Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề Sóc Sơn trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.16 KB, 25 trang )

Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề Sóc Sơn trong thời gian tới.
3.1. Định hướng phát triển làng nghề Sóc Sơn trong thời gian tới.
3.1.1. Nâng cao vai trò, vị trí của LNTT trong quá trình CNH-HĐH nông
thôn.
Hiện nay, việc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn theo
hướng CNH-HĐH, trong đó vấn đề chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp,
cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn là căn cứ quan trọng để giải
quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên phạm
vi cả nước khi chuyển sang giai đoạn phát triển theo hướng CNH-HĐH.
Xu hướng của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo
hướng CNH-HĐH, đổi mới bộ mặt kinh tế-xã hội nông thôn, nâng cao thu
nhập, sức mua và đời sống cho nông dân, giảm sự phân hoá giàu nghèo giữa
thành thị và nông thôn về mức sống cũng như sự hưởng thụ các thành quả do
công cuộc đổi mới đem lại.
Lao động nông thôn Việt Nam nói chung, huyện Sóc Sơn nói riêng là
lao động nông nghiệp với kỹ thuật canh tác lạc hậu, chủ yếu vẫn là lao động
thuần nông, năng suất lao động, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp và
không ổn định. Các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp theo hướng “ly
nông bất ly hương” cũng chưa có tác động đáng kể trong việc tạo việc làm
cho nông dân vào những tháng nông nhàn, lao động trong các làng nghề thời
gian qua có tăng lên đáng kể song so với dân số nông thôn thì vẫn chiếm tỷ
trọng rất ít ỏi. Bởi vậy luồng lao động di cư tự do từ nông thôn ra thành thị để
kiếm việc làm vẫn ngày càng tăng, làm nảy sinh thêm nhiều hậu quả xấu về
mặt xã hội cho cả khu vực thành thị cũng như nông thôn.
Do vậy, để đánh giá được đầy đủ vai trò của phát triển ngành nghề
nông thôn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cần căn cứ vào đầu
ra của lao động, và đầu vào ngành nghề tại thời điểm xuất phát và tại thời
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
điểm đánh giá. Trong đó cần chú ý cả về cơ cấu số lượng và chất lượng trên
các mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất là chuyển dịch lao động nông nghiệp từ độc canh, thuần lúa,


tự cung tự cấp sang lao động sản xuất nông nghiệp hàng hoá đa canh với năng
suất, chất lượng và hiệu quả cao.
Thứ hai là chuyển dịch lao động thuần nông sang lao động kiêm ngành
nghề.
Thứ ba là chuyển dịch lao động từ thuần nông và kiêm ngành nghề
sang lao động chuyên hoạt động trong khu vực ngành nghề phi nông nghiệp.
Thứ tư là chuyển dịch lao động từ lao động thủ công sang lao động kỹ
thuật có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
Thứ năm là chuyển dịch từ lao động nông thôn sang lao động thành thị
trong quá trình phát triển đô thị hoá và mở rộng thị trường lao động trong khu
vực.
3.2.2. Khôi phục và phát triển LNTT, mở mang các làng nghề mới. Phát triển
làng nghề gắn với lang nghề văn hoá du lịch.
Làng nghề là điểm dân cư tập trung , có nhiều loại hình sản xuất với
quy mô vừa và nhỏ, phương pháp tổ chức đa dạng, phong phú gắn bó với
nông thôn; có thể sử dụng nguyên liệu tại chỗ, giải quyết việc làm cho một số
lượng lao động xã hội; đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn. Vì vậy cần tích cực củng cố và phát triển LNTT, mở mang làng nghề
mới trong nông thôn Sóc Sơn theo hướng sau:
Thứ nhất là củng cố làng nghề hiện có.
- Ổn định được sản xuất kinh doanh, tổ chức sản xuất từng hộ, từng tổ
chức kinh tế chặt chẽ, tổ chức các dịch vụ sản xuất hợp lý.
2
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Tổ chức tiếp thị, từ đó nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm, cải tiến thay đổi mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm
phù hợp và có biện pháp củng cố, mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Các cơ sở quản lý ngành, các huyện cần hướng dẫn giúp đỡ các làng
nghề thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước.

