Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Lý thuyết cơ bản về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.5 KB, 38 trang )

Lý thuyết cơ bản về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC
RỦI RO ĐẶC BIỆT.
I.1.Tính tất yếu khách quan của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro
đặc biệt
Phát hiện ra lửa đã đánh dấu một bước phát triển vĩ đại trong quá trình
chinh phục tự nhiên và tự hoàn thiện mình của con người, đưa con người từ
giai đoạn mông muội dã man tới giai đoạn văn minh, tiến bộ.Cho tới nay, lửa
vẫn đóng một vai trò quan trọng, không chỉ trong đời sống sinh hoạt mà còn
trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.Tuy nhiên, lửa
cũng có mặt trái của nó, đó là hoả hoạn.Hoả hoạn được coi là một loại rủi ro
mang tính chất thảm hoạ vì hậu quả mà có gây ra là vô cùng to lớn và có thể
kéo dài trong nhiều năm.Các vụ hoả hoạn không chỉ xảy ra ở các nước chậm
phát triển mà ngay cả các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Pháp…
nơi mà nền khoa học công nghệ đã đạt tới đỉnh cao của sự hiện đại và an toàn
thì hoả hoạn vẫn xảy ra ngày một tăng về số lượng và mức độ nghiêm
trọng.Theo ước tính mỗi năm trên Thế giới xảy ra khoảng 5 triệu vụ cháy với
thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ USD. Như ở Mỹ, các vụ cháy đã gây thiệt hại
khoảng 1,5 tỷ USD mỗi năm, hay ở Anh là khoảng 1,8 tỷ USD.Ở Việt Nam, trong
vòng 30 năm từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phòng cháy chữa cháy
(4/10/1961) thì đã xảy ra 566.036 vụ cháy (không kể cháy do chiến tranh) làm
chết 2.574 người ,bị thương 4.479 người, gây thiệt hại ước tính 948 tỷ
đồng.Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế phát triển hơn thì số lượng
các vụ cháy cũng ngày càng gia tăng, đặc biệt là các vụ cháy lớn. Năm 1992 –
1993 cả nước đã xảy ra 1710 vụ cháy, làm chết 213 người, bị thương 348
người và ước tính thiệt hại khoảng 114,746 tỷ đồng. Riêng trong năm 1996,
đã xảy ra khoảng 961 vụ cháy, làm chết và bị thương 162 người , thiệt hại
khoảng 43,8 tỷ đồng.Các vụ hoả hoạn điển hình trong những năm gần đây phải
kể đến như :
* Vụ cháy chợ Đồng Xuân – Hà Nội ngày 4/7/1994 đã gây thiệt hại khoảng
140 tỷ đồng.


* Vụ cháy kinh hoàng trong lịch sử hoả hoạn Việt Nam ngày 26/6/1996 tại
kho xăng dầu 131 Thuỷ Nguyên, Hải Phòng do sét gây thiệt hại lên tới 31 tỷ
đồng.
* Vụ cháy nhà máy giầy Đồng Nai ngày 15/9/1998 gây thiệt hại khoảng 12,5
tỷ đồng .
* Năm 2000 vụ cháy tại công ty Phú Tài tổn thất ước tính 12,5 tỷ đồng, vụ
cháy tại công ty may Hải Sơn thiệt hại 7,5 tỷ đồng, Muraya Việt Nam thiệt hại
6,25 tỷ đồng…
* Vụ cháy lớn nhất trong năm 2001 là vụ cháy Vising Pack thiệt hại khoảng
1,2 – 1,4 triệu USD.
* Năm 2002 cũng là một năm kinh hoàng với một loạt các vụ cháy lớn như:
vụ cháy rừng U Minh kéo dài hàng tháng không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế
mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống và cảnh quan; vụ cháy
nhà máy toàn lực Viễn Đông với số tiền bồi thường lên tới 28 tỷ đồng; vụ cháy
toà nhà trung tâm thương mại quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày
29/10/2002 với thiệt hại ước tính khoảng 12,5 tỷ đồng.
* Theo thống kê năm 2003, tổng số tiền bồi thường cho nghiệp vụ bảo hiểm
cháy là khoảng 6,5 triệu USD, cao hơn 15% so với năm 2002, với các vụ cháy:
công ty Interfood là khoảng 4,6 triệu USD, công ty Tainnan với số tiền bồi
thường khoảng 1,1 triệu USD…
* Năm 2004 có một số vụ tổn thất điển hình như Pou Yuen (1,5 triệu USD),
bút bi Thiên Long (7,2 tỷ đồng), giày Thượng Thăng (3,5 triệu USD)…
Như vậy có thể thấy rằng thiệt hại do cháy gây ra không chỉ là đối với tài
sản mà còn là tính mạng con người và cảnh quan môi trường sinh thái.Do đó
nhất thiết cần phải có các biện pháp hữu hiệu để đối phó với hoả hoạn. Con
người đã sử dụng rất nhiều các biện pháp khác nhau như các biện pháp phòng
cháy chữa cháy, đào tạo nâng cao trình độ kiến thức và ý thức, thông tin tuyên
truyền về phòng cháy chữa cháy.Tuy nhiên, phòng hoả và bảo hiểm đến nay
vẫn được coi là hai cách giải quyết tốt nhất để hạn chế thiệt hại do cháy gây ra,
giảm bớt tổn thất.

