Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

PHẦN MỞ ĐẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.93 KB, 4 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại cũng
như nền kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, du lịch đã trở
thành một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống con người. Trong xu
thế mới, với mong muốn hiểu biết về văn hoá, nâng cao dân trí, tiếp nối
truyền thống thì niềm khát khao được đi du lịch để tìm hiểu và tận mắt chứng
kiến các di tích lịch sử, các phong cảnh hữu tình ngày càng mạnh mẽ hơn.
Đây cũng chính là một động lực chủ yếu thúc đẩy du lịch phát triển.
Du lịch Việt Nam với khẩu hiệu “ Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ
mới” sẽ cố gắng để tạo được các sản phẩm du lịch có chất lượng cao vừa mang
tính dân tộc, vừa mang tính hiện đại, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong
và ngoài nước. Du lịch Hà Tây cũng không nằm ngoài guồng máy đó.
Đặc biệt, Chùa Hương là một trong những tài sản du lịch vô giá của Hà
Tây nói riêng và của Việt Nam nói chung. Đây là một quần thể di tích và
danh lam thắng cảnh nổi tiếng, bao gồm một hệ thống hang động, đền chùa
xen lẫn trong rừng núi, hoa lá cỏ cây ở một vùng văn hoá đặc sắc với các lễ
hội và phong tục nếp sống sinh hoạt đặc trưng của làng quê Việt Nam. Đây
còn là miền đất của đạo Phật với nhiều truyền thuyết mang ý nghĩa tôn giáo
đặc biệt là lễ hội chùa Hương có sức hấp dẫn đặc biệt với người dân Việt ở
mọi miền đất nước. Có thể nói, khu Du lịch thắng cảnh chùa Hương là một
bức tranh “ sơn thuỷ hữu tình” rất đep, rất nên thơ do thiên nhiên và con
người tạo dựng.
Chẳng thế Chùa Hương đã được thi sĩ Tản Đà phác họa bằng bốn câu
thơ :
“ Chùa Hương trời điểm lại trời tô
Một bức tranh tình trải mấy thu
Xuân lại xuân đi không dấu vết
Ai về ai nhớ vẫn thơm tho”
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển Việt Nam nói chung và Quy hoạch
tổng thể phát triển Du lịch Hà Tây nói riêng thời kì 1995 ( 2010 đã xác định


Chùa Hương là điểm Du lịch quan trọng có ý nghĩa quốc gia và Quốc tế ở khu
Du lịch Bắc Bộ. Do cách Hà Nội không xa và tương đối thuận lợi trong giao
thông, chùa Hương là một trong những điểm du khách quốc tế quan tâm hàng
đầu khi đặt chân đến thủ đô Hà Nội.
Tuy nhiên, việc khai thác các hoạt động du lịch ở Chùa Hương thực sự
vẫn chưa tương xứng với những tiềm năng to lớn về tài nguyên nhân văn và tự
nhiên của khu vực. Trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều vấn đề cần
quan tâm nghiên cứu một cách nghiêm túc trước những thực trạng đang đặt ra
đối với vấn đề phát triển của khu du lịch. Một trong những vấn đề bức xúc kìm
hãm sự phát triển của Chùa Hương là cho đến nay khu Du lịch thắng cảnh chùa
Hương vẫn chưa tìm được mô hình quản lý phù hợp làm cơ sở cho sự phát triển
của khu vực.
Việc xây dựng một mô hình quản lý khai thác tài nguyên khu Du lịch
chùa Hương là một yêu cầu cấp thiết mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao
không chỉ đối với sự phát triển của du lịch Hà Tây mà còn góp phần tích cực
cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoài ra, sự phát triển
bền vững của khu Du lịch thắng cảnh chùa Hương còn đáp ứng được yêu cầu
chiến lược, phát triển trung tâm Du lịch Hà Nội và phụ cận, cũng như của vùng
Bắc Bộ và Du lịch cả nước.
Với những lý do trên, được sự giúp đỡ tận tình của TS. Trần Nhạn cùng
các thầy cô giáo khoa Văn hoá du lịch trường ĐH Văn Hoá, ban lãnh đạo, các
chuyên viên tại Sở du lịch Hà Tây em đã mạnh dạn chọn vấn đề:
“ Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Chùa Hương”
làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng: Mô hình quản lý khai thác tài nguyên khu Du lịch - thắng
cảnh – lễ hội chùa Hương.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian lãnh thổ: Đề tài có giới hạn phạm vi nghiên cứu trong
khu vực địa bàn xã Hương Sơn và các xã liền kề, và một số đặc điểm chung khu

vực huyện Mỹ Đức. Nhưng chủ yếu tập trung vào khu di tích thắng cảnh, lễ hội
chùa Hương đặc biệt là một số khu quan trọng như Đền Trình, động Hương
Tích...
+ Về thời gian : Phân tích dựa trên cơ sở số liệu theo báo cáo tổng kết các
năm 1997 đến năm 2003 và dự báo phát triển toàn khu đến năm 2010
+ Nội dung: Mô hình quản lý hiện tại và giải pháp cho tương lai.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
- Mục tiêu chung: Xây dựng một mô hình quản lý tối ưu cho khu Du lịch
chùa Hương phù hợp với vị trí tiềm năng phát triển, trở thành khu Du lịch Văn
hoá có sức hấp dẫn đặc biệt của Hà Tây nói riêng và của trung tâm Du lịch Hà
Nội và phụ cận nói chung.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá đúng tiềm năng của khu Du lịch chùa Hương
+ Nghiên cứu xem xét hiện trạng phát triển chùa Hương (1997 - 2003)
đặc biệt là những mô hình tổ chức quản lý khai thác tài nguyên khu Du lịch
chùa Hương, tìm ra những mặt đã đạt được cần phát huy và những mặt hạn chế
tồn tại cần khắc phục.
+ Đề xuất một mô hình quản lý khai thác mới cho khu Du lịch chùa
Hương nhằm khắc phục những hạn chế đến sự phát triển du lịch, phát huy được
tiềm năng, lợi thế để có thể phát triển đa dạng và bền vững.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Nhằm thực hiện những mục tiêu đã đặt ra ở trên trong quá trình thực hiện
tuỳ theo từng giai đoạn công việc khác nhau, các phương pháp được sử dụng
thích hợp bao gồm các phương pháp sau: Duy vật lịch sử, duy vật biện chứng,
phương pháp thu nhập số liệu (thứ cấp, sơ cấp), phương pháp khảo sát thực địa,
thống kê, phân tích, tổng hợp.
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI.
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài nghiên được bố cục làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về khu Du lịch chùa Hương.
Chương 2: Thực trạng phát triển Du lịch và tổ chức quản lý khai thác tài

nguyên khu Du lịch chùa Hương.
Chương 3: Một số kiến nghị xây dựng mô hình quản lý khai thác tài
nguyên khu Du lịch chùa Hương.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×