Thứ hai là xây dựng mô hình làng nghề mới trong thời kỳ đẩymạnh CNH-
HĐH nông nghiệp nông thôn.
- Xây dựng quy hoạch Kinh tế xã hội của làng nghề trong những năm
trước mắt và phương pháp phát triển lâu dài. Nếu có điều kiện kết hợp
xây dựng làng văn hoá thành “làng nghề-văn hóa du lịch”.
- Xây dựng mô hình quản lý theo quy định của pháp luật và phù hợp với
yêu cầu của quá trình phát triển làng nghề.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch bao gồm: nhà xưởng sản xuất,
khu vực trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm, kết hợp với hệ thống
giao thông thuỷ lợi, điện, trường học…và các điều kiện cần thiết cho hệ
thống xử lý môi trường.
- Sở xây dựng phối hợp với các ngành liên quan (địa chính, giao thông,
công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn..) cùng với huyện
giúp đỡ quy hoạch các làng điểm.
Thứ ba là phát triển các nghề mới và làng nghề mới ở các nơi thuần nông.
Việc phát triển nghề mới ở những vùng thuần nông trước đây chưa có
nghề là một việc làm cần thiết trước mắt cũng như lâu dài trong nông nghiệp
nông thôn theo hướng CNH.
- Tổ chức nghiên cứu học tập ở các địa phương khác những nghề phù
hợp với điều kiện địa phương để hướng dẫn tổ chức sản xuất, từ sản
xuất nhỏ thí điểm mở rộng diện trong làng xã.
3
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Khuyến khích người lao động ở những nơi chưa có nghề tìm tòi học tập
nghề mới và đầu tư phát triển sản xuất.
Để thực hiện phương hướng trên, trước hết cần phải có những bước đi thích
hợp nhằm phát triển thêm nhiều làng nghề mới, từ những làng thuần nông và
trong những làng nghề có các ngành nghề phi nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng
không đáng kể. Bên cạnh đó việc khôi phục, bảo tồn và phát triển các LNTT,

các làng nghề hiện có, cần có kế hoạch phát triển dần từng bước thêm nhiều
làng nghề mới. Đối với các làng nghề hiện đã và đang có các ngành nghề phi
nông nghiệp hoạt động, nhưng còn chiếm tỷ lệ không đáng kể mà sản phẩm
của nó có nhu cầu lớn trên thị trường, thì cần có chủ trương kế hoạch và biện
pháp hỗ trợ khuyến khích thúc đẩy phát triển nhân rộng ra nhiều hộ trong
làng. Những làng cũng đã có một số hộ, lao động làm một hoặc một số ngành
nghề phi nông nghiệp, nhưng sản phẩm của nó có nhu cầu rất ít trên thị
trường thì có kế hoạch giúp đỡ chuyển hướng mặt hàng, mẫu mã, công nghệ
sản xuất đối với những hộ này cho phù hợp với nhu cầu thị trường, đồng thời
có biện pháp thúc đẩy phát triển thêm nhiều hộ trong làng nghề mới, nhằm
hình thành các làng nghề mới với các ngành nghề mới thích ứng.
Đối với các làng nghề thuần nông, cần có kế hoạch và biện pháp thúc
đẩy sự thâm nhập, “cấy” các nghề mới để phát triển dần từng bước trở thành
các làng nghề mới. Những làng nghề này có thể cho du nhập phát triển nghề
thông qua việc học tập, phổ biến, lan toả từ các LNTT, các làng nghề đã có,
mà sản phẩm của chúng còn có nhu cầu lớn trên thị trường và có thể mở
rộng thị trường tiêu thụ ngày càng lớn mạnh, nhất là thị trường thế giới. Đồng
thời có thể bằng cách cho du nhập, phát triển những ngành nghề mới, thực
hiện trước hoặc sau công đoạn sản xuất sản phẩm của các LNTT, các làng
nghề hiện có ở lân cận, nhằm tạo ra những tụ điểm các làng nghề, có sự phân
công hợp tác chặt chẽ giữa các làng nghề để sản xuất ra một sản phẩm có chất
4
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
lượng và giá trị kinh tế cao. Cần có kế hoạch cho du nhập, phát triển một số
ngành nghề hoàn toàn mới, công nghệ tiên tiến khác hẳn với các nghề ở địa
phương kết hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện mở cửa để
các doanh nghiệp trung ương, các tỉnh, thành phố, nước ngoài vào đầu tư với
các hình thức liên doanh liên kết, thuê đất…nhằm giải quyết việc làm, tăng
thu nhập cho người lao động, tăng nguồn vốn thu cho ngân sách nhà nước.