Ngày nay, khi khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển thì các công
cụ phòng cháy chữa cháy cũng được cải tiến, đổi mới và hoàn thiện hơn. Tuy
nhiên, tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhanh hơn rất
nhiều so với kỹ thuật công nghệ về an toàn, mà trong khi đó ngày càng có
nhiều các vụ hoả hoạn mà nguyên nhân lại chính là mặt trái của công nghệ
tiên tiến. Bên cạnh đó, nguồn vốn cho các biện pháp an toàn thường rất nhỏ so
với các nguồn vốn chi cho phát triển sản xuất.Không những thế, ngày nay con
người sử dụng ngày càng nhiều nguyên nhiên liệu dễ cháy như gas, xăng dầu,
các loại hoá chất…nên nguy cơ cháy xảy ra là rất cao.Thêm vào đó, lượng chất
thải vào bầu khí quyển ngày càng lớn đã gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà
kính, El Nino…làm xuất hiện hạn hán, cháy rừng ở khắp nơi, điển hình là các
vụ cháy rừng kéo dài hàng tháng ở Indonexia và Malaixia…gây thiệt hại nặng
nề về kinh tế, con người và môi trường.
Mặt khác, trong điều kiện kinh tế thị trường, các tổ chức, doanh nghiệp, cá
nhân phải tự chủ về tài chính.Các hoạt động sản xuất ngày càng gia tăng, khối
lượng hàng hoá giao dịch ngày càng lớn, công nghệ sản xuất ngày càng phong
phú và đa dạng…đòi hỏi họ phải đầu tư một số lượng tiền lớn. Nếu xảy ra hoả
hoạn, họ sẽ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn về tài chínhvà thậm chí có
thể bị phá sản.Trong khi đó, nếu tham gia bảo hiểm hoả hoạn, ngay sau khi xảy
ra hoả hoạn, họ đã có thể nhanh chóng ổn định đời sống sản xuất và tiếp tục
kinh doanh nhờ vào khoản tiền bồi thường nhận được từ phía các nhà bảo
hiểm.
Vì vậy, có thể nói hoả hoạn thực sự là thảm hoạ đối với loài người, và mặc
dù con người đã có nhiều biện pháp để hạn chế thiệt hại do cháy gây ra nhưng
hiệu quả của các biện pháp này đem lại là không khả quan lắm. Do vậy, bên
cạnh việc tích cực phòng cháy chữa cháy thì bảo hiểm hoả hoạn chính là một
giá đỡ cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp tham gia bảo hiểm.
Vào thời Trung đại rồi Phục hưng, ở Châu Âu vẫn chưa có hệ thống phòng
cháy hữu hiệu hơn hệ thống sử dụng từ thời các Hoàng đế La Mã trị vì. Vào
ban đêm, các đội tuần tra được giao nhiệm vụ đi dọc các phố để kiểm tra và

