thông tin về
khách hàng thường chính xác và nhanh hơn so với các kênh khác. Kênh này có
vai trò to lớn trong việc ngăn chặn đối thủ cạnh tranh ngay tại thị trường Hà
Nội. Kênh này cung cấp sản phẩm kịp thời và thường xuyên tới tay người tiêu
dùng. Do phạm vi khai thác hẹp nên thông tin thu được từ khách hàng, thị
trường từ kênh chưa mang tính chất chung nhất, khối lượng sản phẩm không
trực tiếp, khách hàng đến Công ty mua hàng mà không qua một khâu trung
gian nào hết. Khách hàng của Công ty tiêu dùng những sản phẩm này là khách
hàng thường xuyên nên kênh rất bền vững, vòng quay của vốn nhanh. Họ là
những doanh nghiệp có nhu cầu về cao su kỹ thuật như ống hút, dây culoa, đồ
cao su, ủng cao su...
Tuy nhiên khối lượng tiêu thụ hàng hoá không nhiều do mặt hàng cao su
kỹ thuật của Công ty sản xuất với khối lượng nhỏ. Một phần các sản phẩm cao
su kỹ thuật này được sử dụng ngay tại Công ty.
∗
Kênh 2:
Kênh này có tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm là 15% sản phẩm săm lốp xe đạp,
18% sản phẩm săm lốp xe máy, 16% sản phẩm săm lốp ô tô do các phần tử
trung gian (các điểm bán hàng) là các nhà máy sản xuất xe đạp, lắp ráp và chế
tạo ô tô, các điểm sửa chữa xe đạp, xe máy, ô tô. Họ là những người hiểu biết rõ
về sản phẩm săm lốp đang sử dụng trên thị trường và có thể đánh gía chất
lượng và giá cả một cách đúng đắn thông qua việc sử dụng thử, đồng thời họ
cũng là những người đưa ra những lời khuyên quyết định cho khách hàng
trong việc lựa chọn săm lốp cho xe của mình. Đây cũng là nơi đẩy mạnh việc
tiêu thụ với số lượng sản phẩm không nhiều nhưng có phần cố định và tăng
thêm trong những năm tới. Việc tiêu thụ sản phẩm nhiều hay ít phụ thuộc khối
lượng các sản phẩm từ họ sản xuất. Đối với các Công ty xe đạp như Lixeha săm
lốp là một trong những bộ phận không thể tách rời xe đạp, khách hàng của các
Công ty xí nghiệp đó thường quan tâm đến săm lốp của xe. Những thông tin về
sản phẩm của khách hàng được quay trở lại nơi sản xuất và những thông tin
này là rất quan trọng, nó giúp cho việc hoàn thiện sản phẩm. Để kênh luôn
được bền vững Công ty phải thường xuyên có những mối quann hệ tốt với
những điểm bán hàng, những quan hệ này góp phần thúc đẩy việc tiêu thụ.
∗
Kênh 3:
Đây là kênh phân phối phổ biến nhất của Công ty, nó được hình thành
trên khắp cả nước hầu hết các loại sản phẩm mà Công ty sản xuất đều được
phân phối trên kênh này. Tỉ lệ tiêu thụ trên kênh này so với toàn bộ tổng sản
phẩm hàng hoá tiêu thụ của Công ty là 35% sản phẩm săm lốp xe máy, 39%
sản phẩm săm lốp xe đạp và 38% sản phẩm săm lốp ô tô.
Các đại lý có mặt khắp mọi nơi cung cấp hàng hoá thường xuyên kịp
thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Do các đại lý này gồm một phần là
các Công ty thương mại nên họ có kinh nghiệm bán hàng, có nghiệp vụ trình độ
chuyên môn. Khối lượng hàng hoá dự trữ ở các đại lý thương mại lớn nên