Thứ tư là xây dựng và phát triển LNTT gắn với làng nghề văn hoá du lịch.
Các làng nghề huyện Sóc Sơn với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo
không những đáp ứng cho sinh hoạt hàng ngày mà còn trở thành tác phẩm
nghệ thuật, mang đậm bản sắc nhân văn và bản sắc dân tộc. Thăm làng nghề ở
đây là dịp được khám phá, tìm hiểu quy trình kỹ thuật của nghề, thâm nhập
cuộc sống cộng đồng với những phong tục, tập quán, nếp sống và các nghi
thức phường hội riêng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Phần lớn các
làng nghề đều có cảnh quan đẹp, giàu chất trữ tình, nét đặc trưng là cây đa,
bến nước, đình chùa, đền, miếu gắn liền với các sinh hoạt văn hoá, lễ hội dân
gian. Hiện nay, trong cuộc đổi mới, xây dựng kinh tế nông thôn được chú
trọng, các nghề truyền thống đang từng bước phục hồi, tạo nên sinh khí, góp
phần nâng cao mức sống của nhân dân.
Huyện Sóc Sơn là một huyện có truyền thống văn hiến và cách mạng, ở
đây có nhiều điểm di tích văn hoá đã được xếp hạng như: đền Gióng, Chùa
non nước, chùa Thanh Nhàn, Núi đôi, di tích lịch sử hội nghị Trung Giã, tạo
tiền đề cho phát triển du lịch. Bỏi vậy, xây dựng và phát triển LNTT gắn liền
với du lịch Sóc Sơn là một hướng đúng đắn và rất phù hợp với xu thế phát
triển hiện nay mà huyện đang hướng tới.
3.1.3. Tăng cường xuất khẩu các sản phẩm truyền thống.
5
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Đẩy mạnh phát triển những làng nghề mà sản phẩm của nó đang có nhu
cầu lớn trên thị trường, đồng thời tập trung phát triển mạnh những sản phẩm
có lợi thế, những mặt hàng có giá trị kinh tế cao để xuất khẩu.
Các LNTT của ta khá đa dạng và phong phú, song khả năng xuất khẩu,
giá trị và hiệu quả kinh tế cũng như khả năng thu hút lao động đối với từng
loại sản phẩm, từng ngành nghề cũng rất khác nhau. Trong điều kiện đó, cần
tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm ngành nghề mà sản phẩm của nó
được coi là xuất khẩu mũi nhọn. Đó là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như

mây tre đan, đồ gỗ, trạm khắc, các sản phẩm nhà tre độc đáo, các đồ nội ngoại
thất bằng tre độc đáo và đẹp mắt, sang trọng… cần cải tiến mẫu mã, nâng cao
trình độ tinh xảo và chất lượng của các loại hàng hoá này để có thể xuất khẩu
sang nhiều nước trên thế giới.
Đối với những làng nghề đã đổi mới được sản phẩm thích ứng với nhu
cầu thị trường, cần tập trung vào việc ổn định thị trường, đồng thời tích cực
tìm hiểu nghiên cứu để thâm nhập mở rộng thị trường. Tiếp tục cải tiến và đa
dạng hoá sản phẩm, đổi mới và hiện đại công nghệ nhằm theo kịp với sự biến
đổi nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
3.1.4. Phát triển LNTT trên cơ sở kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện
đại.
Chú ý bảo tồn một số công nghệ cổ truyền tinh xảo, độc đáo, tập trung
đổi mới, phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với sản xuất trong
các làng nghề.
Công nghệ cổ truyền có đặc trưng độc đáo, tinh xảo với công cụ thủ
công dựa vào sự khéo léo của đôi bàn tay và đầu óc thẩm mỹ tinh tế của
người thợ, sản xuất mang tính đơn chiếc, năn suất thấp, chất lượng không cao.
Tuy nhiên, xét về mặt công nghệ, kỹ thuật sản xuất của các làng nghề ta có
thể phân ra thành hai loại: một loại không thể thay thế hoàn toàn công nghệ
6
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thủ công truyền thống bằng máy móc hiện đại như ngành nghề trạm khắc,
đóng nhà tre, đan nát. Ở đây công nghệ chủ yếu dựa vào bàn tay khéo léo của
người lao động, chỉ hỗ trợ cho sản xuất chứ không thể thay thế được toàn bộ
công nghệ cổ truyền. Loại hai là có thể thay thế được toàn bộ công nghệ cổ
truyền bằng công nghệ máy móc hiện đại như ngành sản xuất vật liệu xây
dựng, dệt, may, sản xuất giấy, rèn, đúc, luyện kim, cơ khí..
Bảo tồn và phát triển các làng nghề trên nguyên tắc “hiện đại hoá công
nghệ truyền thống và truyền thống hoá công nghệ hiện đại” hay “kết hợp công

nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại”, cần theo hướng bảo tồn (duy trì)
các công nghệ cổ truyền độc đáo, tinh xảo mà các công nghệ máy móc hiện
đại không thể thay thế được. Trong những trường hợp này, cần phải cố gắng
tới mức tối đa việc áp dụng, cải tiến phương pháp công nghệ ở từng công
đoạn để có thể đưa các thiết bị tiên tiến vào nhiều công đoạn sản xuất sản
phẩm, hạn chế tối thiểu các công đoạn sản xuất phải dùng kỹ thuật thủ công,
song vẫn phải tuân thủ quy trình công nghệ truyền thống, nhằm nâng cao
năng suất lao động, chất lượng sản phẩm mà vẫn đảm bảo tính độc đáo, tinh
xảo của các sản phẩm. Mặt khác, cần tập trung đổi mới từng bước và toàn
diện công nghệ sản xuất thủ công bằng công nghệ bán cơ khí, cơ khí hoá từng
sản phẩm và toàn bộ, tiến dần lên bán tự động và tin học hoá tự động hoá ở
một số khâu, công đoạn sản xuất. Đây là hướng chủ đạo trong bảo tồn và phát
triển các làng nghề trong thời gian tới.
3.2. Giải pháp phát triển làng nghề huyện Sóc Sơn.
3.2.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là nhân tố cơ bản của sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
Vấn đề quan trọng không chỉ là số lượng mà là chất lượng nguồn nhân lực.
Một số giải pháp chủ yếu cho công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành
nghề trong các ngành nghề:
7
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Một là: hoàn thiện quy hoạch các ngành nghề làm căn cứ cho công tác
lập kế hoạch, đầu tư về đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho người lao động
trong các làng nghề. Công tác quy hoạch các ngành nghề TTCN phải căn cứ
vào việc phân loại theo nhóm ngành nghề, trình độ lao động hiện nay của
người lao động ở nông thôn, bao gồm các ngành nghề truyền thống và ngành
nghề mới với các tiêu chí rõ ràng. Trên cơ sở tính toán lạo năng lực sản xuất
hiện tại và tiềm năng của mỗi loại ngành nghề làm căn cứ cho công tác kế
hoạch đào tạo nguồn lao động dài hạn và ngắn hạn. Công tác quy hoạch và kế

hoạch sản xuất trong các ngành nghề tiểu thủ công phải gắn với nhu cầu của
thị trường trong nước và nước ngoài. Lấy thị trường làm căn cứ, gắn với kế
hoạch, quy hoạch phát triển KT-XH của huyện, nhất là quy hoạch phân bổ,
sử dụng và đào tạo nguồn lao động cho các ngành nghề theo trình độ và đặc
điểm của từng loại ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.
Hai là, hoàn thiện chính sách của nhà nước về lao động và đào tạo nghề
nghiệp cho người lao động trong các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong
nông thôn huyện Sóc Sơn phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH của
huyện. Khôi phục và phát triển nhành nghề tiểu thủ công nghiệp, thu hút lao
động vào các ngành nghề là nhiệm vụ trung tâm của quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và lao động xã hội, nhất là khu vực nông thôn theo hướng giảm
dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ
cấu kinh tế va lao động trong huyện.
Phát triển ngành nghề TTCN gắn với các hoạt động sản xuất nông
nghiệp, dịch vụ phi nông nghiệp và tạo ra thu nhập chính ở nông thôn. Phát
triển ngành nghề TTCN là trung tâm tạo việc làm mới, thu hút lao động dư
thừa và tạo nghề nghiệp trong nông nghiệp, gắn liền với chuyển dịch cơ cấu
lao động, cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Sóc Sơn. Vì vậy, Thành phố và
huyện cần có chính sách khuyến khích và đầu tư thoả đáng cho công tác đào
8
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tạo nghề trong các ngành tiểu thủ công và các làng nghề nhằm khắc phục tình
trạng tự phát, manh mún trong đào tạo nghề trong các ngành nghề và làng
nghề. Quan điểm và các chính sách đào tạo nghề trrong các ngành nghề
TTCN cần phải đổi mới theo hướng phát huy vai trò của các thành phần kinh
tế, huy động các nguồn lực trong dân vào sự nghiệp đào tạo, trong đó nhà
nước giữ vai trò chủ đạo.
Ba là: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho công tác
đào tạo và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy. Thực hiện đào