phát hiện thấy nhà nào có nguy cơ cháy là họ báo ngay cho chủ nhà. Còn nếu có
hoả hoạn xảy ra, người bị thiệt hại có thể được phường hội giúp đỡ với điều
kiện họ là hội viên.Tuy nhiên, các khoản này chỉ có ý nghĩa tương trợ là chính
và chưa được xem như một khoản bồi thường thực sự. Phường hội đầu tiên
kiểu này do các nhà buôn thành phố Rowen (Pháp) thnàh lập năm 1374.
Nhưng lúc đó, việc hạn chế, khắc phục hậu quả do cháy gây ra còn gặp nhiều
trở ngại vì người dân vẫn cho rằng hoả hoạn cũng như nạn đói, chiến tranh và
các dịch bệnh khác là những rủi ro không thể tránh khỏi.
Hiệp hội bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên ra đời là ở Đức năm 1591 mang tên
Feuer Casse.Một thời gian ngắn sau có xuất hiện một số các công ty khác nữa
nhưng cũng không để lại dấu ấn gì lớn cho tới giữa thế kỷ 17. Đó là vào năm
1666, một vụ hoả hoạn khủng khiếp tại ngay thủ đô Luân Đôn diễn ra trong 7
ngày 8 đêm đã thiêu huỷ 13 200 ngôi nhà, 87 nhà thờ và vô số các tài sản giá
trị khác. Đến lúc này, người dân Anh mới thực sự nhận thức được tầm quan
trọng của việc thiết lập hệ thống phòng cháy chữa cháy và bồi thường cho
người bị thiệt hại. Mức độ nghiêm trọng của thảm hoạ này đã đánh thức được
ý thức cộng đồng chia sẻ rủi ro hảo hoạn của họ và từ đó đã dẫn đến sự ra đời
của công ty bảo hiểm cháy đầu tiên ở Anh.
Ngay từ năm 1667, các nhà chức trách thành phố Luân Đôn đã mở văn
phòng cháy đầu tiên với tiền thân là những lính cứu hoả Luân ĐônỉTong thời
gian xây lại thành phố, Nicolas Bavbon - một nhà vật lý người Anh chuyển
ngạch sang lĩnh vực xây dựng, đã bắt đầu nhận bảo hiểm hoả hoạn cho các
ngôi nhà xây dựng lại.Công ty này đầu tiên được điều hành theo kiểu công ty
tư nhân nhưng sau đó , năm 1680, đã được đổi thành công ty cổ phần lấy tên
là The Fire Office.Năm 1684, một công ty bảo hiểm hoả hoạn khác là Friendly
Society Fire Office ra đời hoạt động trên nguyên tắc tương hỗ và hệ thống phí
cố định, người được bảo hiểm cũng phải chịu một phần thiệt hại xảy ra. Sau
đó, các công ty bảo hiểm khác cũng ra đời ở Anh như: Hand in hand (1696),
Sun Fire Office (1710), Union (1714), Lon Don (1714)…và hầu hết vẫn còn hoạt
động cho đến nay.

Tiếp đó, một loạt các công ty bảo hiểm hảo hoạn khác cũng được thành
lập trên khắp thế giới.Như ở Đức, ngay từ năm 1677 đã thành lập quỹ bảo
hiểm hoả hoạn đầu tiên của mình.Ở Pháp công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên
do hai anh em Prien thành lập năm 1686 mang tên là Company I’Assurance
Centre I’Incendia.Công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên được thành lập ở Mỹ là
một công ty bảo hiểm tương hỗ do Benjamin Franklin và một số thành viên
khác cùng sáng lập năm 1752 lấy tên là The Philadelphia Contributionship
chuyên bảo hiểm cháy cho nhà cửa.
Ngày nay, xuất phát từ chính nhu cầu thực tế, nghiệp vụ bảo hiểm hoả
hoạn hầu hết đã được tiến hành ở mọi nước trên Thế giới và đã trở thành một
nghiệp vụ truyền thống với số phí hàng năm thu được là rất cao.Ví dụ như ở
Nhật, số phí bảo hiểm hoả hoạn thu được hàng năm lên tới hơn 10 tỷ USD,
chiếm 15,5% doanh thu của các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ; còn phí bảo
hiểm hoả hoạn ở Mỹ hàng năm cũng chiếm khoảng gần 2% trong tổng số phí
bảo hiểm tài sản…Hiện nay, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn đang ngày càng
phát triển và trở thành một nghiệp vụ không thể thiếu đối với bất cứ một công
ty bảo hiểm phi nhân thọ nào.
Ở Việt Nam, ngay từ thời Pháp thuộc đã có một công ty bảo hiểm hoả
hoạn tại miền Nam được thành lập.Mặc dù Bảo Việt được thành lập từ năm
1964 nhưng do trong cơ chế bao cấp, Nhà nước đứng ra bù đắp mọi thiệt hại
cho các doanh nghiệp khi họ gặp rủi ro, nên bảo hiểm nói chung và bảo hiểm
hảo hoạn nói riêng không có điều kiện phát triển.Trước yêu cầu đòi hỏi các
doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về tài chính và thiệt hại kinh doanh khi
nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn đã
chính thưc được triển khai theo quyết định số 06/TCQĐ ngày 17/1/1989. Sau
một thời gian thực hiện, để phù hợp với thực tế, Bộ Tài Chính đã ra quyết định
số 142/TCQĐ ban hành quy tắc và biểu phí mới.Ngày 12/4/1993, Bộ Tài Chính
lại có quyết định số 212/TCQĐ ban hành biểu phí bảo hiểm hoả hoạn và các rủi
ro đặc biệt với mức phí tối đa để thay cho biểu phí bảo hiểm hoả hoạn theo
quyết định số 142/TCQĐ.