tạo theo nhu cầu của ngành nghề TTCN và các làng nghề phù hợp với địa
phương và sản phẩm có thị trường tiêu thụ ở trong nước và nước ngoài.
Khuyến khích các trường, các trung tâm dạy nghề và các cơ sở sản xuất kinh
doanh mời các chuyên gia và nghệ nhân của nước ngoài vào giảng dạy và trao
đổi kinh nghiệm về tổ chức sản xuất, tiếp cận thị trường các sản phẩm TTCN.
Hình thức đào tạo này sẽ tạo ra sự kết hợp kỹ thuật truyền thống của nghề
nghề thủ công truyền thống với kinh nghiệm và kỹ thuật tiên tiến của thế giới,
tiếp thu công nghệ hiện đại vào phát triển các ngành nghề mới, từ đó sẽ nâng
cao trình độ tay nghề và chất lượng đào tạo trong các ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp trong nông thôn Sóc Sơn.
Bốn là: Giải quyết tốt vấn đề vốn cho các trường, trung tâm dạy nghề
và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Huyện Sóc Sơn cần hỗ trợ các trường dạy
nghề trong huyện về vốn theo các hướng: ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, theo phương châm nhà nước
và nhân dân cùng làm. Hàng năm cần có kế hoạch dành một phần ngân sách
của tỉnh đầu tư cho các trường, trung tâm dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao tay
nghề cho các chủ cơ sở ngành nghề kiến thức về kinh tế, tổ chức sản xuất, áp
dụng chính sách tín dụng ưu đãi đối với các ngành nghề, trong đó khuyến
khích cho vay đổi mới máy móc, chất lượng đào tạo trong các cơ sở dạy nghề.
9
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Giải pháp về vốn là rất quan trọng, nhằm đầu tư cho công tác đào tạo, bồi
dưỡng nghề cho người lao động cả văn hoá và nghề nghiệp để phát triển các
ngành nghề TTCN trong nông thôn Sóc Sơn theo hướng CNH-HĐH.
Năm là: Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo nghề cho người lao
động trong các ngành nghề TTCN. Nội dung đào tạo cần tập trung vào những
kiến thức chủ yếu cho việc phát triển các ngành nghề truyền thống với công
nghệ hiện đại. Phương pháp đào tạo nên kết hợp lý thuyết với thực hành,
truyền thống với hiện đại, phù hợp với đặc điểm của từng ngành nghề. Chính

quyền huyện Sóc Sơn cần phối hợp với trường dạy nghề đưa chương trình
hướng nghiệp vào các trường phổ thông, kết hợp dạy chữ và dạy nghề, để
nâng cao trình độ văn hoá cho lao động trong các ngành nghề. Ứng dụng rộng
rãi tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại vào các trường dạy nghề,
nhằm khôi phục, bảo tồn các ngành nghề truyền thống và phát triển các ngành
nghề mới. Giải pháp cho vấn đề này là lựa chọn đúng hướng sản xuất và
những máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại phù hợp với đặc điểm sản phẩm
của từng ngành nghề TTCN.
Sáu là: Đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý,
cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cho các ngành nghề TTCN đi đôi với
việc nâng cao trình độ của các nghệ nhân để họ có thể sáng tạo ra nhiểu sản
phẩm nhưng vẫn duy trì, phát huy văn hoá truyền thống của dân tộc, có tính
nghệ thuật cao và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm truyền thống trên thị
trường trong nước và thế giới. Khuyến khích mô hình dạy nghề trong các cơ
sở sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề TTCN. Đây là mô hình đào tạo
có hiệu quả đã được thực tế chứng minh vì khả năng học đi đôi với làm,
quyền lợi gắn với trình độ tay nghề. Để phát triển mô hình đào tạo này, trong
thời gian tới, nhà nước cần hỗ trợ máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ mới
và giảng viên, đồng thời các chủ cơ sở sản xuất trong các ngành nghề TTCN
10
10

×