Vì vậy, ngay từ năm 1990 đã có 16 công ty bảo hiểm các địa phương tiến
hành triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn với giá trị bảo hiểm lên tới 6200
tỷ đồng và trở thành nghiệp vụ bảo hiểm có giá trị bảo hiểm ban đầu lớn nhất.
Đến năm 1994 thì nghiệp vụ này đã được tiến hành ở hầu hết 53 tỉnh thành
trong cả nước với tổng giá trị tham gia bảo hiểm lên tới 27000 tỷ đồng. Đặc
biệt theo thông tư số 82/TCCN của Bộ Tài Chính ngày 31/12/1991 hướng dẫn
việc thực hiện chỉ thị 332/HĐBT về bảo toàn vốn kinh doanh đối với cac doanh
nghiệp Nhà nước đã quy định bắt buộc: Các doanh nghiệp cần phải mua bảo
hiểm tài sản để tạo nguồn bù đắp cho những thiệt hại của các công ty bảo
hiểm Việt Nam và phí bảo hiểm sẽ được tính vào giá thành.Vấn đề này còn
được đề cập đến rất cụ thể trong Nghị định 59/CP. Như vậy việc triển khai loại
hình bảo hiểm này sẽ có nhiều lợi thế.
Năm 1989, sau khi Bảo Việt triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn thì
đến năm 1994 – 1995 hàng loạt các công ty khác ra đời như : Bảo Minh, Pjico,
Bảo Long…cũng đã triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này.Trong giai đoạn từ 1995
đến nay, sự góp mặt của các công ty bảo hiểm dưới các hình thức doanh
nghiệp Nhà nước, liên doanh, cổ phần…đã đánh dấu một bước ngoặt mới về sự
phát triển đa dạng của thị trường, làm cho thị trường bảo hiểm hoả hoạn Việt
Nam ngày càng thêm sôi động.
Những năm đầu mới triển khai nghiệp vụ này các công ty bảo hiểm non
trẻ còn gặp nhiều khó khăn và nghiệp vụ này thực sự chưa phát triển lắm.
Namư 1991, số đơn bảo hiểm cấp ra mới chỉ là 413 đưon. Nhưng đến năm
1994, số đơn này đã là 2000 đơn.Và đến năm 1998 , doanh thu trên toàn thị
trường đã bắt đầu tăng từ 11.719.000 USD lên đến 14.266.000 USD. Cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 đã làm doanh thu phí bảo hiểm hoả
hoạn giảm đi đáng kể trong những năm tiếp theo.Nhưng dến năm 2000 doanh
thu phí bảo hiểm đã phục hồi và tiếp tục tăng trưởng.Theo thống kê, doanh thu
phí bảo hiểm đạt được vượt dự kiến của các doanh nghiệp là 1,7%.
Năm 2001 là một năm đầy những thách thức và thuận lợi đối với nghiệp
vụ bảo hiểm hoả hoạn. Sự ra đời của luật kinh doanh bảo hiểm đã tạo hành

lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung. Nhưng
bên cạnh đó hàng loạt những khó khăn, vướng mắc tồn tại từ những năm
trước đó và đặc thù của nghiệp vụ đã làm tốc độ phát triển của nghiệp vụ này
chậm hơn so với các nghiệp vụ khác. Sự kiện ngày 11/9/2001 mà hậu quả để
lại của nó cũng làm nhiều công ty tái bảo hiểm bị phá sản và cũng làm giảm
khă năng nhận tái.Vì vậy, nói chung tình hình tổn thất năm 2001 có tăng nhẹ,
tỷ lệ tổn thất ước tính khoảng 31%, tăng 5% so với năm 2000.
Có thể nói năm 2002 là năm phát triển rực rỡ của bảo hiểm phi nhân thọ
với tốc độ tăng trưởng là 42%, cao nhất trong những năm gần đây, trong đó
nghiệp vụ bảo hiểm cháy đạt doanh thu khoảng 300 tỷ đồng, tăng 15% so với
năm 2001.
Năm 2003, sự ổn định của tình hình kinh tế chính trị đã đảm bảo cho sự
phát triển của mọi nghành trong nền kinh tế, đặc biệt là các thành phần kinh
tế liên quan đến bảo hiểm hoả hoạn đều đạt tỷ lệ tăng trưởng cao.Tổng phí
bảo hiểm cháy trong năm này cũng tăng nhẹ khoảng 17% so với năm
ngoái.Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này cũng còn chậm so với tốc độ tăng
trưởng chung của khu vực bảo hiểm phi nhân thọ.
Năm 2004 là năm có nhiều biến động lớn đối với nghành bảo hiểm Việt
Nam. Vụ tiêu cực Pjico đã làm tổn hại đến uy tín của toàn nghành bảo hiểm nói
chung. Bảo hiểm hoả hoạn trong năm này vần tăng tuy tốc độ có giảm , khoảng
7% so với năm 2003.
Năm 2005 cũng là một năm đầy khó khăn và thử thách đối với khu vực
bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và bảo hiểm hoả hoạn nói riêng. Trước yêu
cầu để gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, Nhà nước đã chính thức mở
cửa cho các tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm
phi nhân thọ, với sự xuất hiện của một số công ty bảo hiểm nước ngoài như
AAA…Tuy nhiên, đây cũng là năm có đầu tư nước ngoài đạt mức cao nhất từ
trước tới nay, và đó chính là một thuận lợi lớn cho sụ phát triển của các loại
hình bảo hiểm tài sản kỹ thuật, trong đó có bảo hiểm hoả hoạn. Năm 2005, tốc
độ phát triển của bảo hiểm hoả hoạn đạt khoảng 12%.

Như vậy, có thể nói bảo hiểm hoả hoạn đã dần dần đi vào tiềm thức của
người Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi tất yếu của không chỉ các
doanh nghiệp nói riêng mà của toàn xã hội nói chung.Và đó cũng là cơ sở để
bảo hiểm hoả hoạn ngày càng củng cố thêm vị trí vững chắc của mình trong cơ
cấu chung của nghành bảo hiểm Việt Nam.
I.2. Vai trò của bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
Bảo hiểm là một hoạt động kinh tế quan trọng trên cơ sở xây dựng quỹ
bảo hiểm dưới hình thức nhất định để bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm cho
những tổn thất về con người và tài sản xảy ra do tai nạn, rủi ro bất ngờ.Trong
khi đó, hoả hoạn là loại rủi ro có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm
nào và thiệt hại do nó gây ra thường rất lớn và phức tạp.Bảo hiểm hoả hoạn
chính là sự bảo đảm cho những tổn thất trực tiếp do cháy gây ra. Nếu những
tổn thất do cháy gây ra thuộc phạm vi bảo hiểm thì người được bảo hiểm sẽ
được nhận được một khoản tiền bồi thường từ các nhà bảo hiểm . Chính vì vậy,
hoạt động bảo hiểm nói chung và hoạt động bảo hiểm hoả hoạn nói riêng có
những tác dụng to lớn thể hiện ở các khía cạnh sau:
I.2.1. Đối với cá nhân và tổ chức tham gia bảo hiểm
Bảo hiểm hoả hoạn là một loại hình bảo hiểm tài sản nhằm áp dụng đối
với các xí nghiệp, khách sạn, nhà máy, văn phòng, nhà hàng… thuộc mọi thành
phần kinh tế .Giá trị bao rhiểm cháy thường là rất lớn, khi xảy ra rủi ro thì tổn
thất không chỉ là một đơn vị nhỏ mà có khi là đối với toàn bộ tài sản của doanh
nghiệp.Vì vậy, việc các đơn vị này tham gia bảo hiểm là tất yếu và có như vậy
mới đảm bảo ổn định kinh doanh của các doanh nghiệp này .
Khi quy mô sản xuất ngày càng mở rộng như hiện nay thì giá trị tài sản
của các doanh nghiệp cũng ngày càng tăng lên.Vì vậy, khi có rủi ro xảy ra, thiệt
hại sẽ thật khôn lường và sẽ ảnh hưởng lâu dài không chỉ tới bản thân doanh
nghiệp đó mà còn ảnh hưởng tới tất cả các doanh nghiệp khác có liên quan.Khi
đó, sự ra đời của các công ty bảo hiểm sẽ không những giúp các doanh nghiệp
ổn định tình hình sản xuất kinh doanh mà còn giúp các chủ thể khác trong nền
kinh tế ổn định cuộc sống. Thông qua việc bồi thường một cách chính xác,

nhanh chóng, kịp thời và thoả đáng, bảo hiểm đã giúp các doanh nghiệp nhanh
chóng khắc phục được hậu quả thiệt hại .Vì vậy có thể nói bảo hiểm là lá chắn
kinh tế để ổn định kinh doanh và bảo toàn vốn cho các doanh nghiệp khi xảy ra
các sự cố bảo hiểm. Mặt khác, quỹ bảo hiểm nhàn rỗi sẽ được các công ty bảo
hiểm đem đi đầu tư sinh lời vừa để bảo toàn và cũng vừa nhằm thu lợi nhuận,
để phát triển và tăng trưởng quỹ bảo hiểm.
Ở không ít quốc gia trên thế giới người ta coi hoả hoạn không khác gì
giặc ngoại xâm vì thiệt hại hoả hoạn gây ra là vô cùng to lớn và không thể
lường trước được.Đặc biệt, hoả hoạn còn mang tính chất tích luỹ rủi ro, những
thiệt hại do cháy gây ra không chỉ để lại hậu quả trước mắt còn mà về lâu về
dài.Do vậy, nếu chỉ để một cá nhân hoặc một doanh nghiệp thực hiện khắc
phục hậu quả thiệt hại là không thể làm được.
Để đề phòng và hạn chế hậu quả do cháy gây ra, người ta sử dụng hai
biện pháp chính là phòng cháy chữa cháy và bảo hiểm.Bên cạnh các biện pháp
phòng cháy chữa cháy truyền thống thì việc tham gia bảo hiểm cũng được coi
như là một trong những biện pháp phòng cháy chữa cháy tốt nhất hiện
nay.Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc chi trả bồi thường từ các công ty
bảo hiểm có ỹ nghĩa vô cùng to lớn .Vì như trước đây,các doanh nghiệp chưa
tham gia bảo hiểm hoả hoạn, khi xảy ra sự cố, họ chỉ nhận được một khoản bù
đắp, cứu trợ tượng trưng rất nhỏ của Nhà nước và cũng chỉ áp dụng đối với
các doanh nghiệp Nhà nước.Còn trong quá trình tư nhân hoá đang ngày càng
phát triển như hiện nay, bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể tham gia bảo
hiểm hoả hoạn và khi xảy ra sự cố bảo hiểm thì họ cũng nhanh chóng nhận
được các khoản bồi thường lớn để có thể ổn định và tiếp tục sản xuất kinh
doanh.Còn đối với các doanh nghiệp Nhà nước, khi chuyển đổi cơ chế thị
trường, họ sẽ không còn có nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước như trước đay nữa
nên trong trường hợp xảy ra rủi ro, họ không được quyền khi giảm vốn.Vì vậy,
có thể nói bảo hiểm là lá chắn cuối cùng để đảm bảo cho sự bảo toàn vốn của
các doanh nghiệp khi sự cố bảo hiểm xảy ra.
Bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức giúp họ yên

tâm trong cuộc sống, trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Bảo hiểm cũng thể
hiện tính cộng đồng, tương trợ, nhân văn sâu sắc.Việc tham gia bảo hiểm hoả
hoạn còn giúp tạo tâm lý yên tâm trong sản xuất kinh doanh, giúp các nhà thầu
và các nhà đầu tư mạnh dạn hơn trong đầu tư .Do đó, nó cũng gián tiếp góp
phần tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Nó cũng đồng thời giải
toả được sự lo lắng bất ổn của người dân sống xunh quanh khu vực thường
xuyên có hoả hoạn hoặc có nguy cơ xảy ra hoả hoạn cao .
Hơn nữa, bảo hiểm hoả hoạn còn góp phần đề phòng các rủi ro có thể xảy
ra, giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp vì thông qua việc tham
gia bảo hiểm hoả hoạn, chính người tham gia sẽ có ý thức hơn về việc tự bảo
vệ tài sản của mình cũng như của cả cộng đồng. Ngoài ra, các công ty bảo hiểm
khi tiến hành kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy, họ cũng không muốn rủi ro
tổn thất xảy ra để phải bồi thường nên họ luôn tích cực tìm kiếm các biện pháp
để đề phòng hạn chế tổn thất.Bằng một khoản trích theo một tỷ lệ nhất định rừ
nguồn phí thu được, các công ty bảo hiểm sẽ thực hiện các biện pháp đó một
cách hiệu quả thông qua công tác thống kê tình hình tổn thất hàng năm, xác
định nguyên nhân gây cháy, tư vấn cac khu vực có nguy cơ cao xảy ra hoả
hoạn, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm có được các biện pháp đề
phòng hạn chế một cách hữu hiệu nhất.Họ cũng có thể đào tạo những chuyên
gia đánh giá rủi ro.Những chuyên gia này một mặt giúp các doanh nghiệp biết
cách đề phòng hạn chế tổn thất mà còn gợi ý giúp các họ áp dụng các trang
thiết bị phòng cháy chữa cháy thích hợp với điều kiện hoàn cảnh cảu công ty.
Bên cạnh đó, công ty bảo hiểm còn thường xuyên kiểm tra đôn đốc, tạo cơ sở
vật chất và sẵn sàng hỗ trợ kinh phí để các doanh nghiệp thực hiện các biện
pháp phòng cháy chữa cháy tốt hơn.
I.2.2. Đối với Nhà nước và nền kinh tế
Các doanh nghiệp bảo hiểm là các trung gian tài chính lớn nên từ nguồn
quỹ tạm rỗi huy động được từ sự đóng góp người tham gia bảo hiểm họ sẽ sử
dụng một cách hết sức linh hoạt và năng động.Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đó
sẽ được các doanh nghiệp bảo hiểm đem vào kinh doanh như cho vay, mua trái

phiếu, kinh doanh bất động sản, tham gia thị trường chứng khoán , đầu tư vào
các dự án....các hoạt động kinh tế cũng nhờ đó mà sôi động, hiệu quả hơn, nền
kinh tế của một nước luôn chắc chắn có một nguồn vốn đầu tư đáng kể .Như
vậy có thể nói doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo ra một bàn tay vô hình thúc đẩy
nền kinh tế phát triển.
Bên cạnh đó, bảo hiểm cháy còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn
trật tự an ninh, an toàn xã hội vì nó tránh được sự bất ổn, lo lắng cho chính
người được bảo hiểm và cả hệ thống tài chính, ngân hàng và các quỹ tài chính
trung gian khác.Bởi vì, khi các doanh nghiệp vay vốn để tiến hành sản xuất
kinh doanh, họ luôn phải có tài sản thế chấp để chứng minh khả năng thanh
khoản đối với các ngân hàng.Và nếu doanh nghiệp đó tham gia bảo hiểm hoả
hoạn thì họ hoàn toàn có thể đưa ra bản hợp đồng bảo hiểm đó như một bằng
chứng đảm bảo để vay vốn.Các ngân hàng cũng như các trung gian tài chính có
thể yên tâm cho vay vốn là vì họ biết rằng nếu có rủi ro xảy ra với doanh
nghiệp họ cho vay vốn thì các doanh nghiệp đó sẽ nhận được bồi thường từ
phía các công ty bảo hiểm và do đó có khả năng trả được nợ hơn các doanh
nghiệp không tham gia bảo hiểm .
Như trước đây, khi xảy ra hoả hoạn là Nhà nước buộc phải gánh vác các
khoản chi khổng lồ đó.Nhưng khi các doanh nghiệp đã tham gia bảo hiểm hoả
hoạn thì Nhà nước đã có thể tiết kiệm được các khoản chi khắc phục hậu quả
tổn thất, tránh được những biến động chi tiêu ảnh hưởng tới ngân sách nhà
nước. Hơn nữa, bảo hiểm cháy cũng góp phần tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước
khi mà hoạt động tái bảo hiểm được thực hiện tốt giữa các nhà bảo hiểm trong
nước và quốc tế. Thị trường bảo hiểm phát triển sẽ thu hút nhiều hơn sự tham
gia bảo hiểm của các nhà xuất nhập khẩu trong và ngoài nước cũng như sự
chú ý của các nhà đầu tư.
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài đóng một vai trò hết sức to lớn.Trong khi đó, những chủ đầu
tư này đã quen với việc tham gia bảo hiểm cháy sẽ rất an tâm khi đầu tư vào
Việt Nam nếu các công ty bảo hiểm trong nước cung cấp đầy đủ các dịch vụ để

họ tham gia bảo hiểm cháy đối với lĩnh vực mà họ kinh doanh. Như vậy, việc
triển khai bảo hiểm hoả hoạn chính là một kênh thu hút đầu tư hiệu quả, tạo
điều kiện thuận lợi và thúc đẩy quá trình mở rộng phát triển quan hệ kinh tế
đối ngoại của nước ta.
Tóm lại, bảo hiểm cháy đã góp phần quan trọng trong việc ổn định và
phát triển kinh tế xã hội.Thông qua việc giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt
các biện pháp phòng cháy chữa cháy, đề phòng hạn chế tổn thất, từ đó giúp
doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất. Đồng thời cũng giúp
người dân xung quanh tránh được sự lo lắng, hoang mang để ổn định cuộc
sống, tạo một nếp sống văn minh và an toàn. Nguồn phí thu được sẽ được đầu
tư trở lại nền kinh tế, làm phong phú thêm các hoạt động kinh tế và tạo thêm
công ăn việc làm cho người lao động trong xã hội.
Bảo hiểm hoả hoạn là loại hình bảo hiểm tài sản nhằm áp dụng đối với
các nhà máy, xí nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội.Khi tiến hành
triển khai bảo hiểm hoả hoạn, mặc dù các nước trên thế giới có khác nhau về
tình hình kinh tế chính trị, xã hội, văn hoá nhưng đều phải tính đến các đặc
điểm chung sau :
Giá trị được bảo hiểm thường rất lớn như các công trình kiến trúc, các
máy móc thiết bị, nhà xưởng, văn phòng, phương tiện vận tải, hàng hoá, vật tư
trong kho, bể xăng…Đây là những tài sản rất có giá trị, có khi lên tới hàng
chục, hàng trăm tỷ đồng.Trong khi đó thì mặc dù đã hết sức cảnh giác đề
phòng hạn chế tổn thất và có những biện pháp phòng cháy chữa cháy hiện đại,
tiên tiến thì rủi ro hoả hoạn vẫn rất dễ xảy ra, không thể lường trước
được.Thêm vào đó, thiệt hại do hoả hoạn là rất lớn, không chỉ là một đơn vị
nhỏ mà có khi là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp hay tổ chức.
Đối tượng và phạm vi bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn là
khá rộng. Đối tượng bảo hiểm hầu hết là tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý
hợp pháp của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các tổ chức và các cá
nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Phạm vi bảo hiểm cũng rất
phong phú, bao gồm các rủi ro chính như cháy, nổ, sét..mà những rủi ro đó rất

dễ xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Nghiệp vụ bảo hiểm có tính kỹ thuật trong hoạt động rất phức tạp, thể
hiện ở mọi khâu của nghiệp vụ như :cách xác định phân chia rủi ro, cách tính
phí, giám định, bồi thường…
Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến biểu phí vì đối tượng của bảo
hiểm hoả hoạn là rất đa dạng về chủng loại và mức độ rủi ro.Trên thực tế, một
số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến biểu phí như :vật liệu xây dựng, cách phân
chia đơn vị rủi ro, phòng cháy chữa cháy, bao bì đóng gói, chủng loại hàng
hóa…Các yếu tố này trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưỏng đến việc gia tăng hoặc
giảm thiểu mức độ rủi ro cháy.Trong trường hợp rủi ro cháy được giảm càng
nhiều thì người được bảo hiểm càng được giảm phí, nhà bảo hiểm giảm khả
năng phải bồi thường, hoạt động kinh tế cũng nhờ đó mà không bị ngừng trệ.
II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC
RỦI RO ĐẶC BIỆT
II.1.Một số khái niệm liên quan
II.1.1.Cháy
Lômônôxôp là người đầu tiên đã chứng minh bản chất của quá trình
cháy là sự hoá hợp giữa các chất cháy với không khí. Đến năm 1773, nhà hoá
học người Pháp Lavoadie đã khẳng định rõ hơn cháy là một phản ứng õy hoá,
là sự hoá hợp giữa chất cháy với oxy của không khí.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới hiện nay thì bản chất
của cháy là phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Như vậy, có 3
dấu hiệu để nhận biết ra cháy là : có phản ứng hoá học, có toả nhiệt và phát ra
ánh sáng.
II.1.2.Hoả hoạn
Trong đơn bảo hiểm cháy tiêu chuẩn không định nghĩa rõ hoả hoạn là
như thế nào vì người ta đều hiểu nó theo nghĩa thông dụng. Theo nghĩa thông
dụng, sẽ được hiểu là hoả hoạn khi bao gồm đầy đủ cả 3 yếu tố sau:
- Phải thực sự phát ra lửa
- Lửa đó không phải là lửa chuyên dùng

- Lửa đó phải là bất ngờ hay ngẫu nhiên phát ra chứ không phải
là cố ý, có chủ định của người được bảo hiểm. Tuy nhiên, hoả
hoạn do sự bất cẩn của người được bảo hiểm vẫn thuộc phạm
vi trách nhiệm bồi thường.
II.1.3.Nổ
Có hai loại nổ chính sau:
* Nổ lý học:
Nổ lý học là nổ do áp suất trong một thể tích tăng lên qua cao, vỏ thể tích
không chịu nổi áp lực nên bị nổ. Các nhà khoa học coi hiện tượng nổ này là một
việc san bằng bất thình lình sự khác nhau về áp lực giữa hai khối khí hơi.
* Nổ hoá học:
Nổ hoá học là hiện tượng nổ do cháy quá nhanh gây ra.Nổ hoá học có đầy
đủ 3 yếu tố của hiện tượng cháy là :có phản ứng hoá học, có toả nhiệt và phát
ra ánh sáng.Vậy, thực chất nổ hoá học là hiện tượng cháy với tốc độ nhanh ,
toả ra nhiều sức nóng và sinh ra nhiều hơi.
Nổ hoá học thường gây thiệt hại có tính cơ học cho môi trường xung quanh
như phá huỷ hay lan sang rất mạnh.
II.1.4.Đơn vị rủi ro
Đơn vị rủi ro là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác với
khoảng cách không cho phép lửa cháy lan từ nhóm này sang nhóm khác.
Đơn vị rủi ro còn có thể là một hay một nhóm ngôi nhà. Các ngôi nhà
được coi là tách rời nhau về mặt không gian thì khoảng trống phân cách giữa

×